Tư Duy Truy Tìm Sự Thật

Yên Du - Ngọc Dung dịch THE SCOUT MINDSET Julia Galef Why some people see things clearly and others don’t NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

PHẦN I CHIẾN BINH & LÍNH TRINH SÁT

23 Chương 1 HAI KIỂU TƯ DUY N ăm 1894, một tờ giấy ghi chú bị xé thành nhiều mảnh được tìm thấy trong thùng rác đã khiến cả nước Pháp náo loạn. Sau khi dán các mảnh giấy lại, người ta phát hiện đó là một bức mật thư được gửi từ một người trong quân đội Pháp đến quan chức của quân đội Đức để tiết lộ những bí mật quân sự quan trọng. Mọi nghi ngờ đều đổ dồn về Đại úy Alfred Dreyfus, sĩ quan duy nhất trong Bộ tham mưu theo đạo Do Thái. Dreyfus là một trong số ít những sĩ quan có thể tiếp cận thông tin được đề cập trong bức mật thư. Ông cũng được biết đến với những tính cách khó ưa: lạnh lùng, cao ngạo và hay khoe khoang. Khi cuộc điều tra được mở rộng, những tin đồn bất lợi cho Dreyfus càng thêm chất chồng. Có người báo đã

THE SCOUT MINDSET 24 nhìn thấy Dreyfus lảng vảng đâu đó và đang dò la thông tin. Một người khác cho biết đã nghe Dreyfus ca ngợi Đế quốc Đức. Không những thế, một sĩ quan đã điều tra khu vực của giới giang hồ và phát hiện Dreyfus từng xuất hiện ít nhất một lần ở sòng bạc. Chưa hết, ông còn nổi tiếng là có nhiều người tình dù đã kết hôn. Mọi nguồn tin đều cho thấy Dreyfus là một người không đáng tin. Vì ngày càng nghi ngờ Dreyfus chính là gián điệp nên các sĩ quan đã tìm cách thu thập nét chữ viết tay của Dreyfus để đối chiếu với nét chữ trong bức thư. Kết quả là hai nét chữ khớp nhau - hay ít ra là trông rất giống nhau. Thật ra hai nét chữ đó cũng có vài điểm khác biệt, nhưng các điểm giống nhau nhiều đến thế chắc chắn không thể do trùng hợp. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, các sĩ quan gửi mẫu chữ đến hai chuyên gia giám định chữ viết không thuộc quân đội. Kết quả là chuyên gia thứ nhất khẳng định hai nét chữ hoàn toàn trùng khớp, nhưng chuyên gia thứ hai lại tỏ ý nghi ngờ và cho rằng rất có thể hai mẫu chữ viết ấy là của hai người khác nhau. Hai kết luận không thống nhất không phải điều các sĩ quan muốn nghe và với họ, kết quả giám định của chuyên gia thứ hai rất đáng ngờ. Suy cho cùng, chuyên gia thứ hai làm việc cho Ngân hàng Trung ương Pháp (Bank of France) và ngành tài chính là lĩnh vực quy tụ rất nhiều nhân vật quyền lực theo đạo Do Thái. Các sĩ quan cho rằng chuyên gia thứ hai không thể nào đưa ra nhận định khách quan nếu điều đó ảnh hưởng đến lợi ích nghề nghiệp của ông.

TƯ DUY TRUY TÌM SỰ THẬT 25 Các sĩ quan khẳng định Dreyfus chính là thủ phạm. Để tăng tính thuyết phục và đảm bảo tòa án cũng có nhận định tương tự, vài sĩ quan đã làm giả chứng cứ bằng cách bổ sung những bức thư có nội dung khiến tội của Dreyfus càng thêm nặng. Dreyfus một mực khẳng định mình vô tội, nhưng vô ích. Ngày 22 tháng 12 năm 1894, ông bị tòa án binh kết tội phản quốc. Dreyfus bàng hoàng trước phán quyết của tòa. Khi bị tống giam, ông đã nghĩ đến chuyện tự tử, nhưng rồi ông nhận ra làm vậy chỉ khiến mọi người càng nghĩ rằng ông có tội. Dreyfus bị kết án khổ sai chung thân trên Đảo Quỷ, một hòn đảo ở ngoài khơi vùng French Guiana, thuộc địa của nước Pháp nằm ở Nam Mỹ. Trước khi đày Dreyfus đi, quân đội đã thực hiện nghi thức tước quân hàm - còn được biết đến với tên gọi “Buổi giáng chức Dreyfus” - trước sự chứng kiến của công chúng. Khi viên chỉ huy giật dây tua khỏi quân phục của Dreyfus, một sĩ quan đứng trong hàng ngũ đã quay sang đùa với người bên cạnh: “Ông ta là người Do Thái đấy. Hẳn ông ta đã tính toán giá trị của dây tua vàng đó rồi”. Khi bị áp giải ngang qua đồng đội cũ, phóng viên và đám đông quần chúng, Dreyfus đã hô to: “Tôi vô tội!”. Trong khi đó, đám đông không ngừng sỉ vả và hét lớn: “Xử tử tên Do Thái!”. Trên Đảo Quỷ, Dreyfus bị nhốt trong buồng giam chật hẹp bằng đá, không được tiếp xúc với bất kỳ ai ngoài

THE SCOUT MINDSET 26 lính gác - những người từ chối nói chuyện với ông. Ban đêm ông bị xích vào giường. Ban ngày ông viết thư xin được tái xét xử. Nhưng với nước Pháp lúc bấy giờ, vụ án của Dreyfus xem như đã kết thúc. Tư duy chiến binh Một số người cho rằng Dreyfus đã bị gài ngay từ đầu. Tuy nhiên theo các nhà sử học, đồng đội của Dreyfus thật sự tin rằng ông chính là gián điệp của Đức. Họ làm giả bằng chứng chống lại Dreyfus chỉ vì họ thật sự nghĩ ông có tội và muốn đảm bảo công lý phải được thực thi. (Người ta cũng không rõ các bằng chứng giả đã ảnh hưởng thế nào đến phán quyết của tòa án.) Câu hỏi được đặt ra là “Tại sao các sĩ quan kia lại tin chắc Dreyfus có tội?”. Vụ án Dreyfus là ví dụ điển hình cho hiện tượng nhận thức hoặc lập luận “bị động cơ chi phối”; khi đó dù bạn chủ động hay không, nhận định của bạn đã bị mong muốn làm sai lệch để đi đến một kết luận nhất định. Ngay khi cuộc điều tra bắt đầu, ác cảm của các sĩ quan đối với Dreyfus (dù không thể khẳng định nhưng có lẽ vì ông theo đạo Do Thái) đã tạo cho họ động cơ muốn chứng minh ông chính là gián điệp. Khi cuộc điều tra được mở rộng, một động cơ khác hình thành. Lúc này các sĩ quan phải chứng minh quyết định của họ là đúng để tránh mất thể diện, và đề phòng nguy cơ mất việc nếu lỡ vu oan cho người vô tội.

TƯ DUY TRUY TÌM SỰ THẬT 27 Nhận định xuất phát từ nhận thức bị động cơ chi phối là một nhận định phản sự thật vì khi đó, bạn sẽ áp dụng các phương pháp lập luận, quan điểm và chuẩn chứng cứ khác với những gì lẽ ra bạn sẽ làm nếu bạn được thúc đẩy bởi một động lực khác. Nhà tâm lý học Thomas Gilovich giải thích về nhận thức bị chi phối bởi động cơ như sau: Khi mong điều gì đó là đúng, chúng ta thường tự hỏi “Mình có thể chấp nhận điều này không?” rồi cố tìm những cái cớ dù nhỏ nhất để chấp nhận điều đó. Ngược lại, khi không muốn điều gì đó là đúng, chúng ta lại hỏi “Mình có phải chấp nhận điều này không?” và tìm kiếm những cái cớ dù nhỏ nhất để phản bác nó. “Có thể chấp nhận” là một tiêu chuẩn dễ đáp ứng. Bạn sẽ dễ dàng tìm được ít nhất vài ví dụ phù hợp với một sự việc nhất định; đối với bất kỳ học thuyết nào, bạn sẽ tìm được vài nhà khoa học có uy tín từng biện luận cho nó. “Có phải chấp nhận” là một yêu cầu khó thỏa mãn hơn nhiều. Hầu như với mọi giả thuyết bạn đều có thể tìm được vài ví dụ không phù hợp với nó, hoặc luôn tìm được lý do để không tin tưởng nhận định của một nhà khoa học có uy tín bất kỳ. Do vậy tôi gọi nhận thức bị động cơ chi phối là “tư duy chiến binh”, vì mọi khía cạnh trong lập luận của chúng ta về một bằng chứng nào đó sẽ phụ thuộc vào việc bằng chứng đó đến từ “phe” nào.

THE SCOUT MINDSET 28 Và cũng bởi vì nhận thức bị động cơ chi phối thường vô thức nhìn nhận một số ý kiến như “đồng minh” cần bảo vệ, đồng thời xem một số ý kiến khác như những “mối đe dọa” cần né tránh hay công kích, nên tôi đặt tên cho nhận thức này là “tư duy chiến binh”. Có thể bạn cho rằng tôi cường điệu thái quá khi nói về việc lập luận như thể ta đang tham gia một cuộc chiến, nhưng tôi không phải người duy nhất chỉ ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ và chiến tranh. Như nhà ngôn ngữ học George Lakoff đã chứng minh, ngôn ngữ mà chúng ta dùng để phản bác, biện giải hay tranh cãi cho ta thấy cùng một hình ảnh ẩn dụ cụ thể, đó là “tranh luận là chiến tranh”. Những nhận định của chúng ta có thể “mạnh”, “yếu” hoặc “có nhiều sơ hở”, hệt như một thế cờ trong quân sự. Chúng ta “bày binh bố trận” các luận điểm của mình như thể đó là những người lính. Chứng cứ có thể được dùng để “bọc lót” hoặc “hỗ trợ” một nhận định, giống như quân tiếp viện được cử đến một vị trí nào đó trên chiến trận. Chúng ta có thể dùng từ “thế” (position) để chỉ thế của một đội quân trong quân đội hoặc lập trường của ai đó về một vấn đề nào đó. Khi phát hiện một nhận định nào đó có kẽ hở, chúng ta sẽ tìm cách “tiêu diệt” nó. Hình ảnh ẩn dụ “tranh luận là chiến tranh” được Lakoff dùng cho những cuộc tranh luận giữa hai hoặc nhiều người với nhau, nhưng hình ảnh này cũng mô tả rõ nét về cách ta lý luận với chính mình:

TƯ DUY TRUY TÌM SỰ THẬT 29 • Khi thấy tiêu đề của một bài quảng cáo về chế độ ăn kiêng mà bạn cho là thịnh hành quá đáng, dù chưa nhấn vào đường dẫn để xem bài viết thì tâm trí bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để “chọc thủng” các nhận định trong bài viết đó. • Đang trong cuộc họp, gã đồng nghiệp huênh hoang bắt đầu huyên thuyên về những gì công ty nên thực hiện, và khi anh ta còn chưa kịp đề cập đến ý chính thì bạn đã bực bội đến mức muốn “tiêu diệt” ý kiến của anh ta. • Khi đặt ra một mục tiêu dài hạn, chẳng hạn ăn uống lành mạnh hơn, tuần nào bạn cũng tìm được một lý do “không có kẽ hở” để bào chữa rằng đó không phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu chế độ ăn mới. Tất cả những từ ngữ ẩn dụ như chọc thủng, tiêu diệt, không có kẽ hở đều rất khó nhận ra nếu bạn không chủ tâm để ý đến chúng. Nguyên nhân là vì những từ này đã quá tự nhiên và quen thuộc. Tâm trí chúng ta được thiết lập để nhìn nhận các cuộc tranh luận theo hướng này. Tư duy chiến binh và Thiên kiến xác nhận Sau khi đã giải thích tư duy chiến binh là gì, để tránh nhầm lẫn, tôi sẽ chỉ ra tư duy chiến binh không phải là gì. Có thể bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “thiên kiến xác nhận”, khái niệm chỉ khuynh hướng nhận thức khiến ta ủng hộ những thông tin xác nhận điều mà chúng ta tin tưởng. Nếu tin Đảng Dân chủ có chính sách nhập cư hợp lý, tôi sẽ tìm kiếm và tin những bài viết ủng hộ ý kiến đó.

THE SCOUT MINDSET 30 Nếu tin rằng hôm nay cung hoàng đạo của mình sẽ mang đến cơ hội mới, tôi sẽ chú ý hơn đến các cơ hội mà thường ngày tôi không để tâm đến. Tư duy chiến binh là khuynh hướng nhận thức có phạm vi rộng hơn. Tư duy chiến binh là cách chúng ta vô thức quyết định ngay từ đầu rằng chúng ta muốn tiếp thu hay bác bỏ một niềm tin nào đó. Thiên kiến xác nhận không thể tác động đến cách bạn đánh giá một nhận định khi biết đến nó lần đầu tiên; thiên kiến xác nhận chỉ khiến bạn thiên vị những lập luận ủng hộ một nhận định mà bạn đã tin tưởng từ trước. Trong Chương 2 và Chương 4, chúng ta sẽ tìm hiểu về những động cơ khiến chúng ta nghiêng về một số ý kiến nhất định và phản bác những ý kiến khác ngay từ đầu. Mỗi khi nghe một ý kiến nào đó mới, tôi thường vô thức đánh giá xem ý kiến đó có phục vụ cho lợi ích của tôi hay không, và điều đó ảnh hưởng đến quyết định tôi có tiếp nhận nó hay không. Giữa tư duy chiến binh và thiên kiến xác nhận còn một điểm khác biệt nữa, đó là thiên kiến xác nhận không xuất phát từ động cơ. Khi tin rằng một cô bạn nào đó đang giận mình (bất kể vì lý do gì), tôi sẽ chú ý đến những bằng chứng xác nhận niềm tin đó nhiều hơn so với những bằng chứng phủ nhận. Đây là biểu hiện của thiên kiến xác nhận chứ không phải tư duy chiến binh, vì tôi không có động cơ để tin rằng cô bạn đó đang giận tôi.

373 MỤC LỤC PHẦN I CHIẾN BINH & LÍNH TRINH SÁT....21 Chương 1: Hai kiểu tư duy......................................................................23 Chương 2: Chiến binh.............................................................................43 Chương 3: Lính trinh sát.........................................................................73 Chương 4: Sự tồn tại song song của hai kiểu tư duy ...........................97 Giới thiệu.................................................................................5

THE SCOUT MINDSET 374 PHẦN II SỰ THẬT ĐÁNG GIÁ HƠN BẠN NGHĨ....121 PHẦN III CÁCH NHẬN BIẾT BẠN ĐANG ÁP DỤNG TƯ DUY TRINH SÁT....171 PHẦN IV LÀM SAO ĐỂ KHÔNG CẦN PHẢI TỰ LỪA DỐI BẢN THÂN....215 Chương 5: Lợi ích ngắn hạn, tác hại lâu dài........................................125 Chương 6: Bảo vệ tấm bản đồ của bạn...............................................148 Chương 7: Giải pháp cho sự tự vấn.....................................................175 Chương 8: Cái giá của việc nói nhảm..................................................194 Chương 9: Đối diện với hiện thực.........................................................219 Chương 10: Triết lý của tư duy xác suất................................................242 Chương 11: Tạo sức ảnh hưởng mà không cần nói nhảm...................261

TƯ DUY TRUY TÌM SỰ THẬT 375 PHẦN V THOÁT KHỎI CHỦ NGHĨA BỘ LẠC....281 Chương 12: Đừng quá chú trọng bản sắc cá nhân...............................289 Chương 13: Sức mạnh của sự thấu hiểu...............................................307 Chương 14: Bản sắc của trinh sát.........................................................329 LỜI KẾT MỘT XÃ HỘI CỦA LÍNH TRINH SÁT....353

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==