SAO TA LÀM ĐIỀU TA LÀM NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ Thấu hiểu động lực Giải mã hành vi Làm chủ cuộc đời
Tri ân Trên tất cả, tôi vô cùng biết ơn Richard M. Ryan, người mà tôi có vinh dự cộng tác trong gần hai mươi năm. Với nhiều nghiên cứu được thảo luận trong cuốn sách này, sự đóng góp của ông là lớn hơn tôi. Ông đã đọc nhiều bản nháp khác nhau của bản thảo này và đã bổ sung vô số thông tin quan trọng. Tôi và Ryan cũng nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người khác, những người đã giúp cuốn sách này được nên hình. Tôi mang ơn tất cả mọi người. Cuối cùng, cảm ơn Christopher Walsh, Jay Ryan, Betsy Whitehead và Sebby Jacobson đã đọc bản thảo và đưa ra những gợi ý vô cùng hữu ích. - Edward L. Deci
Chương 1 Thẩm quyền và những sự bất mãn của nó Khi phải đấu tranh để vượt qua những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống, nhiều người bị đẩy đến chỗ hành động một cách vô trách nhiệm. Họ oán giận và trở nên tha hóa, điều đó thể hiện bằng vô vàn cách khác nhau. Bạo lực đã trở thành chuyện thường tình trong các gia đình và trên đường phố. Kiểu cư xử bạo lực tồi tệ tràn lan ở trường học. Giao dịch nội gián và thao túng giá cả dường như lại là chuẩn mực. Béo phì và chứng biếng ăn đang ở mức độ gần như trở thành một dịch bệnh. Và người ta phải đối mặt với những khoản nợ kếch xù. Chắc chắn rằng, các cá nhân phải trả giá đắt cho sự vô trách nhiệm của họ nhưng những người thân thiết nhất với họ cũng vậy. Sự vô trách nhiệm của cha mẹ khiến con cái phải trả giá, sự vô trách nhiệm của các nhà quản lý, bác sĩ
8 - Sao ta làm điều ta làm và giáo viên khiến cho nhân viên, bệnh nhân và học sinh phải trả giá. Bởi vì không thể đối phó với những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống riêng một cách hiệu quả, các cá nhân đã làm tăng thêm căng thẳng và áp lực lên cuộc sống của những người khác. Hiện nay, nhiều người không thể chịu đựng tình cảnh này thêm nữa. Họ cảm thấy như thế giới đang dần mất kiểm soát và họ đã chán ngấy. Họ muốn thẳng tay trừng trị, thi hành kỷ luật, buộc những người xung quanh hành xử tốt hơn. Họ đồng tình với những nhà văn và chính trị gia, những người kêu gọi trách nhiệm, những người nhìn vấn đề trên phương diện đạo đức, những người nói rằng đã đến lúc phải thắt chặt kiểm soát. Kiểm soát là một câu trả lời dễ dàng. Nó giả định rằng lời hứa khen thưởng hay sự đe dọa trừng phạt sẽ khiến những kẻ phạm tội phải tuân thủ. Và điều đó nghe có vẻ cứng rắn, vậy nên nó tạo cảm giác yên lòng cho những người tin rằng mọi thứ đã trở nên sai lệch nhưng không có thời gian lẫn năng lượng để nghĩ về những vấn đề này - huống hồ là ra tay làm gì đó. Tuy nhiên, bất chấp sự hấp dẫn của việc kiểm soát, người ta ngày càng thấy rõ sự thật rằng phương cách này đơn giản là không hiệu quả. Nỗ lực áp đặt kỷ luật nghiêm khắc phần lớn không có tác dụng, và việc phụ thuộc vào thưởng-phạt để thúc đẩy trách nhiệm đang lan rộng không mang lại kết quả mong muốn. Quả thật, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những thứ gọi là giải pháp, dựa
Why We do What We do - 9 trên nguyên tắc của một chính quyền cứng nhắc, đang làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn, thay vì cải thiện nó. Một cách tiếp cận khác không bắt đầu với sự khiển trách và kiểm soát mà bắt đầu trước hết với việc đặt ra câu hỏi tại sao con người lại hành xử một cách vô trách nhiệm - vì sao họ lại hành xử bạo lực, cư xử một cách thiếu lành mạnh, lâm vào cảnh nợ nần đầy tuyệt vọng, hay bỏ mặc con cái chỉ để làm giàu. Cách tiếp cận này là từ góc nhìn của những cá nhân, tập trung vào động lực ẩn dưới sự vô trách nhiệm của họ, giải thích những tác động xã hội ảnh hưởng đến động lực đó. Rồi sau đó, chỉ ra những yếu tố có thể dẫn dắt con người hành xử có trách nhiệm hơn. *** Quyển sách này bàn về động lực của con người và nó được sắp xếp xoay quanh sự phân biệt quan trọng trong hành vi, giữa việc nó là tự chủ hay bị kiểm soát mà ra. Về mặt từ nguyên, thuật ngữ tự chủ bắt nguồn từ việc tự quản. Tự chủ có nghĩa là hành động đúng theo cái tôi của một người - nghĩa là cảm thấy tự do và tự nguyện khi hành động. Khi tự chủ, con người tuyệt đối sẵn sàng làm những gì họ đang làm, và họ nắm bắt hoạt động với nhận thức về sự say mê và tận tụy. Hành động của họ bắt nguồn từ ý thức thật sự về cái tôi của mình, nên họ đang sống thật. Ngược lại, bị kiểm soát nghĩa là hành động vì phải chịu áp lực. Khi bị kiểm soát, con người hành động mà không cảm thấy có sự tán thành của bản thân. Hành vi của họ không phải là biểu hiện của cái tôi, vì cái tôi đã bị những
10 - Sao ta làm điều ta làm sự kiểm soát khuất phục. Dễ hiểu là trong tình cảnh này con người có thể được mô tả là bị tha hóa1. Vấn đề của sự tự chủ và chân thật2, khi đối lập với sự kiểm soát và tha hóa, đều liên quan đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Thi thoảng chúng đột ngột trở nên rõ ràng, với những ngụ ý mang tính xã hội, và những lúc khác chúng thật khó thấy, với những hệ quả mang tính cá nhân. Một người kháng cự lại những áp lực buộc anh phải khuất phục trước việc thao túng giá cả, bởi vì cá nhân anh tin rằng nó sai, là đang hành động một cách tự chủ và sống thật. Nhưng nếu anh ta chịu thua những áp lực, và trong quá trình đó, gây hại nghiêm trọng cho hàng nghìn người và gây nên tình trạng tiêu cực cho quốc gia, thì tức là anh ta đang bị kiểm soát và không sống thật. Một người phục vụ trong hội đồng nhà trường ý thức đầy đủ về sự tự nguyện - bởi vì cô tin vào tầm quan trọng của nó - là cô đang tự chủ và sống thật. Nhưng nếu cô làm điều đó dù không muốn, bởi vì cô nghĩ rằng nó “trông có vẻ tốt cho người khác”, thì cô cũng đang bị kiểm soát và không sống thật. Khi một hành vi không còn tự chủ, thì nghĩa là nó đang bị kiểm soát, và có hai loại hành vi bị kiểm soát. Loại thứ 1 Alienation (sự tha hóa) là một khái niệm bắt nguồn từ triết học và được sử dụng trong các ngành khoa học xã hội khác. Sự tha hóa chỉ việc một đối tượng rời xa bản chất tự nhiên của mình, hay theo triết gia Hegel định nghĩa, tha hóa là quá trình biến thành cái khác, vẫn là chính nó nhưng ở trạng thái, hình thái khác. Trong tâm lý học, tha hóa là quá trình tách biệt khỏi cái tôi đích thực của một cá nhân. 2 Authenticity là một khái niệm thường được nhắc tới trong tâm lý học tích cực. Sự chân thật, hay chân nguyên, của một người được thể hiện qua việc hiểu về bản chất thật sự của bản thân và cư xử đồng nhất với bản chất đó.
Why We do What We do - 11 nhất là sự tuân thủ, và nó là sự tuân thủ mà các giải pháp độc đoán muốn đạt được. Tuân thủ nghĩa là làm những gì bạn được bảo, bởi vì bạn được bảo phải làm vậy. Tôi nhớ nhiều năm về trước khi các kênh truyền hình bắt đầu thói quen theo dõi diễn văn của tổng thống về những quan điểm bất đồng của các thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ phe đối lập. Một người bạn của tôi đã bình luận thế này: “Tôi không nghĩ họ làm vậy là đúng”. “Ý anh là sao?”, tôi đáp, “Cũng nên nghe những quan điểm bất đồng chứ”. “Nhưng ông ấy là Tổng thống”, bạn tôi quả quyết. Mặc dù ngày nay sự tôn kính kiểu ấy dành cho tổng thống có vẻ kỳ quặc, nhưng bình luận đó là hình ảnh thu nhỏ của thái độ tuân thủ. Tác giả tên tuổi Charles Reich1 đã nói về “quyền lực không tên”. Đây là thứ quyền lực tồn tại một cách vững vàng trong tư tưởng của bạn tôi, khiến anh suy nghĩ và hành động một cách phục tùng. Loại phản ứng thứ hai đối với sự kiểm soát là thách thức, nghĩa là làm ngược lại những gì bạn được kỳ vọng sẽ làm chỉ vì người khác mong bạn làm điều đó. Sự tuân thủ và bất tuân tồn tại trong một mối chung thân không ổn định, đại diện cho các phản ứng mang tính bù trừ với sự kiểm soát. Khi có cái này thì cũng có khuynh hướng tồn tại cái kia, mặc dù bên trong một cá nhân thường sẽ có 1 Charles Reich (1928 - 2019) là học giả, tác giả nổi tiếng một thời, nổi bật với tác phẩm The Greening of America (tạm dịch: Sự xanh hóa nước Mỹ), một tác phẩm ca ngợi phong trào phản văn hóa những năm 1960 ở Mỹ.
12 - Sao ta làm điều ta làm một bên vượt trội hơn bên con lại. Do đó, chúng ta thấy một số người rất phục tùng người khác, có vẻ luôn hành động theo những gì tình huống yêu cầu, và chúng ta cũng thấy có những người khác lại bất tuân mọi yêu cầu và thúc giục của các thế lực có uy quyền. Thế nhưng ngay cả với những người này, khi một kiểu phản ứng với sự kiểm soát chiếm ưu thế, thì kiểu còn lại vẫn sẽ ở đó và có thể xuất hiện theo những cách khó nhận thấy. Chẳng hạn, một người cấp dưới nhìn bên ngoài thì có vẻ đang nghe theo mọi yêu cầu của sếp, nhưng vẫn có thể âm thầm tham gia vào những hành động phá hoại như một cách trả thù. Nổi loạn là biểu hiện bên ngoài của khuynh hướng bất tuân kiểm soát, và nó chung sống một cách không thoải mái với sự thích nghi, thứ vốn là biểu hiện cho khuynh hướng tuân thủ của con người. Những nhà độc tài trong thời đại chúng ta đã dựa vào sự kiểm soát, và họ đã có một liều thuốc nổi loạn lành mạnh đi kèm với sự tuân thủ mà họ mong chờ. Nhưng điều thậm chí còn tồi tệ hơn, và là điều hầu như không được nhận ra, chính là cái giá của sự tuân thủ vốn dĩ rất đắt. Cái giá đó - sự bất hòa sâu sắc cùng tất cả những hệ quả của nó - sẽ được phân tích chi tiết trong quyển sách này. *** Tính chân thật đòi hỏi phải hành xử một cách tự chủ, có nghĩa ta phải là tác giả những hành động của bản thân - hành động theo đúng con người bên trong thật sự của mình. Chìa khóa để hiểu được sự tự chủ, chân nguyên và
Why We do What We do - 13 cái tôi là quá trình tâm lý được gọi là hợp nhất. Nhiều khía cạnh trong tâm trí con người khác nhau ở mức độ chúng được hợp nhất hay hòa hợp với cái tôi cốt lõi bẩm sinh của họ. Chỉ khi các quá trình khởi xướng và chỉnh đốn một hành động được hợp nhất với các khía cạnh trong bản ngã con người thì hành vi mới tự chủ và con người mới chân thật. Theo nghĩa này, sống thật chính là sống đúng với cái tôi của bản thân. Một ẩn ý hiển nhiên và quan trọng về khái niệm cái tôi của chúng ta như một trung tâm hợp nhất mà nhờ đó con người có thể hành động một cách tự do và tự nguyện chính là: Có khả năng nguyên nhân của một hành động, nói theo cách ẩn dụ, là nằm trong bản thân chúng ta, nhưng không phải trong cái tôi của chúng ta. Không ai nói rằng những hành vi loạn thần là chân thật hay có tính tự quyết. Chúng được khơi dậy bởi một khía cạnh nào đó trong lớp hóa trang tinh thần của một người nhưng chúng không xuất phát từ những gì chúng ta gọi là cái tôi. Chẳng hạn, kẻ giết người hàng loạt “Con trai của Sam1” khai rằng đã nghe những giọng nói thôi thúc hắn giết người. Rõ ràng, giọng nói đến từ bên trong hắn, nhưng chúng không đại diện cho các khía cạnh trong cái tôi của hắn. Không rõ ràng như vậy, nhưng có lẽ còn quan trọng hơn, là những ví dụ phổ biến hằng ngày, trong đó con 1 “Son of Sam” là biệt danh tự xưng của kẻ giết người hàng loạt David Berkowitz (tên khai sinh là Richard David Falco, sinh năm 1953). Từ năm 1976 đến năm 1977, David Berkowitz đã bắn chết 6 người vô tội và bắn bị thương nhiều người khác. Hắn bị kết tội 6 án chung thân, với tổng số năm ngồi tù lên đến 365 năm.
14 - Sao ta làm điều ta làm người đã tiếp thu những sự kiểm soát cứng rắn của xã hội và phản ứng một cách phục tùng với những thế lực đó bên trong họ. Những hành vi như vậy lại thiếu tính chất tự do và linh hoạt, vốn là đặc điểm của tính tự chủ và chân thật. Hãy nghĩ về một người đến nhà thờ không vì anh ta muốn mà vì anh ta nghĩ mình nên làm vậy. Anh ta không hề tự chủ cũng không chân thật khi cư xử với trải nghiệm “phải làm” thay vì “chọn làm”. Cũng có những trường hợp con người không tuân theo những áp lực bên trong. Hãy nghĩ đến một cô gái trẻ tiếp thu những yêu cầu của bố mẹ rằng hãy trở thành bác sĩ, rồi tự ép buộc bản thân tham gia những khóa dự bị y khoa ở trường đại học. Kết quả không tốt, bởi vì cái tôi của cô không nằm ở đó, cuối cùng cô bất tuân áp lực và bỏ học. Mặc dù thích học một số môn nhưng cô vẫn bỏ học vì không còn sẵn lòng khuất phục trước những sự kiểm soát bên trong nữa. Cô không được tự chủ cũng không chân thật trong hành động bất tuân của mình. Bởi vì sự hợp nhất là một khía cạnh xác định cái tôi, nên hoàn toàn có khả năng hành vi được bắt đầu và được điều chỉnh bởi các khía cạnh của một con người tách biệt với cái tôi. Việc cân nhắc đến những khía cạnh tách biệt như vậy là cần thiết để hiểu biết thêm về sự tự chủ - đối lập với sự kiểm soát, và về sự nổi loạn, tuân thủ, “buông thả” mà người ta chứng kiến mỗi ngày. Đồng thời cũng cần phải hiểu rất nhiều biểu hiện của sự tha hóa và không
Why We do What We do - 15 chân thật - những hành vi như bạo hành gia đình và đánh đập vợ. Khi người ta hiểu rằng cái tôi là cốt lõi tâm lý hợp nhất mà từ đó họ hành động một cách chân thật, với sự tự nguyện đích thực, thì họ sẽ dễ dàng thấy được tại sao có quá nhiều sự nhầm lẫn bắt nguồn từ những bài viết của các nhà học thuật chuyên phê bình xã hội như Christopher Lasch và Allan Bloom, những người cho rằng sự chân thật sẽ sinh ra tính vô trách nhiệm. Đối với họ, cái tôi - “tác giả” tạo ra sự chân thật - về cơ bản là tương đương với con người, do vậy việc tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào của con người cũng đều được coi là say mê cái tôi. Chẳng hạn, Lasch mô tả văn hóa Mỹ đang có một mối bận tâm mang tính ái kỷ với cái tôi. Ông có thể đúng về mối bận tâm ái kỷ trong nền văn hóa này nhưng nó không phải là một mối bận tâm với cái tôi. Ngược lại, hội chứng ái kỷ vốn liên quan đến khao khát tìm kiếm sự khẳng định từ người khác đến mức tuyệt vọng. Nó đòi hỏi sự tập trung hướng ra bên ngoài - và để tâm đến những gì người khác nghĩ - sự tập trung đó khiến con người xa rời cái tôi đích thực của họ. Tâm lý ái kỷ không bắt nguồn từ việc con người quá gắn bó với cái tôi, mà đúng hơn là từ việc bị mất kết nối với nó. Họ chấp nhận những giá trị ái kỷ trong một xã hội kiểm soát vì họ không có được kiểu nuôi dưỡng tâm lý cần thiết để phát triển một cái tôi lành mạnh và hợp nhất. Hội chứng ái kỷ không phải là kết quả của sự chân thật hay tự quyết, nó là thứ đối lập với chúng.
Mục Lục Chương 1 Thẩm quyền và những sự bất mãn của nó 7 PHẦN MỘT: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ TỰ CHỦ VÀ BẢN LĨNH 29 Chương 2 Tôi làm điều đó chỉ vì tiền 31 Chương 3 Nhu cầu tự chủ cá nhân 51 Chương 4 Động lực nội tại và ngoại tại 73 Chương 5 Gắn kết thế giới bằng ý thức về năng lực 93 PHẦN HAI: VAI TRÒ CỦA SỰ KẾT NỐI LIÊN CÁ NHÂN 119 Chương 6 Sức mạnh bên trong của sự phát triển 121
Why We do What We do - 319 Chương 7 Khi xã hội ra hiệu 143 Chương 8 Bản ngã trong thế giới xã hội 169 Chương 9 Khi xã hội mục nát 193 PHẦN BA: MỌI THỨ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO 215 Chương 10 Làm thế nào để thúc đẩy tính tự chủ 217 Chương 11 Thúc đẩy hành vi lành mạnh 243 Chương 12 Tự chủ giữa sự kiểm soát 267 PHẦN BỐN: KẾT LUẬN 297 Chương 13 Ý nghĩa tự do của con người 299
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==