Trong thế giới toàn cầu hoá nơi công nghệ đang trở thành dẫn lái then chốt cho nhiều điều, các nước thành công sẽ là những nước đầu tư vào giáo dục công nghệ.

Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, điều quan trọng là nhận ra rằng cách giáo dục truyền thống cho sinh viên là KHÔNG hiệu quả nữa và phải thay đổi cho việc học cả đời. Mô hình giáo dục này yêu cầu mọi người tiếp tục học trong cả đời họ. Bên cạnh đó, việc học cả đời này không chỉ cho sinh viên mà cho mọi người liên tục học tập trong thế giới thay đổi thường xuyên. Điều này sẽ yêu cầu mở rộng hơn trách nhiệm về học tập cho mọi công dân, già và trẻ, và họ phải hiểu rằng tri thức và kĩ năng là bản chất cho nghề nghiệp riêng của họ.

Ngày nay mọi nước đang đối diện với việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng cho dù có số lượng cao công nhân thất nghiệp. Lí do đơn giản cho số lượng thất nghiệp cao là toàn thế giới thay đổi nhanh hơn nhiều người có thể phản ứng. Nhiều người không có kĩ năng cần thiết, nhiều người không biết phải làm gì, và nhiều công nhân thấy rằng kĩ năng của họ không còn được cần tới nữa. Lí do cho thiếu hụt người có kĩ năng là tương tự. Vì cả thế giới đang thay đổi nhanh chóng hơn các trường có thể tạo ra đủ người có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu. Ngày nay không một quốc gia nào có thể tạo ra đủ công nhân tri thức để đáp ứng cho điều công nghiệp của họ thực sự cần. Nhưng vấn đề đang tăng mức găng ở các nước đã phát triển vì nhiều công nhân có kĩ năng của họ đã vào diện về hưu, và số lượng không đủ những công nhân có năng lực đang được chuẩn bị để thay thế họ. Điều quan trọng là nhấn mạnh vào từ “năng lực” vì các nước này đối diện với “thiếu hụt kĩ năng” chứ không “thiếu hụt lao động”.

Hiện thời ở nhiều quốc gia đang phát triển, phần lớn công nghiệp đang được tự động hoá, các dây chuyền lắp ráp được vận hành bằng máy móc, công việc văn phòng được tin học hoá, luồng công việc được kiểm soát bằng chương trình phần mềm, công việc lao động KHÔNG còn được cần tới. Nhiều tiện nghi chế tạo được khoán ngoài cho các nước đang phát triển nơi họ có đầy công nhân lao động. Tuy nhiên, đây chỉ là “giải pháp tạm thời” vì công nghiệp đang thay thế “máy móc thủ công” cũ của họ bằng máy tự động mới. Một khi các nhà máy của họ được tự động hoá đầy đủ bằng máy, một khi các công việc văn phòng được kiểm soát đầy đủ, xu hướng khoán ngoài chế tạo sẽ dừng lại. Đột nhiên nhiều nước đang phát triển, những nước đang hưởng ích lợi của việc có năng lực chế tạo bằng lao động thủ công sẽ đối diện với tương lai bất định. Họ sẽ phải giải quyết công nhân lao động thất nghiệp lớn vì cơ sở chế tạo của họ bị đóng cửa. Điều này sẽ tạo ra tác động lớn lên xã hội và kinh tế vì họ sẽ bị kéo thêm vào nợ nần, nghèo nàn và bất ổn chính trị.

Phần lớn việc làm trong tương lai gần sẽ yêu cầu ít nhất mức độ tri thức kĩ thuật nào đó, thái độ phân tích, và khả năng trao đổi và làm việc trong tổ với cảnh quan toàn cầu. Công nhân cũng phải có ham muốn học cách nghĩ và làm mới. Để tạo ra công nhân tri thức mới này, cải cách giáo dục diện rộng được cần tới. Nó sẽ yêu cầu cam kết chưa hề có trước đây từ chính phủ, công dân, nhà giáo dục, phụ huynh và doanh nghiệp để đảm bảo rằng họ được chuẩn bị đề cập tới nhu cầu khẩn thiết này. Giáo dục phải là ưu tiên then chốt trên mọi thứ khác cho ích lợi dài hạn. Nó sẽ yêu cầu chính phủ ban hành chính sách, tài trợ ngân quĩ cho cải cách giáo dục và giám sát hoạt động này như việc khẩn thiết. Nó sẽ yêu cầu các nhà giáo dục chấp nhận qui trình cải cách, không cản trở nó để bảo vệ trạng thái riêng của họ. Nó sẽ yêu cầu doanh nghiệp bắt đầu hiện đại hoá trên qui mô lớn để áp dụng công nghệ vào cách họ vận hành. Mọi doanh nghiệp sẽ cần tri thức thị trường toàn cầu, KHÔNG phải là thị trường địa phương vì doanh nghiệp trong tương lai sẽ nhiều phần ở cảnh quan toàn cầu. Điều mấu chốt cho công nghiệp địa phương là thiết lập những móc nối mạnh với hệ thống giáo dục của họ. Mục đích của điều này là đảm bảo rằng mọi sinh viên có thể thu nhận tri thức, kĩ năng mới để nâng cao tính làm việc, khả năng giải quyết vấn đề và năng suất.

Với thế giới công nghiệp, có đường phân chia giữa “Giầu” và “Nghèo”. Trong thế giới tri thức mới sắp tới, thế giới sẽ bị phân chia giữa “Có giáo dục” và “Không giáo dục”. Đó là lí do tại sao với toàn cầu hoá, cải tiến giáo dục là mấu chốt cho tương lai của đất nước và tính cạnh tranh của nó. Quá trình thay đổi phải bắt đầu với chiến lược và đối tác cải cách hiệu quả nhất giữa công nghiệp và hàn lầm, các phương pháp dạy học cải tiến, cái phát triển tri thức và kĩ năng mấu chốt mà sinh viên cần cho cuộc sống của họ. Cải tiến giáo dục phải được coi như đầu tư kinh tế cho sự tăng trưởng của thịnh vượng quốc gia. Với hội tụ vào cách tiếp cận học tập tích hợp, tích cực và cả đời, mọi người có thể tăng tốc việc học của họ từ người mới học cho tới chuyên gia trong thời gian ngắn, và trang bị cho bản thân họ để sẵn sàng cho nhiều thách thức phía trước.

—-English version—-

The road ahead

In a globalized world where technology is becoming the key driver to many things, successful countries will be those who invest in technology education. Since technology changes quickly, it is important to recognize that traditional way of educate students is NOT effective anymore and must change to lifelong learning. This educational model requires people to continue to learn throughout their entire lives. In addition, this lifelong learning is not just for students but everybody to continuously learning in a constantly changing world. This will require a broadening of the responsibility for learning to every citizens, old and young, and they must understand that knowledge and skills are essential for their own livelihoods.

Today every countries are facing a shortage of skilled workers even there are high number of unemployed workers. The simple reason for the high number of unemployment is the whole world is changing faster than many people can react. Many people do not have the needed skills, many people do not know what to do, and many workers find that their skills are no longer needed. The reason for shortage of skilled people is similar. As the whole world is changing faster than schools can produce enough skilled people to meet the demands. Today no single nation can produce enough knowledge workers to meet what their industry really needs. But the problem is growing more critical in developed nations as many of their skilled workers are eligible to retire, and insufficient numbers of capable workers are being prepared to replace them. It is important emphasize the word “capable” because these countries face a “skills shortage”, not a “labor shortage”.

Currently in many developing nations, most industries are being automated, assembly lines are being operated by machines, office works are computerized, workflows are being controlled by software programs, labor works are NO longer needed. Many manufacturing facilities are outsourced to developing countries where there are plenty of labor workers. However, this is only a “temporary solution” as industries are replacing their old “manual machines” with automated ones. Once their factories are fully automated by machines, once their offices works are fully under controlled, the manufacturing outsourcing trends will stop. Suddenly many developing countries who are enjoying the benefit of having manufacturing capacity with manual labors will face an uncertain future. They will have to solve a large unemployed labor workers as their manufactures are being shut down. This will create a significant impact on social and economic as they will be pulled further into debt, poverty and political unstable.

Most jobs in the near future will require at least some level of technical knowledge, analytic aptitude, an ability to communicate and work in teams with a global perspective. Workers must also have desire to learn new ways of thinking and doing. To produce this new knowledge worker, broad-based education reform is needed. It will require unprecedented commitment from governments, citizens, educators, parents, and businesses to ensure that they are prepared to address this urgent needs. Education must be a key priority over everything else for the long term benefits. It will require government to issue policies, fund education reform and monitor this activity as an urgency. It will require educators to accept the reform process, not impede it to protect their own status. It will require business to start large scale modernization to apply technology to the way they operate. Every businesses will need global market knowledge, NOT local market as business in the future will be more a global perspective. It is critical for local industry to establish a strong links with their education systems. The goals of this is to ensure that all students can acquire new knowledge, skills, to enhance their employability, problem-solving abilities, and productivity.

With the industrial world, there is a dividing lines between the “Rich” and the “Poor”. In the new coming knowledge world, the world will be divided between the “Educated” and the “Uneducated”. That is why with globalization, improving education is critical to the future of a country and its competitiveness. The process of change must start with the most effective education reform strategy and the partnerships between industry and academia, improved teaching methods, that develop the critical knowledge and skills that students need for their lives. Education improvement must be considered as an economic investments for the growth and prosperity of a nation. With a focus on integrated, active, and lifelong learning approach, people can accelerate their learning from novice to expert within a short time, and equip themselves to ready for many challenges ahead.