XUYÊN QUA THẤT BẠI ÐỂ THÀNH CÔNG Phùng Minh Ngọc dịch SUSAN KAHN NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
Chương 1 THẤT BẠI NHANH Thất bại thường được hiểu là không thành công; những từ ngữ gắn liền với thất bại rất nặng nề và liên quan đến sự thua cuộc. Nhu cầu thành công ngay từ lần đầu tiên và lúc nào cũng phải thành công đã ăn sâu vào văn hóa làm việc. Tuy nhiên, thất bại không nhất thiết phải bị coi là kết thúc hay không đạt được kết quả gì. Thất bại có thể đồng nghĩa với thất vọng, chậm trễ hay vỡ mộng - nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đang khám phá sức mạnh của bản thân, hiểu hơn về thị trường, biết mình nên tin vào ai hay cái gì. Nói cách khác, chúng ta học hỏi từ thất bại. Trên thực tế, trong thời đại của sự đổi mới và khởi nghiệp, bạn sẽ không được coi trọng nếu chưa trải qua một chuỗi
30 - BOUNCE BACK thất bại. Không thất bại có thể đồng nghĩa với việc bạn thiếu trí tưởng tượng, thiếu năng lực tư duy mở rộng, thiếu khả năng cải thiện và sáng tạo. Trong bối cảnh này, thuật ngữ “thất bại nhanh” trở thành mô-típ của tinh thần tiến bộ và phát kiến thông qua việc chấp nhận rủi ro, học hỏi từ thất bại và nhanh chóng chuyển sang thử thách hoặc giai đoạn phát triển tiếp theo. Công việc đem đến rất nhiều cơ hội để thay đổi và phát triển: trong thế giới công việc, chúng ta sắp sửa bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua giai đoạn của động cơ hơi nước vào thế kỷ 18 và sự ra đời của máy dệt, một phát minh đã thay đổi đáng kể cách thức sản xuất hàng hóa. Thế kỷ 19 mang đến cho chúng ta điện năng và khả năng sản xuất số lượng lớn; và từ những năm 1970 trở đi, công việc được cách mạng hóa nhờ phát kiến điện toán. Ngày nay, chúng ta càng có nhiều bước phát triển và chuyển đổi nhờ các doanh nghiệp, những tổ chức mang lại các nền tảng công nghệ vật lý và kỹ thuật số làm thay đổi cách chúng ta làm việc và sinh sống theo cấp số nhân. IoT, the Internet of Things (Internet vạn vật), cho phép chúng ta thay đổi cách giao tiếp, trao đổi và tương tác. Trí tuệ nhân tạo, rô-bốt và trợ lý kỹ thuật số nơi công sở sẽ sớm trở nên phổ biến. Chúng ta đang giao tiếp theo những cách khác nhau, chúng ta có thể liên lạc hai mươi bốn giờ mỗi ngày, kết nối xuyên quốc gia, xuyên văn hóa, đồng thời cần phải theo kịp tốc độ công việc.
- 31 Sợ thất bại là chuyện bình thường Mỗi sự thay đổi trong cách làm việc đều đi kèm với những thử thách và cơ hội mới, và chúng ta có thể sẵn sàng đón nhận những thay đổi này hơn nếu cho phép bản thân được thất bại trên con đường xây dựng thành công. Nhưng nói thì dễ hơn làm. Chúng ta thận trọng trước thất bại là điều dễ hiểu, bởi chúng ta đang sống trong thời đại của sự thành công và ca tụng. Hầu hết các nội dung truyền thông phổ biến đều tập trung vào câu chuyện thành công của các doanh nhân, rất ít nội dung thật sự nói về thất bại của họ và cách các tổ chức cũng như cá nhân đối phó với hậu quả khi giấc mơ của họ không thành hiện thực. Sự thất bại qua các thời đại Tại Hy Lạp vào năm 800 trước Công nguyên, các thương nhân thất bại trong việc làm ăn bị buộc phải ngồi ở chợ và úp giỏ lên đầu. Họ không nhìn thấy người khác nhưng bị người khác nhìn thấy, họ bị chế giễu vì mắc sai lầm và phải chịu đựng “nghi thức” lăng mạ vì đã không thành công trên con đường thương mại do chính họ chọn lựa. Tại Italy vào thời cận đại, những chủ doanh nghiệp thất bại và mắc nợ phải trần truồng diễu hành đến quảng trường thị trấn trong sự giễu cợt của đám đông. Tại Pháp vào thế kỷ 17, các chủ doanh nghiệp phá sản bị đưa đến trung tâm thị trấn, nơi sự thất bại của họ bị công bố công khai. Để không bị bỏ tù, họ phải đội mũ bê-rê màu xanh lá cây - biểu tượng của sự thất bại. Những ví dụ trên cho thấy trong lịch sử, sự thất bại đã bị đối xử khắc nghiệt như thế nào.
32 - BOUNCE BACK Có thể thấy trong thời nào cũng vậy, vì thất bại đi kèm với sự nhục nhã nên người ta sợ thất bại là điều rất dễ hiểu. Ngày nay, các doanh nhân non trẻ có nguy cơ bị chỉ trích trên báo chí và các bài xã luận, chưa kể đến việc bị chế giễu trên mạng. Tuy nhiên, những người đã thất bại và đứng dậy - như Richard Branson, Steve Jobs và J. K. Rowling - lại rất được thế giới yêu mến. Đây có phải là một tín hiệu cho thấy dòng chảy đã đổi chiều? Có phải chúng ta, trong tư cách một xã hội, đã bắt đầu thừa nhận rằng thành công ngay lập tức là điều rất khó, ngay cả với những cá nhân tài năng nhất? Dù là giả định hay trên thực tế, những hậu quả mà một cá nhân hay một tổ chức phải nhận lãnh khi thất bại đều có thể kìm hãm sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh - không khác gì hậu quả do chính nỗi đau thất bại mang lại. Đó không phải là thứ dễ khắc phục hay vượt qua. Chúng ta có thể cần thời gian, lời khuyên hữu ích và một mức độ can đảm nhất định để đứng dậy và bắt đầu lại. Nhưng đối với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức, hoạt động sáng tạo hay công việc kinh doanh nào, thất bại luôn là một phương án lựa chọn. Ở một mức độ nào đó, có thể nói thất bại là khó tránh khỏi nếu bạn cân nhắc đến tất cả các khả năng. Chúng ta không thể may mắn mãi, mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, con người hành xử theo những cách khó lường trước, nguồn lực của chúng ta cạn kiệt, chúng ta kiệt sức. Do đó, việc trù tính cho thất bại cũng quan trọng như việc lên kế hoạch để thành công.
- 33 Thất bại trong những bối cảnh công việc khác nhau Chương này không đi vào lý do thất bại. Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp, tổ chức hoặc nơi làm việc nào đó sụp đổ: chiến tranh, suy thoái, thuế, lãi suất dao động, sự thay đổi các quy tắc, các quyết định quản lý yếu kém. Bậc thầy quản lý Peter Drucker cho rằng hai lý do quan trọng nhất khiến các doanh nghiệp lao đao là không trả lời được câu hỏi mấu chốt “Chúng ta kinh doanh cái gì?” và tiếp tục quản lý bằng một chiến lược không hiệu quả hoặc thiếu quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ. Nhưng dĩ nhiên, cũng có lúc các tổ chức đối mặt với những biến cố mang tính thảm họa khác - hỏa hoạn, mất nhân sự, sự kiện bất khả kháng. Ngoài ra, các dự án kinh doanh thất bại cũng gây ra sự thất vọng tràn trề, đặc biệt là khi doanh nghiệp đã đổ công sức cho chúng suốt nhiều năm. Và dĩ nhiên, không phải chỉ có doanh nghiệp phá sản mới bị coi là thất bại. Chính chúng ta cũng phải đối mặt với nỗi thất vọng và thất bại thường xuyên trong công việc: chúng ta không có cơ hội thể hiện, không được chọn tham gia hội nghị hoặc bỏ lỡ cơ hội làm việc với người cố vấn mình ngưỡng mộ. Chúng ta không có cơ hội làm những việc mà ta cảm thấy sẵn sàng, muốn làm và có khả năng làm. Chúng ta không có được công việc mà bấy lâu nay ta mong ước - và càng khó khăn hơn khi phải chứng kiến một nhân viên mới hào hứng nhận được công việc đó. Dự án chúng ta đang phụ trách không thành công. Bài thuyết trình mà chúng ta lấy làm tự hào không đem lại hợp đồng như ý.
34 - BOUNCE BACK Sản phẩm hay dịch vụ mới ra mắt của chúng ta không được khách hàng chọn lựa. Chúng ta không được tăng lương. Bài viết của chúng ta không được tòa soạn sử dụng. Mọi ngành công nghiệp, mọi ngành nghề và tổ chức đều hưởng lợi từ việc rút kinh nghiệm sau thất bại, cho dù hậu quả của thất bại đó liên quan đến sự sống còn của tổ chức. Thất bại không chỉ xảy đến với những người kém thông minh hay kém tài giỏi, mà những cá nhân và tổ chức tài năng nhất, thông thái và đạt nhiều thành tựu nhất cũng có thể thất bại. Denis Waitley, nhà tâm lý học kiêm chuyên gia nghiên cứu về lòng tự trọng, chia sẻ: Thất bại là bài học chứ không phải sự kết thúc; là sự trì hoãn chứ không phải kết cục; là một đường vòng tạm thời chứ không phải là ngõ cụt; là thứ mà chúng ta chỉ có thể tránh được nếu không nói gì, không làm gì và không là ai cả. Theo Waitley, nếu thành công là một cái cây thì thất bại chính là phân bón giúp cây tươi tốt. Nói cách khác, chúng ta cần hiểu đúng về thất bại để đảm bảo cho chiến thắng trong tương lai. Henry Marsh, tác giả quyển Do No Harm (tạm dịch: Không gây hại) là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh, người đã đấu tranh cho nhu cầu thừa nhận thất bại, kể cả với những bác sĩ phẫu thuật có thâm niên và đáng kính. Ông đề cao những bài học quan trọng được rút ra khi các sai lầm xuất hiện trong một lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao và nhiều thử thách như phẫu thuật thần kinh. Ông cho rằng việc những
- 35 người ở vị trí cấp cao lên tiếng là rất quan trọng, ngay cả khi danh tiếng của họ có nguy cơ bị tổn hại, bởi chỉ khi dám thừa nhận thất bại trong bất kỳ vai trò nào thì chúng ta mới có thể can đảm và dám chấp nhận rủi ro vì điều lớn lao và tốt đẹp nhất. Nếu chỉ dám hành động khi khả năng thất bại là 0%, chúng ta sẽ chậm tiến bộ, thậm chí có thể bị trì trệ hoặc trở nên sa sút. Lĩnh vực thể thao cho thấy một bằng chứng khác về tầm quan trọng của việc dám thất bại. Siêu sao bóng rổ Michael Jordan đã nói về giá trị của những thất bại mà anh đã nếm trải đối với thành tựu rực rỡ mà anh đạt được trong đời: Tôi đã ném trượt hơn chín ngàn lần trong sự nghiệp. Tôi đã thua gần ba trăm trận đấu. Có hai mươi sáu lần tôi được tin tưởng sẽ thành công với cú ném quyết định nhưng lại ném trượt. Tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác. Và đó là lý do tôi thành công. Trong giới học thuật, những cá nhân tài năng và thông minh cũng thường xuyên bị từ chối. Để được phê duyệt một khoản tài trợ nghiên cứu hoặc xuất bản một bài báo, các học giả phải đối mặt với một quá trình đăng ký và xét duyệt khắt khe, với rất nhiều cảm xúc mỏi mệt và giận dữ. Giáo sư Dame Jane Francis cho biết: Đến bây giờ thì mỗi khi bị từ chối tôi vẫn cảm thấy tức giận và nản lòng vì nỗ lực của mình trở thành công cốc. Và dù rất đau lòng nhưng bạn vẫn cần nghĩ xem mình có thể làm gì khác đi trong lần kế tiếp.
36 - BOUNCE BACK Thừa nhận tính cạnh tranh trong lĩnh vực học thuật, mà thật ra là trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, có thể giúp chúng ta nhận ra những thử thách mình phải đối mặt và chấp nhận rằng sự từ chối là thứ đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân; dù nỗ lực hết sức, chúng ta vẫn có thể thất bại. Chúng ta sẽ thấy đôi khi những người thông minh và tài giỏi cũng thất bại, và đôi lúc họ phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Dịch vụ truyền phát video theo yêu cầu từng là một khái niệm khá mới vào năm 2000, khi các giám đốc điều hành của Blockbuster từ chối cơ hội mua lại Netflix với giá chỉ bằng một phần nhỏ giá trị hiện nay của nó. J. K. Rowling, một trong những tác giả nổi tiếng và thành công nhất thế giới, ban đầu cũng bị nhiều nhà xuất bản từ chối. Karl Lagerfeld từng cho rằng bán lẻ trực tuyến thời trang cao cấp là không hiệu quả và sẽ không ai chi nhiều tiền cho những bộ trang phục mà họ không được nhìn tận mắt trước khi mua. Và hiện tại chúng ta đều thấy tiềm năng và thành công đáng kinh ngạc của Netflix, Harry Potter và Net-a-Porter. Dẫu vậy, chúng ta có thể học được gì từ những sai lầm này? Và làm thế nào để biến thua thành thắng? Thất bại có thể ngăn chúng ta áp dụng tư duy phản biện vào cơ hội kinh doanh tiềm năng kế tiếp, bằng cách khiến chúng ta tê liệt trong những sai lầm và nỗi thất vọng của mình. Làm thế nào để duy trì hy vọng sau một quyết định sai lầm hay một thất bại trong công việc? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự lạc quan, niềm hy vọng và sự kiên cường khi đối mặt với thất bại.
Mục lục Lời khen dành cho Sức bật tinh thần 5 Lời mở đầu 11 Giới thiệu 15 Sức bật tinh thần trong công việc 17 Thuật ngữ “Sức bật tinh thần” 18 Để “Sức bật tinh thần” hỗ trợ bạn tốt nhất 20 Chương 1 - THẤT BẠI NHANH 29 Sợ thất bại là chuyện bình thường 31 Thất bại trong những bối cảnh công việc khác nhau 33 Tinh thần lạc quan, niềm hy vọng và sức bật tinh thần 37 Thất bại nhanh, học hỏi nhanh 42 Thất bại nhanh không hề dễ dàng 46 Nghĩ theo chủ nghĩa khắc kỷ: Điều gì có thể tồi tệ hơn? 47 Tự cảm thông 49 Chương 2 - NÃO BỘ VÀ CƠ THỂ 57 Trở lại giai đoạn đầu đời 58 Bộ não 58 Tái xây dựng vùng não cảm xúc 60 Phát triển tư duy cầu tiến 63 Sức khỏe tâm thần trong công việc 65 Cơ thể 71 Bộ não kiên cường và cơ thể kiên cường 80
278 - BOUNCE BACK Chương 3 - BÊN DƯỚI TẢNG BĂNG 87 Sự vô thức trong công việc - điều gì khác đang diễn ra? 88 Thuyết tâm động học 90 Nguy hiểm bên ngoài và nguy hiểm bên trong 102 Cách hoạt động của các cơ chế phòng thủ 104 Thấu hiểu thế giới nội tâm 112 Chương 4 - SỰ THAY ĐỔI, XÁO TRỘN VÀ MẤT MÁT 121 Sự thay đổi, xáo trộn và mất mát trong công việc 122 Phản ứng với sự thay đổi, mất mát và xáo trộn trong công việc 127 Những bài học từ chủ nghĩa khắc kỷ Stoic 128 Những bài học từ phân tâm học 131 Thay đổi, giới hạn và lối tư duy 134 Sự linh hoạt, kiên cường và thay đổi 136 Chương 5 - LÃNH ĐẠO 153 Thuật lãnh đạo và sức bật tinh thần 154 Làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo giàu sức bật tinh thần 158 Sức bật tinh thần đối với nhà lãnh đạo và nhân viên 169 Những thử thách về sức bật tinh thần đối với nhà lãnh đạo 175 Phát triển sức bật tinh thần ở bản thân và nơi người khác 180
- 279 Chương 6 - XUNG ĐỘT 189 Hiểu về xung đột trong công việc 190 Xung đột và căng thẳng 193 Phản ứng với xung đột trong công việc 198 Mặt tốt của xung đột tại nơi làm việc 202 Chương 7 - MỤC ĐÍCH 217 Mục đích trong công việc 217 Tại sao chúng ta đi làm? 220 Mục đích và sự phát triển sức bật tinh thần 223 Bản sắc, mục đích và sức bật tinh thần 226 Mục đích và thành công 228 Đi tìm mục đích của bạn 233 Chương 8 - TỔNG KẾT 243 Hãy nhớ: Bạn có tiềm năng sức bật tinh thần 244 Sức bật tinh thần tập nhiễm 247 Sức bật tinh thần theo hoàn cảnh 249 Học hỏi từ người khác 250 Từ tự khiển trách đến tự chăm sóc 254 Đặc trưng của sức bật tinh thần 259 Sự khác biệt và ẩn số của sức bật tinh thần 260 Bật dậy về phía trước 263 Điều chúng ta học được 264
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==