21 Jan, 2021
Ba con sóng của toàn cầu hoá
Thuật ngữ “toàn cầu hoá” đã có từ thời gian lâu rồi nhưng nó mới phát triển thành “thực thể” và ảnh hưởng tới mọi doanh nghiệp.
Một số người quản lí tin họ không cần nghĩ về toàn cầu hoá vì doanh nghiệp của họ là địa phương, không toàn cầu. Thực tế là cạnh tranh có thể tới từ bất kì chỗ nào khi các công ti bây giờ vận hành trong môi trường toàn cầu. Cho dù một doanh nghiệp chỉ vận hành ở một thành phố, điều đó không có nghĩa là những đối thủ cạnh tranh sẽ không tới. Do đó mọi doanh nghiệp đều phải được chuẩn bị để giải quyết với thực tại toàn cầu này, bằng không thì sẽ quá muộn. Ngày nay với internet và vận tải nhanh chóng hơn, bất kì công ti nào cũng có thể cạnh tranh trên toàn cầu mà không cần phải được đặt trụ sở ở những chỗ đặc thù. Mọi điều họ cần là website để bán sản phẩm và hợp đồng với công ti vận chuyển để chuyển giao cho khách hàng. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp trực tuyến xuất hiện vài năm trước ở Hàn Quốc, các công ti toàn cầu lớn bán hàng rẻ hơn các công ti địa phương và quét sạch 80% doanh nghiệp nhỏ đặt trụ sở ở các thành phố nhỏ. Trước năm 2000, Mĩ có trên hai mươi bẩy nghìn hiệu sách, ngày nay nó có ít hơn tám nghìn hiệu sách và con số này vẫn tiếp tục giảm khi nhiều người đang mua sách qua các hiệu sách trực tuyến như Amazon và làm cho Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, thành một trong những người giầu nhất trên thế giới. Ngày nay, với luật di trú mở và cho phép visa đặc biệt, công nhân có thể tới làm việc ở nhiều nơi tương đối dễ dàng. Chẳng hạn, hai mươi năm trước đây, công nhân xây dựng ở Trung Đông bãi công, đòi lương tốt hơn. Khi thương lượng không đem tới kết quả, các công ti xây dựng đưa công nhân từ Ấn Độ, Pakistan, và Philippines tới để làm việc thay vì tăng lương. Ngày nay có hơn vài trăm nghìn công nhân xây dựng ở đó và công nhân địa phương hoặc phải chấp nhận lương thấp hơn hoặc bị thất nghiệp.
Toàn cầu hoá đang thay đổi cách các công ti làm kinh doanh và tác động nhiều lên các nước hơn là mọi người có thể hình dung. Chẳng hạn, việc dùng khoán ngoài đang tăng lên ở mọi nơi mặc cho mối quan ngại về mất việc làm. Các nước đã phát triển sẽ tiếp tục khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp hơn để tăng lợi nhuận vì chi phí cho công nhân lao động ở nước nhà tiếp tục tăng lên. Không may, nhiều người không hiểu tác động này và không chuẩn bị để giải quyết nó. Với tiến bộ của viễn thông và vận tải, doanh nghiệp không còn bị giới hạn vào một vùng, thành phố hay nước đặc thù mà mở rộng toàn cầu. Với thiếu hụt công nhân có kĩ năng và luật di trú mở, công nhân có kĩ năng không còn bị giới hạn vào một vùng, thành phố hay nước mà họ có thể đi tới bất kì chỗ nào có cơ hội. Hoặc họ đi tới nơi có việc làm hoặc việc làm sẽ đi tới nơi công nhân có kĩ năng đang sống. Một số nước không được chuẩn bị và mất công nhân có kĩ năng như bác sĩ, nhà khoa học, kĩ sư, doanh nhân vì họ ra đi tìm cơ hội tốt hơn ở nước khác. Hiện tượng “chảy não” này vẫn xảy ra ngày nay ở nhiều nước. Điều gì sẽ xảy ra cho một nước mất đi các tài năng của họ? Điều gì sẽ xảy ra cho xã hội với số ít hơn các bác sĩ y khoa, nhà khoa học, thầy giáo, kĩ sư hay nhà chuyên môn? Điều gì sẽ xảy ra cho nền kinh tế nơi người có tài không còn muốn ở lại và xây dựng? Họ sẽ không kéo dài lâu và sớm hay muộn sẽ rơi vào trong nghèo nàn cùng cực và bị những nước khác bóc lột. Ngược lại, một số nước được chuẩn bị tốt để giữ cho công nhân có kĩ năng của họ ở nhà. Họ có chính sách và luật pháp để tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn, khuyến khích đầu tư nước ngoài và động viên họ khoán ngoài công việc ở đó. Khi họ thu được nhiều công việc và đầu tư hơn, nền kinh tế của họ thịnh vượng lên và đi tới chuẩn sống cao hơn. Chẳng hạn, trong không đầy hai mươi năm, Ấn Độ trở thành trung tâm của công nghệ thông tin (CNTT) khi nhiều công ti khoán ngoài công việc CNTT cho Ấn Độ với thu nhập đạt tới 97 tỉ đô la năm 2010. Cùng điều đó đang xảy ra cho Trung Quốc nơi nó trở thành trung tâm chế tạo, sản xuất nhiều sản phẩm với chi phí thấp và tạo ra hành trăm triệu việc làm cho công dân của nó.
Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội hơn nhưng cũng nhiều cạnh tranh hơn giữa các quốc gia, công ti và cá nhân. Các công ti không tổ hợp toàn cầu hoá vào trong chiến lược của họ không thể đáp ứng được nhanh chóng với cạnh tranh và có thể không sống còn được. Với toàn cầu hoá, cơ hội để tăng trưởng là vô giới hạn cho nên những người quản lí cấp cao phải lập kế hoạch chiến lược của họ tương ứng. Thay vì sợ hãi, họ phải dùng toàn cầu hoá như yếu tố tạo khác biệt cạnh tranh cho công ti của họ, bằng không kẻ cạnh tranh sẽ làm điều đó. Cùng việc đó cũng xảy ra cho công nhân những người không cải tiến kĩ năng của họ. Họ có thể không có khả năng giữ được việc làm của họ lâu. Với toàn cầu hoá, cơ hội việc làm là vô giới hạn. Công nhân chấp nhận thái đội học cả đời, hiểu thị trường việc làm cần cái gì và chuẩn bị. Thay vì có thái độ thụ động, họ phải chủ động và dùng kĩ năng của họ như yếu tố làm khác biệt cạnh tranh, bằng không ai đó khác sẽ làm điều đó.
Toàn cầu hoá là cách tiếp cận động luôn thay đổi qua thời gian. Nó bao gồm nhiều pha, các nhà kinh tế gọi đó là những đợt sóng. Đợt sóng thứ nhất của toàn cầu hoá là về chi phí nơi các công ti chuyển công việc sang các nước có chi phí thấp hơn để làm tăng lợi nhuận. Chi phí là yếu tố chính của mọi quyết định khoán ngoài. Lấy được ưu thế của đợt sóng thứ nhất này là có chi phí lao động thấp hơn để đem công việc vào một nước. Bởi vì những công việc này yêu cầu công nhân lao động, người có thể được đào tạo trong thời gian ngắn, cạnh tranh sẽ gay gắt. Phần lớn các công việc sẽ được chuyển từ nước có chi phí thấp sang nước có chi phí thấp hơn vì một số nước sẽ tiếp tục hạ thấp hơn chi phí để hấp dẫn công việc. Cuối cùng, ích lợi chi phí này sẽ giảm đi qua thời gian cũng giống như đợt sóng đạt tới bờ. Ví dụ về đợt sóng thứ nhất bao gồm dệt, quần áo, giầy dép và công việc chế tạo nhẹ v.v. Phần lớn các nhà kinh tế đều tiên đoán đợt sóng thứ nhất kéo dài giữa 10 tới 20 năm.
Đợt sóng thứ hai của toàn cầu hoá là về chất lượng và tính hiệu quả nơi công ti truy nhập vào các kĩ năng, điều khan hiếm ở nước nhà của họ để đáp ứng nhu cầu của họ. Kĩ năng là yếu tố chính cho mọi quyết định di chuyển tới. Tận dụng được ưu thế của pha này là có công nhân có kĩ năng để đem việc làm vào một nước. Bởi vì những việc làm này yêu cầu công nhân được giáo dục cao, họ là quí giá hơn công nhân lao động vì họ đòi hỏi lương cao hơn nhiều. Chuẩn bị cho đợt sóng thứ hai, cải tiến giáo dục là quan trọng nhưng chỉ vài nước thành công được. Đợt sóng thứ hai được coi là “bùng phát kinh tế” để thúc đẩy nền kinh tế lên chuẩn cao hơn bởi vì việc làm trả lương cao hơn có thể đem tới ích lợi lớn cho nền kinh tế đất nước. Theo một số nghiên cứu, một việc làm công nghệ cao có thể làm phát sinh ra tám tới mười hai việc làm gián tiếp tuỳ theo môi trường địa phương. Thay vì công việc làm khoán ngoài làm việc với lao động thấp, các công ti toàn cầu sẽ phải mở các doanh nghiệp và đầu tư vào các tiện nghi vận hành để tận dụng lực lượng lao động có kĩ năng. Ví dụ về đợt sóng thứ hai bao gồm ngân hàng, tài chính, kinh doanh, thương mại, dịch vụ công nghệ thông tin v.v. Hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán đợt sóng thứ hai có thể kéo dài giữa 20 tới 50 năm.
Đợt sóng thứ ba của toàn cầu hoá là về đạt tới hiệu quả và canh tân nơi các công ti tận dụng ưu thế của thành công của các pha trước. Kĩ năng chuyên sâu là nhân tố chính của mọi quyết định cộng tác. Pha này là pha tối thượng của toàn cầu hoá vì giá trị được đặt trên cộng tác lẫn nhau giữa các nước, các công ti, nơi mối quan hệ chuyển từ khách hàng và nhà cung cấp thành đối tác. Nó dựa trên tính sẵn có của kĩ năng chuyên sâu cao tồn tại trong những nước hay công ti nào đó nảy sinh từ xuất sắc giáo dục. Trong pha này, toàn cầu hoá đi vào trạng thái cân bằng nơi cả hai bên hình thành liên minh để tận dụng ưu thế của toàn cầu hoá. Liên minh sẽ cạnh tranh và chi phối các công ti khác từ nhiều khu vực kể cả ưu thế kinh tế cũng như tính cao siêu công nghệ. Là các đối tác, lương sẽ là như nhau vì luồng công việc và nghiên cứu chảy tự do từ đối tác này sang đối tác khác. Điều này là tương đương với biển lặng nơi không có đợt sóng lớn nào khi mọi sự chảy êm đềm giữa các công ti bên trong liên minh hay đối tác. Ví dụ về đợt sóng thứ ba bao gồm phòng thí nghiệm nghiên cứu, tiện nghi phát triển sản phẩm, định vị lại chiến lược của các văn phòng và đối tác kinh doanh v.v. Phần lớn các nhà kinh tế đều dự đoán đợt sóng này kéo dài lâu, có thể hàng trăm năm hay hơn.
Không phải mọi công ti sẽ chuyển sang đợt sóng thứ hai hay thứ ba. Một số công ti thoả mãn với hội tụ chi phí-ích lợi và sẽ tiếp tục chuyển công việc cho các nước chi phí thấp. Tuy nhiên, chi phí chuyển việc và tiếp tục tìm vị trí mới sẽ giảm ưu thế chi phí và cuối cùng sẽ không mấy ích lợi còn lại. Để thực sự thu hoạch được ích lợi của toàn cầu hoá, công ti phải cam kết với cách tiếp cận dài hạn bao gồm cả ba đợt sóng. Cấp quản lí phải nhìn vào chiến lược doanh nghiệp tổng thể thay vì lấy hành động chiến thuật. Họ phải thừa nhận rằng công ti của họ sẽ cần trưởng thành trong tính chuyên gia của nó để giải quyết với cách tiếp cận toàn cầu hoá này. Công ti chỉ nhìn vào chi phí sẽ thu được ích lợi giới hạn và sẽ bị vỡ mộng trong đường dài. Các nhà cung cấp hội tụ chỉ vào ưu thế chi phí lao động sẽ không phát đạt được lâu. Tất nhiên, không phải mọi công ti đều sẽ hoàn thành toàn thể chu kì ba đợt sóng này, một số sẽ không thực hiện và biến mất vì cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi các công ti chuyển từ pha này sang pha tiếp. Tuy nhiên, việc đạt tới giai đoạn cuối cùng của “làm chủ toàn cầu” nên là mục đích của mọi công ti. Ngày nay, một số công ti là kẻ lãnh đạo toàn cầu, nhưng nhiều công ti khác đang thách thức và với công nghệ mới, xu hướng mới, không ai có thể tự tin được lâu vì mọi sự cứ thay đổi. Ngày nay một số nước đang làm tốt hơn nhưng công nghệ thay đổi và giáo dục tốt hơn, không ai có thể đứng lại lâu được vì cạnh tranh vẫn tiếp tục. Ngày nay một số công nhân đang làm tốt nhưng nếu họ không coi học cả đời là nghiêm chỉnh, những người khác sẽ thách thức họ về việc làm và vì những người cạnh tranh có thể tới từ bất kì chỗ nào. Điều quan trọng cần hiểu rằng không ai có thể duy trì được vị thế mà không cập nhật kĩ năng. Cũng như đợt sóng trên đại dương sẽ tiếp tục đi và không bao giờ dừng, tiến bộ tuỳ thuộc vào nhận biết, hiểu biết và sẵn lòng có hành động để đi cùng với thời gian thay đổi.
—-English version—-
The three waves of globalization
The term “globalization” has been around for a long time but it has developed into a “reality” and affect all businesses. Some managers believe they do not need to think about globalization because their businesses are local, not global. The reality is competition can comes from anywhere as companies are now operating in a global environment. Even if a business’s is only operating in one city, it does not mean competitors will not come in. Therefore every business must be prepared to deal with this global reality, else it is too late. Today with the internet and faster transportation, any company can compete globally without have to be located in particular places. All they need is a website to sell products and contract with shipping company to deliver to customers. For example, when online business happened few years ago in S. Korea, large global companies would sell products cheaper than local companies and wiped out 80% of small business who locate in small cities. Before 2000, the U.S. had over twenty seven thousands bookstores, today it has less than eight thousands and the number is continue to decline as more people are buying books through online bookstores such as Amazon and making Jeff Bezos, the owner of Amazon, one of the richest men in the world. Today, with open immigration laws and special visas permit, workers can go to work in many places relatively easy. For example, twenty years ago, construction workers in the Middle East went on strike, demanded better salary. When negotiation did not bring result, construction companies brought in workers from India, Pakistan, and Philippines to do the work instead of raising salary. Today there are more than several hundred thousand foreign construction workers work there and local workers either have to accept lower wages or be unemployed.
Globalization is changing the way companies are doing business and impacts more countries than people can imagine. For example, the use of outsourcing is increasing everywhere despite concern about job losses. Developed countries will continue to outsource works to lower cost countries to increase profits as the cost of labor workers in home country continues to rise. Unfortunately, many people do not understand this impact and not prepare to deal with it. With the advancement of telecommunication and transportation, business is no longer be limited to a particular region, city, or country but expands globally. With the shortage of skilled workers and open immigration laws, skilled workers are no longer be limited to a region, city or country but as they can go wherever there are opportunities. Either they go to where the jobs are or jobs will go to where skilled workers live. Some countries are unprepared and lost their talented workers such as doctors, scientists, engineers, business persons as they left for better opportunities in another countries. This “Brain drain” phenomenon is still happening today in many countries. What will happen to a country that lost most of their talents? What will happen to a society with fewer number of medical doctors, scientists, teachers, engineers or professionals? What will happen to an economy where talented people are no longer want to stay and build? They will not last for long and sooner or later will fall into extreme poverty and be exploited by others. On the contrary, some countries are well prepared to keep their skilled workers at home. They have policies and laws to create better business environments, incentives for foreign investments and encourage them to outsource works there. As they gain more works and investments, their economies prosper and move to higher standard of living. For example, in less than twenty years, India become the center of information technology (IT) as more companies are outsourcing IT works to India with revenue reaching 97 billion dollars in 2010. The same thing is happening in China where it became the center for manufacturing, producing many products at lower costs and created hundred million jobs for its citizens.
Globalization opens more opportunities but also more competitions between countries, companies and individuals. Companies that fail to incorporate globalization into their strategies cannot respond quickly to competition and may not survive. With globalization, opportunity to grow is limitless so senior managers must plan their strategies accordingly. Instead of fear, they must use globalization as a competitive differentiator for their companies, else competitors will. The same thing also happens to workers who fail to improve their skills. They may not be able to keep their jobs for long. With globalization, job opportunity is limitless. Workers that adopt a lifelong learning attitude, understand what the job market needs and prepare. Instead of being passive, they must be active and use their skills as competitive differentiator, else somebody will.
Globalization is a dynamic approach that changes over time. It consists of several phases, economists called it waves. The first wave of globalization is about cost where companies move works to lower cost countries to increase profits. Cost is a major factor of all outsourcing decisions. To take advantage of this first wave is to have lower labor costs to bring works into a country. Because these works require labor workers who can be trained in a short time, competition will be fierce. Most works will be moved from one low costs country to another lower costs country as some will continue to lower the cost to attract works. Eventually, this cost benefit will diminish over time just like the wave reaching the shore. Examples of the first wave include textile, clothing, shoes and light manufacturing works etc. Most economists predicted the first wave to last between 10 to 20 years.
The second wave of globalization is about quality and effectiveness where companies access to skills that are scarce in their home countries to meet their needs. Skills is a major factor of all relocation decisions. To take advantage of this phase is to have skilled workers to bring works into a country. Because these works require workers who are highly educated, they are more valuable than labor workers as they demand much higher salaries. To prepare for the second wave, education improvement is important but only few countries would succeed. The second wave is considered an “economic booster” to push economy into higher standard because higher paying jobs can bring significant benefits to the country’s economy. According to several studies, one high tech job could generate eight to twelve indirect jobs depending on the local environment. Instead of outsource works low labor works, global companies will have to open businesses and invest in operation facilities to take advantage of the skilled workforce. Examples of the second wave include Banking, financial, business, trades, information technology services etc. Most economist predicted the second wave can last between 20 to 50 years.
The third wave of globalization is about achieving efficiency and innovation where companies take advantage of the success of previous phase. Advanced skills is a major factor of all collaboration decisions. This phase is the ultimate phase of globalization as the value is based on mutual collaboration between countries, companies where the relationship move from customers and suppliers to partnerships. It based on the availability of highly advanced skills exist in certain countries or companies resulting from education excellence. In this phase, globalization enters a balanced state where both sides form alliance to take advantage of globalization. The alliance will compete and dominate other companies from many areas including economic advantage as well as technology superior. As partners, wages would be equal as works and research flow freely from one to another. This is equal to a calm sea where no more big waves as things flow smoothly between companies within the alliance or partnership. Examples of the third wave include research labs, product development facilities, strategic relocation of offices and business partnerships etc. Most economists predicted this wave to last a long time, could be hundred years or more.
Not all companies will move to the second or third wave. Some are satisfied with the cost-benefit focus and will continue to move works to low cost countries. However, the cost of moving and continue to search for new locations will reduce the cost advantage and eventually there will be not much benefits left. To truly reap the benefits of globalization, company must commit to a long term approach that involves all three waves. Management must look at the overall business strategy rather than a tactical action. They must acknowledge that their companies will need to mature in its expertise to deal with this globalized approach. Company that looks at cost only will get limited benefits and will be disillusioned in the long run. Providers that focuses only on labor cost advantage will not prosper long. Of course, not every company will complete the entire three-wave cycle, some will fail and disappear as competition will be more fierce as company transition from one phase to the next. However, achieving the final stage of “global mastery” should be every company’s goal. Today, some companies are global leaders, but many other are challenging and with new technologies, new trends no one can be confident for long as things keep changing. Today some countries are doing better but with technology changes and better education, no one can stay on top for long as competition continue. Today some workers are doing well but if they do not take the lifelong learning seriously, others will challenge them for their jobs and since competitors can come from anywhere. It is important to understand that no one can maintain the position without updating skills. Just like wave in the ocean will continue to move and never stop, progress depends on awareness, understanding, and willing to take action to move with the changing time.