TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG
PEDRAM SHOJAI Minh triết phương Đông trong đời sống hiện đại Nguyễn Nguyên Khải – Thoại Uyên dịch NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG THE URBAN MONK
CHƯƠNG 1 CĂNG THẲNG: Làm sao né được làn đạn? Robert xuất thân từ nền giáo dục truyền thống. Anh lớn lên vào cái thời mà giới trẻ chỉ có ba lựa chọn cho cuộc đời mình: trở thành bác sĩ, luật sư hoặc kỹ sư. Anh chọn ngành luật vì biết rằng nó sẽ cho anh công việc ổn định và ít rủi ro. Miệt mài học tập, vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư, làm việc bảy mươi giờ một tuần, uống rất nhiều cà phê và đối phó với những kẻ khó ưa là những điều anh phải vượt qua trên con đường đi đến thành công. Anh đã chiến đấu và nỗ lực để leo lên từng nấc thang sự nghiệp và hiện anh đang là một cổ đông nhỏ trong một công ty luật khá tiếng tăm. Nhưng mỗi ngày của anh vẫn dài đằng đẵng và tình trạng căng thẳng thì vẫn không tả nổi. Tóc anh ngày càng thưa mỏng đi.
20 - THE URBAN MONK Vợ của Robert đã nghỉ việc sau khi đứa con thứ hai của họ chào đời, nên giờ đây anh phải gánh vác toàn bộ gánh nặng tài chính của gia đình. Anh sống trong một ngôi nhà khang trang ở một khu dân cư cao cấp. Gia đình anh có một hồ bơi và một bể tắm Jacuzzi1 mà từ năm ngoái đến giờ anh chưa đặt chân xuống. Họ còn có một căn hộ mua chung và đang bị căng thẳng vì chuyện vận hành nó. Phí bảo hiểm y tế mỗi năm lại tăng lên, đứa con út của họ lại bị hen suyễn và dị ứng nặng với một số dạng thức ăn – tất cả những việc này làm tiêu tốn của họ không ít tiền bạc, thời gian và tạo ra thêm thử thách cho cuộc sống gia đình. Ngay cả khi đã thuê một người trông trẻ bán thời gian, họ dường như vẫn không thể ngủ đủ giấc, và kỳ nghỉ gần đây nhất của họ ở Maui mệt mỏi nhiều hơn là thư giãn. Sau kỳ nghỉ, anh trở về nhà trong trạng thái kiệt sức và chán nản. Cuộc sống của Robert ngập tràn căng thẳng. Mặc dù anh có một mái nhà che đầu, có xe để đi, đồ ăn thức uống luôn sẵn sàng, nhưng từ trong sâu thẳm, anh vẫn thấy vô cùng sợ hãi. Robert biết mình không thể theo nhịp sống này mãi được. Anh có cảm giác rằng mình sắp gục ngã đến nơi, nhưng anh không thể gục ngã. Suy cho cùng, cả nhà đều đang phụ thuộc vào anh. Anh uống cà phê, đến phòng tập gym, bổ sung vitamin và thỉnh thoảng đi massage, nhưng chẳng mấy 1 Bể tắm Jacuzzi là một loại bể tắm hay hồ bơi nước nóng, sử dụng thủy liệu pháp với hệ thống vòi phun nước mạnh, có tác dụng massage thư giãn. Jacuzzi thường được trang bị trong các spa hoặc phòng VIP của các khách sạn hay resort cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế.
TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG - 21 chốc tâm trí anh lại bị lấp đầy những áp lực vì trách nhiệm phải giữ cho mọi thứ ổn định và suôn sẻ. Một luật sư giỏi thì phải đi xe Lexus. Là cha mẹ tốt thì phải cho con học trường tư. Cho con tập gym và học piano là điều bắt buộc. Các ông bố bà mẹ khác đều gửi con đi trại hè, hiển nhiên mình cũng phải làm như vậy. ... Niềm vui đã biến mất. Căng thẳng thì leo thang và anh luôn phải cố gắng giữ tinh thần tốt. Bố anh đã dạy rằng “đấng nam nhi” thì không bao giờ bỏ cuộc, rằng phải chiến đấu đến cùng vì gia đình của mình và không bao giờ để lộ sự yếu đuối. Anh tranh thủ đọc tin tức trong bữa ăn sáng nhanh gọn với các con. Anh thấy mình như người cha vắng mặt, không thật sự nhìn thấy các con lớn lên, và anh luôn nuối tiếc vì điều này. Anh cảm thấy sự yếu đuối trong mình đang dần thắng thế và anh sợ rằng mình sẽ bại trận. Rốt cuộc thì, với tất cả những khoản mà anh phải liên tục đổ tiền vào, họ hầu như không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào và nếu anh không tiếp tục công việc hiện tại thì cả nhà sẽ thật sự lâm vào cảnh khó khăn chỉ trong vòng vài tháng. Bảo hiểm nhân thọ sẽ trả cho gia đình anh món tiền kha khá nếu anh có mệnh hệ gì, anh đã vài lần nghĩ về chuyện đó, và nó khiến anh chết khiếp.
22 - THE URBAN MONK Robert bế tắc. Tuyến thượng thận của anh dường như cạn kiệt1, và trước mắt anh vẫn chưa thấy khả năng nào là tình trạng này sẽ chấm dứt. Anh không thể nhìn thấy lối thoát và mỗi ngày trôi qua, một nỗi tuyệt vọng câm lặng cứ lớn dần lên trong bóng tối tâm hồn anh – một tình cảnh nguy khốn đối với sự sinh tồn của gia đình anh. Robert tiếp tục chiến đấu, nhưng bác sĩ đã cảnh báo rằng huyết áp của anh đang tăng quá cao. Rủi ro là rất cao, và các chỉ số sức khỏe của anh cũng vậy. Một người đàn ông phải làm gì trong tình huống này? VẤN ĐỀ Theo một cách nào đó, tất cả chúng ta đều đang gặp phải cùng một vấn đề như Robert. Cơ thể con người đã tiến hóa và phát triển qua hàng triệu năm để đáp ứng với một số tác nhân gây căng thẳng có thể dự đoán được trong môi trường sống. “Chiến hay chạy2” là một cơ chế hữu ích đã giúp con người sống sót trong một thế giới nguy hiểm đầy những kẻ săn mồi và khan hiếm thức ăn. Phản ứng này được phát triển để giúp chúng ta thoát khỏi những tình huống đe dọa đến tính mạng bằng cách tối ưu hóa sự trao đổi chất nhằm đẩy nhanh mọi hoạt động, 1 Vai trò của tuyến thượng thận là giải phóng một số hoóc-môn trực tiếp vào máu, nhiều trong số các hoóc-môn này (như adrenaline) được tiết ra trong các tình huống căng thẳng. 2 Phản ứng chiến-hay-chạy (fight or flight) hay còn gọi là phản ứng căng thẳng cấp tính, là phản ứng sinh lý của cơ thể (tim đập nhanh, lo lắng, khó thở) khi cảm thấy bị đe dọa. Cơ chế này được sản sinh ra để cơ thể tự bảo vệ khỏi những mối nguy hiểm từ môi trường tự nhiên.
TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG - 23 chuyển cơ thể sang chế độ khẩn cấp. Khi chúng ta rơi vào tình huống nguy hiểm, nồng độ cortisol1 và/hoặc adrenaline tăng lên sẽ định hướng cho dòng máu lưu thông đến các cơ bắp lớn, giúp chúng ta chiến đấu với đối thủ hoặc chạy thoát khỏi động vật săn mồi. Những hoóc-môn giảm căng thẳng này đóng vai trò kiểm soát thượng tầng đối với một số hệ cơ quan và những biến động nhẹ trong nồng độ hoóc-môn sẽ cũng truyền đi toàn bộ cơ thể. Chúng hoạt động gắn kết với cơ chế chuyển đổi nhanh nhạy trong hệ thần kinh của chúng ta. Hệ thần kinh giao cảm của chúng ta điều khiển các phản ứng “chiến hay chạy” và nhanh chóng điều phối năng lượng đến nơi cần thiết trong cơ thể vào thời điểm khẩn cấp. Đối nghịch với nó là hệ thần kinh phó giao cảm, có thể hiểu là chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa”. Khi chuyển sang chế độ này, cơ thể được thả lỏng để chữa lành, tiêu hóa thức ăn, thực hiện quá trình thải độc và bài tiết. Vào những thời khắc nguy hiểm, cơ thể được cấu tạo để chuyển máu một cách tài tình từ các cơ quan nội tạng, hệ miễn dịch và các bộ phận của não có chức năng nhận thức cao đưa về các cơ đùi trước (cơ tứ đầu2) để chúng ta có thể chạy hết tốc lực nếu cần. Đây là cơ chế tuyệt vời khi chúng ta gặp phải những tình huống xấu bất ngờ, nhưng chúng ta hãy quay lại cuộc sống của Robert và thử phân tích xem tại sao cơ chế này lại là thứ bất lợi đối với một luật sư trong thời hiện đại. 1 Cortisol là một loại hoóc-môn được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Đây là loại hoóc-môn vô cùng quan trọng và được xem là hoóc-môn chống stress. 2 Cơ tứ đầu là khái niệm được dùng để chỉ nhóm cơ đùi trước, là một nhóm gồm bốn cơ kết hợp với nhau ngay phía trên xương bánh chè. Nhóm cơ này được sử dụng để mở rộng chân ở đầu gối và hỗ trợ đi bộ, chạy và nhảy.
24 - THE URBAN MONK Tình trạng căng thẳng của Robert không phải loại căng thẳng cấp tính. Tất nhiên, khi chiếc xe hơi ở làn đường bên cạnh mất lái vượt lên thì nhịp tim của anh cũng tăng nhanh (và anh thậm chí còn văng tục), nhưng đó không phải kiểu căng thẳng đang dần giết chết anh. Thủ phạm là kiểu căng thẳng kinh niên. Một con linh dương hoang dã ở châu Phi không bao giờ suy nghĩ xem nó sẽ làm gì nếu bị sư tử tấn công. Nó ăn, rong ruổi khắp chốn, tìm bạn tình, và nếu mối đe dọa xuất hiện thì nó lập tức bỏ chạy. Nếu sống sót, nó sẽ rũ mình vài cái rồi lại tiếp tục nhởn nhơ như cũ. Chúng ta không như vậy. Chúng ta phát đi phát lại những sự kiện trong đầu mình, trói buộc nó cùng cảm xúc, và hình dung nó diễn ra theo nhiều cách khác nhau – chúng ta không buông nó xuống được. Con linh dương thì tiếp tục cuộc sống của nó, còn chúng ta dù tìm đến trị liệu tâm lý nhưng vẫn không ngừng gặm nhấm sự việc, hoặc tệ hơn, vẫn tiếp tục dồn nén cảm xúc. Chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để các hệ thống trở lại trạng thái cân bằng vốn có, vì vậy chúng ta tiếp tục sống trong căng thẳng. Căng thẳng kinh niên là một kẻ sát nhân. Robert thường xuyên rơi vào những tình huống “sống còn” nho nhỏ mỗi khi thân chủ dọa hủy hợp đồng hoặc khi thẩm phán bác bỏ một vụ kiện. Có hôm vợ anh về nhà với một chiếc ví có vẻ đắt tiền, anh liền thấy “xót ruột” – “Cái đó tốn hết bao nhiêu tiền chứ?”. Những tác nhân gây căng thẳng thời hiện đại về cơ bản sẽ gây ra cái chết từ từ. Khái niệm trừu tượng của chúng ta về
TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG - 25 tiền bạc hay tiền tệ đã được trói buộc với sự sống còn của chúng ta và kích hoạt đúng hệ thống phản ứng với tình huống sống còn, khiến chúng ta luôn bất an, mất bình tĩnh và căng thẳng. Tiền nong eo hẹp và tận sâu bên trong cơ thể chúng ta vô thức cảm nhận tình huống sống còn. Lượng cortisol được sản sinh ra bị sụt giảm trong một khoảng thời gian kéo dài cũng gây ra những hậu quả khủng khiếp cho cơ thể. Bạn có thể nói rằng Robert sống với tình trạng dây thần kinh giao cảm liên tục bị kích hoạt và anh ấy đã quên cách làm thế nào để chuyển về chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” để thư giãn. Khi cơ thể liên tục cắt lưu lượng máu để dồn về các hệ cơ quan có chức năng sống còn thì sau đây là một số hậu quả có thể dự đoán được. Năng lượng cung cấp cho hệ miễn dịch bị hạn chế Một cơ thể liên tục bị căng thẳng giống như một quốc gia đang có chiến tranh, và toàn bộ tiền của, lực lượng và tài nguyên đều phải dồn cả ra tiền tuyến (các đường dẫn thần kinh được sử dụng trong tình huống “chiến hay chạy” đầy căng thẳng). Còn ai ở lại giữ gìn an ninh cho phố xá? Bạn làm thế nào để đối phó với các băng đảng địa phương và các “tế bào khủng bố1”? Bạn không thể. Những kẻ gây rối lẻn vào, xâm lấn và sau đó biểu hiện ra thành bệnh. Vào thời điểm bạn triệu hồi được quân đội từ tiền tuyến về thì tổn hại đã xảy ra và khi đó, bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để khắc phục tình trạng. 1 “Tế bào khủng bố” là cách gọi của báo chí để chỉ các nhóm khủng bố hoạt động nhen nhóm ở khắp nơi chờ đến thời cơ khuếch trương lực lượng.
26 - THE URBAN MONK Vấn đề không phải là cấu tạo cơ thể. Hệ miễn dịch của con người rất tuyệt vời. Nó là một hệ thống tinh vi giúp chúng ta nhận ra những đối tượng không thuộc về cơ thể và loại bỏ chúng. Nếu mọi thứ vận hành suôn sẻ, bạn sẽ thấy vô cùng kinh ngạc về độ chính xác và hiệu quả của hệ miễn dịch ở con người. Nhưng hầu hết mọi người sống trong thế giới hiện đại đều đang phải chịu khổ sở bởi hậu quả của hệ miễn dịch bị tổn hại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) các nước đều khẳng định rằng căng thẳng là nguyên nhân gây ra 90% các căn bệnh mãn tính. Đây là con số đáng báo động. Robert chắc chắn rồi sẽ mắc những căn bệnh mãn tính khó chữa khi hệ miễn dịch của anh suy yếu đến một mức nào đó. Chỉ còn là vấn đề thời gian. Vấn đề nằm ở cuộc sống của Robert. Mỗi ngày, một cách vô thức, Robert làm những việc rút kiệt nguồn năng lượng của hệ miễn dịch và khiến cơ thể anh khó duy trì sự cân bằng hơn. Sau một thời gian, mọi thứ sẽ đổ vỡ và anh sẽ đổ bệnh. Năng lượng cung cấp cho hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng bị cắt giảm Khi cơ thể nhận được tín hiệu “có sư tử đang đến gần”, nó liền rút bớt máu từ các cơ quan nội tạng để chuyển đến các cơ bắp nhằm giúp chúng ta sống sót khi bị “tấn công”.
TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG - 27 Khi cơ chế đó hoạt động, các cơ quan nội tạng là nơi hứng chịu thiệt hại nhiều nhất. Lưu lượng máu đến các cơ quan bị cắt giảm để được ưu tiên chuyển đến các cơ bắp lớn đang nhận nhiệm vụ “mau đưa tôi thoát khỏi đây”. Điều này cũng có nghĩa là năng lượng và chất dinh dưỡng cung cấp cho những cơ quan chủ yếu (như tim, phổi, não…) bị cắt giảm. Hãy hình dung cơ chế này như cách nền kinh tế vận hành trong thời chiến – không còn ngân sách cho giáo dục, tu sửa đường sá hay Chương trình Phiếu Thực phẩm1. Khi hệ tiêu hóa thường xuyên bị cắt bớt năng lượng, chúng ta bắt đầu thấy những vấn đề như kém hấp thu, thiếu hụt chất dinh dưỡng, táo bón hoặc phân lỏng, khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi và cuối cùng là “hội chứng” rò rỉ ruột (sẽ được giải thích ở phần sau của sách). Chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” là thứ giúp cơ thể chúng ta được chữa lành, nhưng mọi chuyện sẽ thế nào nếu chúng ta không để cho cơ thể mình chuyển sang chế độ đó? Hãy nhìn xung quanh bạn đi. Có cả một ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang kiếm được hàng tỷ đô-la từ những người bị các căn bệnh mãn tính bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh và tình trạng căng thẳng không thể kiểm soát. 1 Chương trình Phiếu Thực phẩm (Food Stamps), hay Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (Supplemental Nutrition Assistance Program), là chương trình của chính quyền liên bang Mỹ hỗ trợ cho người thu nhập thấp và không có thu nhập.
462 - THE URBAN MONK
TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG - 463 MỤC LỤC Lời giới thiệu 7 Bước vào khóa “Tu giữa đời thường” 12 CHƯƠNG 1 - Căng thẳng: Làm sao né được làn đạn? 19 CHƯƠNG 2 - Thụ hưởng từ vô hạn: Nghệ thuật làm chủ thời gian 67 CHƯƠNG 3 - Năng lượng: Tại sao tôi luôn mệt mỏi? 105 CHƯƠNG 4 - Vấn đề giấc ngủ 149 CHƯƠNG 5 - Lối sống trì trệ 193 CHƯƠNG 6 - Tăng cân và hình ảnh tiêu cực về bản thân 231 CHƯƠNG 7 - Mất kết nối với tự nhiên hay những giá trị thật 271 CHƯƠNG 8 - Cô đơn giữa chốn đông người 311 CHƯƠNG 9 - Tiền không bao giờ là đủ 349 CHƯƠNG 1O - Sống có mục đích và ý nghĩa 395 Nguồn tham khảo 443
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==