Câu hỏi trong nhiều chính phủ ngày nay là: “Làm sao tạo ra việc làm?” Trong vài năm qua, các nhà kinh tế đã thảo luận vấn đề này nhưng không thể tìm ra câu trả lời. Lí do là phần lớn họ chỉ nghĩ về kiểu việc làm mà họ có thể đo được như số việc làm chế tạo hay việc làm nông nghiệp hay dữ liệu kinh tế như số sản phẩm được tạo ra cho xuất khẩu, số cây lương thực được sản xuất ra theo trọng lượng, như được mô tả trong các lí thuyết kinh tế. Điều xảy ra ngày nay là dẫn lái chính của kinh tế là cái gì đó không đo được và không khớp với hình mẫu kinh tế cũ.

Nếu chúng ta nhìn lại ba mươi năm qua, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết mọi thứ đều được dẫn lái bởi công nghệ: phần mềm, Internets, app di động, máy tự động và robots. Dữ liệu kinh tế này là khó đo bởi vì một số được thương mại và được trao đổi trong “thế giới ảo.” Chẳng hạn, làm sao bạn đo được giá trị kinh tế của app di động được tải xuống qua Internet? Làm sao bạn đo được giá trị phần mềm qua nguồn mở? Làm sao bạn đo được giao tác trực tuyến? Không có dữ liệu hữu hình, các nhà kinh tế không thể dự báo được.

Có lẽ bởi lí do đó mà tờ World Economic Outlook đã báo cáo một bức tranh ảm đạm: “Nhìn lên trước, không có dấu hiệu cải tiến lớn lao nào trong việc tạo ra việc làm. Nhiều cơ xưởng đang đóng cửa với hàng trăm nghìn người mất việc mỗi tháng, và con số này vẫn đang tăng lên ở mọi nơi.” Các nhà kinh tế đã đóng góp cho báo cáo này đã đo tài sản như cái ra của chế tạo, khối lượng cung cấp năng lượng; số sản phẩm xuất khẩu v.v vì những “tài sản hữu hình” này được phát biểu rõ ràng trong công thức kinh tế. Họ đã bỏ qua sự kiện là phần lớn tăng trưởng việc làm được dẫn lái bởi “tài sản vô hình” như vốn con người, vốn trí tuệ, và dịch vụ điều là yếu tố then chốt của kinh tế hiện đại, nơi kinh doanh hướng dịch vụ và chế tạo công nghệ cao là việc tạo việc làm chủ yếu.

Một giáo sư kinh tế bảo tôi: “Vấn đề với công nghệ cao là robots và máy móc có thể thay thế con người cho nên không còn việc làm nữa cho mọi người. Về căn bản công nghệ cao phá huỷ nền kinh tế. Khi thất nghiệp tăng lên tới mức nào đó, sẽ có chính phủ hỗn độn và không ổn định ở mọi nơi; trong trường hợp đó chiến tranh là khó tránh khỏi.”

Tôi không đồng ý: “Ông quên mất sự kiện là chính con người mới tạo ra robots và máy móc. Có nhiều việc làm trong phần mềm, phần cứng, và kĩ nghệ v.v, có thiếu hụt người có kĩ năng để tạo ra robots và máy mà có thể thay thế cho công nhân lao động. Vấn đề là giáo dục phải thay đổi; cách đo kinh tế phải thay đổi để hội tụ vào “động cơ tạo việc làm” này. Trong thời đại thông tin này, chúng ta phải thay đổi cách nhìn và không thể chỉ dựa vào công thức cũ.”

Ông ấy nói lên cái nhìn của ông ấy: “Công nghiệp công nghệ cao không thuê nhiều công nhân như cơ xưởng. Ông định làm gì với hàng trăm nghìn công nhân lao động thất nghiệp? Công nghệ cao tạo ra vài việc làm nhưng phá huỷ còn nhiều việc làm hơn. Mối quan ngại của chúng ta hôm nay là làm sao chúng ta tạo ra nhiều việc làm hơn cho những người này? Là nhà kinh tế, tôi không thấy bức tranh tươi sáng ở đây.”

Khó mà tranh cãi với “logic” như vậy về định lượng thay vì định tính, về công việc lao động so với công việc trí tuệ. Tất nhiên, khi việc tự động hoá cơ xưởng đang xảy ra ở nhiều nước, tôi có thể thấy rằng nhiều công nhân lao động sẽ sớm bị thay thế bởi máy móc và robots và không có hành động thích hợp, nền kinh tế có vẻ ảm đạm.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi bao nhiêu nhà kinh tế đọc các sách lịch sử. Nếu chúng ta nhớ lại lịch sử của cách mạng công nghiệp, chúng ta cũng có thể thấy một hình mẫu rất tương tự. Trong thời cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, các nhà phát minh và nhà khoa học đã phát triển các máy móc mới, kĩ thuật mới, và thiết bị mới mà đóng góp cho tiến bộ của công nghiệp hoá trong thế kỉ 20, nhưng họ cũng đối diện với nhiều chỉ trích và chống cự. Chẳng hạn, khi động cơ hơi nước được dùng để làm động lực cho tàu thuyền ở Anh, công nhân được bảo rằng nó có thể phá huỷ việc làm của họ cho nên họ đốt động cơ và đe doạ giết các nhà khoa học về động cơ hơi nước đó. Khi Barthelemy Thimonier phát minh ra máy may đầu tiên, thợ may giận dữ đốt nhà ông ấy và suýt giết chết ông ấy do sợ thất nghiệp. Khi đầu máy xe lửa được phát minh, các chính phủ châu Âu muốn nó bị cấm vì họ lo ngại rằng phát triển của đường sắt có thể làm hại cho việc làm trong vận tải bằng xe ngựa. Vào lúc đó, châu Âu có nhiều đại học hàng đầu và nhiều nhà khoa học lỗi lạc nhưng những thứ họ phát minh ra đã bị đè nén vì nhiều nhà kinh tế nói với chính phủ rằng những thứ này có thể phá huỷ việc làm trong công nghiệp nghề thủ công. Đó là lí do tại sao nhiều nhà khoa học và nhà phát minh đã bỏ châu Âu sang Mĩ và bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp ở đó. Nếu các chính phủ châu Âu có viễn kiến và cho phép những nhà khoa học và nhà phát minh này tiếp tục công việc của họ, chúng ta có thể vẫn thấy vinh quang của châu Âu ngày nay và Mĩ có thể vẫn ở chỗ đầy cao bồi và người da đỏ.

Ngày nay chúng ta đang trải qua đợt sóng thứ nhất của thời đại thông tin với máy tính cá nhân, Internet, điện thoại di động, robotics nhưng tôi chắc sẽ còn nhiều thứ nữa tới. Để thời đại mới này nở hoa, hệ thống giáo dục mới dựa trên khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) phải được phát triển để tạo ra những công nhân có kĩ năng và tri thức đặc biệt suy nghĩ phê phán, để phát kiến, và tạo ra nền kinh tế mới. Loại công nhân mức cao đó dựa trên phẩm chất của tính cách của từng cá nhân cũng như tri thức và kĩ năng của họ.

Tôi tin rằng những người lãnh đạo cần hiểu về “tri thức vô hình” điều dẫn lái cho kinh tế thay vì tiếp tục với quan niệm về xây dựng tài sản vật lí hay xuất khẩu đo được trong cơ xưởng như được dạy trong nhiều môn học kinh doanh và kinh tế. Ngày nay các nước không thể dựa vào cơ xưởng làm “động cơ tạo việc làm” như trong quá khứ. Họ phải tránh mô hình “kinh tế do xuất khẩu lãnh đạo” điều dựa vào người tiêu thụ ở Mĩ và châu Âu để mua sản phẩm xuất khẩu giá rẻ từ họ. Với khủng hoảng hiện thời đang lan rộng khắp châu Âu, những người ở đó sẽ KHÔNG mua nhiều. Sự chậm lại trong kinh tế toàn cầu có nghĩa là các quốc gia đang phát triển phải tìm giải pháp khác. Trung Quốc đã thấy “phép màu kinh tế” của nó chậm dần nơi xuất khẩu đi tới dừng lại. Ngay cả kinh tế của Ấn Độ cũng chậm dần lại nhưng với nhịp độ ít hơn nhiều.

Xu hướng này là rõ ràng rằng lí thuyết “kinh tế cổ” về thịnh vượng bằng chi phí thấp và cơ xưởng rẻ đang đi tới chỗ kết. Các nước đã phát triển làm “khoán trong” thay vì “khoán ngoài.” Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, mọi nước đều phải tìm ra “động cơ tạo việc làm” của riêng mình thay vì phụ thuộc vào ai đó xuất khẩu việc làm cho họ. Các đại học phải hội tụ vào giáo dục STEM để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Làm sinh động nền kinh tế yêu cầu nhiều người học các công nghệ phát kiến bởi vì cơ xưởng hiện đại yêu cầu công nhân có kĩ năng. Điều này yêu cầu viễn kiến, quyết tâm và dũng cảm để đặt ra phương hướng mới để nắm lấy cơ hội vì cạnh tranh sẽ dữ dội.

—-English version—-

Technology and economic

The question among many governments today is: “How to create jobs?” For the past few years, economists have been discussing this issue but could not find answer. The reason is most of them only think about the type of job that they can measure such as the number of manufacturing jobs or agriculture jobs or economic data such as number of products created for export, number of crops produced in weight, as described in economic theories. What happen today is the main driver of the economic is something not measurable and does not fit the old economic patterns.

If we look at the past thirty years, we will find that almost everything is driven by technologies: Software, Internets, Mobile apps, automation machines and robots. This economic data is difficult to measure because some are traded and exchanged in the “virtual world”. For example, how do you measure the economic value of mobile apps downloaded via the Internet? How do you measure software value via open source? How do you measure online transactions? Without tangible data, economists cannot predict.

Probably for that reason the World Economic Outlook reported a bleak picture: “Looking ahead, there is no significant improvement in job creation. Many factories are closing with hundred thousand people out of work every month, and the number is still increasing everywhere.” Economists who contributed to the report measured assets such as manufactory outputs, energy supply amount; number export products etc. as these “tangible assets” are clearly stated in economic formula. They overlooked the fact that most job growth are being driven by “intangible assets” such as human capital, intellectual capital, and services which are key factors of the modern economy, where service-oriented businesses and high-tech manufacturing are the main job creation.

An economics professor told me: “The problem with high tech is robots and machines can replace people so there are no more jobs for people. Basically high tech destroys the economy. When unemployment is rising to certain level, there will be chaotic and unstable government everywhere; in that case war is difficult to avoid.”

I disagreed: “You forget the fact that it is people who create robots and machines. There are many jobs in software, hardware, and engineer etc., there is a shortage of skilled people to create robots and machines that can replace labor workers. The issue is education must change; economic measurements must change to focus on this “job creation engine”. In this information age, we must change our view and cannot rely on the old formula.”

He stated his view: “The high tech industry does not hire many workers as the factories. What are you going to do with hundred thousand of unemployed labor workers? High tech creates few jobs but destroy a lot more. Our concern today is how do we create more jobs for these people? As an economist, I do not see a bright picture here.”

It is difficult to argue with such “logic” of quantitive instead of quality; labor jobs instead of intellectual jobs. Of course, as factory automation is happening in many countries, I can see that many labor workers will be replaced by machines and robots soon and without appropriated action, the economy look bleak.

Sometime I wonder how many economists read history books. If we recall the history of the industrial revolution, we can also see a very similar pattern. During the late 18th and 19th century, inventors and scientists developed new machines, new techniques, and new devices that contributed to the progress of industrialization in the 20th century, but they also faced many criticisms and resistances. For example, when steam engine was used to power a boat in England, workers were told that it could destroy their jobs so they set fire to the engine and threaten to kill those steam engine scientists. When Barthelemy Thimonier invented the first sewing machine, angry tailors burned his house and almost killed him out of fear of unemployment. When locomotive train was invented, European governments wanted it outlawed since they worried that the development of railroad could hurt jobs in transportation by horse carriages. At that time, Europe had many top universities and many brilliant scientists but things that they invented were suppressed because many economists told governments that these things could destroy jobs in the crafting industry. That was why many scientists and inventors left Europe to America and began the industrial revolution there. If European governments had vision and allowed theses scientists and inventors to continue their works, we may still see the glory of Europe today and America may still be a place full of cowboys and Indians.

Today we are experiencing the first wave of the information age with personal computer, Internet, mobile phone, robotics but I am sure there will be more to come. For this new age to flourish, a new education system based on science, technology, engineering and math (STEM) must be developed to produce workers who have specific skills and knowledge to think critically, to innovate, and to create a new economy. That kind of high-level work relies on qualities of character of every individual as much as their knowledge and skill.

I believe that leaders need to understand about the “intangible knowledge” that drives the economy rather than continue with the concept of building physical assets or measurable exports product in factory as taught in many business and economic courses. Today countries cannot rely on factories as “job creation engine” as in the past. They must avoid the economic model of “Export-led economy” that has relied on consumers in the U.S and Europe to buy cheap export products from them. With the current crisis that is spreading all over Europe, people there will NOT buy much. A slowdown in global economy means developing nations must find other solutions. China has seen its “economic miracle” slowed down where exports came to a halt. Even India’s economy was also slowdown but at a much less pace.

The trend is clear that the “old economic” theory of prosperity by low cost labor and cheap factories is about coming to the end. Developed countries are rather “insource” rather than “outsource”. In this fast changing time, every country must find its own “job creation engine” instead of depending on someone to export jobs to them. Universities must focus more on STEM education to meet business needs. Reviving the economy require more people studying innovative technologies because modern factories require skilled workers. This requires vision, determination, and courage to set a new direction to seize the opportunity as competition will be fierce.