Tâm Huyết Trao Đời

FIRST NEWS

Mấy chục năm qua, tấm gương Nguyễn Ngọc Ký đã được các thế hệ thanh niên, học sinh ở nước ta trân trọng, cảm phục như một trong những điển hình sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận tật nguyền, để sống có ích và giúp ích cho mọi người, cho đất nước. Nguyễn Ngọc Ký sinh ra và lớn lên ở Hải Hậu, Nam Định – vùng đất giàu truyền thống văn hiến và hiếu học. Lên 4 tuổi, không may bị bệnh, liệt cả hai tay, Nguyễn Ngọc Ký không còn điều kiện để được ăn, học, vui chơi, phát triển như bao đứa trẻ bình thường Tâm Huyết Trao Đời, Cuốn Sách Truyền Cảm Hứng 5

NGUYỄN NGỌC KÝ TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI khác. Nhưng không đầu hàng số phận, Nguyễn Ngọc Ký đã kiên trì khổ luyện, tập viết bằng chân, tập làm việc, sinh hoạt bằng chân, thay đôi tay đã bị tàn phế; được đến trường đi học, phấn đấu trở thành học sinh giỏi, hai lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người; rồi anh thi đỗ đại học, mở cánh cửa vào đời bằng… đôi chân kỳ diệu. Gần năm mươi câu chuyện trong cuốn tự truyện “Tâm huyết trao đời”, bao quát khoảng thời gian từ lúc chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, theo lời khuyên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về quê dạy học, trở thành giáo viên dạy giỏi của toàn ngành, đến khi là cán bộ xuất sắc của Phòng Giáo dục Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu năm 2005… càng giúp bạn đọc thêm ngưỡng mộ một con người tuy bị tàn tật về thân thể, nhưng mạnh mẽ về trí tuệ, tinh thần, có lòng tha thiết yêu đời, yêu nghề, kiên cường vượt lên thử thách nghiệt ngã của số phận và đã làm nên những điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể làm được. Với tâm huyết cháy bỏng của mình, thông qua mỗi câu chuyện kể, Nhà giáo Ưu tú, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký cũng “trao đời” những bài học kinh nghiệm sâu sắc, đúc rút từ chính cuộc đời mình – người thầy dạy học, viết văn bằng chân đầu tiên ở Việt Nam, với tư duy đổi mới về dạy và học, về đào tạo phát triển 6

TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI NGUYỄN NGỌC KÝ toàn diện con người. Đó không chỉ là những chắt lọc mang tính chuyên môn mà còn là tâm hồn, tình cảm, nhân cách cao đẹp của một nhà giáo chân chính, có sức lan tỏa tích cực trong xã hội. Chính những ưu điểm trên, cuốn “Tâm huyết trao đời” của Nhà giáo Ưu tú, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký như người bạn hiền, luôn khích lệ bạn đọc mỗi khi họ phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Cuốn sách cũng truyền cảm hứng yêu đời, luôn phấn đấu vượt lên chính mình, cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau. Giáo sư - Tiến sĩ TRẦN ĐẠI QUANG Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 7

1 Đêm lang thang giữa chốn thành Nam Sau ngày nhận văn bằng tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội ít bữa, tôi khấp khởi mừng thầm khi được tin lên văn phòng trường tại số 19, Lê Thánh Tông, Hà Nội để nhận giấy giới thiệu về Ty Giáo dục Nam Hà liên hệ công việc. Trước khi trao giấy cho tôi, thầy phụ trách công tác tổ chức với giọng trầm ấm cùng nét mặt thoáng chút băn khoăn, ái ngại nói như thanh minh: - Việc này đáng ra phòng tổ chức của trường lo. Song người ít mà việc thì nhiều nên Ký thông cảm, cứ cầm giấy này về Nam Hà liên hệ. Được hay không em 9

NGUYỄN NGỌC KÝ TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI yêu cầu họ cứ ghi vào nhé! - Và thầy tạm biệt bằng nụ cười: - Chúc các em thành công! Tôi và Lê Huy Hòa cầm giấy, cảm ơn thầy và rời cổng trường khi ánh nắng thu vàng rực như sáp ong đã đứng bóng. Chúng tôi quyết định về thành Nam ngay để kịp giờ làm việc chiều. Hai đứa vội vã bước nhanh về hướng ga Hàng Cỏ. Vừa tới nơi thì đồng hồ trên nóc ga đã chỉ 12 giờ 35. Chúng tôi tranh thủ mua vé lên tàu. Vé toa khách hết. Hai thằng đành chen chân len lên toa hàng. Toa không có ghế. Vất vả lắm Hòa mới dìu tôi vào được một vị trí tạm an toàn để đứng giữa ngổn ngang những bu gà, rõng lợn, giỏ vịt, những bó sắn, thúng khoai, bị ngô lô nhô chất chồng. Tiếng gia cầm, súc vật; tiếng người ì xèo, cãi cọ chen nhau hòa tấu khiến không khí toa tàu ồn ào huyên náo như đang giữa một phiên chợ đông. Tàu hú còi, giật mình xình xịch chuyển bánh. Ai nấy đều nghiêng ngả như trong cơn địa chấn mạnh bất ngờ. Tôi chẳng có đôi tay bình thường để giữ thăng bằng, cũng chẳng thể bám víu vào đâu được nên trước sự rung lắc quá đột ngột, người tôi chới với rồi bất ngờ ngã dụi, ngồi xệp xuống… một cái bị đựng trứng gà liền kề. Bà chủ hét lên, đẩy mạnh vào người tôi hòng cứu bị trứng. Nhưng tất cả đã muộn. Mọi người trong toa nháo nhác. Còn Hòa thì vội vàng dìu tôi đứng dậy. Bà chủ bị trứng liền lu loa: - Thôi chết! Vỡ hết trứng tôi rồi! Những ba chục quả chứ ít ỏi gì đâu. Nhà nghèo. Chồng nó phải đi làm 10

TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI NGUYỄN NGỌC KÝ xa tận Lào Cai. Chắt chiu mua được ít trứng gửi mẹ mang về bồi dưỡng cho vợ đẻ ở quê. Bây giờ về tôi biết nói với con dâu thế nào đây các ông các bà ơi!!! Trước sự bức xúc tội nghiệp của người phụ nữ khắc khổ, già nua dù mới trạc tuổi ngoài 50 mặc chiếc áo gụ bạc sờn lốm đốm những mụn vá ở vai, chiếc quần đen vải thô nhàu nhĩ; tôi bối rối chẳng biết làm gì ngoài việc đứng lặng như trời trồng trong tâm trạng day dứt không yên. Hòa thì xua tay biện minh với giọng chứa chan cầu mong sự cảm thông của mọi người: - Thôi bà và các bác thông cảm. Anh bạn tôi đây, mọi người thấy đấy. Đôi tay anh không cử động được, nên khi bị xô đẩy bất ngờ mới sinh ra nông nỗi này. Anh là Nguyễn Ngọc Ký, người liệt hai tay phải viết bằng chân mà chắc nhiều anh chị biết. Lời Hòa chưa dứt, hàng loạt cặp mắt xung quanh đã dồn về phía tôi với sự ngạc nhiên đến sửng sốt: - Ồ, thế ra đây chính là anh Ký đi học trong sách lớp ba con tôi mới học đây? - Dạ! Vâng, đúng thế đấy ạ! - Hòa đáp khiêm nhường. - Nhưng sao nghe nói hiện anh Ký đang học đại học kia mà? - Vâng, hiện nay Ký đã tốt nghiệp. Tôi là bạn học chung lớp với Ký suốt bốn năm đại học. Nay theo gợi ý của trường, tôi đưa Ký về Ty Giáo dục Nam Hà để liên hệ xin việc cho Ký. 11

NGUYỄN NGỌC KÝ TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI Hòa đột ngột ngừng lời, ghé vào tai tôi thì thầm một ý tưởng mới. Biết tôi ưng thuận Hòa quay sang phía người đàn bà áo gụ bạc: - Còn bà đây hiểu cho. Đây là việc bất khả kháng. Chẳng ai ngờ, ai muốn. Bà buồn một thì Ký và cháu buồn mười đấy. Là sinh viên, chúng cháu nghèo lắm. Thôi bà vui lòng nhận dùm mấy hào này về bù vào mua trứng cho cô con dâu mới sinh. Mấy người xung quanh thấy vậy ai nấy đều tự nguyện rút hầu bao. Người hai hào, người ba hào, người năm hào, có người bỏ ra cả một đồng ủng hộ bà chủ bị trứng. Bất ngờ trước sự hảo tâm của mọi người, bà tỏ ra ngượng ngùng, lúng túng. Mặt bà đỏ rựng. Tay bà lóng ngóng khi đón nhận những tờ bạc lẻ nhàu nhĩ thấm đọng mồ hôi và tấm lòng của mọi người. Mớ tiền trong tay xem ra đã nhiều nhiều, áng chừng có thể dư mua mấy chục quả trứng bị vỡ, bà liền xua tay, giọng dứt khoát: - Thôi! Thôi! Tôi không nhận của ai nữa đâu. Bà nói rồi nhẩm đếm số tiền nhận được. Khuôn mặt sạm đen hằn sâu những vết chân chim ngang dọc đầy vẻ khốn khó, bực tức ban nãy bỗng chốc giãn ra, tươi tắn. Bà nhìn thẳng vào tôi với cặp mắt khác lạ. Rồi đột nhiên, bà khe khẽ cầm lấy cánh tay mềm nhão của tôi, nói với giọng rất đỗi chân thành: - Anh đúng là Nguyễn Ngọc Ký phải không? 12

TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI NGUYỄN NGỌC KÝ - Vâng, đúng ạ! - Hòa đáp. - Bây giờ thế này nhé. Bác không ngờ bà con ta hôm nay ở đây tốt với bác quá. Đúng là trong cái rủi lại có cái may. Cho bác được chia bớt cái may này với cháu. Âu cũng là một chút tấm lòng của bác, đặc biệt là của bà con đây hỗ trợ cháu để phần nào bớt cái khó trong việc cháu đi tìm việc. Thôi anh em cầm lấy mấy đồng này mà uống nước vậy nhé! - Không đâu! Mọi người ủng hộ bác thì bác cứ cầm. - Tôi lắc đầu từ chối. Hòa cũng xua tay trong nụ cười cảm động: - Thôi! Bà không việc gì phải làm thế. Chúng cháu không nhận đâu. Bỗng xung quanh tiếng của ai đó nói lớn: - Bà già đây nghĩ vậy và làm vậy là phải đó. Anh Ký không nên khước từ lòng tốt của bà và của mọi người. - Vâng, anh Ký cứ cầm lấy! Cầm lấy đi! - Tiếng mọi người đứng vây chung quanh cùng lúc cất lên. Thấy không thể làm khác, Hòa liền đánh mắt nhìn tôi. Cả hai đành miễn cưỡng trong niềm xúc động ngập tràn chỉ dám xin nhận một phần tiền nhỏ nhưng chứa chất ân nghĩa của mọi người từ tay bà có bị trứng bị tôi làm vỡ. Tôi và Hòa xuống tàu ở ga Nam Định khi bóng chiều đã xiên khoai. Sợ muộn giờ, hai đứa rảo bước 13

NGUYỄN NGỌC KÝ TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI hỏi thăm đường đến Ty Giáo dục ngay. Song vì chưa biết đường nên cứ đi vòng vo mãi vẫn chưa tìm ra địa chỉ cần đến. Phố xá tấp nập người xe, song dấu tích cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ nơi thành phố này vẫn còn hiện rõ. Đây đó, những ngôi nhà cao tầng bị bom phá có nơi vẫn còn trống hoác ngổn ngang một đống gạch vụn. Nhà máy dệt, nhà máy tơ nhiều chỗ đã khôi phục; âm vang rộn rã tiếng máy chạy, song không ít chỗ còn sâu hoắm những hố bom, chơ vơ những khung thép cong queo treo lủng lẳng những mảng bê tông trông thật hãi hùng, xa xót. Đoạn đường phố tắt ngang giữa lòng khu liên hiệp dệt dấu tích những hố bom dù đã được lấp đầy bằng đá cấp phối chứ chưa nhựa hóa như cũ; đâu đây vẫn lởm chởm những ổ gà, ổ voi. Loanh quanh mãi, tới khi trời chạng vạng hai chúng tôi mới bước chân vào cổng Ty Giáo dục Nam Hà. Cả hai nôn nao mừng thầm. Nào ngờ người gác cổng ngăn lại xua tay với lời thông báo lạnh lùng: - Hết giờ làm việc rồi! Mời hai anh ra ngoài cho tôi đóng cổng! - Như bị dội gáo nước lạnh, hai thằng chưng hửng quay gót trong tâm trạng thất vọng tràn trề. Đi đâu, về đâu lúc này khi bóng đêm đã sầm sầm bao trùm, thành phố đã lên đèn? Về quê ư? Thôi cứ liều ra bến xe Cổng Hậu xem sao. Hai thằng thất thểu hỏi thăm được đến nơi thì hay tin chuyến xe cuối cùng về 14

TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI NGUYỄN NGỌC KÝ Hải Hậu đã vừa rời bến trước đó chừng dăm phút. Thế là đành quay gót lang thang khắp phố phường thành Nam giữa bốn bề xa lạ không một người quen biết. Để lên dây cót tinh thần cho nhau, cũng là cách động viên an ủi nhau tìm ra niềm vui trong cảnh khó, tôi chép miệng lên giọng bảo Hòa: - Hay quá! Vậy là tối nay chúng ta tha hồ thăm thú, khám phá thành Nam, Hòa ơi! Lê Huy Hòa - người bạn chí cốt của tôi. (Ảnh chụp tháng 11/2016.) 15

Tâm Huyết Trao Đời, Cuốn Sách Truyền Cảm Hứng....................................................5 1 Đêm lang thang giữa chốn thành Nam..........................9 2 “Khó lắm! Anh dạy học thế nào được!”......................19 3 Về với thành phố hoa phượng đỏ...............................23 4 Có quyết định rồi, vui quá!.........................................30 5 Bỡ ngỡ tiết lên lớp đầu tiên.........................................34 6 Làm thế nào để viết bảng?...........................................40 7 Bắt đầu lại từ trang giáo án..........................................44 8 Nhạy cảm và gợi mở.....................................................49 9 Có công mài sắt….........................................................52 10 Trái ngọt mùa đầu.........................................................56 11 Bất ngờ được làm chủ nhiệm lớp................................70 12 Được bầu giữ chức Bí thư Đoàn trường......................80 13 Câu chuyện kín và món nợ nhớ đời...........................89 14 Nhật ký thuở ban đầu. Ngày ấy… bây giờ..................94 15 Niềm vui ngày bé Ngọc Ánh chào đời......................115 16 Một chiều khó quên...................................................130 17 Mất dép........................................................................ 138 18 Thật đáng trách...........................................................142 19 Chỉ vì một câu nói......................................................145 20 Để học sinh vui mà học.............................................148 21 Khi tiềm năng của trò được đánh thức......................152 22 Bông hồng vàng..........................................................155 23 Tay thầy còn cảm giác không?....................................158 Mục Lục 358

TÂM HUYẾT TRAO ĐỜI NGUYỄN NGỌC KÝ 24 Văn và đời ..................................................................163 25 Đất quê - Tình quê......................................................169 26 Nửa chữ cũng là thầy..................................................172 27 Mũi tiêm nhớ đời........................................................183 28 Chiếc đồng hồ.............................................................190 29 Giúp trò vượt lên cú sốc.............................................202 30 Một đêm hè khó quên ...............................................206 31 Dạy trò từ việc giản đơn nhất....................................211 32 Gặp bác Đồng giữa quê nhà......................................214 33 Đừng trách bé..............................................................218 34 Biến thách thức thành cơ hội.....................................222 35 “Bố mẹ không được gà”.............................................234 36 Sài Gòn - hòn ngọc yêu thương.................................238 37 “Cháu đừng chần chừ nữa”........................................247 38 “Anh hôn em đi!”.......................................................251 39 Công việc mới, thử thách mới...................................259 40 Không sợ học sinh hỏng............................................270 41 Nhẹ nhàng mà sâu sắc................................................282 42 Phần cứng, phần mềm...............................................287 43 Niềm vui người truyền lửa.........................................291 44 Chuyện của hoa cỏ may.............................................302 45 Hạnh phúc một nhà văn............................................314 PHẦN PHỤ LỤC Biết cắt cái thừa...........................................................323 Trang viết của các con.................................................338 Trong mắt học trò, bạn bè, đồng nghiệp...................347 359

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==