NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Quang Minh dịch Vương Bảo Long hiệu đính
Lời giới thiệu 7 1 Sự phá hủy mang tính sáng tạo Mạo hiểm đi ngược dòng 11 5 Goldilocks hợm hĩnh và Chú ngựa thành Troy Kiến tạo và duy trì liên minh 159 2 Nhà đầu tư sáng suốt và nhà đầu tư mù quáng Nghệ thuật và khoa học trong việc nhận biết những ý tưởng độc đáo 47 3 Chấp nhận rủi ro Bảo vệ chân lý trước quyền lực 89 4 Sự nhiệt tình ngu ngốc Những bất lợi của sự đúng lúc, của sự trì hoãn mang tính chiến lược, và của người đi đầu 129 Mục Lục
5 Những hành động mang tính ảnh hưởng 331 6 Những kẻ nổi loạn khác biệt Anh chị em, cha mẹ và thầy cô đã nuôi dưỡng sự độc đáo như thế nào? 203 7 Tư duy lại về tư duy tập thể Những chuyện hoang đường về các văn hóa tổ chức được cho là mạnh mẽ, sự tôn sùng cá nhân và những kẻ đồng hành với tội lỗi 241 8 Lắc nhưng không lật thuyền Kiểm soát sự lo lắng, thờ ơ, mâu thuẫn và nỗi tức giận 289
Adam Grant chính là lựa chọn hoàn hảo để viết cuốn sách này. Adam luôn say mê theo đuổi ngành khoa học nghiên cứu các động lực thúc đẩy con người, vén màn những bí ẩn và khám phá những sự thật quanh chúng. Anh là người lạc quan thức thời và sẵn sàng chia sẻ những tư tưởng, lời khuyên sâu sắc cho bất kỳ ai – từ trong nhà cho đến công ty, hay cộng đồng – để làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Anh cũng là người bạn tận tâm và là người truyền cảm hứng để tôi tự tin vào bản thân, giúp tôi hiểu ra cách để bảo vệ ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Adam là một trong số những người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời tôi. Tôi tin rằng qua những trang sách tuyệt vời này, anh ấy cũng sẽ khai sáng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cho bạn trong cuộc hành trình của chính mình. NGƯỜI VÉN MÀN BÍ ẨN Người ta thường cho rằng chỉ ít người có khả năng sáng tạo bẩm sinh, trong khi đa số còn lại ít khi có được những ý tưởng độc đáo. Một vài người được sinh ra để làm lãnh đạo, trong khi đa số chỉ là những kẻ đi theo. Chỉ ít người có thể tạo sức ảnh hưởng thực sự, còn phần lớn thì không. Qua tác phẩm này, Adam đã phá tan tất cả các giả thiết đó và chứng minh rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể nâng tầm LỜI GIỚI THIỆU
8 khả năng sáng tạo của mình. Adam bật mí cho chúng ta cách xác định những ý tưởng thật sự độc đáo và có thể thực hiện. Đồng thời, anh ấy chia sẻ cho chúng ta biết khi nào nên tin tưởng vào trực giác của bản thân và khi nào nên dựa vào người khác. Anh ấy còn chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào để có thể trở thành các bậc phụ huynh tốt hơn khi biết cách nuôi dưỡng tính sáng tạo ở con trẻ, và trở thành những nhà quản lý giỏi hơn khi biết thúc đẩy những ý tưởng độc đáo thay vì áp dụng kiểu tư duy nguyên tắc và cứng nhắc. Qua từng trang sách, tôi học được rằng các nhà sáng tạo vĩ đại không nhất thiết phải có chuyên môn sâu nhất mà cần phải nhìn thấy những triển vọng rõ ràng nhất. Tôi nhận ra thành công thường không đến khi ta đi trước người khác, mà thành công sẽ đến khi ta kiên nhẫn chờ đợi đúng thời điểm để hành động. Và tôi thật kinh ngạc khi nghe tác giả nói rằng chần chừ lại có thể là điều tốt. Bất kỳ ai từng cộng tác với tôi đều biết tôi cực kỳ ghét kiểu làm việc “nước đến chân mới nhảy”; với tôi, cái gì có thể làm là phải thực hiện ngay lập tức. Mark Zuckerberg và nhiều người khác chắc sẽ hài lòng nếu như tôi có thể giải tỏa thứ áp lực liên tục khi tự ép bản thân phải hoàn thành sớm mọi việc. Nhưng Adam nghĩ khác, anh ấy cho rằng thói quen trì hoãn có thể giúp tôi và đội ngũ của mình đạt được kết quả tốt hơn. NGƯỜI LẠC QUAN Mỗi ngày, tất cả chúng ta đều gặp những điều ưa thích và những thứ cần phải thay đổi. Điều thứ nhất mang đến cho chúng ta niềm vui. Điều thứ hai là nguồn động lực thúc đẩy khát khao thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên lý tưởng hơn so với cách chúng ta thường thấy. Nhưng thay đổi các hành vi và niềm tin thâm căn cố đế quả là chuyện không dễ dàng. Chúng ta an phận chấp nhận nguyên trạng bởi vì thay đổi thực tại hầu như là không thể. Nhưng rồi chúng ta tự hỏi: “Liệu một con én có làm
9 nên mùa xuân?”. Và trong khoảnh khắc can đảm nhất, chúng ta hỏi rằng: “Liệu người đó có thể là mình không?”. Câu trả lời vô cùng mạnh mẽ của Adam là: “Có”. Cuốn sách này sẽ chứng minh rằng bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể nghĩ ra những ý tưởng thiên tài nhất để cải thiện thế giới quanh ta. NGƯỜI BẠN TẬN TÂM Tôi gặp Adam khi cuốn sách đầu tiên của anh ấy, Give and Take1 đang gây tiếng vang lớn ở Silicon Valley. Tôi đọc nó và ngay lập tức bắt đầu trích dẫn nội dung của nó cho bất kỳ ai muốn nghe. Adam không chỉ là nhà nghiên cứu tài năng mà còn là giáo viên và là người kể chuyện thiên phú. Anh có thể giải thích những ý tưởng phức tạp theo cách vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Sau đó, chồng tôi mời Adam nói chuyện với đội ngũ của mình tại công ty và chúng tôi cùng nhau đi ăn tối. Adam ngoài đời giống hệt với con người anh trên những trang giấy. Vốn kiến thức của anh phong phú như cuốn bách khoa toàn thư và năng lượng tích cực từ anh lan tỏa đến mọi người. Adam và tôi nói chuyện với nhau về việc làm sao dùng nghiên cứu của anh để làm sáng tỏ cuộc tranh luận về giới tính, và chúng tôi bắt đầu cộng tác với nhau từ đó. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và viết một loạt tác phẩm về phụ nữ và công việc. LeanIn.Org được hưởng lợi rất nhiều từ các phân tích và cam kết vượt trội của anh về bình đẳng giới. Mỗi năm một lần, Facebook họp mặt toàn cầu đội ngũ của mình; và vào năm 2015, tôi đã mời Adam làm diễn giả chính. Mọi người đều vô cùng ấn tượng bởi trí tuệ và óc hài hước của anh. Nhiều tháng sau, mọi người vẫn còn nói về những tư tưởng sâu sắc của Adam và áp dụng lời khuyên của anh vào hành động. 1 Tác phẩm đã được First News – Trí Việt xuất bản với nhan đề Cho & Nhận.
10 Theo thời gian, Adam và tôi trở thành bạn bè. Khi bi kịch ập đến và chồng tôi đột ngột qua đời, Adam đã hành động như một người bạn thật sự. Anh bước vào cuộc đời tôi trong khoảng thời gian tồi tệ nhất của tôi giống như anh từng giải quyết mọi vấn đề khác bằng khả năng thấu hiểu tâm lý độc đáo cùng sự rộng lượng vô tận của mình. Khi tôi nghĩ rằng mình sẽ không thể nào cảm thấy khá hơn được, Adam đã bay xuyên nước Mỹ đến gặp tôi chỉ để giải thích những điều tôi có thể làm để xây dựng lại tâm thế của mình. Khi tôi không tìm được cách xử lý một tình huống vô cùng đau lòng, anh đã giúp tôi tìm ra những câu trả lời mà tôi không nghĩ là có trên đời. Khi tôi cần một bờ vai để khóc, Adam luôn sẵn sàng làm chỗ dựa cho tôi. Theo định nghĩa sâu xa nhất trên đời, bạn bè là người nhìn thấy tiềm năng của bạn nhiều hơn bạn nhìn thấy ở chính mình. Đó là người giúp bạn trở thành phiên bản hoàn hảo của chính bạn. Điều kỳ diệu của cuốn sách này là Adam sẽ trở thành một người bạn như thế với người đọc. Anh mang đến rất nhiều lời khuyên để vượt qua sự nghi kỵ và sợ hãi, cách lên tiếng và đưa ra ý tưởng, tìm kiếm đồng minh ở những nơi tưởng như không thể. Anh đưa ra những hướng dẫn thực tế về phương pháp kiểm soát sự lo lắng, cơn giận dữ, cách tìm ra điểm mạnh trong điểm yếu, con đường vượt qua trở ngại và cách để trao hy vọng cho người khác. Đây là một trong những cuốn sách quan trọng và cuốn hút nhất mà tôi từng đọc, đầy những ý tưởng đáng kinh ngạc và vô cùng mạnh mẽ. Cuốn sách này không chỉ thay đổi cách bạn nhìn thế giới mà còn có thể thay đổi cuộc đời bạn. Cuốn sách cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn thay đổi cả thế giới này. Sheryl Sandberg COO của Facebook và nhà sáng lập LeanIn.Org
1 Sự Phá Hủy Mang Tính Sáng Tạo Mạo hiểm đi ngược dòng “Người biết lý lẽ dễ thích ứng với thế giới, người không biết lý lẽ khăng khăng muốn thế giới thích ứng với mình. Vì thế, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người không biết lý lẽ.” - George Bernard Shaw
Vào một tối mùa Thu mát mẻ năm 2008, có bốn chàng sinh viên đặt mục tiêu làm một cuộc cách mạng trong một ngành kinh doanh nọ. Chìm ngập trong nợ nần cùng những đôi mắt kính mất tròng gãy gọng, họ vò đầu bứt tóc nghĩ cách kiếm tiền để thay kính. Một trong số họ đã đeo cặp kính hỏng trong suốt năm năm – cậu dùng kẹp giấy để gắn gọng kính lại. Dù bác sĩ nhãn khoa đã hai lần đề nghị cậu thay kính, nhưng cậu vẫn không muốn trả tiền để thay những tròng kính mới vốn rất đắt tiền. Luxottica, người khổng lồ thống trị ngành công nghiệp mắt kính, đang nắm giữ hơn 80% thị phần ngành này. Để cho ra đời những chiếc mắt kính với giá cả phải chăng, các sinh viên cần phải lật đổ gã khổng lồ ấy. Gần đây, khi nhìn thấy công ty bán lẻ giày dép lớn nhất Hoa Kỳ Zappos thay đổi hình thức kinh doanh của họ bằng việc bán hàng trực tuyến, các chàng trai tự hỏi liệu họ có thể thực hiện mô hình kinh doanh tương tự với sản phẩm mắt kính hay không? Mỗi khi đề cập ý tưởng này với những người xung quanh, họ liên tiếp nhận được những lời chỉ trích gay gắt, rằng không ai đi mua mắt kính qua mạng cả. Người ta phải đo mắt và thử kính chứ! Đúng là Zappos đã thành công với ý tưởng này khi kinh doanh giày dép trực tuyến, nhưng với kính đeo mắt thì khác. Họ nhất quyết kiểu như “Nếu đây là một ý tưởng lớn, khối người đã làm trước các anh rồi!”. Không ai trong số các sinh viên này có kiến thức nền tảng về thương mại điện tử và công nghệ, chứ đừng nói gì đến ngành bán lẻ, thời trang, hay quần áo nói chung. Mặc dù bị cho đó là ý tưởng
13 điên rồ, nhưng họ vẫn bỏ qua những lời mời việc làm hấp dẫn khác để thành lập công ty. Họ sẽ bán ra những cặp kính thường được bán với giá 500 đô-la tại các cửa hiệu truyền thống với giá 95 đô-la trên trang web bán hàng trực tuyến, tặng thêm một cặp kính nữa cho bất kỳ khách hàng nào từ các nước đang phát triển. Mô hình kinh doanh này phụ thuộc vào tính năng thương mại điện tử của website. Không có một trang web như thế, khách hàng sẽ không thể xem hay mua sản phẩm. Sau một thời gian vật vã xây dựng website, cuối cùng họ cho ra đời một trang web chính thức lúc bốn giờ sáng trước ngày khai trương công ty của họ, tháng Hai năm 2010. Công ty đó lấy tên là Warby Parker, một sự kết hợp tên của hai nhân vật trong tiểu thuyết của Jack Kerouac, những người đã truyền cảm hứng để họ dũng cảm phá bỏ xiềng xích và sức ép xã hội để dấn thân vào cuộc phiêu lưu của mình. Họ đã đưa tinh thần ấy vào văn hóa công ty họ. Và nỗ lực của họ đã được đền đáp. Ban đầu, các sinh viên kỳ vọng sẽ bán được một hoặc hai cặp kính mỗi ngày. Nhưng khi tạp chí GQ1 gọi họ là “Netflix2 ngành kính đeo mắt”, họ đã đạt mục tiêu doanh số năm đầu chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. Sức bán nhanh đến nỗi có đến hai mươi ngàn khách hàng trong danh sách chờ. Họ phải mất chín tháng mới có đủ hàng để giao. Không lâu sau đó, khi tạp chí Fast Company công bố danh sách các công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2015, Warby Parker không chỉ có mặt trong danh sách này mà còn đứng ở vị trí dẫn đầu. Những công ty từng dẫn đầu trước đó là Google, Nike và Apple đều có số 1 GQ: một tạp chí về mọi thứ từ thời trang, ẩm thực cho đến phong cách sống của quý ông. 2 Netflix là dịch vụ xem phim trực tuyến có thu phí nổi tiếng của Mỹ, phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
14 lượng nhân viên hơn năm mươi ngàn người, trong khi Warby Parker chỉ là một công ty khởi nghiệp mới trình làng với vỏn vẹn năm trăm nhân viên. Trong khoảng thời gian năm năm, bốn người bạn sinh viên đã tạo dựng nên một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu trên hành tinh và trao tặng đến hơn một triệu cặp kính cho những người cần dùng. Hằng năm, hãng đạt doanh thu 100 triệu đô-la và thương hiệu này được định giá hơn 1 tỷ đô-la. Nhớ lại năm 2009, một trong những nhà sáng lập công ty trình bày ý tưởng kinh doanh mắt kính trực tuyến với tôi và mong muốn tôi đầu tư vào Warby Parker. Nhưng tôi đã từ chối. Đó là một trong những quyết định tài chính tồi tệ nhất mà tôi từng đưa ra, và tôi cần biết sai lầm của mình nằm ở đâu. Tôi muốn nói đến từ “original”. Orginal (tính từ): nghĩa là nguồn gốc hay sự khởi đầu của một sự vật, sự việc nào đó; là nơi bắt nguồn, phát sinh hay chuyển hóa. Original (danh từ): nghĩa là một thứ duy nhất, độc đáo nhất, hay độc nhất vô nhị; một người khác biệt so với những người khác một cách hấp dẫn và thú vị; một người có năng lực tạo ra những phát minh, sáng kiến hoàn toàn mới. Cách đây nhiều năm, các nhà tâm lý học đã khám phá rằng có hai con đường đạt đến thành tựu: rập khuôn (conformity) và mới lạ độc đáo (originality). Rập khuôn là làm theo số đông, hay đi theo lối truyền thống và duy trì nguyên trạng. Mới lạ là dấn bước trên những con đường ít ai đi, tiên phong với những ý tưởng mới mẻ thách thức nguyên trạng và làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Tất nhiên, không có gì là hoàn toàn mới lạ (original), xét theo nghĩa tất cả các ý tưởng của chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi những gì chúng ta học được từ thế giới xung quanh. Chúng ta không ngừng
15 vay mượn ý nghĩ, dù là vô tình hay hữu ý. Chúng ta cũng dễ bị nhiễm tính “ăn cắp trong vô thức”1, tức là vô tình ghi nhớ và biến ý tưởng của người khác thành của mình. Vì thế, tôi muốn định nghĩa sự mới lạ là việc đưa ra và phát triển các ý tưởng có phần bất thường trong một lĩnh vực nào đó, nhưng có khả năng trở thành hiện thực. Tính mới lạ bắt nguồn từ sự sáng tạo: tạo ra ý tưởng mới và hữu ích, nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà còn là việc đưa ra các sáng kiến để khiến tầm nhìn trở thành hiện thực. Các nhà sáng lập Warby Parker đã đột phá với ước mơ về một phương thức bán hàng độc đáo – bán kính đeo mắt qua mạng và trở thành những người tiên phong khi thiết lập được kênh bán hàng trực tuyến dễ tiếp cận và trong khả năng chi trả của nhiều người. Cuốn sách này nói về cách làm thế nào chúng ta trở nên độc đáo hơn. Thực ra có một manh mối đáng kinh ngạc ngay trong các trình duyệt web mà bạn thường sử dụng để truy cập Internet hằng ngày. Phát hiện lỗ hổng trong các thiết kế mặc định Cách đây không lâu, nhà kinh tế học Michael Housman đã dẫn dắt một dự án tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số công ty dịch vụ khách hàng tồn tại lâu hơn so với những công ty khác. Với dữ liệu thu thập được khi gọi điện đến hơn ba mươi ngàn nhân viên từ các ngân hàng, các hãng hàng không và các công ty kinh doanh điện thoại di động, ông nghi ngờ rằng lịch sử tuyển dụng của họ chứa đầy những dấu hiệu về mức độ cam kết. Ông cho rằng người có lịch sử nhảy việc nhiều hơn có khuynh hướng nghỉ việc sớm hơn, nhưng trên thực tế không phải vậy: Ý định nhảy việc của những nhân viên từng thay đổi năm chỗ làm trong năm năm không cao hơn so với những người làm cùng một công việc trong năm năm. 1 Kleptomnesia: chứng rối loạn tâm lý ở những người lấy cắp đồ vật mà không hề nhớ rằng mình đã làm điều đó.
16 Khi tìm kiếm những dấu hiệu khác, ông để ý thấy nhóm của ông có ghi nhận thông tin về trình duyệt Internet mà người tìm việc sử dụng. Bất chợt, ông nảy ra ý định kiểm tra xem liệu việc chọn lựa một trình duyệt khi tìm việc có liên quan gì đến quyết định nghỉ việc hay không. Ông không mong đợi tìm ra sự liên quan giữa chúng và giả định rằng việc tùy chọn trình duyệt hoàn toàn là vấn đề liên quan đến sở thích hay thị hiếu. Nhưng khi nhìn vào kết quả thu được, ông đã rất kinh ngạc: Những nhân viên sử dụng Firefox hay Chrome trong quá trình tìm việc có xu hướng duy trì công việc lâu hơn 15% so với các nhân viên sử dụng trình duyệt Internet Explorer hay Safari. Cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, Housman đã thực hiện phân tích tương tự trên các nhân viên đã nghỉ việc. Ông thu được mẫu kết quả tương tự: những người dùng Firefox và Chrome ít có khả năng mất việc hơn 19% so với những người dùng Internet Explorer và Safari. Sau đó, ông thực hiện một nghiên cứu đánh giá hiệu suất. Nhóm của ông đã tiến hành thu thập gần ba triệu điểm dữ liệu về doanh số bán hàng, độ hài lòng của khách hàng và độ dài trung bình các cuộc gọi. Kết quả cho thấy những người dùng Firefox và Chrome đạt doanh số bán hàng cao hơn đáng kể và có thời gian thực hiện cuộc gọi khách hàng ngắn hơn. Khách hàng của họ cũng hài lòng hơn. Những người dùng Firefox và Chrome đạt mức độ hài lòng của khách hàng nhanh hơn, chỉ sau chín mươi ngày làm việc, trong khi người dùng Internet Explorer và Safari phải mất đến một trăm hai mươi ngày. Bản thân các trình duyệt không phải là nguyên nhân khiến người dùng chọn lựa, tin cậy và đạt được thành công. Đúng hơn đó là tín hiệu ưu tiên sử dụng trình duyệt theo thói quen. Tại sao người dùng Firefox và Chrome lại là những người có mức độ cam kết và thực hiện công việc tốt hơn trên mỗi thước đo của họ?
17 Câu trả lời rõ ràng là họ am hiểu nhiều hơn về công nghệ, vì thế tôi hỏi Housman rằng ông có nhận ra điều đó không. Các nhân viên tham gia tất cả các bài kiểm tra năng lực nhằm đánh giá khả năng sử dụng phím tắt bàn phím, các phần mềm và phần cứng, kể cả tốc độ đánh máy. Kết quả cho thấy nhóm người sử dụng Firefox và Chrome không phải là những người có khả năng sử dụng máy tính tốt hơn và họ cũng không phải là những người đánh máy nhanh hơn, chính xác hơn. Thậm chí sau khi đánh giá điểm số các bài kiểm tra, hiệu ứng trình duyệt đối với họ vẫn không hề thay đổi. Kiến thức và kỹ năng vi tính không phải là nguyên nhân giải thích lợi thế của họ. Điều đã tạo ra sự khác biệt đó là cách mà người dùng chọn lựa trình duyệt. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy tính để bàn của Microsoft thì trình duyệt Internet Explorer được cài đặt mặc định kèm theo hệ điều hành Windows. Nếu bạn dùng máy của Apple thì đó là trình duyệt mặc định Safari. Hầu hết hai phần ba công ty chăm sóc khách hàng sử dụng hệ thống trình duyệt mặc định, và không bao giờ tự hỏi liệu có phần mềm nào tốt hơn không. Để cài đặt Firefox hay Chrome, bạn phải có chút hiểu biết và tải về một trình duyệt khác. Thay vì chấp nhận trình duyệt mặc định, bạn tìm tòi khám phá một lựa chọn tốt hơn. Và hành động sáng tạo đó, tuy nhỏ, lại là một cánh cửa đưa bạn tới những kết quả khác biệt. Các công ty dịch vụ khách hàng dùng trình duyệt mặc định Internet Explorer và Safari thường sử dụng các mô típ có sẵn trong các cuộc gọi bán hàng và tuân theo quy trình hoạt động tiêu chuẩn để xử lý các khiếu nại hay phàn nàn của khách hàng. Họ làm theo những quy tắc cố định trong bảng mô tả công việc, vì thế khi không hài lòng với công việc của mình, họ bắt đầu nghỉ việc một số ngày, thậm chí là bỏ việc. Những nhân viên thích áp dụng sáng kiến đổi trình duyệt mặc định thành trình duyệt Firefox hay Chrome lại có cách tiếp cận công
18 việc rất khác biệt. Họ tìm kiếm các phương thức bán hàng mới và xử lý các than phiền của khách hàng một cách chủ động hơn. Khi phải đối mặt với các tình huống không hay, họ tập trung giải quyết vấn đề. Vì chủ động giải quyết vấn đề nên họ có rất ít lý do để từ bỏ công việc. Họ tạo ra công việc theo ý muốn. Họ tạo ra các ngoại lệ chứ không bị bó buộc bởi bất kỳ quy tắc nào. Chúng ta đang sống trong thời đại của trình duyệt Internet Explorer. Như hầu hết hai phần ba nhân viên chăm sóc khách hàng sử dụng trình duyệt cài đặt sẵn này, rất nhiều người trong chúng ta chấp nhận những mặc định tồn tại trong cuộc sống của mình. Trong một loạt nghiên cứu gây chú ý, một nhóm dẫn đầu bởi nhà tâm lý học chính trị John Jost đã khảo sát phản ứng của con người đối với các điều kiện mặc định không mong muốn. So với người Mỹ gốc Âu, người Mỹ gốc Phi kém hài lòng hơn với hoàn cảnh kinh tế của mình nhưng lại nhận thức rằng sự bất bình đẳng kinh tế là hợp pháp và công bằng hơn so với nhận thức của người Mỹ gốc Âu. So với những người thuộc nhóm đóng thuế thu nhập cá nhân cao nhất, những người thuộc nhóm đóng thuế thấp nhất xem sự bất bình đẳng về kinh tế là có thể chấp nhận, mức độ đồng ý của họ cao hơn đến 17% so với nhóm đóng thuế cao. Khi được hỏi liệu họ có ủng hộ việc luật pháp giới hạn quyền công dân và việc báo chí chỉ trích chính phủ nếu chính phủ ban hành những điều luật như vậy là cần thiết để giải quyết các vấn đề quốc gia hay không, có nhiều hơn gấp hai lần số người thuộc nhóm thu nhập thấp sẵn sàng từ bỏ quyền tự do ngôn luận so với số người trong nhóm có thu nhập cao. Sau khi nhận thấy nhóm bất lợi khăng khăng ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng nhiều hơn so với nhóm có lợi thế, Jost và các đồng nghiệp của ông kết luận: “Có một nghịch lý là những người chịu tổn thất nhiều nhất từ một chế định nào đó thường ít khi đặt câu hỏi, thách thức, bác bỏ hay thay đổi nó nhất”.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==