Từ Bi - Osho

Compassion Hồ Thị Việt Hà dịch Trên cả trắc ẩn và yêu thương

Compassion Hồ Thị Việt Hà dịch Trên cả trắc ẩn và yêu thương

 Khi nói đến tình thương, ta hay nói đến sự si mê. Si mê là một cơn sốt về mặt sinh học bởi nó cuồng nhiệt, nóng bỏng và người trong cơn si mê sẽ đắm chìm trong những năng lượng vô thức. Khi đó, ta sẽ không còn làm chủ được bản thân mà chỉ là nô lệ của nó. Trong khi đó, từ bi lại là một dạng thức cao hơn về mặt sinh học và sinh lý học. Người từ bi sẽ không còn là nô lệ của bản thân nữa mà trở thành ông chủ của chính mình. Khi đó, ta làm mọi việc một cách có ý thức, tự quyết định LỜI NÓI ĐẦU

6 - Từ Bi điều mình muốn làm và không bị thúc đẩy, chi phối hay bị lôi kéo bởi nguồn năng lượng vô thức, nghĩa là ta hoàn toàn tự do. Si mê đồng nghĩa với ham muốn, còn từ bi gắn liền với sự cảm thương. Si mê chứa đựng sự khao khát, còn từ bi thì không. Si mê đi kèm với tính tham lam, còn từ bi thì gắn liền với sự chia sẻ. Khi si mê, ta muốn dùng người khác làm phương tiện để đạt được cái mình mong muốn, trong khi từ bi, hay nói khác đi chính là tình thương, sẽ giúp ta biết trân trọng người khác. Sự si mê sẽ khiến ta lún sâu vào vũng bùn, trong khi từ bi giúp ta trở thành đóa hoa sen, vượt lên vũng bùn của thế giới ham muốn, dục vọng và sự giận dữ. Từ bi giúp ta chuyển hóa hoàn toàn nguồn năng lượng tiêu cực thành tích cực. Thường thì chúng ta hay bị chi phối bởi nhiều cảm xúc sân si, ham muốn, tham lam... nhiều đến nỗi ta chẳng còn lại chút năng lượng nào và chẳng khác gì một cái hố rỗng. Chỉ khi nào ta chấm dứt được sự tiêu hao năng lượng không ngừng đó thì nguồn năng lượng nội tại trong ta mới dần trở nên đầy và bản thân ta mới cảm thấy tràn đầy năng lượng sống đích thực. Khi đó, một niềm vui to lớn sẽ trỗi dậy trong ta và bạn chẳng khác nào một vị Phật với nguồn năng lượng tích cực dâng trào bất tận. Chỉ khi đó bạn mới biết được thế nào là từ bi. Đó là một thứ tình thương mát lành, là sự chia sẻ niềm vui của bản thân đến với vạn vật. Khi đó, bạn chính là một phước báu đối với bản thân và với vạn vật xung quanh.

 Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã sống thêm bốn mươi năm nữa, khi mà mọi khao khát lẫn bản ngã của ngài đã tiêu tan. Nhiều người thắc mắc: “Tại sao ngài vẫn sống sau khi đã giác ngộ?”, bởi khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì lẽ ra ngài cũng nên ra đi. Và quan trọng là, làm sao một con người lại có thể tồn tại khi không còn khát vọng hay ham muốn gì nữa? Ở đây có một điều sâu sắc mà chúng ta cần hiểu. Khi khát vọng hay ham muốn mất đi, nguồn năng lượng đó TỪ BI, NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ KHAO KHÁT PHẦN 1

8 - Từ Bi vẫn còn tồn tại. Khát vọng của con người chỉ là một dạng năng lượng, chính vì thế mà ta hoàn toàn có thể chuyển hóa khát vọng thành một điều khác. Cơn giận có thể biến thành sắc dục và ngược lại. Sắc dục có thể chuyển thành sự tham lam, chính vì thế mà một người quá tham lam sẽ trở nên kém gợi tình. Nếu cực kỳ tham lam, anh ta sẽ không hề có chút đam mê sắc dục, và do đó sẽ sống một cuộc đời tịnh dục vì mọi nguồn năng lượng sống mà anh ta có được đều đã dồn vào tính tham lam của mình. Ngược lại, một người cực kỳ đam mê sắc dục sẽ không có chỗ cho sự tham lam tồn tại vì họ không còn năng lượng nào dành cho nó cả. Ở những người đè nén và kiềm chế ham muốn sắc dục, ta sẽ nhìn thấy sự giận dữ hiện ra trong ánh mắt, trên gương mặt của họ vì năng lượng sắc dục đã chuyển hóa thành sự giận dữ. Điều gì sẽ xảy ra khi con người không còn khát khao, ham muốn? Nguồn năng lượng đó không hề biến mất vì bản chất của năng lượng là vĩnh cửu và không gì có thể hủy diệt nó. Hãy thử hỏi một nhà vật lý học xem và họ sẽ trả lời bạn rằng năng lượng không thể bị hủy diệt. Khi giác ngộ, nguồn năng lượng vốn trước kia tồn tại trong Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở nhiều dạng thức khác nhau (như tham, sân, si...) vẫn còn đó, dù rằng bấy giờ ở ngài đã không còn những khát khao, ham muốn như trước. Khi đó, nguồn năng lượng ấy được chuyển hóa sang một dạng thức khác, đó chính là lòng từ bi.

Compassion - 9 Trong cuộc sống thường nhật, năng lượng của ta thường xuyên bị chuyển hóa thành những dạng thức khác nhau (như sắc dục, tham lam, sân hận…), do đó ta sẽ bị cạn kiệt năng lượng và không thể nào khởi sinh được lòng từ bi. Chỉ khi nào mọi ham muốn mất đi thì năng lượng trong ta mới trở thành năng lượng từ bi được. Ta cũng không thể gieo trồng từ bi. Khi nào ta đã gạt bỏ hết mọi ham muốn thì tự khắc từ bi sẽ đến với ta. Hãy nhớ rằng ham muốn luôn đi kèm với một mục tiêu nhất định, trong khi tình thương hay lòng từ bi thì không hề có mục đích. Đó chỉ đơn thuần là một nguồn năng lượng thăng hoa.

 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tạo ra một hiện tượng mới giữa thế giới thần bí thời đó khi đề cập đến lòng từ bi. Ngài đã tạo ra một ranh giới thiêng liêng đầy tính lịch sử so với thời đại trước đó, khi mà mọi người cho rằng chỉ thiền định thôi là đủ và chẳng ai nhấn mạnh lòng từ bi đi đôi với thiền định. Lý do là vì trước đó người ta cho rằng thiền định giúp con người giác ngộ, thăng hoa và tìm ra bản ngã của chính mình, như thế đã là quá đủ, chẳng còn ai đòi hỏi gì thêm nữa. Xét về phương diện cá nhân thì chỉ thiền thôi Từ bi chính là đỉnh cao của tình thương

Compassion - 11 đã là quá đủ. Nhưng theo Đức Phật, con người cần phải giàu lòng nhân ái, tử tế và thương người hơn nữa, điều này thậm chí còn nên có trước khi ta thiền định. Vốn dĩ có một lý giải mang tính khoa học đằng sau điều này. Đơn giản là trước khi giác ngộ nhờ thiền định, nếu đã sẵn có một trái tim nhân hậu và giàu lòng từ bi, chắc chắn ta sẽ có thể giúp những người khác cũng đạt đến cái đẹp, cái thanh cao và niềm vui đích thực như mình. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy con người trước hết nên có lòng từ bi để giúp cho mọi người cùng giác ngộ như mình. Nhưng tại sao ta phải bận tâm đến người khác khi bản thân đã đạt đến sự giác ngộ? Đức Phật muốn dạy chúng ta không nên ích kỷ mà phải biết giúp nhau cùng giác ngộ, và đó là một sự thay đổi to lớn. Nếu con người chỉ biết yêu thương bản thân và tận hưởng cho riêng mình thì việc giác ngộ chẳng khác nào một sự ngăn cản không cho anh ta tiếp tục những niềm vui đó. Cũng chính vì thế mà trong số hàng trăm người giác ngộ, chỉ có một vài người trở thành bậc thầy. Không phải ai giác ngộ cũng trở thành bậc thầy. Bởi để đạt được điều đó, bạn phải có lòng từ bi và bản thân bạn sẽ cảm thấy xấu hổ nếu chỉ biết tận hưởng những điều tuyệt vời mà sự giác ngộ mang đến cho mình. Khi đó, bạn muốn giúp mọi người thoát ra khỏi u minh và xem đó là một niềm vui chứ không phải là sự cản trở. Nói cách khác, bạn sẽ luôn sống trong niềm vui thăng hoa vì được nhìn thấy nhiều người xung quanh cũng thăng hoa nhờ giác ngộ. Bạn sẽ không còn là một cái cây nở hoa trơ trọi giữa rừng nữa

12 - Từ Bi mà xung quanh bạn sẽ là cả một khu rừng tưng bừng nở hoa. Sự giác ngộ của bạn khi đó sẽ giúp tạo nên một cuộc cách mạng cho thế giới này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không chỉ giác ngộ mà còn là hiện thân của một cuộc cách mạng về giác ngộ. Mối quan tâm của ngài về con người và thế gian này là vô cùng to lớn. Ngài dạy các đệ tử tập thiền định và một khi đã đạt đến trạng thái an lạc thì hãy chia sẻ với mọi người chứ không nên giữ cho riêng mình, bởi càng cho đi thì khả năng nhận lại của ta càng lớn. Cho đi không có nghĩa là bạn mất đi mà ngược lại, điều đó sẽ giúp bạn nhân rộng những gì mình có. Một người chưa bao giờ biết đến từ bi sẽ không biết được thế nào là cho đi hay chia sẻ. Một đệ tử, vốn là một người thế tục và hết lòng đi theo Đức Phật, thưa rằng: “Con sẽ làm theo như thế… nhưng có một ngoại lệ. Con sẽ dâng hiến mọi niềm vui, thành quả thiền định và tất cả của cải cho thế gian ngoại trừ gã hàng xóm đốn mạt kia”. Nghe thế, Đức Phật bèn nói: “Vậy con hãy quên hết thế gian đi và chỉ cần trao tặng cho người kia là đủ”. Đệ tử không hiểu bèn hỏi lại: “Ngài nói gì cơ?”. Đức Phật giảng giải thêm: “Vì chỉ khi nào con chia sẻ được với người hàng xóm đó thì con mới có thể giải phóng mình khỏi những thù hận đối với thế gian này”.

Compassion - 13 Từ bi đơn giản là biết chấp nhận những khiếm khuyết của con người mà không đòi hỏi họ phải hành xử như bậc thánh nhân. Sự mong mỏi đó là một điều tàn nhẫn, bởi họ sẽ không thể nào đạt được điều đó và điều này sẽ khiến bạn đánh giá thấp họ, dẫn đến làm suy giảm lòng tự tôn của chính họ. Như vậy là bạn đã hủy hoại chân giá trị của họ theo cách hết sức nguy hiểm. Một trong những điều cốt lõi của từ bi là biết nhìn nhận chân giá trị của con người, là giúp mọi người hiểu rằng những gì xảy ra cho bạn cũng có thể xảy ra với họ, rằng chẳng ai phải tuyệt vọng, chẳng ai là kẻ vô giá trị, rằng giác ngộ là một điều hết sức tự nhiên mà bất kỳ ai cũng có thể đạt được. Tuy nhiên, hai chữ “giác ngộ” đó phải được thốt ra từ chính những người đã giác ngộ, bởi chỉ có họ mới tạo được niềm tin vì đã là chứng nhân đối với việc này. Khi được những người này thốt ra, tự thân hai chữ đó đã mang trong mình một hơi thở, một sự sống và đi thẳng đến trái tim của người nghe. Còn nếu hai chữ này được một học giả thốt ra thì lại là một vấn đề khác, bởi người đó không chắc chắn về những gì họ đang nói hay đang viết. Nói cách khác, bản thân họ cũng còn nghi ngờ về hai chữ này chẳng khác gì bạn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong những vĩ nhân góp phần tạo nên cuộc cách mạng về nhận thức cho nhân loại. Công đóng góp của ngài là vô cùng to lớn, không thể kể hết, trong đó phải nhắc đến phần cốt lõi nhất, chính là lòng từ bi. Bạn cần nhớ rằng khi bạn mở lòng từ bi, điều đó không

14 - Từ Bi có nghĩa là bạn trở nên cao hơn người khác, bởi nếu không thì những gì bạn làm sẽ không còn ý nghĩa nữa. Hãy nhớ rằng bạn không có quyền làm nhục người khác khi tỏ lòng từ bi, bởi nếu không thì bạn sẽ không còn từ bi chút nào nữa. Từ bi là một thứ tình thương của sự trưởng thành, khác hẳn với tình yêu thông thường vốn non nớt và dành cho những người trẻ tuổi. Bạn càng vượt thoát khỏi tình yêu thông thường càng tốt, bởi tình yêu thông thường thường mù quáng. Loại tình yêu đó không liên quan đến sự trưởng thành về mặt tâm hồn, chính vì thế mà thường gây nên bao cay đắng dù rất hấp dẫn, đầy thử thách, hứng thú và có thể khiến người ta chết đi nếu phải từ bỏ. Tình yêu là một thế lực mù quáng. Những người thành công trong tình trường lại không bao giờ có được người mình yêu bởi những chuyện tình đẹp nhất thường dang dở, như Romeo và Juliet của phương Tây hay Laila và Majnu, Shiri và Farhad, Soni và Mahival của phương Đông. Họ bị ngăn cản bởi xã hội, người thân và mọi thứ. Và tôi nghĩ đó cũng là một điều hay, bởi nếu họ đến được với nhau thì có lẽ đã không còn những chuyện tình đẹp lưu lại trong nhân gian. Majnu đã rất may mắn vì không có được Laila. Bởi chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra khi tình yêu mù quáng của hai người đó gặp nhau. Khi cả hai đều mù quáng và thiếu tỉnh táo, kết quả chắc chắn không thể nào là một sự đầm ấm, hòa hợp mà chỉ là một chiến trường thấm đẫm sự mâu thuẫn, xúc phạm và thống trị.

Compassion - 15 Thế nhưng, khi đam mê chuyển hóa thành sự nhận biết và tỉnh thức, tình yêu ấy sẽ trở thành một thứ tình thương cao hơn, đó là từ bi. Tình yêu thường chỉ hướng đến một người và khát vọng sâu xa nhất của chúng ta khi yêu là muốn sở hữu người mình yêu. Điều này cũng xảy ra ở người mà ta yêu, chính vì thế nó tạo ra địa ngục trần gian cho cả hai. Trong khi đó, từ bi không nhắm đến một người cụ thể nào cả. Đó không phải là một mối quan hệ tình cảm mà chỉ đơn giản là chính con người của bạn. Bạn tận hưởng từ bi đối với cỏ cây, muông thú, loài người một cách vô điều kiện mà không đòi hỏi sự đáp trả. Do đó, từ bi là một dạng thức tự do, đã thoát khỏi tình yêu sinh lý học mù quáng. Trước khi giác ngộ, bạn cần hiểu rằng mình không nên kìm hãm năng lượng yêu thương có trong bản thân. Những tín ngưỡng cũ kỹ thường dạy mọi người phải loại bỏ các hình thức thể hiện tình yêu trong cuộc sống, thế là bạn kìm hãm năng lượng, trong khi đó là nguồn năng lượng mà bạn có thể chuyển hóa thành từ bi. Như vậy, chính sự đè nén tình yêu đó sẽ ngăn cản sự phát triển của lòng từ bi. Do đó, những vị thánh của bạn chẳng khác nào những bộ xương khô và trong mắt họ không hề có sự tồn tại của lòng từ bi. Hãy thử sống với một vị thánh trong vòng hai mươi tư giờ, bạn sẽ hiểu được thế nào là địa ngục ngay tại trần gian.

222 - Từ Bi Thiền không có hệ thống giá trị. Tất cả những gì thiền mang đến cho thế giới này chỉ là sự thấu hiểu và tỉnh thức. Thông qua sự tỉnh thức, ta sẽ có được sự hồn nhiên trong trẻo, không phân biệt xấu hay tốt. Và câu chuyện cuối cùng mà tôi muốn kể cho bạn nghe là về thiền sư Ryokan, một người yêu trẻ con mãnh liệt. Bản thân Ryokan cũng là một đứa trẻ với tâm hồn trong trẻo, ngây thơ đến mức không thể tin được ở một người lớn như thế. Ông không tinh ranh cũng chẳng khôn lỏi. Ông ngây thơ đến mức nhiều người cho rằng ông hơi bất thường. Ryokan thích chơi với trẻ con. Ông thường chơi trốn tìm, chơi chuyền bóng… với bọn trẻ. Một tối nọ, đến lượt ông đi trốn và ông đã trốn kỹ trong đống rơm trên cánh đồng. Trời tối dần và khi không tìm thấy ông, bọn trẻ bèn bỏ về nhà. Sáng hôm sau, một người nông dân tới dọn đống rơm để làm việc thì thấy Ryokan trong đó. Ông ta kêu lên: “Ôi, Ryokan-sama, ông làm gì ở đây thế này?”. Thiền sư bèn đáp: “Suỵt, anh đừng nói lớn thế, bọn trẻ sẽ tìm thấy tôi mất!”. Suốt cả đêm đó Ryokan đã ngồi đợi bọn trẻ! Sự hồn nhiền đó của ông mang đầy bản chất của thiền, bởi nó không phân biệt được giữa cái tốt và xấu, giữa cái này và cái khác. Sự ngây thơ đó được gọi là chân như và chân như chính là bản chất cốt lõi của sự ngoan đạo.

 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU......5 PHẦN 1 TỪ BI, NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ KHAO KHÁT......7 Từ bi chính là đỉnh cao của tình thương.................................................... 10 Nếu thiền là bông hoa thì từ bi chính là hương thơm .............................. 21 Mọi khát khao đều có cùng một bản chất như nhau................................ 46 PHẦN 2 TỪ BI LÀ MỘT TRẢI NGHIỆM......57 Lòng tốt và những ảo ảnh tương tự .............................................................61 Thiền sư Bankei và kẻ cắp – câu chuyện về lòng vị tha............................. 85 Yêu thương đích thực.................................................................................... 98 PHẦN 3 THỰC HÀNH TỪ BI......107 Hãy sống để yêu thương và dẹp bỏ các nguyên tắc ...................................111 Tội lỗi và sự trừng phạt ..............................................................................133 Sự sống & cái chết .......................................................................................151 PHẦN 4 TÌNH YÊU CHỮA LÀNH MỌI VẾT THƯƠNG......163 Chỉ có từ bi mới chữa lành được mọi thứ................................................ 172 Thiền và sự từ bi vô điều kiện ...................................................................188

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==