23 Jan, 2021
Cách nhìn khác về toàn cầu hoá
Theo nghiên cứu của Cục dân số toàn cầu, quãng một nửa dân số thế giới sống ở các nước có tỉ lệ sinh không đủ thay thế cho dân số hiện thời đang làm việc. Với ít người làm việc, ít người đóng thuế, ít người đóng góp cho nền kinh tế, nhưng nhiều người già cần chăm sóc, sẽ tạo ra tác động lớn cho nền kinh tế đất nước.
Ngày nay, châu Âu, Nga và Nhật Bản có vấn đề nghiêm trọng nhất vì tỉ lệ sinh của họ đã sụt xuống đáng kể trong hai mươi năm qua. Mĩ, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc cũng có tỉ lệ sinh thấp nhưng không nghiêm trọng, Trung Quốc là trường hợp đặc biệt nơi nó có thể kiểm soát được tỉ lệ sinh để duy trì sự vững chắc ở một tỉ nhưng với 400 triệu công dân của nó sẽ trên 65 tuổi đến năm 2020, nó sẽ có vấn đề lớn. Đặc biệt đối với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh vì nó sẽ làm mòn mỏi các tài nguyên lớn từ sự tăng trưởng của nó để hỗ trợ cho vấn đề nội bộ của nó. Điều này có thể làm tăng các vấn đề chính trị và xã hội.
Di trú là một giải pháp tiềm năng để giúp giải quyết vấn đề về sút giảm lực lượng lao động. Đặc biệt châu Âu, Nga và Nhật Bản sẽ có hơn 67% công dân của họ về hưu trước năm 2020. Tuy nhiên, do chính sách di trú cứng nhắc của họ, phần lớn dân nhập cư trong các nước này không có trạng thái pháp lí và họ chỉ làm việc cho những việc làm phục dịch mà không ai muốn làm. Bởi vì họ không được coi là hợp pháp, nhiều người đối diện với thách thức của việc hội nhập vào trong xã hội và trải qua xung đột văn hoá. Nhiều chuyên gia coi các công nhân nhập cư này không khác với “nô lệ” trong thời thuộc địa. Họ bị buộc phải làm việc với các việc làm lương thấp không có tương lai, không thăng tiến và thường bị ngược đãi bởi nhà cầm quyền địa phương.
Các nước khác có chính sách nhập cư tốt hơn được gọi là di dân “có chọn lựa”. Chẳng hạn, Mĩ và Canada đã chấp nhận chỉ các công nhân có giáo dục và kĩ năng cao di cư vào nước họ. Ngày nay 58% các bác sĩ y tế và các tiến sĩ được sinh ra ở châu Phi nay thường trú ở Mĩ và 36% các kĩ sư được sinh ra ở nước ngoài đang làm việc tại Mĩ và Canada. Với toàn cầu hoá, con số này được mong đợi tăng lên khi nhiều người kĩ thuật đang di cư tới chỗ việc làm tốt hơn, cơ hội tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Mặc dầu nhiều nước đang phát triển đã phàn nàn về tình huống “chảy não” này nhưng chừng nào các cơ hội còn bị giới hạn ở nước sở tại của họ, điều này sẽ tiếp tục. Trong vài năm tới, điều đó có thể tăng lên thêm với thay đổi được mong đợi trong chính sách di dân của một số nước châu Âu. (Anh và các nước Scandinavi đang làm việc về chính sách tương tự đối với di dân có chọn lọc).
Mọi người thường hỏi: “Nước nào sẽ thành công trong mười năm tới?” Hầu hết các nhà kinh tế, người đặt các dự báo của họ vào tăng trưởng kinh tế đều tin vào Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là những người chi phối toàn cầu tiếp. Dữ liệu là rất ấn tượng vì cả hai đều có tỉ lệ tăng trưởng trên 10% điều là “phép màu” trong thời hậu khủng hoàng tài chính này. Ngày nay, Ấn Độ đang ở sau Trung Quốc về GDP tổng thể, và đầu tư nước ngoài nhưng Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới bởi vì dân số đang độ tuổi lao động của nó sẽ tiếp tục tăng. Bởi vì chính sách một con, dân số của Trung Quốc sẽ không có đủ công nhân để hỗ trợ cho công dân khổng lồ của nó đạt tới tuổi về hưu. Tất nhiên, Ấn Độ cũng có vấn đề nữa vì nó đối diện với gánh nặng có tỉ lệ rất lớn dân số của nó ở tình trạng rất nghèo. Trên 65% công dân của nó sống ở khu nhà ổ chuột và làm ra ít hơn một đô la một ngày khi 12% số người của nó sống trong xa hoa. Thành công của Ấn Độ trong khu vực CNTT đã tạo ra lỗ hổng lớn giữa “giầu” và “nghèo” điều có thể có hậu quả tiềm năng lên tương lai. Tôi tin cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn có nhiều vấn đề mà từng nước phải vượt qua, kể cả dân số lớn không được hưởng ích lợi từ tăng trưởng kinh tế. Sẽ khó coi một nước là cường quốc khi phần lớn công dân của nó sống trong nghèo nàn.
Khu vực với tăng trưởng dân số cao hơn và có lực lượng lao động trẻ hơn là châu Phi và Đông Nam Á. Họ có thể thay đổi phương trình cân bằng của các cường quốc trong mười năm nữa. Tuy nhiên, Đông Nam Á và châu Phi sẽ tiến bộ theo các con đường khác nhau. Nếu cải cách giáo dục mà thành công, nếu dân cư trẻ có thể được biến thành lực lượng lao động có kĩ năng cao thì các nước ở Đông Nam Á có thể trở nên giầu có hơn và mạnh hơn. Ngược lại, các nước ở châu Phi vẫn có nhiều vấn đề với nền kinh tế của họ và hệ thống chính trị không ổn định. Nhiều nước tiếp tục đối diện với chia rẽ sắc tộc và nội chiến. Một số nước thậm chí có thể trở thành nguồn của đe doạ toàn cầu với khủng bố và tội ác có tổ chức.
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng nhân tố nhân khẩu học sẽ là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên cả phát triển vùng và hệ thống chính trị. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ kinh nghiệm việc chậm dần của tăng trưởng dân số với số lớn người về hưu trong chục năm tới. Với ít người làm việc hơn và nhiều người cần hỗ trợ, nền kinh tế của họ không thể tăng trưởng và trong thị trường toàn cầu cạnh tranh, khi nền kinh tế dừng tăng trưởng, nó sẽ sụt giảm. Ngược lại, các nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Indonesia sẽ tiếp tục có dân số tăng lên và sẽ nổi lên như một thách thức với các nước phía bắc của họ. Với nhiều người hơn đang làm việc nền kinh tế của họ có thể tăng trưởng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Câu hỏi chính là liệu họ có thể cải tiến hệ thống giáo dục của họ để phát triển lực lượng lao động có kĩ năng mạnh và tận dụng ưu thế của tăng trưởng kinh tế toàn cầu mà toàn cầu hoá đang tạo ra không. Điều này vẫn còn là không biết vì một số chuyên gia tin rằng không có hành động thích hợp, không có cải tổ giáo dục, không có đào tạo đúng đắn, không có kĩ năng đúng đắn, sức ép nghèo nàn sẽ đẩy việc di cư từ vùng Đông Nam Á sang bắc và đông bắc Á về các công việc phi kĩ năng. Trong trường hợp này, tình huống sẽ là xấu nhất và nó sẽ không khác điều đã xảy ra ở châu Âu với những người di cư bất hợp pháp từ châu Phi đi tìm công việc phục dịch và bị đối xử tệ ở đó.
Hơn bao giờ hết, vai trò của giáo dục và đào tạo kĩ năng sẽ xác định việc vươn lên của Đông Nam Á như khu vực được thừa nhận hoặc việc mất đi của một khu vực tiềm năng bỏ lỡ cơ hội trở thành cường quốc chính toàn cầu.
—-English version—-
Another view of globalization
According to the Global Census Bureau study, about half of the world’s population lives in countries whose birthrates are not sufficient to replace their current working populations. With less people to work, less people to pay taxes, less people to contribute to the economy, but more older people to care for, will create significant impact to the country economy.
Today, Europe, Russia, and Japan have the most severe problem as their birthrates have dropped significant in the past twenty years. The U.S, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Hong Kong, Taiwan, and South Korea also have a lower birthrates but not so severe. China is a special case where it can control the birthrate to stay steady at one billion but with 400 million of its citizens will be over 65 by 2020, it will have a major problem. Especially to a fast growing economy as it will drain significant resources from its growth to support its internal issue. This could have increasing political and social problems.
Migration is one potential solution to help solve the problem of a declining work force. Especially Europe, Russia, and Japan will have more than 67% of their citizens retired by 2020. However, due to their rigid immigration policies, most of the migrants in these countries do not have legal status and they only work on menial jobs that nobody want. Because they are not considered legal, many are facing the challenge of integrating into the society and experience cultural conflict. Many experts considered these migrant workers are no different from “slaves” during the colonial time. They are forced to work on low paying jobs with no future, no advancement and often be mistreated by local authorities.
Other countries have better immigration policies called “selected” immigration. For example, the U.S and Canada have accepted only highly educated and skilled workers to migrate into their countries. Today 58% of African-born medical doctors and PhDs reside in the U.S. and 36% of foreign born engineers are working in the U.S and Canada. With globalization, this number is expected to increase as more technical people are migrating to better jobs, better opportunities and better living. Although many developing countries have complained about this “brain drain” situation but as long as there is limited opportunities in home countries, it will continue. In the next few years, it may increase more with the expected change in immigration policies of some European countries. (The U.K and Scandinavian countries are working on policies similar to a selected migration).
People often asked: “What countries will be successful in the next ten years? Most economists, who based their predictions on economic growth believe India and China will be the next global dominants. The data are very impressive as both have growth rate over 10% which is a “Miracle” in this post-financial crisis time. Today, India is behind China in overall GDP, and foreign investments but India could pass over China as the fastest growing economy in the world because its working-age population will continue to increase. Because the one-child policy, China’s will not have enough workers to support their huge citizens reaching retirement age. Of course, India also has problem too as it faces the burden of having a very large proportion of its population in desperate poverty. Over 65% of its citizens live in slum and making less than a dollar a day when 12% of its people live in luxury. India’s success in the IT sector has created a larger gap between the “Rich” and the “Poor” which could have potential consequence in the future. I believe both China and India still have many problems that each must overcome, including the large populations who have not enjoyed the benefits from economic growth. It would be difficult to consider a country to be powerful when most of its citizens live in poverty.
The areas with higher population growth and have younger workforce are Africa and South East Asia. They could change the balance equation of power over the next ten years. However, South East Asia and Africa will progress along different paths. If the education reform is successful, if the young population can be turned into highly skilled workforce then countries of South East Asia could become wealthier and more powerful. On the contrary, countries in Africa still has many problems with their economies and unstable political systems. Many are continue facing deep ethnic division and civil wars. Some may even become a source of global threats with terrorism and organized crime.
Many experts agreed that demographic factors will be an important factor in shaping both regional developments and political systems. China, Japan, and Korea, will experience a slowing of population growth but larger number of retired peoples over the next ten years. With fewer people to work and more people to support, their economies cannot grow and in the competitive global market, when the economy stop growing, it will decline. On the contrary, Southeast Asia countries such as The Philippines, Vietnam, Malaysia, and Indonesia will continue to have rising populations and will emerge as a challenge to their northern countries. With more people to work their economies can grow faster to meet global demands. The main question is whether they could improve their education systems to develop a stronger skilled workforce and take advantage of the global economic growth that globalization is creating. This is still unknown because some experts believe that without appropriate actions, without education reform, without proper trainings, without proper skills, poverty pressures will push for migration from South East Asia region to North and Northeast Asia for unskilled works. In this case, the situation will be worst and it is not different from what happened in Europe with illegal immigrants from Africa seeking menial works and be treated badly there.
More than ever, the roles of education and skill trainings will determine the rising of South East Asia as the area to be recognized with or the demise of a potential area that miss an opportunities to be a global major powers.