Tự do vượt trên sự hiểu biết

Hoàng Huấn dịch

Lời nói đầu Cuộc đời và tư tưởng của Krishnamurti có nhiều nét thú vị lạ thường; toàn bộ khối lượng đồ sộ các tác phẩm của ông và các tác phẩm viết về ông tương đương với khoảng 400 quyển sách cỡ trung; thật không dễ dàng để nắm bắt hết mọi điều ông cố gắng truyền tải. Đã có trên 70 đầu sách tổng hợp nội dung từ những buổi diễn thuyết, thảo luận trên khắp thế giới của Krishnamurti được phát hành và tái bản nhiều lần, các tác phẩm của ông được đông đảo độc giả đón nhận và trân quý. Trong số đó, Tự do vượt trên sự hiểu biết luôn chiếm giữ vị thế đặc biệt trong lòng bạn đọc. Chính Krishnamurti đã đề nghị Mary Lutyens – một tác giả chuyên nghiệp, và cũng là người bạn lâu năm – thực hiện quyển sách này, ông để bà toàn quyền quyết định mọi điều, kể cả thể loại và tựa sách. Mary bắt đầu bằng việc tổng hợp lại nội dung các buổi thuyết giảng, trò chuyện của Krishnamurti từ năm 1963 đến năm 1967; sau đó, bà tuyển lựa những trích đoạn có nội dung

6 - J. Krishnamurti hàm súc, đẹp đẽ và tươi mới nhất để biên soạn thành quyển sách nhỏ trên tay bạn. Trong nhiều năm sau đó, Krishnamurti vẫn tiếp tục thảo luận, tra vấn và trình bày về nhiều chủ đề liên quan đến tôn giáo, chính trị, uy quyền, tâm lý, triết học,... dẫn đến việc khó có tài liệu đơn lẻ nào được xem là đích xác và đầy đủ tuyệt đối. Tuy nhiên, tôi tin rằng Tự do vượt trên sự hiểu biết vẫn là cuốn sách dẫn nhập lý tưởng nhất để bạn bắt đầu khám phá về những tư tưởng và thông điệp giá trị từ Krishnamurti. Nếu đọc cuốn sách này lần đầu, có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu một tài liệu bắt nguồn từ những năm 1960 có thể liên hệ chặt chẽ đến mức nào với thế giới hiện thời. Đã có biết bao trào lưu nổi dậy theo từng thời kỳ rồi bị dập tắt, hoặc do chính những người khởi lên xu hướng đó từ bỏ. Hiện tượng Krishnamurti có vì vậy mà trở nên lỗi thời? Krishnamurti đã phát biểu nhiều điều ứng nghiệm suốt chiều dài lịch sử loài người chứ không riêng gì thời đại này; chúng ta có đủ cơ sở để tin vào giá trị bền vững trong tư tưởng của ông. Thậm chí, có thể nói rằng quan điểm của ông ở thời đại ngày nay – những năm đầu thế kỷ 21 – còn trở nên xác đáng hơn bao giờ hết. Chúng ta hiện sống trong một thế giới mà tình trạng phụ thuộc lẫn nhau của con người gia tăng đáng kể, dù là về kinh tế, chính trị, y tế hay môi trường. Bất kỳ sự kiện nào diễn ra thuộc một trong các lĩnh vực trên đều tác động lẫn nhau và dội ngược lại chính nó. Mọi vấn đề nhân sinh giờ đây đều có mối liên hệ chặt chẽ và đòi hỏi – như được đề cập trong báo cáo chính phủ Anh quốc về tình hình biến đổi khí hậu – một liên minh quốc tế rộng lớn hơn so với trước kia. Chúng ta có

Tự do vượt trên sự hiểu biết - 7 thể thấy rõ rằng không một quốc gia nào có thể bảo vệ lợi ích nước nhà mà không bận tâm đến nhu cầu của nước bạn; bằng không thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn và thiếu quân bình trên phạm vi toàn cầu. Thế giới hiện thời cần ở chúng ta một tâm trí tươi mới để không gây thêm hoặc làm trầm trọng hơn những mối xung đột, bất hòa. Krishnamurti đã nhiều lần khẳng định rằng: Một tâm trí có khả năng tạo nên sự đồng điệu giữa các quốc gia – hay cộng đồng, hội đoàn, đội nhóm – thì không thể tách biệt khỏi tâm trí có khả năng tạo nên sự đồng điệu giữa người và người; đó là tâm trí nhận biết một cách trọn vẹn. Tự do vượt trên sự hiểu biết giúp ta khám phá cái trở lực, chướng ngại khiến tâm trí không đạt đến tình trạng ấy. Trước tiên, là do suy nghĩ ta sai lệch, cứ mang mớ tri kiến cũ kỹ ra để hồi đáp lại những thách thức mới mẻ, vốn đòi hỏi một cách nhìn nhận hoàn toàn khác lạ. Việc để cho hành động bị chi phối nặng nề bởi quá khứ là chứng bệnh trầm kha của các chính khách, của bạn và của cả tôi nữa. Trong các mối quan hệ cá nhân, chúng ta bị che mắt, bị dẫn dụ bởi những hình tượng do chính mình tạo dựng về nhau. Vì cứ mê mải trong sự thỏa nguyện hay bất mãn dựa trên kinh nghiệm quá khứ, chúng ta khó mở lòng ra với những điều mới mẻ. Vì vậy, vấn đề tâm lý của từng cá nhân cũng chính là vấn đề toàn cầu của nhân loại; chính những diễn trình tâm lý tiềm tàng cùng nhận thức thiếu hoàn thiện đã điều khiển và chi phối tất cả chúng ta. Nhân loại bao lâu nay vẫn chìm ngập trong nỗi thống khổ, thế nên theo Krishnamurti, chúng ta cần tiến hành ngay một cuộc cách mạng về mặt tinh thần. Để

8 - J. Krishnamurti mang đến sự đổi thay, con người phải ngừng tách biệt mình khỏi phần còn lại của nhân loại dựa trên những khác biệt về tín ngưỡng, ý thức hệ chính trị, truyền thống và văn hóa; chúng ta là con người, nào phải đâu những món hàng dán nhãn. Thế nhưng bi kịch thay, dường như chúng ta không cảm nhận được tầm quan trọng của việc có chung một tâm thức, để đối diện với những thử thách, nếm trải nhọc nhằn và sướng vui cùng nhau; điều đó dẫn đến cảm giác cô đơn, sợ hãi và sự hung hãn tiềm tàng. Mặt khác, tâm trí có thể đổi mới chỉ nhờ quá trình quan sát điều đang là và mọi ẩn ý trong đó. Krishnamurti tin rằng điều cốt yếu không phải là triết học, ý thức hệ hay tín ngưỡng, mà nằm ở việc quan sát mọi sự đang diễn ra với đời sống thực tế hằng ngày của chúng ta, trong nội tâm và cả ở ngoài mặt; hãy thành thật chỉ ra những gì mà chúng ta dành toàn bộ sức lực và sự chú tâm vào đó. Được thể hiện bằng ngôn từ giản đơn, Tự do vượt trên sự hiểu biết là một quyển sách nhỏ dung dị, mang trong mình những nhận định thông tuệ về tình trạng bị khuôn định của loài người. Như Krishnamurti vẫn luôn muốn làm rõ, ông không chủ định nhồi nhét đầu óc hoặc dâng sự thật lên tận miệng cho ai cả. Trái lại, tất cả chúng ta được ông mời gọi tham gia thách thức và chất vấn mọi điều ông nói, tự đánh giá xem đối với chúng ta những quan điểm đó có thật đúng đắn, phù hợp hay không. Sẽ lãng phí vô cùng nếu chúng ta hiểu điều ông nói đơn thuần về mặt ngôn từ hay trí óc. Khi ta thấu hiểu về một điều gì, theo một cách tự nhiên, nó được chuyển hóa thành hành động, trong đó có sự tự do và niềm vui.

Tự do vượt trên sự hiểu biết - 9 Để thấu hiểu vô số vấn đề được đặt ra trong quyển sách này, Krishnamurti mong bạn tìm cho mình một trạng thái thiền định mà trong đó không có người thiền, vì tâm trí đã tự trút bỏ khỏi nó mọi điều thuộc về quá khứ. “Nếu bạn chú tâm hoàn toàn trong suốt quá trình đọc quyển sách này, thì đó chính là thiền”. Rồi sau đó, bạn cứ việc bắt đầu hành trình tìm hiểu về mọi điều của riêng mình. - David Skitt Ủy viên quản trị Krishnamurti Foundation Trust UK Krishnamurti Foundation of America P. O. Box 1560, Ojai, California 93024 USA E-mail: kfa@kfa.org. Website: www.kfa.org

Chương I Hành trình tìm kiếm – Tâm trí khổ não – Lối tiếp cận truyền thống – Cạm bẫy của sự tôn kính – Con người và Cá nhân – Cuộc đấu tranh sinh tồn – Bản chất loài người – Trách nhiệm – Chân lý – Cuộc cách mạng nội tại – Sự hoang phí sức lực – Tự do khỏi uy quyền Loài người muôn đời nay vẫn luôn tìm kiếm điều gì đó vượt khỏi phạm vi của chính mình cũng như các giá trị vật chất hữu hình – điều gì đó được gọi là chân lý, Thượng Đế hay thực tại – cái trạng thái vô tận mà mọi hoàn cảnh, suy nghĩ và lỗi lầm trần thế đều khó lòng chạm đến. Người ta không ngừng tự vấn về cuộc đời và ý nghĩa cuộc đời. Trong cuộc sống, ta chứng kiến tình trạng hỗn loạn khủng

12 - J. Krishnamurti khiếp, tính hung bạo, nổi loạn, chiến tranh và sự phân hóa bất tận của tôn giáo, ý thức hệ, chủ nghĩa dân tộc. Mang trong mình nỗi thất vọng sâu sắc, chúng ta băn khoăn về việc cần làm, cũng như liệu có còn điều gì khác nằm bên ngoài cái gọi là cuộc sống hay không. Thế rồi sau khi lướt qua hàng ngàn thứ nhưng vẫn không bắt gặp điều mong mỏi khó gọi tên ấy, ta đành bồi đắp dần cho niềm tin vào một Đấng Cứu Thế hoặc một lý tưởng nào đó; niềm tin này cũng chính là mầm mống cho sự quá khích, bạo lực. Giữa chiến trường mênh mông gọi tên là cuộc sống, chúng ta cố gắng thiết lập nên một chuẩn mực đạo đức dựa trên chính xã hội đang nuôi dưỡng, giáo hóa mình, dù nó tuân theo bất cứ thể chế chính trị nào. Chúng ta chấp nhận hệ tiêu chuẩn hành vi như một phần truyền thống hoặc tôn giáo. Chúng ta nghe theo người chỉ dẫn mình hòng nhận ra đâu là hành vi đúng hoặc sai, tư tưởng hướng thiện hay bất thiện. Và khi phỏng theo khuôn mẫu đó, cách cư xử cũng như tư tưởng và phản ứng của chúng ta trở nên máy móc, thiếu ý thức; chúng ta có thể dễ dàng nhận biết về tình trạng này. Trong nhiều thế kỷ, tư tưởng của ta bị nhồi nhét bởi các bậc đạo sư, thánh nhân, sách vở và nhà chức trách. Chẳng hạn như chúng ta hỏi: “Điều gì ở phía sau những ngọn đồi, dãy núi và cả Trái đất này?” và rồi hài lòng luôn với câu trả lời nhận được; vì chỉ nghe theo người khác nên tâm hồn ta cạn cợt và trống rỗng. Nếu chúng ta hoàn toàn sống với những điều được truyền đạt, bị dẫn dắt bởi thiên kiến, hoặc để hoàn cảnh và môi trường xung quanh áp đặt, chúng ta chỉ là hạng người thứ phẩm. Vì phải hứng chịu đủ mọi tác động, ảnh hưởng nên bản thân ta chẳng có gì mới mẻ, chẳng có gì do ta

Tự do vượt trên sự hiểu biết - 13 đích thân khám phá hoặc bảo toàn được tính nguyên thủy, ban sơ và độc đáo. Xuyên suốt lịch sử thần học, các vị lãnh tụ tôn giáo luôn cam đoan rằng: Nếu chúng ta kiên trì thực hiện các nghi thức, tụng kinh niệm chú đều đặn, tuân thủ giáo quy, kiềm chế vọng niệm, kiểm soát tư tưởng, chế ngự cảm xúc, ăn uống kham khổ và đè nén ham muốn tình dục, thì sau một quá trình giày vò nhất định cả về tinh thần lẫn thể xác, chúng ta sẽ tìm ra thứ gì đó vượt lên trên giới hạn của cuộc đời. Đó chính là điều mà hàng triệu người mộ đạo đã làm suốt nhiều năm qua, trong tình trạng viễn ly khi họ ẩn cư nơi sa mạc, núi sâu, hang động hoặc lang thang khắp các làng mạc với bình bát trên tay, hoặc họ sống cùng tập thể những người mộ đạo khác tại các tu viện, ép buộc tâm trí mình tuân theo những khuôn mẫu sẵn có. Nhưng khi một tâm thức khổ não trốn chạy khỏi sự náo động trong việc khước từ thế giới bên ngoài, rồi cũng trở nên vô minh, tăm tối vì tuân phục và kỷ luật, một thần trí như vậy có tìm kiếm bao lâu đi chăng nữa cũng chỉ thấy được sự việc trong cái nhìn biến dạng, méo mó của chính nó mà thôi. Vì vậy, để khám phá rằng thật sự có cái gì đó nằm ngoài sự hiện hữu đầy bon chen, lo âu, sợ hãi và tội lỗi này, đối với tôi dường như người ta phải có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Cách tiếp cận ngoại biên truyền thống – thông qua thời gian, thực hành và luyện tập – hứa hẹn giúp cho người ta thấy được tinh hoa ở nội tâm mình. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là để sở hữu vẻ đẹp và lòng từ bi, người ta sẵn lòng làm mọi thứ khiến họ trở nên nhỏ hẹp, tầm thường, xấu xí và hao mòn đi từng chút một theo thời gian – tiếp tục cho đến ngày mai và

14 - J. Krishnamurti đến tận kiếp sau. Cuối cùng, khi chạm đến tâm điểm, người ta chẳng thấy gì ở đó cả, tại thời điểm đó tâm trí họ đã quá bất lực, vô minh, trì độn và thiếu tinh nhạy. Khi biết được về quá trình này, người ta tự hỏi rằng: Chẳng lẽ không có cách tiếp cận nào hoàn toàn khác? Tức là, liệu ta có thể tạo ra sự thay đổi to lớn từ nội tâm hướng ra bên ngoài hay không? Gần như hầu hết mọi người chấp nhận phương cách tiếp cận truyền thống trên. Căn nguyên của sự rối loạn trong ta là hy vọng tìm kiếm sự thật từ lời hứa hẹn của người khác. Chúng ta nghe theo ai đó một cách máy móc để bảo đảm cho mình một đời sống tinh thần an lạc. Thật kỳ lạ, mặc dù hầu hết chúng ta đều phản đối sự độc tài, chuyên chế về chính trị; nhưng trong thâm tâm, chúng ta lại dễ dàng chấp nhận tác động và sự bạo ngược, áp đặt của người khác lên tâm thức và phương cách sống của mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta hoàn toàn khước từ – không phải trong tư tưởng mà trên thực tế – mọi tác động về tinh thần, cùng tất cả lễ nghi và giáo điều, thì ngay lập tức chúng ta trở thành kẻ lập dị, khác thường và đối nghịch với xã hội đương thời. Nói cách khác, chúng ta không còn là người đứng đắn và được kính trọng trong xã hội nữa. Ngược lại, một người được coi trọng có lẽ cũng không thể tiếp cận với biển cả sự thật mênh mông và vô hạn, không gì đong đếm được. Giờ đây, chúng ta bắt đầu bằng cách khước từ những điều sai lạc – theo cách tiếp cận truyền thống – và nếu chối bỏ như một phản ứng, chúng ta tiếp tục tạo ra một khuôn mẫu khác để rồi lại mắc kẹt trong đó. Nếu tự nhủ rằng có lẽ mình nên

Tự do vượt trên sự hiểu biết - 15 khước từ những thứ sai trái này song sau đó chẳng làm gì cả, bạn không thể tiến bộ chút nào. Tuy nhiên, nếu khước từ nó vì bạn hiểu rằng nó rất ấu trĩ và thiếu chín chắn, bạn từ bỏ nó với một trí huệ lớn lao khi không còn lệ thuộc hay sợ hãi, hẳn nhiên bạn sẽ gây xáo trộn đáng kể trong chính mình và ở môi trường xung quanh, nhưng bạn cũng thoát được khỏi cái bẫy đứng đắn. Lúc đó, bạn không còn tìm kiếm nữa, đó là bước đầu tiên để học hỏi – khi mải mê tìm kiếm, bạn chẳng khác gì một người chỉ có thể đứng xem hàng hóa qua ô kính cửa hiệu. Có hay không một Thượng Đế, chân lý, một thực tại cao đẹp? Sách vở, các tu sĩ, triết gia và Đấng Cứu Thế đều không giải đáp được câu hỏi này, không một ai và không điều gì, ngoại trừ chính bạn có thể tìm cho mình câu trả lời. Vậy, bạn phải hiểu được chính mình và tỉnh táo nhận biết về bản ngã; đó là khởi điểm của minh triết, sáng suốt. Vậy thì cá nhân bạn nên được hiểu như thế nào? Đâu là điểm khác biệt giữa con người và cá nhân? Cá nhân là một thực thể cục bộ, thuộc về một quốc gia, nền văn minh, xã hội riêng biệt. Trái lại, con người không phải là một thực thể cục bộ, mà hiện diện ở khắp nơi. Nếu cá nhân chỉ hành động theo một khuynh hướng đặc thù nào đó trong phạm vi rộng lớn của cuộc đời, hành động của họ hoàn toàn tách rời khỏi cái toàn thể. Vì vậy, người ta phải ghi nhớ rằng chúng ta đang bàn đến cái toàn thể, trong cái lớn thì có cái nhỏ hơn, chứ không phải ngược lại. Thế nên, cá nhân là thực thể bé nhỏ bị tác động, mê muội tự đưa mình ra để thánh thần, truyền thống làm cho khốn khổ, thất vọng; trong khi đó con người thì quan tâm đến toàn bộ quyền lợi, bên cạnh nỗi thống khổ và sự hỗn loạn của cả thế gian này.

16 - J. Krishnamurti Chúng ta, hôm nay cũng như hàng triệu năm trước, lòng đầy tham lam, ganh tỵ, hung hãn, đố kỵ, lo âu và thất vọng; lẩn khuất trong đó đôi chút an vui và thương yêu. Chúng ta là sự pha trộn kỳ lạ giữa lòng thù hận, nỗi sợ hãi và tính hòa đồng – chúng ta bạo lực mà cũng ôn hòa. Trên thế giới, nhân loại đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các phát minh phục vụ cho giao thông vận chuyển, từ xe bò đến máy bay phản lực; nhưng dường như chẳng có chút tiến triển nào về mặt tâm lý cá nhân. Trong khi đó, cơ cấu xã hội thì được tạo nên từ mỗi cá nhân; nó là hệ quả của cơ cấu tâm lý trong các mối tương quan giữa người với người, mà cá nhân lại chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm, kiến thức và đạo lý của nhân loại. Mỗi chúng ta dường như đều mang trong mình cả quá khứ trải dài, đại diện cho toàn thể nhân loại. Hãy quan sát hiện trạng trong nội tâm mình cũng như trong cộng đồng cạnh tranh gay gắt của bạn, ai cũng khao khát quyền lực, địa vị, danh vọng, thành tựu,... Hãy quan sát sự hãnh diện của mình khi chinh phục được mục tiêu mới, cùng toàn bộ chiến trường mà bạn gọi là cuộc sống này. Phải chăng trong đó chỉ toàn là xung đột ở mọi dạng thức, lòng căm thù, sự phản kháng, hung bạo và những cuộc chiến kéo dài bất tận. Chiến trận này, hay cuộc đời này, là tất cả những gì ta biết; nếu không hiểu được về cuộc đấu tranh sinh tồn bao la và khốc liệt, chúng ta đâm ra e sợ và tìm đủ mọi cách tránh né. Song song đó, chúng ta cũng kinh hãi trước những điều chưa biết – cái chết và tương lai. Cuộc sống hằng ngày của chúng ta gói gọn trong nỗi sợ những điều đã biết và chưa biết; vậy thì các triết lý hay khái niệm thần học chẳng qua cũng chỉ là một cách thức tránh né thực tại.

Mục Lục Lời Nói Đầu. ..................................................................................... 5 Chương I Hành trình tìm kiếm – Tâm trí khổ não – Lối tiếp cận truyền thống – Cạm bẫy của sự tôn kính – Con người và Cá nhân – Cuộc đấu tranh sinh tồn – Bản chất loài người – Trách nhiệm – Chân lý – Cuộc cách mạng nội tại – Sự hoang phí sức lực – Tự do khỏi uy quyền..........................................11 Chương II Khám phá bản thân – Dung dị và Khiêm nhường – Tình trạng bị khuôn định..........................................................................23 Chương III Tâm thức – Tính toàn thể của cuộc sống – Tỉnh giác............................33 Chương IV Đeo đuổi khoái lạc – Ham muốn – Suy nghĩ gây sai lệch – Ký ức – An lạc..........................................................................................39 Chương V Quan tâm đến bản thân – Khát khao địa vị – Nỗi sợ – Sự phân tán tư tưởng – Chấm dứt sợ hãi..................................45 Chương VI Bạo lực – Giận dữ – Biện minh và Phán xét – Lý tưởng và Hiện thực..............................................................................55

142 - J. Krishnamurti Chương VII Mối tương quan – Xung đột – Xã hội – Sống giản dị – Tác nhân kích thích – Sự lệ thuộc – So sánh – Mong cầu – Ý niệm – Thói đạo đức giả.................................65 Chương VIII Tự do – Khuynh hướng nổi loạn – Đơn độc – Hồn nhiên – Sống thật với chính mình....................................................75 Chương IX Thời gian – Phiền não – Cái chết.............................................................81 Chương X Yêu thương...............................................................................................89 Chương XI Quan sát và Lắng nghe – Nghệ thuật – Vẻ đẹp – Sự khổ hạnh – Hình tượng – Vấn đề – Khoảng cách............................................................................................99 Chương XII Người quan sát và Cái được quan sát.....................................................107 Chương XIII Suy nghĩ – Ý tưởng và Hành động – Thách thức – Vật chất – Khởi đầu của suy nghĩ............................................................113

Tự do vượt trên sự hiểu biết - 143 Chương XIV Gánh nặng quá khứ – Tâm trí tĩnh lặng – Sự truyền thụ – Thành tựu – Kỷ luật – Thinh lặng – Chân lý và Thực tại..........................119 Chương XV Trải nghiệm – Sự thỏa mãn – Tính nhị nguyên – Thiền...........................125 Chương XVI Cuộc cách mạng toàn diện – Đạo tâm – Năng lượng – Đam mê..........133

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==