Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” - Tập 1

Tập 1 SÀI GÒN một thuở “Dân Ông Tạ ó!”

CÙ MAI CÔNG “Dân Ông Tạ ó!” SÀI GÒNmột thuở Tập 1

Thay lời tựa: Sau khi Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1 ra mắt Sau khi Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1 ra mắt bản đầu tiên (tháng 2-2021), hơn hai mươi bài viết trên các báo trong, ngoài nước và hàng trăm trang web, trang mạng xã hội đã thông tin, nhận định. Nhân tái bản lần hai (bản bổ sung, chỉnh sửa), xin được trân trọng giới thiệu vài trích đoạn của một số bài viết. PHẠM CÔNG LUẬN (Khu Ông Tạ trong mắt dân Ông Tạ – báo Tuổi Trẻ ngày 20-2-2021): “Đọc cuốn sách mới ra mắt Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” của nhà báo Cù Mai Công, tôi chợt nhớ câu viết của nhà viết tiểu luận Hubert Butler người Ireland, đại ý là với ông, lịch sử địa phương rất quan trọng, có khi hơn cả lịch sử một đất nước. Thực tế cho thấy một số cuốn sách như vậy có sức thu hút, kể cả với người ngoài. Cuốn sách của Cù Mai Công nằm trong số đó.

10 CÙ MAI CÔNG Khác với đa số người viết về một vùng đất thường mô tả tập trung từng góc phố, tiệm quán hoặc lướt qua vùng đất của mình với những cảm xúc, Cù Mai Công chú ý đến bố cục, dẫn dắt người đọc qua từng chủ đề. Với lợi thế là người cố cựu, thừa hưởng ký ức của cha mẹ và lớp người đến vùng đất này năm 1954, anh ôn lại khái quát thuở ban đầu cộng đồng Bắc di cư đến vùng Ông Tạ với nhà cửa thưa thớt, hàng rào đất rộng của người bản địa miền Nam, để sau đó biến khu Ông Tạ thành khu vực sầm uất và khá giả. Anh chốt được những gì khu Ông Tạ có: sự gắn bó của đồng bào Công giáo trong các giáo xứ, tập trung nhiều văn nghệ sĩ, nhiều nhân vật nổi tiếng, nhiều món ăn Bắc ngon, không thờ ơ với những sự kiện chính trị của miền Nam trước năm 1975...” LÊ CÔNG SƠN (Dân Ông Tạ đó – báo Thanh Niên ngày 22-2-2021): “Từng được biết đến là một cây bút viết phóng sự nổi tiếng với loạt 6 tập sách Sài Gòn by night và những tác phẩm về tuổi mực tím, văn khoa…, gần đây nhà báo Cù Mai Công tiếp tục dành nhiều tâm huyết cho tác phẩm mới Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!”. Dù chỉ vỏn vẹn gần 200 trang sách cho tập mở màn nhưng Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” ngồn ngộn sử liệu,

11 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 được tác giả khéo léo lồng trong những câu chuyện đan xen giữa xưa và nay bằng lối văn phong nhà nghề của một cư dân ‘chính gốc’ vùng đất Ông Tạ, cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối.” NHƯ HÀ (Tiểu lịch sử về một khu v c đặc bi t – báo Thể Thao và Văn Hóa ngày 17-3-2021): “Cù Mai Công sống ở khu Ông Tạ (Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh) hơn nửa thế kỷ nay, dùng con mắt ‘văn võ’ để viết nên Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” một cách phiêu bồng. Vượt qua tính chất biên khảo, phóng sự và tạp bút, Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” còn là cách tiếp cận lịch sử mang tính vi mô – một tiểu lịch sử. Sau các bộ sử vĩ mô về một quốc gia, một giai đoạn, một vùng đất, một tỉnh thành… thì các sách sử dạng này là một bổ khuyết cần thiết, vì có cách tiếp cận gần gũi hơn, sinh động hơn.” TRÂN HUYỀN (TRẦN ĐỨC ANH SƠN – Từ facebook chuyển thành... book – báo Thanh Niên ngày 30-3-2021): “Cù Mai Công là nhà báo, cũng là một võ sư, nên đã dùng con mắt của dân võ và ngòi bút của dân văn để quan sát tỏ tường, chiêm nghiệm thấu đáo và phản ánh tường minh về khu Ông Tạ (Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh), nơi anh cư ngụ. Ông Tạ là khu vực hiện có khoảng 150.000 cư dân sinh sống, nhưng là nơi quần tụ nhiều nhất

12 CÙ MAI CÔNG của những nhân vật tiếng tăm trong nhiều lãnh vực: chính trị, quân sự, văn hóa, văn nghệ, giang hồ… của cả hai chế độ trước và sau năm 1975. Cù Mai Công ở đó gần 60 năm trong đời, đã quan sát, trải nghiệm lưu vào ký ức, rồi viết và đăng trên facebook về ‘khu Ông Tạ’. Những status của anh về ‘biệt khu’ này nhận được cả trăm, cả ngàn lượt like của các facebooker. Và, Cù Mai Công đã chuyển những status đình đám đó thành cuốn sách Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!”. Chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi phát hành, 6.000 bản sách đã bán hết.” TRỌNG THỊNH (Hai cuốn sách độc về Sài Gòn xưa – báo Tiền Phong ngày 8-2-2021): “Ông Tạ là một phần của Sài Gòn một thuở. Có nhiều người trẻ Sài Gòn hôm nay vẫn còn nghe ‘ngã ba Ông Tạ’, thế nhưng ‘Ông Tạ’ thực ra là ai, vì sao được lấy tên đặt tên ngã ba, tên chợ... thì nhiều người không rõ. Lịch sử và xã hội một thời được ghi lại tỉ mỉ và đầy thú vị qua ngòi bút của tác giả vốn là nhà văn - nhà báo từng trải. Anh nhớ tỉ mỉ đến từng ngõ nhỏ, quán cà phê, những nhân vật một thời phong vân... với tình yêu mến và trân trọng. Và cuốn sách đã góp một mảng màu độc đáo trong những tác phẩm về Sài Gòn.”

13 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 PHƯƠNG TRANG (Sài Gòn một thuở – báo Doanh Nhân Sài Gòn ngày 28-2-2021): “Sống động và ngồn ngộn chi tiết về sự kiện, con người đến từ nhà báo Cù Mai Công: Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!”. Cuốn sách vẽ nên dấu ấn một vùng tại Sài Gòn suốt quãng từ thập niên 50 - 90, từ thời ‘đèn dầu nước giếng’ đến khu vực phát triển sầm uất như bây giờ.” LỤC DIỆP (Những trại lều tiếp cư trên đất Ông Tạ - Chí Hòa – báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14-3-2021): “Cái sự ‘va đập’ văn hóa của dân Nam - Bắc thuở ban đầu trên đất Ông Tạ được kể lại khá dễ thương. Như, dân Nam thấy người xứ Bắc sao… kỳ, ví dụ bà bán hàng tạp hóa ‘bán hàng kiểu gì mà suốt ngày chửi khách om sòm’. Ngược lại, dân Bắc không thể hiểu nổi vì sao lại có chuyện vợ cãi chồng um sùm, lại còn có bữa ‘nổi nóng, vợ xách dao phát cỏ rượt ông chồng chạy vòng quanh…’. Rồi vợ chồng Bắc làm gì có chuyện ‘vợ ra quán ngồi vắt chân’ cà phê với chồng. Lời của đứa trẻ di cư: ‘Đám con nít chúng tôi chơi rượt đuổi vô tận sân nhà họ, chưa nghe chửi lần nào. Chỉ nghe bà con dặn: Trưa dì ngủ, mấy đứa Bắc kỳ con bây bớt la chút coi, chơi xong nhớ đóng cổng vô giùm dì nha!’. Nồng hậu là vậy, tình cảm là vậy. Và họ đã dung hòa với nhau, sống cùng nhau trên đất lành.

14 CÙ MAI CÔNG Tập sách chưa đầy 200 trang nhưng chứa đựng cả một giai đoạn hơn nửa thế kỷ của đất Ông Tạ, từ lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa… Những trại lều tiếp cư trên đất Ông Tạ - Chí Hòa.” HUỲNH TRỌNG KHANG (Địa danh quen mà lạ – tạp chí Người Đô Thị số 107, 4-2021): “Từ ‘trung tâm’ Ông Tạ cho đến những ngoại vi như ngã tư Bảy Hiền. Từ những sự kiện còn lưu sử sách đến những món ăn bình dân. Từ những văn nhân, nghệ sĩ, võ sư sinh sống ở khu Ông Tạ đến du đãng hay những người dân lương thiện. Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” của tác giả Cù Mai Công đã vẽ nên bức tranh sinh động về một khu vực, dẫu chỉ là một phần của Sài Gòn, nhưng đủ sức chứa đựng trong đó biết bao thăng trầm, bao phận người và bao ký ức của nhiều thế hệ.”

CUỘC CHIẾN VĨ ĐẠI VÀ BI TRÁNG CỦA QUÂN DÂN NHÀ NGUYỄN TRÊN ĐẤT ÔNG TẠ HÔM NAY Không phải ngẫu nhiên tên nhiều giáo xứ ở Ông Tạ có “Hòa” phía sau: Chí Hòa, Nghĩa Hòa, Nam Hòa, Thái Hòa. Tên gọi ấy ít nhiều gắn với tên Chí Hòa, làng Chí Hòa của vùng đất này. Chẳng hạn, Nghĩa Hòa là tên ghép Nghĩa Chính (tên một giáo xứ ở Thái Bình) với Chí Hòa; Nam Hòa là tên ghép xứ Nam Lạng (giáo phận Bùi Chu) với Chí Hòa… Bà con Bắc di cư năm 1954 không quên gốc gác xưa của mình; và cũng không quên vùng đất tiếp nhận mình sau khi vào Nam. Vùng đất ấy thật sự là “địa linh nhân kiệt” – ít nhất từ trận đánh Pháp vĩ đại, bi hùng nhất dưới triều Nguyễn. Vùng Ông Tạ hôm nay nằm trọn trong chiến địa đẫm máu này. Trận chiến ấy hình thành nên những con đường chính hiện nay vẫn còn nơi đây.

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại nhất Sài Gòn xưa nằm ngay vùng trung tâm Ông Tạ hiện nay Bản đồ quân sự mà trung úy hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên tổng hành dinh tướng Charner (chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến đánh đại đồn Chí Hòa) vẽ là hình ảnh rõ nhất về đại đồn Chí Hòa. Đại đồn lớn đến mức trong Nam kỳ viễn chinh ký năm 1861, Léopold Pallu gọi đó là thành (citadelle). Đại đồn Chí Hòa lớn gấp 15 lần thành Gia Định thất thủ năm 1859. Thành này vuông vức, mỗi cạnh khoảng 450m, tổng diện tích khoảng hơn 0,2km2 (hơn 20 hecta). Cụm đồn lũy Chí Hòa chỉ tính riêng khu vực chính (đại đồn) đã gần 3km2 (gần 300 hecta).

17 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 Đại đồn Chí Hòa (hình thang dài trong bản đồ. Khu v c chỉ huy nằm gần Bà Quẹo, Bắc đại đồn. Đường Cách Mạng Tháng Tám hi n nay là con đường chạy thẳng giữa đại đồn) và h thống đồn lũy xung quanh (chấm tròn). Giữa các đồn phía Nam có thêm hai lũy dọc và ngang mà bản đồ ghi là phòng tuyến mới (nouvelle ligne). Ô vuông góc phải bản đồ là thành Gia Định thất thủ năm 1859. - Ảnh: Bản đồ hành quân của Léopold Pallu

18 CÙ MAI CÔNG Những đồn lũy đầu tiên của đại đồn được xây dựng ngay sau khi thành Gia Định thất thủ ngày 14-2-1859. Theo Monographie de la province de Gia Đinh (Chuyên khảo về Tỉnh Gia Định – 1902), Thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp đã sai lính đắp đồn Tiền trên đường Thiên Lý (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) đi Tây Ninh. Đồn Hữu (phải) và đồn Tả (trái) hai bên. Lúc này quân Pháp đang ở khu vực trung tâm Sài Gòn. Hai bên đã từng đụng độ nhau. Hai tháng sau khi thất thủ Gia Định, sáu giờ sáng ngày 10-4-1859, một nhóm quân Việt từ đồn Tiền đi Chợ Lớn đã bất ngờ đụng một tiểu đội Pháp. Hai bên dàn quân và nổ súng vào nhau. Cả hai bên đều có người chết. Một năm sau, ngày 16-4-1860, Pháp đánh chiếm khu vực chùa Cây Mai (góc đường Nguyễn Thị Nhỏ - Hồng Bàng hiện nay) và chùa Kiểng Phước (theo học giả Vương Hồng Sển và nhà văn Sơn Nam, nằm góc đường Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh, có thể ở khu vực trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) mà lính Việt lúc ấy đang đóng quân. Người Pháp tổ chức đánh chiếm tiếp đồn Tiền nhưng gặp sự chống trả mạnh mẽ của quân dân đại đồn, nên đã tổn thất nặng, phải co cụm trở về. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương vào Nam với chức Kinh lược đại thần để điều khiển mọi việc. Ông đã tu bổ, xây dựng vững chắc, quy mô hơn phòng tuyến đồn lũy, hình thành rõ nét đại đồn Chí Hòa.

19 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 Theo bản đồ của Léopold Pallu, đại đồn có hình thang dài, đáy lớn lõm ở giữa (theo hình thế một con rạch tự nhiên chảy ra kênh Nhiêu Lộc – con rạch này giờ không còn), cắt qua đường Cách Mạng Tháng Tám hiện nay. Khu vực tiền đồn (trước đại đồn) kéo dài từ ngã ba Ông Tạ tới đường Bắc Hải hiện nay. Đáy nhỏ nằm khoảng khu vực đường Trương Công Định, Bàu Cát (Quận Tân Bình). Trong bài viết Đại đồn Chí Hòa – kỳ cuối: H thống đồn trại Chí Hòa trên báo Tuổi Trẻ ngày 22-2-2019, nhà báo - nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy cũng nhận định: “Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương mở rộng từ đồn Chí Hòa, nằm ở phía Nam đường Thiên Lý phía Tây (đường Cách Mạng Tháng Tám - Trường Chinh) từ ngã ba Ông Tạ đến giáp Bà Quẹo”. Đại đồn nằm dài theo đường Thiên Lý (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám – trên bản đồ hiện nay chiều dài này khoảng gần 3km). Bản đồ vẽ rất rõ đồn gồm năm khu vực ngăn cách nhau theo chiều ngang này; mỗi khu vực như một thành lũy riêng biệt, qua lại bằng những cánh cổng lớn chắc chắn như cổng thành. Có lẽ thiết kế này để phòng khi khu vực nào thất thủ, quân đồn trú có thể rút sang khu vực khác và thực tế đã xảy ra như vậy khi Pháp tấn công đại đồn sau này. Riêng khu vực cuối cùng có thêm một tường bao bên trong và hai đồn lớn bên ngoài, theo bản đồ hiện nay, một ở khoảng ngã tư Bảy Hiền và một ngay cạnh vòng xoay Lăng Cha Cả. Các bản đồ quân sự thời đó đều ghi “Fort des Mandarins” (đồn chỉ huy).

20 CÙ MAI CÔNG Đầm Sen gần đại đồn được tận dụng che chắn cạnh dài phía Nam đại đồn. Và thực tế, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công, họ đã phải đánh vòng qua khu đầm này. Xin lưu ý: Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, Pháp đã dựng một đồn và tháp canh ngay khu vực cổng chính đại đồn, ở khu vực ngã ba Ông Tạ hiện nay. Đồn và tháp canh này vuông vức, mỗi cạnh khoảng năm, bảy chục thước. Nhiều bản đồ người Pháp vẽ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã ghi nhận cụ thể đồn và tháp canh này như bản đồ Vùng phụ cận Sài Gòn (Plan des Environs de Saïgon) năm 1895. Đến năm 1904, công cuộc bình định Nam kỳ tạm ổn, có lẽ lính Pháp rút khỏi nơi đây, sau khi dựng một đài kỷ niệm trong khu vực. Cho tới nay, trong tư liệu của mình, tôi chưa thấy một tấm ảnh hay ghi chép nào về đài kỷ niệm này. Riêng học giả Vương Hồng Sển có lần nhắc lướt qua: “Đài trận chiến Pháp - Nam ở Chí Hòa; đài Lareynière tại Tân Sơn Nhứt, dựa đường Sài Gòn đi Nam Vang. Đài chiến trận này nay không rõ nằm đâu, riêng đài Lareynière tôi may mắn được biết”. “Đài trận chiến Pháp - Nam ở Chí Hòa” đã có mặt trên một số bản đồ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Chẳng hạn trên tấm bản đồ vẽ tay “Environs de la Place de Saigon 1904” (Vùng ngoại vi quanh Sài Gòn năm 1904) đã vẽ một khu vực hình vuông trên đường Thiên Lý (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), gần đoạn giao nối vuông góc với một đường mòn nay là đường Phạm Văn Hai, tức khu vực ngã ba Ông Tạ hiện nay.

21 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 Bản đồ ghi chú khu vực hình vuông này là: “Monument du souvenir Français” (Khu lưu niệm/kỷ niệm Pháp). Thậm chí tấm bản đồ “Environs de Saïgon 1947” (Vùng phụ cận Sài Gòn 1947) vẫn còn ghi nhận đài kỷ niệm này. Vì vậy, lúc ấy dân trong vùng gọi đây là ngã ba Tháp, trước khi nó có tên là ngã ba Ông Tạ cuối thập niên 1940, khi Đông y sĩ Thủ Tạ Trần Văn Bỉ mở phòng mạch ở đây. Khu vực vuông vức của đồn và tháp canh xưa hiện nay hoàn toàn khớp với khuôn viên trường trung học cơ sở Tân Bình ở ngã ba Ông Tạ hiện nay. Nhà báo, nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đồng nghiệp với tôi ở báo Tuổi Trẻ trong bài viết Đại đồn Chí Hòa – kỳ cuối: H thống đồn trại Chí Hòa trên báo Tuổi Trẻ ngày 22-2-2019 đã hiệu chỉnh lại vị trí này. Theo anh, “có một chi tiết ông Vương Hồng Sển ghi không chính xác là đài (Lareynière) nằm trên đất của làng Tân Sơn Nhì chớ không phải làng Tân Sơn Nhứt ở phía đối diện”. Tôi cùng quan điểm này của anh: “Đây là một đài kỷ niệm nằm trên lề Quốc lộ 1 thuộc Phường 13, Quận Tân Bình cũ”, tức bên trái đường Trường Chinh, nếu đi từ ngã tư Bảy Hiền xuống, còn khoảng 300m là tới Bà Quẹo.

22 CÙ MAI CÔNG 23 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 Ngày 24-2-1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận đánh chiếm đồn Hữu (Redoute) thuộc đại đồn Chí Hòa. - Tranh: L’Illustration, Journal Universel

Mục lục Lời nói đầu 5 Thay lời tựa 9 Cuộc chiến vĩ đại và bi tráng của quân dân nhà Nguyễn trên đất Ông Tạ hôm nay 15 Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại nhất Sài Gòn xưa nằm ngay vùng trung tâm Ông Tạ hiện nay 16 13 đồn lũy dày đặc bao quanh đại đồn, xung quanh Ông Tạ, giữa Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định 24 “Những người lính An Nam lạ lùng” ở đại đồn Chí Hòa 29 Cảnh tượng kỳ lạ trước mắt đội quân viễn chinh 30 “Trận chiến kịch liệt nhất giữa người An Nam và người Âu châu” 32 Những bước chân Bắc di cư 54 đầu tiên trên đất Ông Tạ - Chí Hòa 37 Bà con Bắc 54 “vỡ hoang” trục dọc chiến trường xưa, từ tiền đồn đến khu chỉ huy đại đồn Chí Hòa 38 Trục ngang có một ông lương y, một phòng mạch tạo nên ngã ba Ông Tạ, vùng Ông Tạ, chợ Ông Tạ… 50

238 CÙ MAI CÔNG “Thủ phủ” Bắc 54 hình thành với ba cửa ô 55 Nam Thái – trung tâm Ông Tạ, như Quận Nhứt của Sài Gòn xưa 56 Phía Đông trên đường Phạm Hồng Thái: An Lạc kết sổ 59 Cửa ngõ phía Tây: Thái Hòa khép góc 63 Chốt hạ hướng Bắc: Tân Chí Linh 66 Khu ngã ba Ông Tạ buổi ban đầu cũng có riêng một nghĩa địa 71 Bà con Tân Sơn Hòa ở chung làng, sống chung hẻm với bà con Bắc 54 ra sao? 75 Khi bà con Bắc 54 tới, Tân Sơn Hòa vẫn còn là làng với hai “trường làng” hai đầu, giữa là phòng khám Ông Tạ 79 Ngôi nhà thờ lớn nhất vùng cũng là nhà thờ Nam 84 Hai bên ngó nhau, nhìn nhau đều thấy “là lạ” 88 Dân làng Tân Sơn Hòa đa số vẫn “sống phẻ” ở làng mình 90 ... Và họ vẫn chơi đúng kiểu Nam bộ 95 Giang hồ vùng Ông Tạ và “trai Nam Thái, gái An Lạc” 99 Dân Ông Tạ: Ra ngõ không đụng giang hồ thì gặp… văn nghệ sĩ 111 “Làng Ông Tạ” những ngày mái lá lều tranh, đèn dầu nước giếng, đường đất chân trần... 131 Sức sống lên mầm: xôi Nam Thái, phở tái An Lạc... 138 “Bắc kỳ đến đâu, chợ bâu đến đấy” và cuộc lật đổ chợ Ông Tạ bất thành của chợ Hà Nội 143 1958 – chợ Ông Tạ chính thức ra đời 148

239 Sài Gòn một thuở - “DÂN ÔNG TẠ ĐÓ!” - Tập 1 Ngoại vi vùng Ông Tạ 153 Những khu vực đó không phải vùng Ông Tạ mà là ngoại vi 156 Hòa Hưng không phải Ông Tạ, nhưng cư xá Bắc Hải lại là ngoại lệ 158 Bảy Hiền: “ngoại ô” thân cận Ông Tạ 162 Khu Lăng Cha Cả 169 Khu Đaminh - Kiến Thiết và vài khu đơn lẻ 171 Tản mạn chuyện ma và nghĩa địa ở Ông Tạ 175 Vì sao vùng Ông Tạ nhiều nghĩa địa? 192 Thử giải mã “bí ẩn” 195 “Dân Ông Tạ đó!” 201 Từ bước chân vạn lý gánh gồng của một gánh bún chả Hà Nội 202 Đến phở, giò chả, lò heo, áo dài khăn đóng… 205 Dân Ông Tạ cứng cỏi, đất Ông Tạ mạnh mẽ vì không còn đường lùi 212 Á Đông – “tòa nhà định hướng” giữa ngã ba Ông Tạ 216 Tiệm vàng, lính Mỹ và những kiểu cách buôn bán một thời 222 Thay lời bạt 233

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==