NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ I’m OK You’re Huỳnh Hiếu Thuận – Cẩm Xuân dịch Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến hiệu đính Tôi ổn – Bạn ổn Phân tích Tương giao Giải phóng bản thân và thay đổi cuộc đời Thomas A. Harris, M.D.
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ I’m OK You’re Huỳnh Hiếu Thuận – Cẩm Xuân dịch Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến hiệu đính Tôi ổn – Bạn ổn Phân tích Tương giao Giải phóng bản thân và thay đổi cuộc đời Thomas A. Harris, M.D.
CHƯƠNG FREUD, PENFIELD VÀ BERNE Tôi là một cá thể tự mâu thuẫn. Tôi kỳ vĩ. Tôi chứa trong mình vô vàn cá thể khác. - Walt Whitman Xuyên suốt lịch sử, có một cảm tưởng về bản chất con người đã luôn tồn tại nhất quán: Con người là sinh vật đa dạng bản chất. Sự đa dạng bản chất này thường được thể hiện dưới dạng một bản chất đối ngẫu. Nó đã được khắc họa bằng thần thoại, triết học và tôn giáo. Nó luôn được nhìn nhận như một sự mâu thuẫn, xung đột: Sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, giữa bản tính thấp hèn và sự cao thượng, giữa tâm hồn và thể xác. Somerset Maugham1 từng nói: “Đã nhiều lần, khi tôi lướt nhìn một lượt qua những phần khác nhau 1 William Somerset Maugham (1874 – 1965) là nhà văn, nhà viết kịch người Anh. 1
28 I’M OK – YOU’RE OK trong nhân cách của mình trong trạng thái phức tạp, tôi nhận ra mình được hợp thành bởi nhiều cá nhân khác nhau, mà ở vào mỗi thời điểm nhất định, một cá nhân có ưu thế sẽ tiếm quyền kiểm soát những cá nhân còn lại. Nhưng rốt cuộc, đâu trong số đó mới thật sự là tôi? Tất cả họ, hay chẳng một ai?”. Con người có thể khao khát sự thiện hữu và rồi đạt được nó là điều đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử, dẫu vậy, lòng thiện hữu này có thể phụ thuộc vào cách hiểu. Moses xem lòng tốt tột bậc là sự coi trọng công lý, Plato xem cốt lõi của thiện hữu là sự thông tuệ và Chúa Jesus thì chú trọng vào khía cạnh tình yêu thương; song vượt trên những lối nhìn khác biệt đó, họ đều đồng thuận rằng đức hạnh, dù được hiểu theo cách nào, vẫn luôn có thể bị xói mòn bởi một thứ gì đó phát xuất từ trong bản chất con người, luôn ngày đêm tranh đấu với một thứ khác. Nhưng rốt cuộc, những thứ ấy là gì? Khi Sigmund Freud xuất hiện trên vũ đài tư tưởng vào đầu thế kỷ 20, bí ẩn đó đã được soi rọi bằng một cuộc truy tầm mới, một tìm tòi mang tính khoa học vô cùng nghiêm cẩn. Đóng góp mang tính nền tảng của Freud chính là lý thuyết của ông, cho rằng có sự tồn tại những lực lượng xung khắc nhau trong cõi vô thức của tâm trí con người. Những cái tên ướm thử đã được trao cho các “chiến binh”: Cái Siêu Tôi được xem như một lực lượng kiểm soát và hạn chế những đòi hỏi của Cái Nó1 (những xung lực bản năng), cùng với 1 Còn được dịch là Cái Ấy.
29 TÔI ỔN – BẠN ỔN Cái Tôi1 đóng vai trò như một vị trọng tài, hoạt động theo nguyên lý “tư lợi vị tha2”. Chúng tôi sâu sắc hàm ơn Freud vì những nỗ lực miệt mài và tiên phong của ông trong việc thiết lập một nền tảng học thuyết mà dựa trên đó, chúng tôi đã phát triển tiếp cho tới ngày nay. Qua nhiều năm, các học giả và các nhà lâm sàng đã xây dựng, hệ thống hóa và bổ sung thêm vào các học thuyết của ông. Tuy vậy, những “nhân vị bên trong” vẫn còn là một khái niệm khó nắm bắt và có vẻ như hàng trăm quyển sách bám bụi, chứa đựng những lời chú giải của các nhà phân tâm đã không đưa ra được những câu trả lời thỏa đáng về những “cá nhân” bí ẩn đó. Tôi đã đứng trong hành lang rạp chiếu khi bộ phim điện ảnh Who’s Afraid of Virginia Woolf? (tạm dịch: Ai sợ Virginia Woolf?) vừa khép lại và nghe được một số lời bình phẩm của khán giả: “Tôi thấy kiệt sức!”, “Và tôi đi xem phim chỉ để có cớ rời khỏi nhà”, “Tại sao họ lại chiếu cho chúng ta xem một thứ như thế?”, “Tôi không hiểu được nội dung của nó; tôi đoán ắt mình phải là một nhà tâm lý học thì mới nuốt nổi nó”... Tôi có cảm tưởng là nhiều người trong số họ đã rời khỏi rạp phim với thắc mắc cái gì thật sự đã diễn ra trên màn ảnh, chắc chắn phải có một thông điệp từ bộ phim, nhưng 1 Nguyên văn: Superego (Cái Siêu Tôi, còn được gọi là Siêu ngã), Id (Instinctual drives, Cái Nó, còn gọi là Tự ngã), và Ego (Cái Tôi, còn gọi là Bản ngã). 2 Enlightened self-interest: là một triết lý cho rằng những người hành động vì lợi ích của người khác hay lợi ích của (những) tập thể mà họ là thành viên, thì rốt cuộc sẽ có lợi ích cho chính họ. Ở đây, tác giả hàm ý Ego sẽ hoạt động vì lợi ích của cả Superego và Id, và rốt cuộc sẽ có lợi cho chính Ego, nên gọi là tư lợi vị tha. Trái với tư lợi vị tha là tư lợi vị kỷ (Unenlightened self-interest).
30 I’M OK – YOU’RE OK không có khả năng tìm thấy bất kỳ sự liên quan nào tới họ hay giúp họ giải phóng tạm thời bằng cách chấm dứt “thú vui và những trò chơi1” trong cuộc sống của chính họ. Chúng ta sâu sắc cảm kích những phát biểu có tính định hình, như định nghĩa của Freud về phân tâm học – coi đó là một “khái niệm có tính động năng, thu gọn đời sống tinh thần con người thành một sự tương tác qua lại giữa những lực thôi thúc và những lực kiềm chế”. Một định nghĩa như thế và vô số các công trình sản sinh từ nó có thể rất hữu dụng với giới “chuyên gia”, nhưng làm thế nào những công thức ấy có thể hữu ích cho những người đang chịu đựng tổn thương? George và Martha trong vở kịch của Edward Albee2 mặc dù đã dùng những lời lẽ cay nghiệt, gai góc và tục tĩu để nói chuyện với nhau nhưng lại nói chính xác và trực diện vào vấn đề. Câu hỏi đặt ra là với tư cách là những nhà trị liệu, liệu chúng ta có thể nói chuyện với George và Martha một cách chính xác và trực diện về lý do tại sao họ hành xử như họ đã làm và gây tổn thương cho nhau như vậy hay không? Liệu những gì chúng ta nói ra có thể không chỉ đúng sự thật mà còn hữu ích, vì lẽ chúng ta đã thật sự thấu hiểu họ? “Xin hãy nói thật đơn giản! Tôi không hiểu được những gì ông đang nói” không phải là một thái độ hiếm gặp hướng về các nhà trị liệu, ngay cả những người được xem là chuyên gia trong 1 Nguyên văn: fun and games. Đây là tình tiết chính trong bộ phim Who’s Afraid of Virginia Woolf?, ngụ ý nói về những bế tắc và xung đột trong cuộc sống của con người và cả cách họ đối diện với những điều đó. Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên. 2 George và Martha là hai nhân vật chính trong vở kịch và bộ phim điện ảnh cùng tên Who’s Afraid of Virginia Woolf?.
31 TÔI ỔN – BẠN ỔN lĩnh vực tâm lý. Việc trình bày lại những ý tưởng thần bí của phân tâm học bằng cách sử dụng những thuật ngữ thần bí gấp bội sẽ không thể chạm được đến con người ở đúng nơi mà họ đang mắc kẹt. Hệ quả là những nhận xét truyền miệng trong dân gian về những nhà trị liệu thường là sự thể hiện lòng thương xót một cách thừa mứa và những cuộc đối thoại hời hợt, với những lời bình phẩm vắn tắt theo kiểu “Ồ vâng, chẳng phải mọi sự lúc nào cũng diễn ra theo cách đó sao?” mà chẳng cho thấy chút hiểu biết gì về việc làm thế nào để sự việc khác đi. Xét theo một phương diện nào đó, một trong những yếu tố tạo khoảng cách trong thời đại ngày nay chính là độ lệch pha giữa sự chuyên môn hóa và cách thức truyền đạt qua giao tiếp; điều đó không ngừng nới rộng hố sâu ngăn cách giữa các chuyên gia và những người không chuyên. Không gian vũ trụ thuộc về các phi hành gia, sự hiểu biết hành vi con người thuộc về các nhà tâm lý học và tâm thần học, ngành lập pháp thuộc về các nghị sĩ, thì bất kể thế nào chúng ta cũng nên có một đứa con thuộc về các nhà thần học. Đây là một tiến trình phát triển có thể hiểu được; nhưng các vấn đề phát sinh do sự thiếu thông hiểu và truyền đạt bằng giao tiếp không hiệu quả thì vô cùng to lớn, điều đó có nghĩa là chúng ta cần một phương thức mà nhờ đó ngôn ngữ có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của các nghiên cứu. Trong lĩnh vực toán học, lời giải cho thế lưỡng nan này đã được thử nghiệm qua việc phát triển trường phái “tân toán học” đã được giảng dạy trong các trường tiểu học trên khắp
32 I’M OK – YOU’RE OK đất nước. Tân toán học không giống một dạng thức tính toán mới mà là sự truyền đạt các ý tưởng toán học, không chỉ giải đáp các câu hỏi cái gì mà còn giải quyết câu hỏi tại sao, khiến cho sự hấp dẫn của việc hưởng thụ hay sử dụng một chiếc máy vi tính không còn là việc dành riêng cho các nhà khoa học nữa mà đã bắt đầu vươn tới gần các học sinh, sinh viên dưới những hình thức dễ hiểu hơn nhiều. Khoa học toán học không mới, song cách nói về nó thì rất mới. Chúng ta sẽ tự thấy mình trở nên lạc hậu và khiếm khuyết nếu vẫn khư khư sử dụng hệ thống số học của người Babylon, Mayan, Ai Cập hay La Mã. Mong muốn sử dụng toán học một cách sáng tạo đã mang đến những cách thức hệ thống hóa các khái niệm số học mới lạ. Trường phái tân toán học ngày nay vẫn tiếp tục phát triển theo khuynh hướng sáng tạo đó. Chúng ta ghi nhận và trân trọng tư duy sáng tạo của các hệ thống trước đây nhưng chúng ta không nhất thiết phải khiến công việc trong thời đại này gặp trở ngại bởi những phương thức đôi khi kém hiệu quả. Đây cũng là quan điểm của tôi về thuyết Phân tích Tương giao. Tôi tôn trọng những nỗ lực tận tâm của các lý thuyết gia phân tâm học đã bỏ ra trong quá khứ. Điều tôi muốn trình bày trong quyển sách này chính là một cách thức mới để truyền đạt những ý tưởng cũ, đồng thời trình bày những ý tưởng mới theo cách thật rõ ràng, sáng sủa. Đây không phải một cuộc công kích mang tính thù địch hay phản đối các thành quả của thế hệ tiền bối, đây chỉ là một phương tiện tập hợp những bằng chứng không thể chối cãi rằng những phương pháp cũ đã không còn hoạt động hiệu quả nữa.
33 TÔI ỔN – BẠN ỔN Chuyện kể rằng có một người nông dân già, vụng về ngồi sửa một cái bừa gỉ sét trên con đường làng thì gặp một chàng trai trẻ tuổi sốt sắng đến từ Dịch vụ Khuyến nông của trường đại học. Người này đã thực hiện nhiều cuộc gọi từ nông trại này đến nông trại khác với mục đích bán một cuốn cẩm nang mới, viết về bảo tồn đất đai và các kỹ thuật canh tác hiện đại. Sau màn chào hỏi lễ phép và lịch thiệp, chàng trai trẻ hỏi người nông dân rằng liệu ông có muốn mua quyển sách mới này hay không. Người nông dân già đáp lời: “Con trai, ta còn chưa canh tác tốt được bằng một nửa những gì ta đã biết nữa kìa”. Mục đích của quyển sách này không chỉ là trình bày những điều mới mẻ, mà còn nhằm trả lời câu hỏi tại sao người ta lại không thể sống một cuộc sống tốt đẹp như họ biết mình có thể. Người ta có thể biết các chuyên gia có vô vàn thứ để nói về hành vi con người, nhưng những kiến thức ấy dường như không có chút ảnh hưởng nào đến tình trạng bức bối, đến cuộc hôn nhân đổ vỡ hay đến lũ trẻ ngỗ nghịch của họ. Họ có thể bật chương trình Dear Abby1 để nhận những lời khuyên hay có thể tìm cho mình sự vui thú trong Peanuts2, nhưng liệu có bất cứ điều gì vừa sâu sắc vừa đơn giản có liên quan đến những động lực hành vi ẩn sâu bên trong mà có thể giúp họ tìm ra lời giải cho các vấn đề thâm căn cố đế của mình hay không? Liệu có bất kỳ thông tin 1 Một chuyên mục phát thanh cung cấp những lời khuyên được thực hiện bởi Pauline Phillips vào năm 1956. 2 Một chuyên mục truyện tranh hài hước đăng trên nhật báo, được sáng tác bởi Charles M. Schulz.
34 I’M OK – YOU’RE OK sẵn có nào có thể vừa đúng sự thật và vừa giúp ích cho họ hay không? Cuộc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên của chúng tôi cho đến những năm gần đây đã luôn bị hạn chế bởi thực tế rằng chúng ta hiểu biết tương đối ít ỏi về cách não bộ con người lưu trữ ký ức và cách ký ức này bị khơi dậy để sản sinh ra sự bạo hành chuyên chế của quá khứ trong cuộc sống hiện tại – cũng như để mang đến những kho tàng quý giá. BÁC SĨ PHẪU THUẬT NÃO VÀ THIẾT BỊ DÒ ĐIỆN Bất kỳ giả thuyết nào đặt ra cũng phải phụ thuộc vào sự kiểm chứng dựa trên những bằng chứng có thể quan sát được. Mãi tới gần đây, có rất ít bằng chứng về cách thức não bộ thực hiện các chức năng nhận thức; hay chính xác thì làm thế nào và những tế bào nào trong não bộ chịu trách nhiệm lưu trữ ký ức. Có bao nhiêu ký ức được giữ lại? Ký ức có thể biến mất không? Ký ức mang tính khái quát hay cụ thể? Tại sao một số ký ức lại dễ dàng truy xuất hơn những ký ức khác? Một nhà nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực này là bác sĩ Wilder Penfield, một nhà giải phẫu thần kinh đến từ Đại học McGill ở Montreal, người mà vào năm 1951 đã bắt đầu trình ra bằng chứng hết sức thú vị để xác minh và điều chỉnh các quan niệm mang tính lý thuyết – những bằng chứng được phát biểu một cách hệ thống hóa nhằm trả lời những thắc
35 TÔI ỔN – BẠN ỔN mắc trên1. Trong quá trình phẫu thuật não bộ khi điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng động kinh cục bộ, Penfield đã tiến hành một loạt các thí nghiệm, trong đó ông kích thích vào vùng vỏ não thùy thái dương của bệnh nhân bằng một dòng điện cường độ nhẹ được truyền qua một thiết bị dò điện. Các quan sát về phản hồi của não bộ đối với những kích thích ấy của ông đã được tích lũy suốt nhiều năm. Trong mỗi trường hợp, bệnh nhân dưới tác dụng của chất gây tê tại chỗ vẫn có khả năng trò chuyện với bác sĩ Penfield. Suốt tiến trình thực hiện các thí nghiệm này, ông đã nghe được nhiều điều lý thú đáng kinh ngạc. (Vì quyển sách này được viết ra với mục đích trở thành một hướng dẫn thiết thực cho những ai muốn nắm bắt thuyết Phân tích Tương giao thay vì là một luận văn nặng tính khoa học kỹ thuật, nên tôi muốn nói rõ rằng những dữ kiện được nhắc tới sau đây, lấy từ nghiên cứu của Penfield – tài liệu duy nhất trong quyển sách này có màu sắc kỹ thuật – được lồng vào chương đầu tiên vì tôi tin nó cần thiết để thiết lập một cơ sở khoa học cho tất cả những thông tin sau đó. Bằng chứng chỉ ra rằng mọi thứ mà chúng ta nhận biết được một cách có ý thức đều được ghi lại một cách chi tiết rồi được lưu trữ trong não bộ và có thể được “phát lại” trong hiện tại. Các dữ kiện sau đây có thể đảm bảo mang đến nhiều hơn là chỉ một bài đọc đơn thuần nhằm đánh giá đầy đủ những phát hiện của Penfield.) 1 W. Penfield, “Memory Mechanisms”, A.M.A. Archives of Neurology and Psychiatry 67 (1952), trang 178–198, với những cuộc thảo luận của L. S. Kubie và cộng sự. Các trích dẫn khác từ Penfield và Kubie trong chương này đều cùng nguồn tư liệu trên.
Mục lục Lời giới thiệu 5 Lời nói đầu 17 Chương 1: Freud, Penfield và Berne 27 Chương 2: Cái Tôi Cha Mẹ, Cái Tôi Người Lớn và Cái Tôi Trẻ Em 55 Chương 3: Bốn vị thế sống 89 Chương 4: Chúng ta có thể thay đổi 117 Chương 5: Phân tích sự tương giao 135 Chương 6: Chúng ta khác biệt như thế nào 183
463 TÔI ỔN – BẠN ỔN Chương 7: Chúng ta sử dụng thời gian như thế nào 203 Chương 8: Mô hình P-A-C và hôn nhân 225 Chương 9: Mô hình P-A-C và nuôi dạy con cái 255 Chương 10: Mô hình P-A-C và trẻ vị thành niên 309 Chương 11: Khi nào thì việc trị liệu là cần thiết? 345 Chương 12: Mô hình P-A-C và các giá trị đạo đức 373 Chương 13: Các tác động xã hội của mô hình P-A-C 423
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==