10 May, 2021
Bài học từ Estonia
Khi Estonia giành lại độc lập vào năm 1991, chỉ một phần ba dân số của nó có điện thoại; chỉ các văn phòng chính phủ hay công ti lớn mới có máy tính cá nhân. Ít người thậm chí biết tới Internet hay nghe nói về Apple hay Microsoft. Hai mươi năm sau, Estonia là người lãnh đạo thế giới trong công nghệ thông tin (CNTT) ở châu Âu với hàng trăm nghìn việc làm mới được tạo ra trong một mình ngành công nghiệp CNTT. Ngày nay Estonia nhận nhiều đầu tư nước ngoài về vốn hơn bất kì nước nào khác ở châu Âu và nhanh chóng đuổi kịp về GDP với các nước tây Âu như Pháp, Đức với GDP tăng từ 34% năm 1996 tới 75% năm 2010 và hiện thời được xếp hạng là một trong ít nước có thu nhập cao nơi chuẩn sống là tương tự với các nước tiên tiến như Mĩ, Anh hay Đức.
Tại sao Estonia đang làm tốt thế khi các nước Đông Âu vẫn còn đang vật lộn? Nó tất cả đều bắt đầu với viễn kiến và quyền lãnh đạo của một cựu thủ tướng trẻ 32 tuổi Mart Laar. Trong cuộc phỏng vấn với báo chí châu Âu năm 2000, ông ấy nói: “Đất nước chúng tôi rất nhỏ với dân số trên một triệu người. Trước thế chiến 2, chúng tôi là nước nông nghiệp nhỏ với tài nguyên giới hạn. Chúng tôi không thể cạnh tranh được với các nước lớn như Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Czech về chế tạo hay công nghiệp nặng cho nên chúng tôi phải dựa vào năng lực của người chúng tôi. Vì chúng tôi không còn là một phần của Liên bang xô viết, chúng tôi phải tìm cái gì đó ít tốn kém, với đầu tư vốn tối thiểu, để xây dựng lại nền kinh tế của chúng tôi và tạo ra việc làm cho công dân chúng tôi. Chúng tôi chọn công nghệ thông tin (CNTT) vì nó không yêu cầu nhiều tiền, đầu tư duy nhất chúng tôi cần là giáo dục tốt, điều rất ăn khớp với văn hoá của chúng tôi. Bắt đầu từ năm 1993, chúng tôi bắt đầu với chương trình cải tiến giáo dục nhỏ hội tụ chỉ vào công nghệ thông tin cho mọi sinh viên đại học.”
Vì Estonia chỉ cách Phần Lam 80 kilomet, dễ dàng chấp nhận đào tạo từ nước láng giềng tiến bộ về công nghệ. Chính phủ bắt đầu gửi các thầy giáo sang Phần Lan để nhận đào tạo về công nghệ thông tin để cập nhật giáo trình cũ của mình. Ông Laar nói: “Cải tiến giáo dục phải bắt đầu từ thầy giáo. Mọi thứ trong giáo dục phụ thuộc vào năng lực, động cơ, và kĩ năng của thầy giáo. Không có thầy giáo, không cái gì có tác dụng cho nên chúng tôi đầu tư vào mọi thứ trong phát triển thầy giáo. Chúng tôi muốn mọi đứa trẻ ở nước chúng tôi có giáo dục tốt nhất có thể được vì chúng là tương lai và chúng có thể xây dựng lại nền kinh tế của chúng tôi. Vì chúng tôi không thể làm mọi thứ ngay một lúc, chúng tôi hội tụ chỉ vào một điều: giáo dục công nghệ.”
Trong không đầy sáu năm, Estonia đã có khả năng thay thế kết cấu nền hệ thống điện thoại cũ của nó được mua từ Xô viết sang hệ thống số thức không dây mới mà có thể bao phủ toàn thể đất nước. Chính phủ Estonia bắt đầu một dự án quốc gia để trang bị cho mọi lớp học các máy tính cá nhân và đến 1998 mọi trường đều trực tuyến. Có kĩ năng mạnh trong CNTT, người Estonia có khả năng thực hiện hệ thống “chính phủ điện tử” hiệu quả nơi mọi thứ đều được đặt lên trực tuyến để loại bỏ hàng dài truyền thống trước các văn phòng chính phủ. Công nhân CNTT có kĩ năng cũng phát triển các doanh nghiệp điện tử tư mạnh với các cửa hàng trực tuyến để thay thế cho các cửa hàng vật lí truyền thống. Thành công kích động nhất tới vào năm 2003 khi hai sinh viên ở đại học Estonia, Niklas Zennstrom và Janus Friis đã phát triển công nghệ mới để làm việc gọi điện thoại qua Internet và đã tạo ra một công ti khởi nghiệp nhỏ có tên là Skype. Vài tháng sau, sáu sinh viên đã phát triển mạng chia sẻ tệp đầu tiên có tên là Kazaa, điều khuyến khích những người khác, trên khắp thế giới, phát triển các website chia sẻ âm nhạc và phim. Trong số họ việc chia sẻ video thành công nhất là YouTube.
Năm 2005, công ti Mĩ eBay mua Skype với giá $2.6 tỉ đô là và đột nhiên hai sinh viên Estonia trở thành ‘tỉ phú tức thời”. Biến cố này khuyến khích một thế hệ mới các nhà doanh nghiệp CNTT và toàn thể ngành công nghiệp CNTT bùng nổ với hàng trăm công ti khởi nghiệp. Bởi vì Estonia là nước nhỏ với thị trường nội địa giới hạn, phần lớn các công ti khởi nghiệp đều hội tụ vào kinh doanh toàn cầu. Công ti tăng trưởng nhanh nhất là TransferWise, dịch vụ chuyển tiền với vài triệu khách hàng khắp châu Âu và Mĩ. Theo World Bank, các ngành công nghiệp công nghệ cao của Estonia bây giờ chiến quãng 28% GDP của Estonia. Ngày nay Tehnopol, một trung tâm kinh doanh ở thủ đô Tallinn có trên 150 công ti công nghệ chính. Estonia được coi là nước có bầu không khí doanh nghiệp thân thiện, chính sách thương mại tự do mạnh; đồng tiền mạnh nơi các doanh nghiệp mới có thể được đăng kí trong vài ngày mà không chậm trễ và mọi thứ có thể được làm trực tuyến. Là một nước với kĩ năng CNTT cao nhất, Estonia có khả năng hấp dẫn nhiều đầu tư nước ngoài; nhiều công ti công nghệ mở trung tâm phát triển ở đó để tận dụng ưu thế về có nhiều công nhân kĩ năng, điều gia tăng thêm cho kinh tế địa phương.
Năm 2007 Estonia là nước đầu tiên trên thế giới cho phép bầu cử trực tuyến trong tổng tuyển cử. Nó có tốc độ băng thông nhanh nhất và phần lớn các công dân của nó làm kinh doanh dùng điện thoại thông minh của họ. Mọi sổ sức khoẻ công dân đều được số thức hoá và được lưu trong mây và mọi người khai báo thuế hàng năm trực tuyến. Một nhà phân tích Phố Wall nói: “Ngày nay Estonia là một trong những nước tiên tiến nhất về công nghệ trên thế giới, còn tiên tiến hơn nhiều cả Mĩ, Anh và nhiều nước tây Âu. Nó là nước điện tử (e-country) nơi mọi thứ đều số thức hoá, từ e-banking, e-paying, e-vote, e-tax và hệ thống chính phủ điện tử e-government của nó là tốt nhất thế giới.”
Làm sao một nước rất nhỏ đã phát triển văn hoá công nghệ mạnh thế trong một thời gian rất ngắn? Mặc dầu nó đã bắt đầu với một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới dựa trên chương trình đào tạo tốt nhất từ Phần Lan và Đức nhưng lí do chính cho thành công của nó là việc phát triển đào tạo thầy giáo của nó hội tụ vào công nghệ. Mọi thầy giáo, từ sơ cấp tới đại học đều được đào tạo trong công nghệ để phát triển thế hệ tiếp các công nhân có kĩ năng cao. Trong một thời gian ngắn quãng mười năm, Estonia cũng đã thay đổi từ nước hội tụ vào nông nghiệp sang nước công nghệ cao. Trong cuộc phỏng vấn với báo chí châu Âu, vị thủ tướng nói: “Chúng tôi may mắn vì chúng tôi đã bắt đầu từ không có gì cả. Là một nước nhỏ, chúng tôi không có nhiều cho nên dễ dàng bắt đầu với tờ giấy trắng.” Nhưng ông ấy nói thêm rằng thành công của Estonia không phải là về công nghệ MÀ về việc bỏ “tư duy cũ”. Ông ấy nói: “Estonia là nước rất nhỏ. Nó như cái làng nhỏ hơn là một nước nơi mọi người biết lẫn nhau; chúng tôi làm việc cùng nhau và thay đổi cách tư duy của chúng tôi cùng nhau. Sau độc lập, chúng tôi nhận ra rằng tương lai thuộc về thế hệ trẻ cho nên người chúng tôi chọn phần lớn là thanh niên để vào văn phòng chính phủ và để cho họ quyết định đức tin của họ về đất nước chúng tôi. Tôi đã được bầu khi tôi mới chỉ 32 tuổi làm thủ tướng điều chưa từng được nghe thấy ở bất kì nước nào. Chúng tôi hội tụ vào “cách nghĩ” mới, tư duy mới mà bắt đầu với giáo dục. Chúng tôi có một chương trình có tên “ProgeTiiger” (Chương trình Hổ) để dạy cho mọi sinh viên cơ sở về máy tính và lập trình vì chúng tôi muốn bắt kịp nhanh chóng với các nước láng giềng.
Vì hội tụ công nghệ này, vì tư duy mới này chúng tôi thành công. Ở các nước khác, phần lớn sinh viên trung học đều muốn là “ngôi sao nhạc rock”, hay “ngôi sao điện ảnh”. Nhưng ở Estonia, học sinh trung học muốn là nhà doanh nghiệp CNTT. VÀ đó là điều chúng tôi coi là “dịch chuyển tư duy” hướng tới xây dựng xã hội tri thức của chúng tôi.”
—English version—
Lesson from Estonia
When Estonia regained its independence in 1991, only a third of its people had a telephone; only government offices or large companies had personal computers. Few people even knew about the Internet or heard of Apple or Microsoft. Twenty years later, Estonia is a world leader in Information Technology (IT) in Europe with hundred thousand new jobs created in IT industry alone. Today Estonia receives more foreign investment per capita than any other country in Europe and quickly catching up in GDP with western European countries such as France, Germany with GDP growing from 34% in 1996 to 75% in 2010 and currently is rated as one of a few high income country where standard of living is similar to advanced countries such as the U.S. UK or Germany.
Why Estonia is doing so well when other Eastern European countries are still struggling? It all begins with the vision and leaderships of a young 32 years old prime minister Mart Laar. In an interview with European newspapers in 2000, he said: “Our country is very small with a population over one million people. Before World War 2, we were a small agriculture country with very limited resources. We could not compete with larger countries such as Poland, Hungary and CzechRepublic in manufacturing or heavy industry so we have to rely on the capabilities of our people. Since we are no longer part of the Soviet Union, we have to find something that is least expensive, with minimum capital investment, to rebuild our economy and create jobs to our citizens. We select Information Technology (IT) because it does not require a lot of money, the only investment we need is good education, which fit our culture very well. Began in 1993, we stared with a small education improvement program that focus strictly on information technology to all college students.”
Since Estonia is only 80 kilometers from Finland, it is easy to adopt trainings from its technology advancing neighbor. The government began sending teachers to Finland to receive trainings in Information Technology to update its old curriculum. Mr. Laar said: “Education improvement must start with the teachers. Everything in education depends on the abilities, the motivation, and the skills of teachers. Without the teachers, nothing works so we invest everything in the development of teachers. We want every child in our country to have the best education possible because they are the future and they can rebuild our economy. Since we cannot do everything at once, we focus on only one thing: technology education.”
In less than six years, Estonia was able to replace its old phone system infrastructure built by the Soviet to a new wireless digital system that covers the whole country. Estonia government began a nationwide project to equip all classrooms with personal computers and by 1998 all schools were online. Having strong skills in IT, Estonian was able to implement an effective “e-government” system where everything was placed on line to get rid of the traditional long line in front of government offices. Skilled IT workers were also developing a strong private sector e-business with online stores to replace traditional physical stores. The most exciting success came in 2003 when two students in EstoniaUniversity, Niklas Zennstrom and Janus Friis developed a new technology to make phone calls over the Internet and created a small startup called Skype. Few months later, six students developed the first file sharing network called Kazaa, which encouraged others, all over the world, to develop music and movies sharing websites. Among them the most success video sharing is You Tube.
In 2005, U.S company eBay bought Skype for $2.6 billion and suddenly the two Estonian students became “Instant billionaires”. This event encouraged a new generation of IT entrepreneurs and the entire IT industry exploded with hundreds of startups. Because Estonia is a small country with limited domestic market, most startups are focusing on global business. The fastest growing company is TransferWise, a money-transfer service with several million customers across Europe and America. According to the World Bank, Estonia high-tech industries now account for about 28% of Estonia‘s GDP. Today Tehnopol, a business center in the capital Tallinn has over 150 major technology companies. Estonia is considered country with a friendly business atmosphere, strong free trade policy; strong currency where new businesses could be registered in few days without delays and everything can be done online. As a country with the highest IT skills, Estonia is able to attract a lot of foreign investments; many technology companies open development centers there to take advantage of the plentiful of skills workers which add more to the local economy.
In 2007 Estonia was the first country in the world that allow online voting in a general election. It has the fastest broadband speeds and most of its citizens do business using their smartphones. All citizens’ health records are digitized and stored in the cloud and people filling annual tax online. A Wall Street Analyst said: “Today Estonia is one of the most advanced countries in technology in the world, by far more advance than the U.S. UK and many western European countries. It is an e-country where everything is digital, from e-banking, e-paying, e-vote, e-tax and its e-government system is the best in the world.”
How does a very small country develop such a strong technology culture in a very short time? Although it began with a completely new education system based on the best training programs from Finland and Germany but the main reason to its success was the development of its teachers training that focus on technology. All teachers, from elementary to universities were trained in technology to develop the next generation of highly skilled workers. In a short time of ten years, Estonia also changed from an agriculture focus country to a high technology country. In the interview with European newspapers, the Prime Minister said: “We are lucky because we started from nothing. As a small country, we do not have much so it is easy to begin with a blank paper.” But he added that Estonia’s success is not about technology BUT about shedding the “old thinking”. He said: “Estonia is a very small country. It is more a small village than a country where everyone knows each other; we work together and change our thinking together. After independent, we realized that the future belong to the young generation so our people select mostly young people to government offices and let them decide their faith of our country. I was selected when I am only 32 years old as Prime Minister which is unheard of in any country. We focus on a new “mind set”, a new thinking that begin with education. We have a program called “ProgeTiiger” (Programming Tiger) to teach all students the basics of computer and programming as we want to catch up quickly with other neighbor countries.
Because of this technology focus, because of this new thinking we succeed. In other countries, most high-school students want to be a “rock star,” or “movies star”. But in Estonia, high school students want to be IT entrepreneur. AND that is what we consider “Shifting the thinking” toward building our knowledge society.”