Howard Rhode là một trong các sinh viên của tôi đã tốt nghiệp mười lăm năm trước. Tuần trước anh ấy trở về CMU để tuyển sinh viên cho công ti của anh ấy cho nên tôi mời anh ấy nói chuyện về con đường nghề nghiệp cho sinh viên hiện thời. Sau đây là điều anh ấy chia sẻ trong lớp Kĩ nghệ phần mềm của tôi:

Howard: “Tôi bao giờ cũng ngạc nhiên về số người tốt nghiệp có việc làm, dừng học tập rồi sống trong sợ hãi khi công nghệ thay đổi vì họ có thể không có khả năng giữ được việc làm của họ. Điều quan trọng cho sinh viên hiểu là học tập là quá trình tự nhiên trong suốt nghề nghiệp của một người. Vào lúc bắt đầu nghề nghiệp của tôi, tôi tập trung vào các kĩ năng kĩ thuật: cách là người kiểm thử, người lập trình và người phát triển phần mềm giỏi hơn. CMU đã cung cấp cho tôi tất cả những kĩ năng này cho nên tôi không có vấn đề chút nào. Vài năm sau, khi tôi được chuyển lên làm người lãnh đạo tổ, tôi học nhiều hơn về các công cụ và phương pháp bằng việc lấy đào tạo thêm. Tuy nhiên, tôi biết rằng để thăng tiến trong nghề nghiệp, tôi cần nhiều điều hơn chỉ là kĩ năng kĩ thuật cho nên tôi bắt đầu về quản lí dự án và các kĩ năng mềm bằng việc học vài môn học do các công ti bên ngoài cung cấp. Sau sáu năm làm việc như người kĩ thuật, tôi biết rằng tôi đã sẵn sàng cho bước tiếp. Công nghệ thay đổi nhanh chóng; tôi không thể học được mọi thứ cho nên khi tôi biết rằng tôi không thể theo kịp, điều quan trọng là tôi thích nghi các kĩ năng của tôi với miền mới. Bằng không tôi có thể không làm tăng được giá trị của tôi cho công ti.”

“Là người quản lí dự án, tôi hội tụ vào mọi thứ về kĩ năng quản lí để cho tôi có thể cải tiến tính hiệu quả và hiệu lực của tôi. Khi tôi tiếp tục trong việc làm của mình, tôi vẫn giữ học những điều mới vì thế giới doanh nghiệp cũng thay đổi. Vì bạn là sinh viên phần mềm, lời khuyên của tôi là bạn nên hội tụ vào kĩ năng kĩ thuật trước hết vì đó là điều công nghiệp đang mong đợi từ những người tốt nghiệp. Sau khi có được việc làm trong công nghiệp phần mềm, bạn phải học cách công ti vận hành, cách họ phát triển sản phẩm và dịch vụ phần mềm, và hội tụ vào việc học về phương pháp và công cụ mà công ti đang dùng. Sau vài năm, bạn nên hội tụ vào các kĩ năng kĩ thuật giúp cải tiến một khu vực miền nhưng đồng thời bắt đầu học những kĩ năng mới cho bước tiến nghề nghiệp, như quản lí kĩ thuật, quản lí dự án hay quản lí dịch vụ. Sau năm hay sáu năm, bạn nên đưa nhiều nỗ lực hơn vào việc học kĩ năng con người, kĩ năng mềm, và cách quản lí người kĩ thuật. Việc học là cái gì đó bắt đầu ở chỗ này và tiếp tục ở chỗ khác. Chìa khoá là giữ cho việc học liên tục.”

“Tôi đã làm chọn lựa tốt nào đó trong nghề nghiệp của mình; tôi bao giờ cũng tìm việc làm với những cơ hội học tập mới. Nếu bạn là người phát triển, bạn nên nghĩ về chỗ bạn muốn học tiếp rồi theo đuổi tích cực những cơ hội đó. Nếu bạn là người quản lí dự án, bạn nên nghĩ về cách giúp những người phát triển với nhiều cơ hội học tập hơn. Bạn càng học thì bạn càng có giá trị cao cho công ti của bạn. Điều tôi đã học từ Giáo sư Vũ là ở chỗ cuộc sống quá ngắn không nên để phí hoài nó cho cái gì đó tầm thường và việc học cả đời là triết lí mà thầy đã dạy và tôi theo nó trong nghề nghiệp của tôi.”

“Khi dự án phần mềm ngày càng trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, khối lượng công việc trở nên quá lớn cho một người quản lí, tôi đã học cách uỷ quyền công việc cho những người khác. Uỷ quyền bao gồm cho chỉ dẫn rõ ràng và cũng đảm bảo rằng người lãnh đạo tổ sẽ thực thi các chỉ dẫn một cách đúng đắn. Bằng việc học những kĩ năng mới này, tôi cuối cùng đã chuyển từ người quản lí dự án lên người quản lí đa dự án nơi tôi quản lí nhiều dự án đồng thời. Trong vai trò mới này, tôi phải điều phối hoạt động của nhiều ứng dụng lớn vận hành từ nhiều vị trí rải rác. Công ti lớn điều phối vận hành của họ bằng việc phát triển các kế hoạch hoạt động nhất quán với nhau. Chẳng hạn, người quản lí sản xuất phát triển các bản kế hoạch sản xuất hỗ trợ cho ước lượng bán hàng của bộ phận bán hàng. Kế hoạch mua sắm của bộ phận mua sắm phải đảm bảo tính sẵn có đúng thời gian của việc cung cấp được yêu cầu để thực hiện kế hoạch sản xuất. Việc lập kế hoạch phải được tuân theo bởi việc thực hiện, điều bao gồm tổ chức và kiểm soát. Những người quản lí liệt kê các nhiệm vụ xác định để thực thi kế hoạch rơi vào trách nhiệm của họ. Một số trong những nhiệm vụ này có thể bao gồm khá nhiều việc tổ chức, như tập hợp các phương tiện và tổ nhân viên. Nơi các nhiệm vụ được phân công cho những người khác thực thi, người quản lí đa dự án phải chắc chắn rằng những người khác được đào tạo đúng, và được trao cho các tài nguyên được yêu cầu, tiến hành các nhiệm vụ đúng đắn. Cuối cùng, người quản lí đa dự án phải đảm bảo rằng hiệu năng thực tại được cần gióng thẳng với kế hoạch. Để đạt được điều này, các mục đích và cột mốc phải được đặt ra; hiệu năng phải được đo và thế rồi được kiểm theo mục đích và cột mốc. Quá trình này là điều chúng ta gọi là kiểm soát hệ thống. Nó là việc kiểm soát ở mọi mức từ mức thấp nhất và bán hàng cho tới tổng hành dinh công ti, điều đảm bảo đạt tới mục đích doanh nghiệp.”

“Liên tục học những điều mới, tôi đọc nhiều sách, bài báo, và đi theo xu hướng công nghiệp cho nên tôi bao giờ cũng sẵn sàng cho phân công tiếp. Vì tôi đã làm tốt như người quản lí đa dự án và biết nhiều về điều xảy ra trong công nghiệp, tôi được thăng chức làm Giám đốc thông tin (CIO) của công ti tôi. Việc CIO còn nhiều hơn chỉ là kĩ thuật hay quản lí vì tôi phải phát triển chiến lược tốt cho công ti. Các công ti lớn được công chúng, cổ đông cũng như những đối thủ cạnh tranh nhìn vào kĩ càng. Nếu công ti không làm tốt về tài chính, các cổ đông có thể đòi hỏi chủ tịch hay CEO từ chức cho nên tôi phải nghĩ một cách chiến lược và phải chắc rằng công nghệ thông tin sẽ trở thành một yếu tố cạnh tranh cho công ti chúng tôi. Doanh nghiệp vận hành trong môi trường động. Các công nghệ và sản phẩm mới nổi lên mọi lúc, mức độ cạnh tranh thay đổi với những đối thủ cạnh tranh mới bước vào, cho nên việc quản lí thay đổi là một trong những kĩ năng then chốt của một CIO.”

“Là CIO, tôi phải giải quyết với cả thay đổi công nghệ và thay đổi doanh nghiệp. Khi thị trường thay đổi, sản xuất phải thay đổi và người quản lí mua sắm phải xét lại bản kế hoạch gốc của họ tương ứng với những thay đổi này. Những chỉ đạo này phải được trao đổi trong toàn công ti qua email hay công bố công cộng. CIO phải bao quát tất cả những thay đổi này cũng như nhiều bất định. Tôi phải giải quyết những thay đổi bất ngờ từ người dùng, từ khách hàng, từ những người quản lí nội bộ và các nhà cung cấp bên ngoài. Bản chất không dự đoán được của kiểu công việc này yêu cầu mức độ cao của kĩ năng quản lí thời gian. Giữ cho nhóm CNTT vận hành hiệu quả và hiệu lực với tất cả những sức ép này là điều mấu chốt nhưng tôi đã làm tốt bởi vì tôi bao giờ cũng để tâm trí cởi mở để học những điều mới. Tôi có thể kết luận rằng thành công của tôi trong công nghiệp là dựa trên thái độ của tôi về học liên tục.”

Lời khuyên của tôi cho tất cả các bạn là việc học cả đời là thái độ mà bạn phải phát triển từ sớm khi bạn vẫn còn trong trường. Nếu bạn nghĩ rằng có bằng cấp và kiếm được việc làm là các mục đích tối thượng thì bạn đang phạm sai lầm lớn. Bằng việc KHÔNG học những điều mới bạn phủ nhận bản thân bạn về cơ hội học tập tốt để tiến lên, để thành công và để xây dựng nghề nghiệp tốt. Bằng việc KHÔNG học những điều mới, bạn bao giờ cũng sẽ sống trong sợ hãi bởi vì bạn không biết cái gì sẽ xảy ra cho bạn vì bạn không kiểm soát được nghề nghiệp của bạn. Bằng việc KHÔNG học những điều mới, bạn không có con đường nghề nghiệp mà sẽ cho bạn tiến tới là nhà chuyên nghiệp. Về căn bản, bắt đầu từ người kiểm thử tới người lập trình, bạn chỉ cần học từ điều đại học dạy cho bạn nhưng đi lên người quản lí dự án, người quản lí đa dự án, tới giám đốc và Giám đốc thông tin (CIO) bạn cần nhiều đào tạo hơn, nhiều học tập hơn và điều đó là tuỳ ở bạn hoàn thành con đường nghề nghiệp của bạn. Trong môi trường năng động này, mọi thứ đều thay đổi và cách tốt nhất để thành công là giữ tâm trí cởi mở để học những điều mới bởi vì mọi thứ đều là cơ hội học tập.”

—English version—

Career path

Howard Rhode was one of my students who graduated fifteen years ago. Last week he returned to CMU to recruit students for his company so I asked him to give a talk about his career path to current students. Following was what he shared in my Software Engineering class:

Howard: “I am always surprised at the number of graduates who get a job, stop learning then live in fear when technology changes because they may not be able to keep their job. It is important for students to understand that learning is a natural progression throughout a person’s career. At the beginning of my career, I focused on technical skills: how to be a better tester, programmer, and software developer. CMU had provided me with all these skills so I had no problem at all. Few years later, when I got promoted to team leader, I learned more about tools and methods by taking additional trainings. However, I knew that to advance in my career, I needed more than just technical skills so I started learning about project management and soft skills by taking several courses provided by external companies. After six years of working as a technical person, I knew that I was ready for the next step. Technology is changing fast; I cannot learn everything so when I knew that I could not keep up, it was important that I adapted my skills to new domains. Otherwise I may not increase my value to the company.”

“As project manager, I was focusing everything on management skills so I could improve my effectiveness and efficiency. As I continued in my job, I kept learning new things as the business world was changing too. Since you are software students, my advice is you should focus on technical skills first because that is what the industry is expected of graduates. After getting a job in the software industry, you must learn how the company operates, how they develop software products or services, and focus on learning about the methods and tools that the company is using. After few years, you should focus on other technical skills that help improve a domain area but at the same time begin to learn new skills for career move, such as into technical management, project management or service management. After five or six years, you should put more efforts into learning people skills, soft skills, and how to managing technical people. Learning is something that starts in one place and continues to other place. The key is to keep on learning.”

“I have made some good choices in my career; I am always looking for jobs with new learning opportunities. If you are a developer, you should think about where you would like to learn next then actively pursue those opportunities. If you are a project manager, you should think about how to help developers with more learning opportunities. The more you learn the higher value you are to your company. What I have learned from Professor Vu is that life is too short to waste it on something trivial and lifelong learning is a philosophy that he taught and I follow it in my career.”

“As software projects are getting larger and more complex, the volume of work becomes too large for one person to manage, I learned how to delegate works to others. Delegation involves giving clear instructions and also ensuring that team leaders will execute instructions properly. By learning these new skills, I eventually moved up from project manager to portfolio manager where I managed several projects at the same time. In this new role, I had to coordinate the functioning of multiple large applications that operated from widely dispersed locations. Large company coordinates their operations by developing functional plans that are consistent with each other. For example, production managers develop production plans that support the sales estimates of the sales department. The procurement plans of purchasing department have to ensure timely availability of required supplies to execute the production plans. Planning has to be followed by implementation that involves organizing and control. Managers prepare lists of specific tasks to execute the plans that fall under their responsibility. Some of these tasks might involve considerable organizing, such as assembling facilities and employee teams. Where tasks are assigned to others for execution, portfolio managers have to make sure that these others are properly trained, and given the required resources, to carry out the tasks properly. Finally, portfolio manager must ensure that actual performance is indeed in line with the plans. For this, goals and milestones must be set; performance must be measured and then checked against the goals and milestones. This process is what we call system control. It is control at all levels from lowest level and sales to the company headquarters that ensures achievement of business goals.”

“To continue to learn new things, I read many books, articles, and follow industry trends so I am always ready for the next assignment. Since I did well as a portfolio manager and knew a lot of what happened in the industry, I got promoted to Chief Information Officer (CIO) of my company. The CIO job is more than just technical or management as I have to develop good strategy for the company. Large companies are highly visible to the general public, stockholders as well as competitors. If the company is not doing well financially, the stockholders might demand the resignation the president or CEO so I have to think strategically and make sure that information technology will become a key competitor for our company. Businesses operate in a dynamic environment. New technologies and products emerge all the time, competition levels change with new competitors come in, so managing change is one of the key skills of a CIO.”

“As the CIO, I have to deal with both technology changes and business changes. When market changes, production must change and purchasing managers have to revise their original plan according to these changes. These directions must be communicated throughout the company via emails or public announcement. CIO has to cope with all these changes as well as many uncertainties. I have to deal with unexpected changes from users, from customers, from internal managers and external suppliers. The unpredictable nature of this type of work requires a high level of time-management skills. Keeping the IT group operates efficiently and effective with all these pressures is critical but I did well because I always kept an open mind for learning new things. I can conclude that my successful in the industry is based on my attitude of continuous learning.”

My advice to all of you is lifelong learning is an attitude that you must develop early when you are still in school. If you think that having a degree and getting a job are the ultimate goals then you are making a big mistake. By NOT learning new things you deny yourself a good opportunity to move up, to succeed and to build a good career. By NOT learning new things, you will always live in fear because you do not know what will happen to you as you have no control of your career. By NOT learning new things, you do not have a career path that will get you to advance to be a professional. Basically, to start from a tester to programmer then to developer, you only need to learn from what university teaches you but to move up to project manager, portfolio manager, to director and Chief Information Officer (CIO) you need more trainings, more learning and that is up to you to fulfill your career path. In this dynamic environment, everything is changing and the best way to succeed is to keep an open mind to learn new things because everything is a learning opportunity.”