Tự do - Osho

Như chim tung cánh Tự do

Lâm Đặng Cam Thảo dịch Như chim tung cánh Tự do Freedom NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ The Courage to Be Yourself

Tự do là khả năng nói có khi cần nói có, nói không khi cần nói không, và thỉnh thoảng giữ im lặng khi không cần nói gì - im lặng, không nói gì cả. Khi tất cả những chiều kích có sẵn đều sẵn sàng, khi đó, bạn tự do. - Osho

Lời nói đầu Ba chiều kích của tự do Tự do là một hiện tượng ba chiều. Thứ nhất là chiều kích vật lý. Bạn có thể bị biến thành nô lệ về thể chất, và suốt hàng ngàn năm, con người đã bị rao bán nơi bãi chợ như bất kỳ món hàng nào khác. Nô lệ đã tồn tại khắp thế giới. Nô lệ không có quyền con người; họ không thực sự được công nhận là con người, họ đã bị hạ thấp xuống dưới mức con người. Và con người hiện vẫn bị đối xử dưới mức con người. Ấn Độ hiệ n giờ vẫn có các sundra, tiện dân. Phần lớn người dân Ấn Độ vẫn sống trong cảnh nô lệ; quốc gia này vẫn còn những vùng đất nơi con người không được học hành, không được chuyển sang nghề nghiệp nào khác những nghề truyền thống đã được định sẵn từ năm ngàn năm trước. Ngườ i ta cò n cho rằng chỉ chạm vào họ thôi cũng khiến bạn bị vấy bẩn; bạn phải lập tức tắm rửa. Mà thậm chí không cần chạm vào người, chỉ chạm vào chiếc bóng của người đó thôi, bạn cũng phải đi tắm.

6 - Freedom Và khắp nơi trên thế giới, cơ thể của phụ nữ không được coi trọng như cơ thể của đàn ông. Phụ nữ không được tự do như đàn ông. Tại Trung Quốc từ xưa, suốt hàng thế kỷ, người chồng có quyền giết vợ mà không bị trừng phạt bởi vì vợ là vật sở hữu của anh ta. Giống như bạn có thể đập phá một cái ghế hoặc đốt nhà – bởi vì đó là ghế của bạn, nhà của bạn – bạn cũng có thể giết vợ vì đó là vợ của bạn. Cho nên mới có nô lệ thể chất và tự do thể chất – khi cơ thể của bạn không bị xiềng xích, khi cơ thể của bạn không bị xế p loại thấp hơn cơ thể của bất kỳ ai khác, khi có một sự bình đẳng về cơ thể. Nhưng thậm chí ngày nay, không phả i nơi nà o cũng có kiểu tự do này. Nó ngày càng ít đi nhưng vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Tự do cơ thể có nghĩa là không có sự phân biệt giữa da trắng và da đen, không có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, không có bất kỳ sự phân biệt nào liên quan đến cơ thể. Không ai trong sạch, không ai uế tạp; mọi cơ thể đều như nhau. Đây chính là nền tảng của tự do. Tiếp đến là chiều kích thứ hai: tự do tinh thần. Rất ít người trên thế giới có được tự do tinh thần… bởi vì bạn không có tự do tinh thần nếu là môn đồ của Mohammed; bạn không có tự do tinh thần nếu là tín đồ Hindu giáo. Dường như toàn bộ cách nuôi dạy con cái của chúng ta không trao cho bọn trẻ cơ hội tự suy nghĩ, tự tìm kiếm. Chúng ta ép tâm trí của trẻ vào một khuôn mẫu nhất định. Chúng ta nhồi nhét vào đầu con những thứ mà ngay cả chúng ta cũng chưa trải nghiệm. Cha mẹ dạy con cái rằng có một Thượng đế, nhưng

Tự do - 7 họ không biết gì về Thượng đế. Cha mẹ dạy con cái rằng có thiên đường và địa ngục, nhưng họ không biết gì về thiên đường và địa ngục. Bạn dạy con cái những điều mà chính bạn còn không biết. Bạn chỉ đang nhào nặn tâm trí của bọn trẻ bởi vì cha mẹ bạn đã làm như vậy với bạn. Như vậy, căn bệnh sẽ tiếp tục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tự do tinh thần chỉ xảy ra khi trẻ em được phép phát triển, được giúp đỡ để lớ n lên có trí tuệ hơn, thông minh hơn, có ý thức hơn, tỉnh táo hơn. Không nên trao cho trẻ bất kỳ niềm tin nào. Không nên dạ y cho trẻ bất kỳ đức tin nào, mà nên khuyến khích chú ng tìm kiếm chân lý càng nhiều càng tốt. Và trẻ em sẽ được nhắc nhở ngay từ đầu: “Chân lý của chính con, cuộc tìm kiếm của chính con, sẽ giải phóng con; không ai khác có thể làm điều đó cho con”. Bạn không thể vay mượn chân lý. Bạn không thể nghiên cứu chân lý trong sách vở. Không ai có thể trao cho bạn chân lý. Bạn phải tự mài giũa trí thông minh của mình để có thể nhìn vào sự tồn tại và tìm thấy chân lý. Nếu được để cho cởi mở, sẵn sàng tiếp thu, tỉnh táo và được khuyến khích tìm kiếm, đứa trẻ sẽ có được tự do tinh thần. Và cùng với tự do tinh thần là trách nhiệm to lớn. Bạn không cần dạy trẻ điều đó, vì trách nhiệm sẽ nối gót ngay sau tự do tinh thần. Và đứa trẻ sẽ biết ơn bạn. Bằng không, đứa trẻ nào cũ ng sẽ tức giận với cha mẹ bởi vì họ đã hủy hoại nó: họ đã hủy hoại tự do của đứa trẻ, họ đã nhào nặn tâm trí của nó . Thậm chí đứa trẻ cò n chưa đặt ra bất kỳ câu hỏi nào thì cha mẹ đã lấp đầy tâm trí nó

8 - Freedom bằng những câu trả lời hoàn toàn hư ảo, bởi vì những câu trả lời đó không dựa trên trải nghiệm của chính đứa trẻ. Cả thế giới dường như đều sống trong trạng thái nô lệ tinh thần. Và chiều kích thứ ba là tự do tối thượng – biết rằng bạn không phải là cơ thể này, biết rằng bạn không phải là tâm trí này, biết rằng bạn chỉ là tâm thức thuần khiết. Sự hiểu biết đó đến từ thiền. Nó tách bạn ra khỏi cơ thể, nó tách bạn ra khỏi tâm trí, để rồ i cuối cùng chỉ còn bạn ở đó như một tâm thức thuần khiết, như một nhận thức thuần khiết. Đó là tự do tâm linh. Đây là ba chiều kích cơ bản của tự do dành cho mỗi cá nhân. Tập thể không có linh hồn, tập thể không có tâm trí. Tập thể thậm chí không có cơ thể; đó chỉ là tên gọi. Đó chỉ là một từ. Đối với tập thể, không cần có tự do. Khi tất cả các cá nhân tự do, tập thể sẽ tự do. Nhưng chúng ta lại bị từ ngữ gây ấn tượng mạnh đến mức quên mất rằng từ ngữ không có thực chất nà o cả . Tập thể, xã hội, cộng đồng, tôn giáo, nhà thờ – tất cả đều là từ ngữ. Không có gì thật đằng sau những từ đó. Tôi chợt nhớ tới một câu chuyện nhỏ. Trong Alice in Wonderland (Alice ở Xứ sở thần tiên), Alice đến cung điện của nữ hoàng. Khi cô gái nhỏ đến nơi, nữ hoàng hỏi: “Ngươi có gặp sứ giả trên đường đến chỗ của ta không?”. Cô gái nhỏ đáp: “Không một ai, tôi không gặp ai cả”.

Tự do - 9 Nữ hoàng thầm nghĩ rằng “không-một-ai” có nghĩa là ai đó, vậy nên bà hỏi: “Vậy tại sao không-một-ai chưa đến?”. Cô gái nhỏ đáp: “Thưa Nữ hoàng, không-một-ai là không mộ t ai cả ạ!”. Nữ hoàng nói: “Đừng có ngốc! Ta hiểu: Không-một-ai phải là không-một-ai, nhưng lẽ ra anh ta phải đến trước ngươi. Có vẻ như không-một-ai đi chậm hơn ngươi”. Alice nói: “Hoàn toàn sai rồi! Không một ai đi nhanh hơn tôi!”. Cuộc đối thoại cứ tiếp diễn theo cách như vậy. Xuyên suốt cuộc nói chuyện, “không-một-ai” trở thành ai đó, và Alice không thể nào thuyết phục nữ hoàng rằng không-một-ai có nghĩa là không có ai cả. Tập thể, xã hội – tất cả đều chỉ là từ ngữ. Thứ thực sự tồn tại là cá nhân; bằng không, sẽ có vấn đề xuất hiện. Vậy tự do của một câu lạc bộ hay một hội nhóm là gì? Đó chỉ là tên gọi thôi. Chúng ta đã hy sinh cá nhân nhân danh tôn giáo, trong các cuộc chiến tôn giáo. Khi chết trong cuộc chiến tôn giáo, một tín đồ của Mohammed biết rằng mình đã có được một “suất chắ c chắ n” trên thiên đường. Tu sĩ bả o họ rằ ng: “Nếu hy sinh vì Islam, anh chắc chắn sẽ được lên thiên đường, hưởng mọi lạc thú mà anh từng tưởng tượng hay mơ ước. Và người mà anh giết cũng sẽ được lên thiên đường vì hắn chết bở i tay một tín đồ củ a Mohammed. Đó là một đặc ân đối với hắ n, vậ y nên anh không cần cảm thấy tội lỗi khi giết người”. Kitô giáo

10 - Freedom có những cuộc thập tự chinh – một kiểu thánh chiến, chiến tranh tôn giáo – giết hại hàng ngàn người, thiêu sống những sinh linh. Vì điều gì? Vì một tập thể nào đó, vì Kitô giáo, vì Phật giáo, vì Hindu giáo,… vì bất cứ điều gì. Cá nhân có thể bị hy sinh cho bất kỳ từ ngữ nào đại diện cho một tập thể nà o đó . Và nếu cá nhân có tự do, tự do tinh thần, tự do tâm linh, thì tự nhiên tập thể cũng sẽ có tự do tâm linh. Tập thể bao gồm các cá nhân, chứ không phải ngược lại. Người ta nói rằng cá nhân chỉ là một phần của tập thể, điều đó không đúng. Cá nhân không phải là một phần của tập thể; tập thể chỉ là một từ tượng trưng cho sự gặp gỡ của các cá nhân. Cá nhân không phải là một phần của bất cứ điều gì; họ luôn độc lập. Họ vố n dĩ luôn độc lập, họ không trở thành một phần của tập thể. Nếu thực sự muốn có một thế giới tự do, chúng ta phải hiểu rằng có quá nhiều sự giết chó c xảy ra nhân danh tập thể tới mức đã đến lúc cần phải kết thúc. Các cá nhân nên là giá trị cao nhất. ***

Tự do - 11 Tự do khỏi điều gì đó không phải là tự do thực sự. Tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn cũng không phải là kiểu tự do mà tôi đang nói tới. Với tôi, tự do là khi được là chính bạn. Vấn đề không phải là tự do khỏ i cá i gì. Đó không phải là tự do thực sự, bởi vì nó vẫn là do ai đó trao cho bạn; có mộ t căn nguyên cho nó. Thứ mà bạn cảm thấy mình bị lệ thuộc vẫn còn nằm trong tự do của bạn. Bạn có nghĩa vụ với nó. Không có nó, bạn sẽ không được tự do. Tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn cũng không phải tự do, bởi vì mong muốn, khao khát “làm” điều gì đó, nảy sinh từ tâm trí – mà tâm trí là xiềng xích của bạn. Tự do thực sự xuất phát từ nhận thức không lựa chọn, khi có nhận thức không lựa chọn thì tự do sẽ không phụ thuộc vào sự vật hay hành động nào. Tự do theo sau nhận thức không lựa chọn là tự do được là chính mình. Và bạn đã là chính mình rồ i, bạn được sinh ra cùng với điều đó , cho nên nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì khác. Không một ai có thể trao cho bạn tự do và không một ai có thể tước đoạt tự do khỏ i tay bạn. Một thanh gươm có thể chặt đầu bạn nhưng không thể cắt đứt tự do của bạn, bản thể của bạn. Đó là một cách khác để nói rằng bạn cần định tâm, bắt rễ trong bản ngã hiện sinh, tự nhiên của mình. Nó chẳng liên quan gì với bên ngoài. Tự do khỏi sự vật sẽ phụ thuộc vào bên ngoài. Tự do khỏ i hành động cũng phụ thuộc vào bên ngoài. Còn tự do thuần khiết thì tuyệt đối không phụ thuộc vào bất cứ điều gì bên ngoài bạn.

12 - Freedom Bạn sinh ra vố n dĩ tự do. Chỉ là bạn đã bị nhào nặn để quên đi tự do đó. Tầng tầng lớp lớp sự nhào nặn đầu óc đã biến bạn thành một con rối. Dây điều khiển con rối đó lại nằm trong tay người khác. Bạn là một con rối nếu bạn là tín đồ Kitô giáo. Dây điều khiển bạn đang nằm trong tay của một Thượng đế không tồn tại, và để trao cho bạn cảm giác rằng Thượng đế tồn tại thì đã có các tiên tri, các đấng cứu thế đại diện cho Thượng đế. Những người này không đại diện cho ai cả, họ chỉ là những kẻ vị kỷ – và ngay cả cái tôi cũng muốn kéo bạn xuống thành một con rối. Họ bảo bạn những gì cần làm, họ trao cho bạn Mười Điều Răn. Họ trao cho bạn tính cách – rằng bạn là một Kitô hữu, một người Do Thái, một người Hindu, một môn đồ củ a Mohammed. Họ trao cho bạn cái gọi là kiến thức. Và tất nhiên, bên dưới gánh nặng to lớn mà họ bắt đầu trao ban ngay từ thời thơ ấu – gánh nặng như núi Himalaya mà bạn đang gánh lấy – ẩn bên dưới đó, bị che giấu, bị kìm nén, là bản ngã tự nhiên của bạn. Nếu bạn có thể thoát khỏi sự nhào nặn đầu óc, nếu bạn có thể nghĩ rằng mình không phải là tín đồ Kitô giáo hay môn đồ củ a Mohammed… Không phả i bạ n sinh ra đã là tín đồ Kitô giáo hay một môn đồ của Mohammed; bạn sinh ra là một tâm thức thuần khiết, hồn nhiên. Khi tôi nói tự do, ý của tôi là được trở về với sự thuần khiết đó, sự hồn nhiên đó, với tâm thức đó một lần nữa.

Tự do - 13 Tự do là trải nghiệm tối thượng của cuộc sống. Không có gì cao hơn tự do. Và từ tự do, nhiều bông hoa sẽ nở rộ bên trong bạn. Tình yêu nở rộ từ tự do của bạn. Lòng trắc ẩn cũng nở rộ từ tự do của bạn. Tất cả những gì có giá trị trong cuộc sống đều nở rộ trong trạng thái hiện hữu hồn nhiên, tự nhiên của bạn. Cho nên, đừng đánh đồng tự do với độc lập. Độc lập dĩ nhiên là thoát khỏi điều gì đó, thoát khỏi ai đó. Đừng đánh đồng tự do với việc làm những gì bạn muốn, bởi vì đó là tâm trí của bạn chứ không phải bạn. Khi muốn làm, khao khát làm gì đó, là bạn đang bị ràng buộc bởi mong muốn, bởi khao khát củ a mình. Với tự do mà tôi đang nói tới, bạn chỉ đơn giản hiện hữu – trong sự thanh thản, im lặng tuyệt đối, trong cái đẹp, trong niềm vui sướng ngất ngây.

PHẦN 1 HIỂU GỐC RỄ CỦA TRẠNG THÁI NÔ LỆ Để được hoàn toàn tự do, người ta cần phải hoàn toàn tỉnh thức, bởi vì sự ràng buộc của chúng ta đã bắt rễ và o vô thức; nó không đến từ bên ngoài. Không ai có thể khiến bạn mất tự do. Bạn có thể bị hủy diệt nhưng tự do của bạn không thể bị tước đoạt trừ khi bạn tự cho đi. Xét cho cùng, chính mong muốn đánh mất tự do của bạn mới luôn khiến bạn mất tự do. Chính mong muốn lệ thuộc, mong muốn vứt bỏ trách nhiệm được là chính mình, mới khiến bạn mất tự do. Khoảnh khắc một người chịu trách nhiệm với chính mình… và nhớ rằng không phải lú c nà o cũ ng chỉ toàn hoa hồng, mà còn có gai nhọn; không phải lúc nào cũng chỉ toàn ngọt bùi, mà còn có đắng cay. Đắng cay luôn cân bằng với ngọt bùi, chúng luôn có cùng tỷ lệ. Gai nhọn cân bằng với hoa hồng, đêm cân bằng với ngày, mùa đông cân bằng với mùa hè. Cuộc sống luôn giữ trạng thái cân bằng

16 - Freedom giữa hai cực đối lập. Cho nên, người sẵn sàng chịu trách nhiệm là chính mình với tất cả những ngọt bùi, cay đắng, hân hoan, phiền muộn của nó mới có thể tự do. Chỉ người như vậy mới có thể tự do… Hãy sống với tất cả thống khổ tột cùng và hạnh phúc ngất ngây của cuộc sống – cả hai đều thuộc về bạn. Và luôn nhớ: Bạn không thể sống trong hạnh phúc ngất ngây mà không trải qua đau khổ tột cùng, sự sống không thể tồn tại nếu thiếu cái chết, và hân hoan không thể tồn tạ i nếu thiếu phiền muộn. Cuộc đời là thế, bạn không thể làm gì khá c. Đó chính là bản chất tự nhiên, là Đạo của vạn vật. Hãy nhận trách nhiệm là chính mình như bạn đang là, với tất cả những tốt-xấu, với tất cả những hay-dở của nó. Trong chính sự đón nhận đó, trạng thái siêu việt sẽ xảy ra và bạn sẽ tự do.

Chương 1: Xã hội và tự do cá nhân Các quy tắc xã hội dường như là nhu cầu cơ bản đối với con người. Thế nhưng, chưa có xã hội nào giúp con người nhận ra chính mình. Ngài có thể vui lòng nói rõ mối quan hệ nào tồn tại giữa các cá nhân và xã hội, và làm cách nào cả hai có thể giúp nhau phát triển? Đây là một câu hỏi rất phức tạp nhưng cũng rất cơ bản. Trong toàn thể sự sống, chỉ có con người mới cần đến các quy tắc. Con vật không cần quy tắc nào cả. Điều đầu tiên cần hiểu là có gì đó không tự nhiên ở các quy tắc. Lý do con người cần quy tắc là bởi vì họ không còn là con vật nhưng vẫn chưa trở thành con người; họ đang ở một chốn u minh. Đó là lý do khiến họ cần tất cả những quy tắc đó. Nếu con người vẫn là con vật thì không cần gì cả. Con vật vẫn sống hoàn hảo mà không cần đến quy tắc, hiến pháp, luật lệ, tòa án nào. Nếu con người thực sự trở thành người – không chỉ ở tên gọi mà thực chất là vậy – họ sẽ không cần đến bất kỳ quy tắc nào.

18 - Freedom Rất ít người nhận ra điều đó cho đến tận lúc này. Chẳng hạn, đối với những người như Socrates, Zarathustra, Bồ Đề Đạt Ma, không cần có bất kỳ quy tắc nào. Họ đủ tỉnh táo để không làm hại ai. Không cần bất kỳ luật lệ, bất kỳ hiến pháp nào. Nếu toàn xã hội phát triển thành con người đích thực, sẽ có tình yêu nhưng không có luật lệ. Vấn đề là con người cần các quy tắc, luật lệ, chính quyền, tòa án, quân đội, cảnh sát, bởi vì họ đã mất đi hành vi tự nhiên của con vật nhưng vẫn chưa đạt được trở lại một trạng thái tự nhiên mới. Họ đang ở giữa. Họ vô định, họ là một mớ hỗn loạn. Để kiểm soát trạng thái hỗn loạn đó, họ cần đến tất cả những điều này. Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi vì những thế lực được phát triển để kiểm soát con người – tôn giáo, nhà nước, tòa án – đã trở nên quá mạnh mẽ. Những thế lực đó phải được trao quyền; bằng không, làm sao họ có thể kiểm soát con người? Cho nên, chúng ta tự rơi vào một trạng thái nô lệ. Giờ đây, những thể chế này đã trở nên mạnh mẽ, họ không muốn từ bỏ những quyền lợi được trao ban. Họ không muốn con người phát triển. Bạn hỏi làm cách nào con người và xã hội, cá nhân và xã hội có thể phát triển. Thế thì bạn chẳng hiểu vấn đề gì cả. Nếu cá nhân phát triển, xã hội sẽ tan rã. Xã hội tồn tại chỉ vì cá nhân không được phép phát triển. Suốt hàng thế kỷ, tất cả những thế lực này đã kiểm soát con người, đồng thời tận hưởng quyền lực và thanh thế của họ. Họ không sẵn sàng để con người phát triển, để con người trưởng thành đến mức

Tự do - 19 khiến cho họ và các thể chế của họ trở nên vô dụng. Có nhiều tình huống sẽ giúp bạn hiểu được điều này. Chuyện xảy ra ở Trung Quốc, cách đây hai mươi lăm thế kỷ… Lão Tử là một nhân vật rất nổi tiếng, và chắc chắn là một trong những người thông thái nhất từ xưa tới nay. Hoàng đế Trung Hoa đã đích thân yêu cầu ông đảm nhiệm việc xử án trong triều, bởi vì không ai có thể dẫn dắt luật pháp của đất nước giỏi hơn Lão Tử. Ông đã cố gắng thuyết phục hoàng đế: “Thần không phải là người phù hợp”, nhưng hoàng đế vẫn quyết định chọn ông. Lão Tử nói: “Nếu bệ hạ không nghe thần… Chỉ cần một ngày xử án là bệ hạ sẽ tin rằng thần không phù hợp với chức vụ này, bởi vì hệ thống này sai rồi. Vì khiêm tốn mà thần không nói ra sự thật với bệ hạ. Hoặc thần, hoặc luật pháp, trật tự và xã hội của bệ hạ, hai bên không thể cùng tồn tại. Vậy… ta cứ thử xem”. Vào ngày đầu tiên, một tên trộm bị đem ra xét xử vì đã trộm gần nửa số tài sản của người giàu nhất thành. Lão Tử lắng nghe rồi ra phán quyết sáu tháng tù giam cho cả tên trộm lẫn ông nhà giàu. Ông nhà giàu ngạc nhiên: “Ngài đang nói gì vậy? Tôi bị mất trộm, tôi bị cướp… Đây là loại công lý gì vậy, sao ngài lại bỏ tù tôi bằng thời gian với tên trộm kia chứ?”. Lão Tử đáp: “Ta chắc chắn đang đối xử bất công với tên trộm. Ngươi mới là kẻ cần ngồi tù nhiều hơn, bởi vì ngươi

20 - Freedom đã tích lũy quá nhiều tiền bạc cho bản thân, đã tước đoạt tiền bạc của quá nhiều người… hàng ngàn người đang khốn cùng, mà ngươi vẫn không ngừng vơ vét. Để làm gì vậy? Chính lòng tham của ngươi đang tạo ra những tên trộm như thế này. Ngươi phải chịu trách nhiệm. Tội lỗi đầu tiên là do ngươi”. Logic của Lão Tử rất rõ ràng. Nếu có quá nhiều người nghèo và chỉ có vài người giàu, bạn không thể ngăn việc trộm cắp, bạn không thể ngăn cản những tên trộm. Cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng này là tạo ra một xã hội nơi mọi người đều thỏa mãn đủ nhu cầu cho bản thân, và không ai tích lũy của cải thừa thãi chỉ vì lòng tham. Người giàu nói: “Trước khi ngài tống giam tôi, tôi muốn gặp hoàng thượng, bởi vì điều này không đúng với hiến pháp; điều này không phù hợp với luật pháp của đất nước”. Lão Tử đáp: “Đó là lỗi của hiến pháp và lỗi của luật pháp đất nước. Ta không chịu trách nhiệm cho điều đó. Hãy đi gặp hoàng thượng đi”. Người giàu tâu với hoàng đế: “Xin bệ hạ hãy cách chức người này ngay lập tức; ông ấy thật nguy hiểm. Hôm nay thần sẽ bị tống giam, thần sẽ phải ngồi tù từ ngày mai. Nếu bệ hạ muốn cứu chính mình, bệ hạ phải đuổi ông ta đi ngay; ông ấy cực kỳ nguy hiểm. Và ông ấy rất có lý lẽ. Những gì ông ấy nói đều đúng; thần hiểu được… nhưng ông ấy sẽ hủy diệt chúng ta”. Nhà vua cũng hiểu vấn đề. “Nếu người nhà giàu này là tội phạm thì trẫm sẽ là tội phạm lớn nhất trên đất nước. Lão Tử sẽ không ngại gì mà không tống giam trẫm.”

Tự do - 21 Khi được thôi chức, Lão Tử nói: “Thần đã cố gắng tâu với bệ hạ; bệ hạ không cần lãng phí thời gian của thần vô ích như vậy. Thần đã nói thần không phải là người phù hợp. Thực tế là luật pháp của bệ hạ, hiến pháp của bệ hạ sai rồi. Toàn bộ hệ thống sai trái này cần được điều hành bởi những con người sai trái”. Vấn đề là những thế lực mà chúng ta tạo ra để ngăn con người rơi vào hỗn loạn đã trở nên mạnh mẽ tới mức họ không muốn bạn tự do phát triển – bởi vì nếu bạn có khả năng phát triển, trở thành một cá nhân, tỉnh táo, đầy đủ nhận thức và có ý thức, bạn sẽ không cần đến họ. Họ đều sẽ mất việc, và khi mất việc, họ sẽ mất đi uy tín, quyền lực, chức lãnh đạo, chức tư tế, chức giáo hoàng – mọi thứ đều sẽ mất hết. Cho nên, lúc này, những người ban đầu được cần đến để bảo vệ con người lại biến thành kẻ thù của nhân loại. Cách tiếp cận của tôi là không chống lại những người này, bởi vì họ quá mạnh mẽ, họ có những đội quân hùng hậu, họ có tiền, họ có mọi thứ. Bạn không thể đấu với họ, bạn sẽ bị hủy diệt. Cách duy nhất để thoát khỏi mớ hỗn độn này là âm thầm bắt đầu phát triển tâm thức của bạn, thứ không thể bị ngăn cản bởi bất kỳ thế lực nào. Thật ra, họ thậm chí còn không biết điều gì đang diễn trong đầu bạn. Tôi trao cho bạn thuật chuyển hóa nội tâm. Thay đổi bản thể nội tại của bạn. Và ngay lúc bạn thay đổi, hoàn toàn biến đổi, bạn bỗng nhận thấy rằng mình đã thoát khỏi ngục tù, bạn không còn là nô lệ nữa. Trước đây bạn là nô lệ vì sự hỗn loạn của bạn.

Mục lục Lời nói đầu - Ba chiều kích của tự do 5 PHẦN 1 HIỂU GỐC RỄ CỦA TRẠNG THÁI NÔ LỆ 15 Chương 1: Xã hội và tự do cá nhân 17 Chương 2: Vấn đề Thượng đế 35 Chương 3: Ý tưởng về số phận và định mệnh 41 Chương 4: Sợ bay 53

212 - Freedom PHẦN 2 ĐƯỜNG TỚI TỰ DO 71 Chương 5: Lạc đà, Sư tử, Đứa trẻ 73 Chương 6: Từ tình yêu đến lòng yêu thương 95 Chương 7: Từ phản ứng đến hành động 105 Chương 8: Nổi dậy, không phải cách mạng 115 PHẦN 3 CHƯỚNG NGẠI VÀ BÀN ĐẠP 139 Hỏi & Đáp Một mặt, ngài nói rằng chúng ta nên có tự do tuyệt đối để làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng mặt khác, ngài lại nói rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm. Với trách nhiệm, tôi không thể sử dụng từ “tự do” như mình muốn. Khi hiểu những điều ngài nói, tôi cảm thấy biết ơn. Nhưng tôi hầu như thấy mình thích nghĩ về tự do như một loại giấy phép hơn. 140

Tự do - 213 Tôi đã sống trong tù suốt bốn mươi lăm năm, hầu hết là do tôi tự chuốc lấy. Lúc này, tôi biết mình có thể ngày càng tự do hơn. Nhưng phải làm gì khi tôi cảm thấy cần một nơi an toàn, một môi trường tốt để phát triển? Một nhà tù khác chăng? Làm sao để được tự do mọi lúc mọi nơi? Tôi cảm nhận nỗi buồn và sự nổi loạn trong tôi. 143 Chẳng phải từ “nổi dậy” có nghĩa là chiến đấu chống lại điều gì đó ư? Bản thân từ này có nguồn gốc từ từ Latin, rebellare, nghĩa là chống trả. Khi nói về nổi dậy, ngài nói theo nghĩa tích cực. Có phải ngài đang thay đổi ý nghĩa của từ này? 147 Suốt những năm qua, tôi bắt đầu cảm thấy vô cùng tự do theo nghĩa không còn bị cầm tù bởi quốc tịch, nơi chốn, hay tiểu sử cá nhân của mình nữa. Nhưng cũng có một cảm giác buồn bã xen lẫn với sự tự do ấy. Nỗi buồn này là gì vậy? 149 Có thể nào vừa tìm kiếm con đường chân lý vừa giải phóng đất nước mình khỏi chế độ độc tài không? 156

214 - Freedom Các nam, nữ tu sĩ và những người đã định hình nền tảng giáo dục của tôi đều đã già và khô héo. Hầu hết đã chết. Nổi dậy chống lại những con người già nua bất lực đó dường như là việc làm vô ích. Bây giờ tôi là một tu sĩ và theo đuổi các học thuyết. Tôi cảm thấy nổi dậy chống lại bất cứ điều gì bên ngoài bản thân mình đều lãng phí thời gian và đơn giản là sẽ chẳng đi đến đâu. Điều này chỉ khiến cho tình hình càng đáng thất vọng và vướng mắc nhiều hơn. Có vẻ như bản ngã phải nổi dậy chống lại bản ngã. Tôi thừa nhận rằng đó không phải là sự nổi dậy của bản ngã thiết yếu – khuôn mặt nguyên thủy. Nhưng đó là “bản ngã” duy nhất mà tôi có hoặc biết để sử dụng cho việc nổi dậy. Làm sao kẻ lẩn tránh nổi dậy chống lại kẻ lẩn tránh? 161 Ngài có thể nói thêm về nỗi sợ tự do không? Tôi luôn khao khát tự do, nhưng đặc biệt gần đây tôi cũng thấy quá nhiều nỗi sợ xuất hiện. Có phải đó chẳng là gì khác ngoài sự né tránh cô đơn và trách nhiệm? 167 Làm cách nào chúng ta có thể giúp con trẻ phát huy hết tiềm năng của chúng mà không áp đặt ý kiến của mình và can thiệp vào tự do của các con? 170 Lời bạt - Tự do đích thực là tâm linh 181

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==