Thiền là gì

WHAT IS MEDITATION? J. KRISHNAMURTI là gì? Thiền

WHAT IS MEDITATION? Vi Tiếu dịch NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ J. KRISHNAMURTI là gì? Thiền

LỜI TỰA Thiền là chủ đề trung tâm trong các bài viết của Krishnamurti cũng như các buổi nói chuyện trước công chúng. Trước việc thiền ngày càng phổ biến và vô số kỹ thuật, phương pháp tiếp cận ra đời, Krishnamurti lại né tránh việc luyện tập, đặt ra mục tiêu và ý chí kiểm soát – điều mà các vị thầy và các truyền thống thường chủ trương. Ông cho rằng, thiền không phải là thứ bạn có thể tạo tác hay thậm chí trải nghiệm, thiền cũng không thể nào học hỏi từ một ai khác. Vì vậy, đây không phải là một quyển sách hướng dẫn cách thiền như thường thấy.

Vậy thì, thiền là gì? Những câu và đoạn trích được trình bày trong sách (tự thân nó cũng đã là thiền) sẽ mở ra cách tiếp cận độc nhất theo kiểu Krishnamurti về chủ đề này một cách đơn giản đến ngạc nhiên, nhưng cũng cực kỳ sâu sắc. Ông cho rằng thiền có liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của chúng ta, chứ không phải thứ gì đó tách biệt, và nó chỉ khả dĩ với trật tự trong đời sống thường ngày. Thiền không phải là ép tâm trí phải lặng yên, cũng không phải là bắt nó tập trung hoặc suy ngẫm, mà thiền là một sự nhận biết sâu sắc về bản chất của cái tôi và hành động tư duy, để tư tưởng có thể tìm về đúng vị trí của nó. Đó là một sự tự do mang tính cách mạng vượt thoát những điều đã biết: “Thiền là sự chuyển động có chú tâm. Sự chú tâm thì không có biên giới hay ranh giới nào để vượt qua, sự chú tâm vốn trong trẻo, vắng bặt những tư tưởng. Tư tưởng không thể nào tạo nên sự trong trẻo bởi vì tất cả tư tưởng của ta đều khởi nguồn từ một quá khứ vốn đã tiêu tan; tư duy là một hành động được thực hiện trong 6 - J. Krishnamurti

tăm tối. Nhận thức được điều này là chú tâm. Sự nhận thức không phải là phương pháp dẫn đến sự chú tâm – một sự chú tâm như thế vẫn còn nằm trong phạm vi của tư tưởng và có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh. Nhận thức được sự không chú tâm chính là chú tâm. Thiền không phải là một tiến trình của trí năng, nó là sự vượt thoát khỏi tư tưởng và là một động thái trong khoảnh khắc xuất thần của sự thật.” J. Krishnamurti được xem là một trong những nhà tư tưởng và bậc thầy vĩ đại nhất từ trước tới nay. Tầm ảnh hưởng của ông đã bao trùm cả những nhân vật lớn như George Bernard Shaw, David Bohm, Alan Watts, Henry Miller, Bruce Lee, Eckhart Tolle, Jackson Pollock và Aldous Huxley. Thiền là gì? - 7

Học hỏi về bản thân, dù là ai đi nữa, chính là khởi đầu của thiền. Khi bạn đang học hỏi thì sẽ không có sự tích lũy. Nhưng ngay khi bạn đạt được, thu thập được, chúng sẽ lập tức biến thành kiến thức, và những gì bạn gọi là hiểu biết thật ra chỉ chồng chất thêm vào những điều bạn đã biết sẵn. Những gì bạn đã biết sẽ quy định những điều bạn học. Cho nên, học hỏi không bao giờ là tích lũy kiến thức. Thiền là gì? - 9

Sẽ không có thiền nếu không có sự tự biết mình. Sẽ không có thiền nếu không có một nền tảng đúng đắn. Đặt ra được nền tảng đúng đắn cũng là thiền. Nền tảng đó phải thoát khỏi những khao khát, đố kỵ và tham lam, thoát khỏi thói quen tôn sùng thành công. Tức là, thiền chỉ bắt đầu với sự tự biết mình. Nếu không có sự tự biết mình thì sẽ không có thiền. Và những thứ mà bạn gọi là thiền ngoài kia thực chất là tự đánh lừa hoặc tự huyễn hoặc, chứ không có bất cứ một ý nghĩa nào cả. Những phương pháp và hệ thống mà người ta đặt ra để hướng dẫn cách thiền, tất cả đều cực kỳ nông cạn. Chúng ta đang nói về thiền khi được đặt trên nền tảng đúng đắn. 10 - J. Krishnamurti

Nếu bạn đi thật xa hơn nữa sau khi đã đặt được nền tảng đúng đắn – có thể là tự truy vấn, tự nghiệm ra – bạn sẽ thấy rằng ẩn sâu bên dưới không có một thách thức hay một câu trả lời nào. Đó là một hành trình dài, không phải trong thời gian, không thể tính bằng ngày hay bằng năm, mà là một hành trình bất tận bên trong mỗi người.

Thiền là hiểu được toàn thể sự vận động của cái đã biết, và xem có cách nào từ bỏ nó không. 12 - J. Krishnamurti

Nếu tôi nhận biết rằng tôi bị rối loạn thần kinh, thì có nghĩa là tôi đã bắt đầu thoát khỏi tình trạng rối loạn thần kinh rồi. Nhưng hầu hết chúng ta không nhận biết được những khác thường và tình trạng mất thăng bằng nhẹ của mình, những sự phóng đại, hành vi kỳ lạ và ngưng trệ. Muốn nhận biết tình trạng rối loạn thần kinh này thì cần phải quan sát, nhưng ta lại không có năng lượng, thời gian hoặc không có thiên hướng quan sát chính mình. Thay vào đó, ta lại thích đi nhờ một chuyên gia phân tích hoặc ai khác làm việc đó cho mình và khiến cuộc đời ta thậm chí còn phức tạp thêm. Nếu bạn nhận biết rằng mình bị rối loạn thần kinh, không chỉ trên bề mặt nông cạn mà còn ẩn sâu bên dưới, như hầu hết chúng ta đều bị, vậy thì để tạo ra sự thay đổi, bạn phải nhận thức, bạn phải quan sát từng lời nói, từng cảm giác và suy nghĩ của mình, phải đi thật sâu vào chính mình. Có lẽ sau đó, từ chính nhận thức này, thiền mới xuất hiện. Thiền là gì? - 13

Thẩm nghiệm sự chấm dứt nỗi đau buồn cũng là một phần của thiền, chứ không phải trốn chạy vào trong những ảo tưởng. 14 - J. Krishnamurti

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==