JAMES BORTON VÌ MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG Vũ Mạnh dịch Sách tham khảo XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH
JAMES BORTON VÌ MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG Vũ Mạnh dịch Sách tham khảo XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH
Giới chuyên môn bình luận về XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG “Nghiên cứu rất đáng đọc và cực kỳ dễ đọc này đưa độc giả vào hành trình xuyên qua những vấn đề tưởng chừng nan giải ở Biển Đông để hé lộ làm thế nào mà thông qua hợp tác về môi trường, các quốc gia cạnh tranh có thể áp dụng các biện pháp xây dựng hòa bình dựa trên khoa học và lòng tin, có thể giúp giảm thiểu rủi ro xung đột.” – Carla Freeman Chuyên gia cao cấp về Trung Quốc, Viện Hòa bình Mỹ “Quyển ký sự được viết một cách tao nhã này đã ghi lại sự xói mòn từ từ của đa dạng sinh học biển ở Biển Đông, nạn nhân của chính trị quyền lực trong khu vực.” – James Kraska Chủ tịch kiêm Giáo sư Charles H. Stockton về Luật Hàng hải Quốc tế, Trung tâm Luật Quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ “James Borton đã mang tới một quyển sách mới, sâu sắc và mang đậm dấu ấn cá nhân về những ngư dân Việt Nam đang bị mắc kẹt giữa những tranh chấp chủ quyền với các vấn đề an ninh môi trường.” – Tiến sĩ Binh Lai Phó Viện trưởng Viện Biển Đông
6 - JAMES BORTON “Một quyển sách đúng lúc, tìm cách giải quyết một số vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta: tìm kiếm các giải pháp có ý nghĩa cho cuộc khủng hoảng sống còn của hành tinh do biến đổi khí hậu gây ra và sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt ở Biển Đông. Một sự diễn giải sâu sắc cho bất kỳ ai quan tâm đến tương lai của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.” – Tiến sĩ Manali Kumar Tổng biên tập trang 9Dashline “Đây là quyển sách về hy vọng và tương lai của đa dạng sinh học biển cũng như sự bền vững ở Biển Đông. Đây là một đóng góp lớn cho một lĩnh vực chưa được nghiên cứu đúng mức.” – Larry Berman Giáo sư danh dự, Đại học California, Thành phố Davis “Xoay chuyển tình hình Biển Đông là một quyển sách đúng lúc và kích thích tư duy, lý giải các mối quan hệ phức tạp và phơi bày những tác động môi trường tàn khốc đang gây lo ngại cho tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.” – Chuẩn Đô đốc Scott Sanders Hải quân Mỹ (đã nghỉ hưu)
XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG - 7 “Borton đã kết hợp sự am hiểu của mình về khu vực với nhiều góc nhìn khác nhau. Đây là một quyển sách ấn tượng đồng thời cũng đầy hy vọng, một quyển sách có thể thay đổi cách nghĩ của ngay cả những độc giả hiểu biết nhất về Biển Đông.” – Tiến sĩ Peter Harris Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Bang Colorado, biên tập viên mục “Các quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của tờ Journal of Indo-Pacific Affairs “Quyển sách tao nhã của nhà báo James Borton đã lặp lại âm hưởng của Rachel Carson khi ông thổi còi cảnh báo về thảm họa nghiêm trọng đối với môi trường và con người từ việc tàn phá rạn san hô, đánh bắt quá mức, đánh bắt trái phép và giết hại trên biển.” – Skye Moody tác giả quyển Washed Up, The Curious Journeys of Flotsam and Jetsam “Đạm biển (cá, mực và cua) là một yếu tố quan trọng và thường bị bỏ qua trong cạnh tranh và tranh chấp ở Biển Đông. Khi đưa vấn đề này lên hàng đầu và cung cấp góc nhìn của ngư dân cùng các nhà khoa học biển, Borton đã bổ sung một phần quan trọng vào hiểu biết của chúng ta về Biển Đông và cách quản lý căng thẳng trong khu vực.” – Rodger Baker Phó Chủ tịch Cấp cao Phân tích Chiến lược, trang tin Stratfor
Phần I GHI CHÉP THỰC ĐỊA
1 Dông bão kéo đến Nhiều câu chuyện trên báo ở Đông Nam Á thường bắt đầu từ quán nhậu và lần này cũng không ngoại lệ. Năm 2014, tại một quán như vậy ở Hà Nội, tôi ngồi uống bia hơi với nhà văn nổi tiếng Lã Thanh Tùng. Đó là một buổi trưa hè oi ả. Gần đó, sông Hồng lững lờ trôi. Dòng chảy lúc nhanh lúc chậm do lượng phù sa dồi dào mà con sông mang theo. Bắt nguồn từ Trung Quốc, dòng chảy sâu và hẹp giữa các vách núi dần dần mở rộng thành con sông đang nuôi sống vùng đồng bằng đông dân và màu mỡ của Việt Nam. Trên bản đồ, con sông này kết thúc ở Việt Nam, đổ ra Biển Đông. Tùng say sưa nói về Biển Đông và những ngư dân Việt Nam ngày ngày bám biển để nuôi sống gia đình. Con người đã đánh bắt trên Biển Đông trước cả khi lịch sử được ghi chép lại. Tình trạng ô nhiễm, đánh bắt quá mức và hơn một chục cuộc chiến khốc liệt đã khiến việc đi biển trở nên kém
26 - JAMES BORTON hấp dẫn, nhưng những con thuyền vẫn trở về với cá ngừ, cá thu, cá đù và tôm chất đầy khoang. Khoảng 50% protein động vật được tiêu thụ ở Đông Nam Á đến từ vùng biển rộng lớn phía đông Việt Nam. Tùng chậm rãi nhấp một ngụm bia và nói: “Tôi nghĩ biển đủ rộng để ngư dân kiếm kế sinh nhai, nhưng thách thức đối với họ còn nhiều hơn thế”. Hai tuần trước đó, một giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc đã được hạ đặt tại ngư trường truyền thống của Việt Nam. Truyền thông quốc tế, trong đó có tôi, đã có mặt ở mọi nơi với ống kính tập trung vào câu chuyện kịch tính đang xảy ra với ngư dân Việt Nam trên biển. Tôi biết rằng Trung Quốc từng đô hộ Việt Nam hơn một ngàn năm. Họ gọi nơi này là An Nam, nghĩa là “phương nam thanh bình”. Song, việc tàu chiến Trung Quốc vây quanh bảo vệ giàn khoan và chính sự có mặt của tôi ở đây… đều cho thấy sự trớ trêu trong ý nghĩa đã bị quên lãng từ lâu của cái tên đó. Tôi kể cho Tùng nghe về cuộc phỏng vấn gần đây của tôi với một ngư dân ở Đà Nẵng (được người Mỹ gọi là “China Beach”, tức “Biển Trung Quốc”, trong Chiến tranh Việt Nam), một trong những thành phố cảng lớn của Việt Nam. Trong thời gian ở đó, tôi đã gặp Đặng Văn Nhân, thuyền trưởng tàu cá thế hệ thứ ba tại địa phương, người đã quăng những tấm lưới dài của mình trên Biển Đông đầy sóng gió suốt hai thập niên qua. Nhân kể lại rằng vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, chiếc tàu dài 15 mét làm bằng gỗ với lớp sơn màu xanh vốn bạt đi vì sương gió của ông đã bị một tàu hải quân
XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG - 27 Trung Quốc đâm chìm. Nghĩ về cuộc phỏng vấn với ông, tôi vẫn còn nhớ ánh mắt ai oán của một người ngư dân đang hỏi bao giờ những cuộc tấn công như vậy mới kết thúc bởi họ là ngư dân và biển xanh là dành cho tất cả. “Người Trung Quốc đang dàn trên Biển Đông những con tàu đánh cá khổng lồ và việc này khiến chúng tôi khó có thể đánh bắt như trước kia”, Nhân nói. Lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa hằng năm do Trung Quốc áp đặt đã làm trầm trọng thêm căng thẳng đối với tất cả ngư dân ở vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh công bố lệnh cấm này lần đầu vào năm 1999, tuyên bố rộng rãi rằng lệnh cấm sẽ giúp duy trì nguồn lợi thủy sản tại một trong những ngư trường lớn nhất thế giới. Tranh giành quyền đánh bắt cá là một trong những động lực chính dẫn đến tranh chấp chủ quyền trên biển, và giới quan sát cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 có thể gây khủng hoảng lương thực, làm gia tăng nguy cơ xung đột tại khu vực. Biển Đông có diện tích 3,6 triệu ki-lô-mét vuông với vai trò vô cùng quan trọng về kinh tế, quân sự và môi trường. Đây là nơi diễn ra các hoạt động thương mại quốc tế có tổng giá trị hơn 5.300 tỷ đô-la mỗi năm. Khu vực này giàu đa dạng sinh học hơn gần như bất kỳ hệ sinh thái biển nào khác trên hành tinh, và nguồn thủy sản ở đây đang cung cấp thực phẩm cũng như mang lại việc làm cho hàng triệu người ở mười quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh: Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam.
28 - JAMES BORTON Biển Đông có khoảng 180 thực thể nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Những bãi đá, bãi cạn, bãi cát, rạn san hô và cồn cát này, cùng với các bãi cạn chưa được đặt tên và các thực thể luôn chìm dưới mặt nước được phân bổ ở bốn khu vực địa lý khác nhau của Biển Đông. Theo đó, các thực thể này được tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần bởi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Cuộc trò chuyện với Tùng làm tôi khát nước, thế là tôi uống thêm một cốc bia hơi và mô tả chiếc thuyền của Nhân kỹ nhất có thể. Tôi đã nhìn thấy chiếc thuyền đó sau khi nó được kéo lên từ biển và được đưa vào xưởng tàu ở Đà Nẵng, nơi tôi đứng cùng người thuyền trưởng đang tuyệt vọng kiểm tra con tàu bị hư hỏng nặng. Tôi nhìn thấy thiệt hại rõ ràng hơn ngay khi leo lên một chiếc thang gỗ tự chế để quan sát kỹ con tàu của thuyền trưởng Nhân. Nó đã được trục vớt sau khi bị chìm và lúc bấy giờ đang được trưng bày trước truyền thông quốc tế tại một trong những xưởng tàu ở Đà Nẵng. Vết rạch sâu do tàu vỏ thép Trung Quốc gây ra ở mạn phải của chiếc tàu cá Việt Nam đó chính là vết thương chí mạng đã nhấn chìm con tàu truyền thống đầy màu sắc một thời. Con tàu có thân dài và mảnh với phần mũi nhọn nhô cao – thiết kế bắt nguồn trực tiếp từ các loại thuyền buồm truyền thống của đất nước này – nhưng đuôi tàu không nhọn mà có dạng mặt phẳng thẳng đứng (flat transom). Động cơ được đặt ngay dưới buồng lái. Trang thiết bị đánh bắt được
XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG - 29 lắp trên boong trước, nơi mà phần còn lại của cột buồm đôi khi được dùng để treo đèn câu mực hoặc bạt che phủ. Mũi tàu luôn được trang trí bằng hình con mắt theo truyền thống và có “nga” (tức tời neo). Những con mắt dài được vẽ bằng sơn trên cả hai mặt, khiến mũi tàu khác biệt với phần đuôi hoặc mạn tàu. Thật không may, đối với Nhân và các ngư dân khác trên con tàu vào buổi sáng định mệnh đó, con mắt trang trí mang tính nghi thức và truyền thống đã không thể bảo vệ họ trước chiến hạm Trung Quốc cố tình phá hủy kế sinh nhai của họ. Charlotte Phạm, một học giả người Úc chuyên nghiên cứu về tàu thuyền Việt Nam, cho biết: “Đối với một số thân tàu theo kiểu truyền thống miền Bắc, người ta dùng đinh để ghép các tấm gỗ lên một long cốt nhô cao ở phía trước và phía sau, và sau cùng là đuôi tàu dạng mặt phẳng thẳng đứng. Với thân tàu ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, người ta dùng nêm để ráp các tấm gỗ với nhau, đồng thời tàu có đuôi và mũi cao nhô lên mặt nước. Một số tàu khác có phần thân được đóng theo kiểu khâu, và một số bè tre được trang bị buồm và long cốt giả có thể kéo thẳng lên được”. Tàu của Nhân chắc chắn không phải là đối thủ của tàu vỏ thép nặng hàng tấn của Trung Quốc. Trong một thập niên qua, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển ngành hàng hải và kêu gọi “đóng những chiếc tàu to hơn, đi xa hơn và bắt được nhiều cá hơn”. Một số chuyên gia nói đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc có khoảng 2.500 chiếc, nhưng có một nghiên cứu đã tuyên bố quy mô
30 - JAMES BORTON đội tàu này có thể bao gồm tới 17.000 chiếc đang đánh bắt và lùng sục khắp đại dương. Liên Hợp Quốc xác nhận Trung Quốc là một siêu cường thủy sản vì nước này đang tiêu thụ khoảng 36% tổng sản lượng cá và đánh bắt hơn 15,2 triệu tấn sinh vật biển mỗi năm, tương đương 20% tổng lượng cá đánh bắt của thế giới. Tùng gọi cho tôi thêm một cốc bia vì muốn nghe thêm câu chuyện về người ngư dân tên Nhân đó. Vị thuyền trưởng đó và những ngư dân khác luôn ý thức được những hiểm nguy đối với tính mạng người đi biển. Những cơn gió mạnh có khả năng làm lật thuyền có thể bất thình lình xuất hiện, và một cơn bão di chuyển nhanh có thể dễ dàng đánh úp một con tàu. Cuộc sống của họ luôn gặp rủi ro, nhưng giàn khoan nguyên khối cùng những con tàu Trung Quốc được vũ trang dày đặc để hộ tống nó đã trở thành một mối đe dọa mới và xa lạ đối với sinh kế của họ. Chắc chắn, Trung Quốc đã có những bước tiến vững chắc trong hai thập niên qua để giành lại vị trí cường quốc hàng đầu ở Thái Bình Dương. Chính vì sự đầu tư của họ vào ngành hàng hải mà mức độ cạnh tranh và thậm chí là xung đột ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang ngày càng tăng, được thúc đẩy bởi nỗi sợ mất quyền kiểm soát đối với các tuyến vận tải chủ chốt, bởi các yêu sách chồng lấn, cách hiểu khác nhau về thỏa thuận trên biển và việc tranh giành tài nguyên, đặc biệt là cá.
Mục lục Giới chuyên môn bình luận về Xoay chuyển tình hình Biển Đông 5 Lời tác giả 9 Phần I GHI CHÉP THỰC ĐỊA 23 1 - Dông bão kéo đến 25 2 - Vận xui nhấn chìm giấc mơ của ngư dân ở vùng biển tranh chấp 37 3 - Sau cơn bão 49 4 - Hành trình nguy hiểm 61 5 - Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, thần thoại và khoa học kết nối dân đảo 77 6 - Vựa lúa của Việt Nam bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và những con đập 99 7 - Chiến trường đánh bắt: Giằng co giữa Covid-19 và Trung Quốc 113 8 - Khoa học Thời tiết Địa chính trị ở vùng biển rìa lục địa 125
350 - JAMES BORTON Phần II CHÍNH TRỊ SINH THÁI 147 9 - Đi theo đàn cá và luật ở Biển Đông 149 10 - Mỹ và hiến pháp cho các đại dương 157 11 - Washington chậm kết nối Mạng lưới Điểm Xanh 169 12 - Những điềm báo ở các đảo quốc Thái Bình Dương 181 13 - Quyết định hậu phán quyết The Hague mang đến an ninh sinh thái 193 14 - Mặt trận nghề cá: Thay đổi trên biển đối với xuất khẩu thủy sản ở Đông Nam Á 207 15 - Giã từ vũ khí ở Việt Nam 217 Phần III HỢP TÁC VÀ NGOẠI GIAO KHOA HỌC 229 16 - Các vấn đề môi trường biển cần dữ liệu mở và khoa học 231 17 - Quản lý Biển Đông thông qua chính sách khoa học 249 18 - Chính trị sinh thái và chính sách khoa học ở Biển Đông 267
XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG - 351 Phụ lục 295 Phụ lục A 297 Phụ lục B 321 Phụ lục C 339
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==