Sài Gòn Một Thuở - Dân Ông Tạ Đó! - Tập 3

Tập 3 SÀI GÒN một thuở “Dân Ông Tạ ó!”

CÙ MAI CÔNG “Dân Ông Tạ ó!” SÀI GÒNmột thuở Tập 3

Thay lời tựa Chợ và ngã ba Ông Tạ hơn nửa thế kỷ trước Khúc đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) này, và cũng khoảng thời gian này, tôi đã cắp cặp lội bộ qua lại hàng ngàn lần từ xóm Đại Lợi, qua thuốc lào Giang Ký, hẻm Moka, hẻm 148, hẻm 158, cầu Ông Tạ, ngõ Cổng Bom/ Chùa Khuông Việt, hẻm Đông Kinh, chợ Ông Tạ, hẻm Bình Dân, hẻm Nam Thái... đến ngã ba Ông Tạ. Qua lại, nhớ mãi từng ngôi nhà. Rồi tùy hôm, đi tiếp các hẻm (Kim Yến, Bác sĩ Bảy, Thái Sơn, Sao Mai...) trên đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám) để sang đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân), đến trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là trường tiểu học Bành Văn Trân) của tôi. Lên trung học, tôi lại tiếp tục qua lại nơi đây tổng cộng năm năm để học trường trung học Tân Bình – Nguyễn Thượng Hiền.

6 CÙ MAI CÔNG Lên đại học, có lúc tôi lại đạp xe qua đây, qua đường Bắc Hải, Đồng Nai lên đường An Dương Vương học cơ sở 2 Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bốn năm 19801984. Lúc ấy, bên trái đường Đồng Nai vẫn còn dấu vết kinh Bao Ngạn do Pháp đào năm 1872. Rau muống mọc đầy trên kinh. Nhà bên trong kinh phải qua lại bằng những tấm đan bêtông. Đã trên dưới nửa thế kỷ. Nhớ mãi những con đường đất đá lổn nhổn trong vùng Ông Tạ xưa mà ông bà, cha mẹ, anh chị chúng tôi đã đi, dang nắng dầm mưa, tảo tần hôm sớm... Không bao giờ quên những mâm cơm đạm bạc ngày khó. Thèm những món hôm nay bình thường nhưng một thời là “cao lương mỹ vị” chẳng mấy khi được ăn. Nhớ mãi hàng quà tấm bánh vỉa hè ngày thơ ấu… Không thể nào quên bao nếp nhà Ông Tạ thuở khó nghèo vẫn nghiêm cẩn nuôi dạy con cái nên người, sao cho bằng anh bằng chị, bằng bạn bằng bè. Không sao xóa nhòa bao nhiêu ký ức, kỷ niệm hồn nhiên, tươi đẹp dưới mái trường xưa bên thầy cô, cùng bạn bè cũ tuổi học trò ở vùng đất Ông Tạ, Bắc - Trung - Nam có đủ. Bạn Man Minh ở Hòa Hưng nhận xét: “Người Sài Gòn sống quanh khu vực Ông Tạ (như gia đình mình lúc nhỏ, sống gần chợ Hòa Hưng, Quận 10), hoặc có bạn bè sống trong khu Ông Tạ sẽ luôn rất ấn tượng và cảm tình với nét văn hóa của bà con người Bắc di cư 1954 sống tại nơi này, là khu vực quanh đường Phạm Văn Hai, Quận Tân Bình ngày nay”.

7 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 3 Chị Hoàng Oanh ở Tân Việt - Bảy Hiền nhớ lại: “Ngày bé cứ được cho đi xe ngựa hay xe lam lên chợ Ông Tạ, là biết được đi… shopping lớn. Xong buổi mua sắm là ghé bún chả Ngọc Hà, muốn ăn kem thì ghé hãng kem Thái Sơn; bịnh hoạn thì lên bác sĩ Bảy hay phòng khám Ông Tạ”. Anh Stephen Nguyen hiện ở Úc, dân cư xá Kiến Thiết xưa thì: “Mặc dầu là dân ngoại địa nhưng Ông Tạ và con người ở nơi đó đã để lại cho tôi biết bao là kỷ niệm của cái thời vui có, buồn có cách đây bốn mươi năm. Được đọc những bài của các anh Đỗ Trung Quân, Cù Mai Công, Nguyễn Thế Sơn (em ca sĩ Giang Tử)... viết về lịch sử vùng đất này, về những ngày tháng đầu đời di cư, về ‘trai Nam Thái, gái An Lạc’, về những con người ở nơi ấy, về vùng đất ‘địa linh nhân kiệt’ sản sinh ra biết bao nhân tài, tôi cảm thấy mình cũng như một người Ông Tạ”. Nhà văn Phạm Công Luận trong bài “Thăm nhà Ông Tạ” (Sài Gòn - Chuyn đời của phố) viết: “Người gốc Bắc vào Sài Gòn từ 1954 bảo nhau: ‘Ở Sài Gòn có hai khu người Bắc vào sống rất đông, là Xóm Mới ở Gò Vấp và khu ngã ba Ông Tạ. Và họ đồng ý với nhau rằng cư dân ngã ba Ông Tạ sống thanh lịch hơn, biết ăn biết mặc và chăm chú chuyện học hành hơn nên có nhiều người thành danh xưa kia…’”. … Đó tạm gọi là “thói ăn nếp ở, trường cũ bạn xưa” ở Ông Tạ trong tập sách nhỏ này. Chắc chắn chưa đủ và còn nhiều sơ sót, mong được anh em, bạn bè sẻ chia, lượng thứ. Cù Mai Công

8 CÙ MAI CÔNG Chợ và ngã ba Ông Tạ năm 1969-1970. Bảng có mũi tên ở cột đi n đầu tiên bên phải là chỉ dẫn vô chợ Ông Tạ (cột đi n vẫn còn, nhưng đã thay cột mới). Cột đi n thứ hai có ti m tạp hóa Phước Hải của cha mẹ ca sĩ Giang Tử, đi tiếp vài chục thước, cùng dãy nhà bên phải xưa có ti m tạp hóa của cha mẹ anh em MC Nguyễn Ngọc Ngạn, nhạc sĩ - ca sĩ Ngọc Trọng. Giữa ti m thuốc tây bên phải và cột đi n là lò giò chả Tân Hương (nay vẫn còn, lúc đó còn nhà một tr t một gác gỗ). Ti m thuốc tây Bình Dân bên trái là của đại tá Bi t động quân Đào Bá Phước của Vi t Nam Cộng hòa (tử nạn năm 1968). - Ảnh: Một c u binh Mỹ

9 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 3 Cũng khúc đường đó, góc chụp này hi n nay, cho đến lúc chụp ảnh này, “tòa cao ốc” năm tầng ở ngã ba Ông Tạ, cao nhất vùng Ông Tạ hồi giữa thập niên 1960 vẫn còn. - Ảnh: Cù Mai Công

THÓI ĂN

ÔNG TẠ, CẢ MỘT TRỜI ĂN BA MIỀN Nhiều người vẫn hình dung vùng Ông Tạ là một vùng của món Bắc. Có thể như thế, từ khi bà con Bắc di cư 54 tràn ngập nơi đây. Bà con người Nam, người Huế cố cựu ở đây trước 1954 vốn trồng rau, trồng lài, nuôi trâu, bò, ngựa… với những vườn rau rải rác, khu chuồng bò, chuồng ngựa lớn. Đồng bào di cư đến, nhiều nhà, kể cả các nhà xứ xóm đạo nuôi heo dù nhà cửa, đất đai khá chật chội. Hai cánh đồng lớn rộng cả chục mẫu tây là “cánh đồng An Lạc” (nay trong hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám) và “cánh đồng Sơn Tây” (nay là khu vườn rau Lộc Hưng) chuyên trồng những rau củ Bắc. Trong đó, “cánh đồng An Lạc” hầu như chỉ trồng rau muống. Rau muống An Lạc có trong mâm cơm Bắc 54 Ông Tạ mỗi ngày. Trẻ con Bắc 54 Ông Tạ xưa hát ông ổng một đoạn nhạc nhái nhạc phẩm Khúc hát ân tình của nhạc sĩ Xuân Tiên:

13 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 3 “Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, mang vào, một giống rau dài gọi là rau muống… Ới… Người Bắc khen ngon (là ngon) còn người Nam, người Nam kêu rằng… heo nó ăn…” (!). Miếng thịt heo các nhà nuôi luôn có trong mâm cơm Bắc 54 Ông Tạ. Có vẻ bà con Bắc đi đâu là có mang mấy con vật này theo với rau củ đi kèm phù hợp với nó: “Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng Con trâu khóc ngả khóc nghiêng Con chó có riềng để tỏi phần tôi” (Ca dao) Hẻm Bình Dân, nay là hẻm Phở Ngọc (207/9 Phạm Văn Hai) xưa có lúc gọi là ngõ/hẻm Chó do hai bên hẻm là các quầy thịt chó (nay chỉ còn một quầy, khá vắng khách). Đối diện hẻm Chó là hẻm Gà (264 Phạm Văn Hai), hiện nay là một khu chợ họp từ sáng tới trưa – một hình ảnh sót lại của chợ Ông Tạ cũ (đã bị giải tỏa cuối thập niên 1980)… Hai hẻm này sát bên chợ Ông Tạ cũ. Thậm chí giọt nước mắm ngày xưa ấy cũng là giọt nước mắm Sa Châu (một làng hiện nay thuộc Xã Giao Nhân, Huyện Giao Thủy, Nam Định) lấy từ lò nước mắm của bà lý Sóc trong ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám). Mùi hơi gắt, nhưng vị ngọt đậm đà, rất khó quên và dễ... ghiền. Xưởng nước mắm của bà lý ở tận Phước Tỉnh, một xã

14 CÙ MAI CÔNG miền biển nay thuộc Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xưởng mắm của bà không chỉ làm mắm cá, mà còn cả mắm tôm. Ai mua, bà lý chỉ vẽ cách ăn: trộn nước cốt mắm cá với nước cốt mắm tôm, mỗi thứ một nửa, mắm sẽ ngọt và đỡ gắt. Mắm tôm Sa Châu của bà lý Sóc không như mắm tôm mà chúng ta biết lâu nay. Bà lý ủ mắm như kiểu làm mắm cá, nghĩa là ủ trong chum mấy tháng rồi mới chắt nước cốt. Mắm tôm của bà ngọt thanh, không bốc mùi khó chịu. Tôi nhớ ngày xưa, cứ buổi chiều là có một bà bán chân bò, tai bò, đuôi bò luộc chấm tương gừng. Một món Bắc với chân, tai, đuôi bò lấy từ sớm ở lò/côngxi heo trong ngõ Cổng Bom gần đó (nay là hẻm Chùa Khuông Việt, 202 Phạm Văn Hai). Quán lề đường, trước cửa tiệm vàng Thành Mỹ, gần lối vào chợ. Người bán là bà quản Đản, ông nhà làm quản xứ An Lạc; nhà cuối nhà thờ An Lạc. Món này chấm mắm gừng ớt cay cay, không chỉ các ông mà các bà cũng mê. Nhiều cô thì nhớ mãi món gỏi cuốn ốc trước cửa phòng khám ông lang Tạ, có lúc bán đối diện hẻm Tứ Hải (hẻm 145 Phạm Văn Hai). Món này là hàng bà Tu, nhà trong hẻm Vinh Sơn gần nhà tôi. Hồi thập niên 1960, một đồng hai cuốn. Món có vẻ lạ: luộc ốc, khêu ruột, rửa lại trong nước luộc ốc chứ không rửa nước, trộn với nấm mèo. Củ đậu thái (xắt) nhuyễn, xào chung với ốc, nêm nếm gì thì chỉ bà Tu mới biết. Cuốn bánh tráng chung với đủ loại rau: xà lách, tía tô, húng quế, ngò gai, ngò rí, bún… Nước mắm chua ngọt, ai ăn cay nhiều hay ít tự thêm ớt.

15 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 3 Món này hình như là món miền Tây chứ không hẳn là món Bắc. Cũng như xung quanh chợ Ông Tạ có khá nhiều món Nam, món Tàu như mấy tiệm chè nấu kiểu miền Nam, nước dừa béo ngọt. Nhiều người Ông Tạ giờ vẫn nhớ xe chè này. Khác nhiều khu Bắc 54, thật sự mồm miệng người Ông Tạ từ thuở đầu đã Nam hóa, Sài Gòn hóa rất nhanh, từ xưa đã đủ vẻ Bắc - Trung - Nam. Chúng ta có thể sẽ bất ngờ về sự thơm lành, tinh túy Bắc 54 hòa lẫn nét bình dị của một Sài Gòn - Gia Định bình dân, có miền Tây, có Huế, có Quảng... Tất cả trở nên đẹp theo một cách rất nền nã. Ôi, cả một trời ăn Ông Tạ.

16 CÙ MAI CÔNG Một mâm cơm trưa rất Bắc hi n nay của gia đình ông bà Bùi Xuân Bình (Nghĩa Hòa): canh cua rau đay, đậu hủ miến, cà ghém mắm tôm. - Ảnh: Bùi Xuân Bình Một quầy bánh chưng, bánh tét ở ngã ba Ông Tạ dịp Tết. - Ảnh: Cù Mai Công

Mục lục Thay lời tựa 5 THÓI ĂN 11 Ông Tạ, cả một trời ăn ba miền 12 Hàng quà tấm bánh đơn sơ, mâm cơm ngọt lành 17 “Ông Tạ đệ nhất xôi” Bà Lai: “ngũ nếp tề phi” 33 Tranh “Bá tước Bùi Quang Ngọc” bị xếp chung mâm với… hũ muối mè Bà Lai 41 Mâm quả cưới 105 bánh và lò kẹo lạc mỗi năm làm một tháng 44 Chỉ hai năm có mặt, “Bánh cuốn Ông Tạ” đã vô “tốp” ẩm thực Mỹ 50 “Phi canh bún bất thành Ông Tạ” 59 Cháo thơm lành một thuở gánh gồng 74 “Thủ phủ” giò chả Sài Gòn - Gia Định 90 Đất phở 101 Bí quyết chế biến món bún chả “vô đối” vùng Ông Tạ 126

279 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 3 NẾP Ở 131 Á Đông: tòa “cao ốc” rực rỡ thời Ông Tạ nở nồi thêm mâm 132 “Mẹ ơi, Ông Tạ đây cũng là quê hương mình mà mẹ…” 142 Bà Rật xóm Mắm 151 Ông giáo Dũng hẻm 148 154 Tay đấm huyền thoại Tiểu Lý Quảng 160 Đám “quân rữ” trẻ con mùa Phục sinh 176 “Chúc mừng năm mấy” ở Little Saigon 184 Xom Chua Merry Christmas 191 Yêu sao giọng quê nhà Ông Tạ 199 TRƯỜNG XƯA, BẠN CŨ 205 Lớp xóm, trường làng trên đất sình lầy 206 “Đoàn học sinh Mai Khôi trên đường tương lai reo vui...” 227 Trường Tân Bình - Nguyễn Thượng Hiền trên đất Tân Sơn Hòa 240 Thay lời bạt Chỉ 18 năm thành xã, làng Tân Sơn Hòa đã từng là quận 271

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==