22 Jan, 2021
Công nghiệp CNTT Nga 2011
Theo Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Nga, thị trường CNTT Nga khoán ngoài đã tăng lên 16% đạt tới $14 tỉ đô la Mĩ về giá trị trong năm 2010. Cả các nhà đầu tư chính phủ và tư nhân đều đầu tư khối lượng tiền lớn vào khu vực này. Nếu tỉ lệ tăng trưởng vẫn còn như cũ, đến 2015 thu nhập của thị trường CNTT Nga sẽ tăng lên gấp ba lần mức thu nhập hiện thời.
Chính phủ Nga đã coi công nghiệp CNTT là một trong những yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm. Họ đã đầu tư vào xây dựng vài công viên công nghệ CNTT trong bẩy vùng của Nga. Đồng thời, họ cũng đầu tư nặng vào giáo dục CNTT bằng việc cập nhật mọi chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm năm trước, chính phủ Nga đã thúc đẩy khoán ngoài CNTT như điểm hội tụ chính để đáp ứng với việc bành trướng của công nghiệp CNTT Ấn Độ một cách toàn cầu. Năm ngoái, mặc cho suy thoái toàn cầu, đầu tư này đã cho lại lợi nhuận khổng lồ trong cả thu nhập và việc làm. Xuất khẩu CNTT vượt quá mục đích $10 tỉ đô la và đã tạo ra trên mười nghìn việc làm mới. Ngày nay khoán ngoài CNTT của Nga là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong thị trường CNTT Nga. Cho dù Nga vẫn xếp hạng thứ ba sau Ấn Độ và Trung Quốc nhưng trong vài năm qua, Nga đã thu hẹp lỗ hổng này vì họ đã hội tụ vào phần mềm đặc biệt mà chỉ người phát triển Nga mới có thể làm được. Thay vì cạnh tranh từ điểm yếu của họ như chi phí thấp, mà họ không thể cạnh tranh được với Trung Quốc hay Ấn Độ, họ cạnh tranh từ điểm mạnh của họ về kĩ năng chuyên môn cao do hệ thống giáo dục xuất sắc của họ. Các công ti Nga thường thầu những phần mềm lớn, phức tạp và thắng. Chiến lược này có tác dụng tốt và những dự án này thường là đắt nhất với giá trị vài triệu đô la.
Việc dâng lên của công nghiệp CNTT và kĩ năng của của người phát triển ở Nga đã lôi kéo sự chú ý của Microsoft. Năm ngoái, Microsoft bắt đầu đầu tư nặng vào các công ti Nga. Tháng mười một, ông chủ của Microsoft Steve Ballmer đã tới thăm Nga để kí một bản ghi nhớ với Quĩ Skolkovo. Ông ấy nêu đại cương năm khu vực chính của hợp tác, bao gồm việc mở rộng tài trợ cho những công ti CNTT mới mở của Nga. Một công ti, Pirate Pay, là công ti Nga đầu tiên nhận được ngân quĩ. Công ti này đã phát minh ra công nghệ để chặn việc dùng phần mềm bất hợp pháp và bảo vệ bản quyền về âm nhạc và phim, có tiềm năng đưa tới chấm dứt việc tải lên và tải xuống các tệp không được cấp phép. Không giống như các công nghệ khác, Pirate Pay làm tài liệu bản quyền thực tế không thể tải xuống được. Người quản lí Microsoft Nikolai Pryanishnikov nói rằng Microsoft dự định tài trợ ít nhất cho 100 công ti CNTT Nga từ $300,000 và $500,000 cho từng công ti, để phát triển công nghệ mới cho Microsoft. Trong khi Microsoft không tiết lộ tên của những công ti đó, nhiều công nghệ mới được phát minh ra ở Nga bao gồm truyền thông điệp công ti, kết cấu nền cho các báo cáo phân tích phức tạp cho tính toán mây.
Tương ứng với cuộc điều tra gần đây, với sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhiều công ti phương tây đang chịu sức ép giảm chi phí và truy nhâp vào công nhân có kĩ năng cao. Họ sẽ tăng khoán ngoài CNTT của họ lên ít nhất 30% hay xấp xỉ 300 tỉ đô la năm nay (2011). Đa số việc khoán ngoài sẽ đi sang Ấn Độ, điều đã chứng kiến tính phổ biến của nó tăng lên qua mười lăm năm qua. Tuy nhiên, Brazil, Trung Quốc, Nga, Malaysia, Philippines, và Việt Nam cũng cạnh tranh dữ dội cho thị trường sinh lời này. Trong trận chiến này, Nga có lẽ sẽ thu được phần lớn các dự án lớn nhất, Philippines sẽ được phần lớn các trung tâm gọi điện thoại và hỗ trợ khách hàng. Phần còn lại sẽ được chia ra giữa các nước có chi phí thấp cho công việc viết mã và kiểm thử.
Tuy nhiên có khu vực mới và kĩ năng mới mà không ai biết nó sẽ đi tới đâu. Theo nghiên cứu mới nhất của Gartner, quãng 10% chi tiêu CNTT sẽ đi tới tính toán mây, và đó chỉ mới là bắt đầu. Thị trường tính toán mây sẽ tiến hoá nhanh chóng và Gartner mong đợi rằng Phần mềm như dịch vụ (SaaS) sẽ là xu hướng chính cho năm năm tới. Nhiều công ti sẽ dùng các dịch vụ tính toán mây để giảm chi phí sở hữu phần mềm và tránh đầu tư mặt trước. Khu vực mới này sẽ thay đổi thị trường dịch vụ khoán ngoài thế nào? Nó sẽ giảm phát triển phần mềm nội bộ khi công ti đi tới thuê thay vì phát triển và mua không? Hay nó sẽ tạo ra bùng phát khác trong khoán ngoài khi nhiều sản phẩm và dịch vụ mới sẽ lên trực tuyến và tiếp dầu cho lửa đối với các dịch vụ hỗ trợ hơn?
Với tính toán mây, môi trường làm việc chắc chắn sẽ thay đổi. Cái gì đó sẽ chắc chắn gay gắt hơn cho các công ti làm khoán ngoài. Nhu cầu an toàn và an ninh thông tin sẽ tăng lên và nhiều vấn đề sẽ buộc các công ti lựa chọn nhà cung cấp khoán ngoài đúng. Nhu cầu để thoả mãn khách hàng sẽ tạo ra nhu cầu mới về người quản lí hệ thông tin, người phân tích an ninh, người quản lí dịch vụ, người quản lí nhu cầu, và điều này sẽ buộc các đại học kiểm điểm lại chương trình đào tạo hiện thời để đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp.
Theo cuộc điều tra này, chỉ hai nước sẵn sàng cho xu hướng này: Ấn Độ và Nga. Trong vài năm qua, năm công ti hàng đầu của Ấn Độ (Infosys, TCS, Wipro, HCL, và Mahindra Satyam) đã làm việc cần mẫn để vào thị trường mới này. Họ đã thiết lập các văn phòng tính toán mây trên khắp thế giới và sẵn sàng nhảy vào thị trường này. Cùng điều đó cũng đang xảy ra ở châu Âu với nhiều công ti Nga đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ này với giá rất hợp lí. Tuy nhiên, các công ti phần mềm lớn như Microsoft, Google, Oracle, IBM, Dell, HP cũng đang xem xét đây là điều lớn tiếp và chuẩn bị cung cấp nhiều dịch vụ tính toán mây cho khách hàng toàn cầu. Cũng giống như bất kì công nghệ mới nào, các dịch vụ mới nào, không phải mọi công ti sẽ được thoả mãn với việc cung cấp dịch vụ này, đặc biệt cho các doanh nghiệp yêu cầu an toàn cao và yêu cầu rủi ro, như tài chính, ngân hàng, vận tải và hậu cần. Qui trình an ninh tính toán mây vẫn phải được phát triển, với việc quản lí có kĩ năng cao tại chỗ để phục vụ nhu cầu kiểm thử, hỗ trợ và bảo trì của phần mềm đã được triển khai. Đây vẫn là điểm yếu trong tính toán mây: Thiếu người quản lí dịch vụ được đào tạo tốt.
—-English version—-
Russia IT industry 2011
According to the Russian Ministry of Information Technologies and Communications (ICT), Russian IT market outsourcing went up by 16% to reach $14 billion USD in value terms in 2010. Both the government and private investors are investing huge amounts of money into this sector. If its growth rates remain the same, by 2015 the revenue of Russian IT market will increase three times over current level.
The Russian government has considered IT industry as one of the key factor for economic growth and job creation. They have invested on the construction of several IT technology parks in seven Russian regions. At the same time, they also invest heavily on IT education by update all training curricula to meet market demand. Five years ago, Russian government have pushed IT outsourcing as a major focus in response to the expansion of India ‘s IT industry globally. Last year, despite the global recession, the investment returned a huge profits in both revenue and jobs. IT exports exceed the goal of $10 billion USD and created over ten thousand new jobs. Today Russia IT outsourcing is one of the most dynamically developing sectors in the Russian IT market. Even Russia still ranks third after India and China but in past few years, Russia has narrowing the gap because they have focused on special software that only Russian developers can do. Instead of competing from their weakness such as low cost, which they cannot compete with China or India, they compete from their strength of highly specialized skills due to their excellent education system. Russian companies often bid on large, complex software and win. This strategy works well and these projects are often the most expensive with value in several million dollars.
The rise of IT industry and the skill of developers in Russia get Microsoft’s attention. Last year, Microsoft began to invest heavily in Russia companies. In November, Microsoft boss Steve Ballmer visited Russia to sign a memorandum of understanding with the Skolkovo Foundation. He outlined five major areas of cooperation, including the expansion of funding for Russian IT startups. One company, Pirate Pay, was the first Russian company to get the funding. The company has invented a technology to block illegal software usage and protect the copyright on music and movies, potentially putting an end to the uploading and downloading of unlicensed files. Unlike other technologies, Pirate Pay makes copyright materials virtually impossible to download. Microsoft manager Nikolai Pryanishnikov said that Microsoft intends to fund at least 100 Russian IT companies from $300,000 and $500,000 each, to develop new technology for Microsoft. While Microsoft did not disclose the names of those companies, many new technology invented in Russia includes corporate messaging, infrastructure for complex analytical reports for cloud computing.
According to recent survey, with the global economic recovery many western companies are under pressure to reduce costs and access to a highly skilled workers. They will increase their IT outsourcing at least 30% or approximately 300 billion dollars this year (2011). The majority will go to India, which has seen its popularity rise over the past fifteen year. However, Brazil, China, Russia, Malaysia, the Philippines, and Vietnam are also competing fiercely for this lucrative market. Among this battle, Russia probably will get most of the largest projects, the Philippines will get most of the call centers and customer supports. The rest will be divided between the low cost countries for coding and testing works.
However there are new area and new skills that nobody know where it will go to. According to the latest Gartner research, about 10% of IT spending will go towards cloud computing, and that is just the beginning. The cloud computer market is evolving rapidly and Gartner expects that Software as a Services (SaaS) will be the main trend over the next 5 years. Many companies will use cloud computing services to reduce the cost of software ownership and avoid up-front investments. How will this new area change outsourcing services market? Will it reduce internal software development as companies move toward renting rather than developing and buying? Or will it create another boost in outsourcing as many new products and services will go online and fuel the fire for more support services?
With Cloud Computing, the working environment will certainly change. Some things will certainly become tougher for outsourcing companies. Information safety and security demands will increase and many issues will force companies to select the right outsourcing provider. The need to satisfy customers will create new demand for skilled information system managers, security analysts, service managers, demand managers, and this will force university to review current training programs to meet the need of industry.
According to the survey, only two countries are ready for this trend: India and Russia. For the past few years, India’s top five companies (Infosys, TCS, Wipro, HCL, and Mahindra Satyam) have been working hard to enter this new market. They already established their cloud computing offices all over the world and ready to jump into this market. The same thing is also happening in Europe with several Russian companies are ready to provide this service at very reasonable prices. However, larger software companies such as Microsoft, Google, Oracle, IBM, Dell, HP are also considered this is the next big thing and prepare to offer more cloud computing service to global customers. Just like any new technology, new services, not all companies will be satisfied with this service offering, especially for businesses that require high safety and risk requirements, such as financing, banking, transportation and logistics. Cloud computing security process still has to be developed, with highly skilled management in place to attend the need for testing, support and maintenance of deployed software. This is still the weakness in Cloud Computing: The lack of well trained service managers.