Niềm Tin Thông Minh

Vương Bảo Long dịch

Mục Lục Lời khen tặng......................................................... 6 Lời tựa................................................................... 8 Ý định của chúng tôi............................................. 11 PHẦN I: Nghịch lý và lời hứa................................. 15 CHƯƠNG 1 Một nghịch lý lớn....................................... 19 CHƯƠNG 2 Niềm tin mù quáng hay mất niềm tin: Bạn đang đeo loại kính nào?....................... 61 CHƯƠNG 3 Lựa chọn tối ưu thứ ba: “Niềm tin thông minh”.............................. 79 PHẦN II: 5 Hành động của niềm tin thông minh...115 CHƯƠNG 4 Hành động 1: Chọn tin vào niềm tin......... 119

NIỀM TIN THÔNG MINH 5 CHƯƠNG 5 Hành động 2: Bắt đầu với chính mình....... 151 CHƯƠNG 6 Hành động 3: Tuyên bố ý định của bạn và giả định tích cực ở người khác............... 193 CHƯƠNG 7 Hành động 4: Làm những gì mình nói....... 237 CHƯƠNG 8 Hành động 5: Tiên phong mở rộng niềm tin...273 PHẦN III: Chúng ta có thể làm gì?....................... 317 CHƯƠNG 9 Phục hưng niềm tin................................. 319 Về các tác giả..................................................332

PHẦN I Nghịch Lý và Lời Hứa

Trong quá trình làm việc với nhiều người và nhiều công ty ở khắp nơi trên thế giới, chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với nỗi đau và những trăn trở mà nhiều người trong số họ đang đối mặt có liên quan đến niềm tin. Một trong những lý do khiến cho nỗi đau trở nên quá lớn là tận sâu bên trong, con người bẩm sinh đã biết rằng lợi ích từ các mối quan hệ, đội nhóm và tổ chức có niềm tin cao có hiệu năng cao hơn và sự hài lòng lớn hơn rất nhiều lần. Họ có thể cảm nhận rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn rất nhiều, công việc của họ sẽ mỹ mãn hơn nhiều, và các mối quan hệ cá nhân của họ sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu họ ở trong môi trường có niềm tin cao. Vì thế, nơi nào càng thiếu vắng niềm tin thì thất vọng sẽ càng lớn hơn. Hãy xem những mối bận tâm họ chia sẻ dưới đây nghe có vẻ quen thuộc với bạn không? “Với nạn tham nhũng, những vụ bê bối và các vấn đề về đạo đức tràn lan mà tôi đang nhìn thấy, dường như tin vào người khác là hành động chấp nhận rủi ro cao – có lẽ phải nói rằng quá cao – đối với tôi.” “Tư tưởng ‘làm ít hưởng nhiều’ dường như chỉ tạo ra những thứ tệ hại nhất ở nhiều người mà tôi làm việc cùng. Thật là căng thẳng! Làm sao chúng ta có thể xây dựng niềm tin bên trong tổ chức khi chúng ta phải chịu những áp lực như thế?” “Tôi ước mình có thể tin tưởng vào con cái, nhưng hết lần này đến lần khác chúng chỉ cho thấy chúng không thể tin tưởng được. Làm thế nào tôi buộc chúng phải thay đổi đây?”

NIỀM TIN THÔNG MINH 17 “Tôi từng thấy nhiều người nỗ lực đến kiệt sức. Tôi không còn biết mình có thể tin ai được nữa đây.” “Tôi biết phòng ban của chúng tôi cần phải cộng tác với những phòng ban khác, nhưng làm sao tôi có thể cộng tác với những người tôi không tin?” “Chúng tôi thuộc một ngành kinh doanh có điều kiện và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều loại luật lệ – tất cả những thứ đó đều bất khả tín. Làm sao chúng tôi có thể xây dựng niềm tin bên trong tổ chức của mình trong bối cảnh niềm tin sa sút đến thế?” “Khi quyết định có nên tin cậy người khác hay không, tôi không biết mình nên sống và làm việc bằng cái đầu hay bằng con tim nữa!” “Sự phấn khích và niềm vui tôi thường có trong công việc này nay ở đâu? Một ngày kia, câu hỏi sẽ là ‘Để làm gì cơ chứ?’” “Sếp của tôi bảo tôi rằng ông ấy tin tưởng tôi, nhưng cách quản lý chi li và để mắt đến mọi việc tôi làm cho thấy điều ngược lại. Tại sao ông ấy không nhìn thấy điều đó nhỉ?” “Các nhà lãnh đạo công ty chúng tôi bảo rằng chúng tôi được xem là những ‘đối tác’ trong một đội chịu trách nhiệm về chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng tôi có thể tin và làm việc ra sao với những người tôi chưa hề gặp mặt, đặc biệt là những người đến từ những nền văn hóa hoàn toàn khác và thậm chí nói một thứ ngôn ngữ khác?” “Làm sao tôi dám mạo hiểm tin vào người khác khi cái giá của sai lầm thường rất lớn?” “Niềm tin có thể có ích trong một số hoàn cảnh, nhưng không bao giờ có ích ở đất nước chúng tôi. Hối lộ, lừa đảo và mưu cầu lợi ích cá nhân là một phần của cách mà người ta đang sử dụng trong cuộc chơi tại đất nước này.” “Tôi muốn tin rằng niềm tin mang lại những kết quả tốt đẹp, nhưng tôi gặp quá nhiều ví dụ cho thấy không phải vậy. Liệu có nhà lãnh đạo nào

18 SMART TRUST ngoài Warren Buffett thành công với điều này không? Liệu có tổ chức nào như vậy hay không? Nếu có, họ là ai và đang làm gì?” “Làm sao tôi biết được ai là người tôi có thể tin tưởng – và tại sao?” Nếu bất kỳ mối quan tâm nào nêu trên nghe quen thuộc với bạn, chào mừng bạn đã gia nhập câu lạc bộ của chúng tôi! Nhưng bạn cũng cần biết rằng có một giải pháp, một lựa chọn thứ ba có thể thay thế niềm tin mù quáng, thứ làm cho chúng ta suy kiệt và lừa dối để lấy đi sự thịnh vượng, sinh lực và niềm vui của chúng ta. Hiểu về lựa chọn thứ ba – niềm tin thông minh – chính là nội dung của Phần I cuốn sách này.

CHƯƠNG 1 Một Nghịch Lý Lớn Không điều gì làm chúng ta dễ bị tổn thương hơn là tin vào ai đó và bị phản bội – nhưng nghịch lý là nếu không tin ai cả, chúng ta cũng không thể tìm thấy… niềm vui. WALTER ANDERSON Bạn có thể bị lừa dối vì tin quá mức, nhưng bạn sẽ sống trong giày vò nếu tin không đúng mức. FRANK CRANE Năm 1974, một nạn đói kinh khủng quét qua Bangladesh, quốc gia đang vật lộn sau cuộc chiến giành độc lập1, cuộc chiến đã tàn phá đất nước Nam Á này một cách ghê gớm. Hàng triệu người đói khổ di cư từ những làng quê xa xôi phía bắc tới những thành phố phương nam để kiếm sống. 1 Bangladesh có hai ngày độc lập: ngày 15/08/1947 phân chia Bengal và tách khỏi Ấn Độ, và ngày 26/03/1971 tuyên bố độc lập khỏi Pakistan.

20 SMART TRUST Tại một trong những thành phố như thế, thành phố Chittagong, có một vị giáo sư kinh tế ba mươi bốn tuổi tên là Muhammad Yunus, vừa trở về từ Hoa Kỳ, nơi ông lấy bằng tiến sĩ kinh tế bằng học bổng Fulbright1. Khi Yunus chứng kiến dòng người đói khát lũ lượt kéo tới ngày càng đông, ông bắt đầu cảm thấy có sự mất kết nối giữa những gì ông dạy cho sinh viên của mình tại Đại học Chittagong và những gì ông đang nhìn thấy trên đường phố: những thân thể da bọc xương và những cặp mắt vô hồn của hàng ngàn người đang chết dần chết mòn vì đói. Thất vọng và quyết tâm tìm ra cách trợ giúp, ông quyết định bắt đầu với những người nghèo tại làng Jobra lân cận. Khi Yunus tới thăm những người này, ông phát hiện ra rằng hầu hết “những người nghèo nhất trong số những người nghèo” là những phụ nữ góa chồng, đã ly hôn, hoặc bị ruồng bỏ, đang cố gắng nuôi con trong tuyệt vọng. Vì không có tiền để mua nguyên liệu, họ buộc phải vay mượn từ những thương nhân và bán lại sản phẩm họ làm ra cho những người này với giá rẻ mạt. Chẳng hạn như, một người phụ nữ có ba con nọ vay 5 taka (khoảng 22 xu Mỹ2) để mua tre, sau khi làm từ sáng sớm cho tới tối mịt để đan tre thành chiếc ghế đẩu, cô phải trả nợ vay ngay trong ngày bằng cách bán chiếc ghế này cho người đã cho cô vay để lấy 5 taka 50 poysha (khoảng 24 xu). Như vậy, cô chỉ kiếm được 2 xu Mỹ mỗi ngày, không đủ để nuôi sống bản thân, chưa kể đến con cái. Như nhiều người khác trong các ngôi làng tại Bangladesh, người phụ nữ này bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn khiến chắc chắn cô và các con của mình sẽ mãi mãi sống trong nghèo đói hết thế hệ này đến thế hệ khác. Là một nhà kinh tế, Yunus nhận ra rằng cách 1 Học bổng Fulbright được sáng lập từ năm 1946 bởi Quốc hội Hoa Kỳ với mục đích xây dựng mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia (nhất là các nước đang phát triển) thông qua các hoạt động giáo dục và trao đổi văn hóa. 2 1 đô-la Mỹ = 100 xu.

NIỀM TIN THÔNG MINH 21 duy nhất cô có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này là bằng cách này hay cách khác kiếm được 5 taka để mua tre nguyên liệu và có thể bán chiếc ghế với đúng giá bán lẻ tại thị trường tự do. Nhưng không có ai cho cô vay vốn với mức lãi suất hợp lý. Khi tìm kiếm khắp ngôi làng Jobra nhỏ bé này, ông thấy rằng tổng dân số chỉ là bốn mươi hai người – gồm những người thợ đan ghế, đan chiếu, người làm nghề kéo xe, v.v… – tất cả đều phụ thuộc vào các nhà buôn và tất cả các khoản vay của họ gộp lại chỉ khoảng 856 taka, tức chưa tới 27 đô-la. Ông bàng hoàng: “Mọi thống khổ và bất hạnh của các gia đình này chỉ là vì thiếu 27 đô-la!”. Thế rồi Yunus cho bốn mươi hai người dân làng này vay tiền vì không ai khác muốn cho họ vay, với yêu cầu đơn giản là họ chỉ cần trả nợ gốc, không tính lãi, khi nào họ có thể. Sau đó, ông tới một ngân hàng địa phương và nói chuyện với người quản lý về việc cho những người có hoàn cảnh tương tự vay. “Ông ta như người từ trên trời rơi xuống!”, Yunus kể lại, “Ông ta bảo tôi: ‘Ông điên à! Không thể được! Làm sao chúng ta có thể cho người nghèo vay tiền? Họ không đáng tin cậy. Luật lệ của chúng ta không cho phép!’”. Người quản lý này tiếp tục nói rằng 75% dân số Bangladesh không biết đọc hoặc viết để có thể điền vào một tờ đơn xin vay, và họ cũng chẳng có gì để thế chấp. Không có cách nào để những người này có thể trả nổi một món nợ. Toàn bộ ý tưởng này là quá rủi ro. Không nản chí, Yunus tìm tới người quản lý ngân hàng khu vực và sau khi giải thích ý định, thư qua thư lại trong sáu tháng, cuối cùng nếu chịu đứng ra làm người đảm bảo thì Yunus mới có thể vay được một khoản 300 đô-la từ người quản lý ngân hàng đang rất đắn đo để cấp vốn cho những người nghèo. Thế là một kỷ nguyên mới trong cuộc sống của Yunus và những người dân nghèo Bangladesh (sau này là nhiều nước trên thế giới) bắt đầu. Mặc dù Yunus chưa bao giờ có ý định bước vào lĩnh vực ngân hàng, nhưng rồi cuối cùng ông đã làm thế – bất kể các cảnh báo

22 SMART TRUST của nhiều người trong ngành. Ông nghiên cứu cách các ngân hàng thiết lập các định chế và vận hành nghiệp vụ cho vay, rồi lập ra một ngân hàng lấy tên là Grameen Bank (“Grameen” có nghĩa là “nông thôn” hoặc “làng”), và làm ngược lại. Trong khi các ngân hàng khác cố kéo dài thời hạn trả nợ vay để tăng các khoản cho vay (nhưng lại khiến người vay khó lòng trả nổi), thì Yunus áp dụng chính sách trả nợ vay hằng ngày. Ông lập các nhóm hỗ trợ và tạo ra những ưu đãi để khích lệ người vay giúp nhau thành công. Trong khi các ngân hàng ở Bangladesh loại trừ phụ nữ ra khỏi đối tượng được cho vay một cách hết sức hiệu quả, thì ông xác định mục tiêu một nửa số người vay tiền từ Ngân hàng Grameen là phụ nữ. Trong cuốn sách của mình, Banker to the Poor, ông mô tả về một người đi vay tiêu biểu của Ngân hàng Grameen vào những ngày đầu khi cô ấy bước ra khỏi ngân hàng với khoản vay của mình – khoảng 25 đô-la – trong tay: Suốt đời mình, cô ấy được bảo rằng cô ấy chẳng là gì tốt đẹp cả, rằng cô ấy chỉ mang lại sự khốn khổ cho gia đình mình, và rằng họ không có tiền để cho cô ấy làm của hồi môn1. Nhiều lần, cô ấy nghe mẹ hoặc cha mình bảo rằng lẽ ra cô ấy đã bị giết chết ngay khi vừa chào đời, bị phá thai, hoặc để cho chết đói. Với gia đình mình, cô ấy không là gì cả ngoài việc làm tăng thêm một miệng ăn và thêm một món hồi môn nữa phải trả. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên trong đời mình, một tổ chức đã tin tưởng cô ấy và cho vay với một khoản tiền lớn. Cô ấy hứa sẽ không bao giờ làm tổ chức này hoặc chính bản thân mình thất vọng. Cô ấy sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo mỗi một xu được vay sẽ được trả lại đầy đủ cho ngân hàng. 1 Của hồi môn được mong đợi và được yêu cầu như là một điều kiện để chấp nhận hôn nhân ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu ở một số nước thuộc khu vực châu Á, Bắc Phi và Balkan. Của hồi môn có thể là tiền mặt, vàng bạc, nữ trang, đất đai, gia súc, hay tài sản khác. Ở một số nơi trên thế giới, tranh chấp liên quan đến của hồi môn đôi khi dẫn đến các hành vi bạo lực đối với phụ nữ, kể cả giết người.

NIỀM TIN THÔNG MINH 23 Ngược lại với các tiên đoán tiêu cực của hầu hết mọi người, 98% người vay tiền của Ngân hàng Grameen đã trả lại khoản nợ họ vay. Để so sánh, tỷ lệ trả nợ trên một khoản vay làm ăn nhỏ truyền thống chỉ là 88%. Trong danh sách vay có cả những người như Mufia, một cô gái lấy chồng ở tuổi mười ba, bị mẹ chồng mắng nhiếc và bỏ đói trong khi chồng vắng nhà lâu ngày, thường xuyên bị chồng đánh đập khi anh ta trở về, cuối cùng là ly hôn và bị bỏ rơi đến độ phải đi ăn xin ngoài đường với ba đứa con nhỏ. Với một khoản vay từ Ngân hàng Grameen, Mufia có thể tiếp tục công việc làm ra những sản phẩm từ tre. Từ tiền lãi, cô ấy mua quần áo, dụng cụ nấu bếp, thức ăn cho con mình và sống một cách đường hoàng. Lại có những người cảm thấy cuộc đời vô vọng như Amina, một cô gái có bốn (trong số sáu) người con bị chết và chồng qua đời sau những tháng ngày bệnh tình dai dẳng. Những anh chị em dâu rể của gia đình chồng luôn hắt hủi và muốn đuổi cô ra khỏi nhà, một căn nhà mái tôn dột nát, vách đất, không cửa nẻo, không chịu nổi những trận mưa đã đổ sập và đè chết đứa con gái sơ sinh của cô. Nhờ một món vay từ Ngân hàng Grameen, cô đã có thể mua tre để làm rổ rá nuôi sống chính mình và đứa con duy nhất còn sống sót. Với khao khát ngày càng lớn muốn xóa đi sự đói nghèo trên phạm vi rộng lớn hơn, Yunus từng bước tiến về phía trước – học hỏi, phạm sai lầm và thay đổi để thích nghi nhằm đối đầu với những thử thách. Dần dần, ông bắt đầu thay đổi lối suy nghĩ và thu hút ngày càng nhiều người vào trong tầm nhìn của ông – từ những người trong ngành ngân hàng, chính phủ, và các ngành có liên quan khác. Dưới sự lãnh đạo của Yunus, Ngân hàng Grameen tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của mình, và tính đến nay tổ chức này đã cung cấp những khoản vay đến hơn 6 tỷ đô-la cho hơn tám triệu người vay ở Bangladesh, và 97% trong số đó là phụ nữ. Nhiều chi nhánh của Ngân hàng Grameen được mở ra và hoạt động với tôn chỉ tương tự ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những nỗ lực của Yunus thành công đến độ ông được xem là

24 SMART TRUST người sáng lập phong trào “tín dụng siêu nhỏ” và nó đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Liên Hợp Quốc đã công bố năm 2005 là “Năm Quốc tế Vi Tín dụng”. Vào năm 2006, Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen được đồng trao giải thưởng Nobel Hòa bình vì những nỗ lực giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo khó. Vào năm 2009, Hoa Kỳ đã trao tặng ông Huân chương Tự do của Tổng thống, huân chương dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. Cuộc Khủng Hoảng Niềm Tin Với chúng tôi, khía cạnh thú vị nhất trong câu chuyện về Muhammad Yunus chính là câu chuyện về niềm tin. Đây là câu chuyện về một người đàn ông biết cách tin và có niềm tin rằng bằng những biện pháp thông minh, người cùng khổ, những người không có vật thế chấp, không có nghề nghiệp ổn định và chưa hề có lịch sử tín dụng kiểm tra được đều có thể được tin tưởng rằng họ sẽ sử dụng tiền vay một cách khôn ngoan, và họ sẽ trả lại món tiền họ đã vay. Yunus nói: Nếu muốn hoạt động tốt, Grameen của chúng tôi phải tin tưởng vào khách hàng. Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi biết rằng hệ thống của chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận việc khống chế và kiểm soát khách hàng. Chúng tôi không cần tòa án, luật sư hay các thế lực nào khác để đảm bảo thu được các khoản cho vay. Ngày nay, các ngân hàng thương mại thường giả định rằng người đi vay sẽ bỏ trốn với tiền của họ, vì vậy họ trói khách hàng vào những ràng buộc pháp lý. Các luật sư nghiền ngẫm các quy định thần thánh của họ để đảm bảo rằng không một người đi vay nào dám bỏ trốn khi còn nợ vay chưa trả. Ngược lại, Grameen giả định rằng mọi người đi vay đều chân thật nên không cần công cụ pháp lý nào giữa bên cho vay và bên vay. Chúng tôi được thuyết phục rằng ngân hàng nên được xây dựng dựa trên niềm tin vào con người, không dựa trên những bản hợp đồng vô nghĩa… Chúng tôi

NIỀM TIN THÔNG MINH 25 có thể bị cho là ngây thơ, nhưng kinh nghiệm của chúng tôi với những khoản nợ xấu là chưa tới 1%. Và ngay cả khi người đi vay không thể trả nợ, chúng tôi cũng không cho rằng họ là người xấu. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng có lẽ hoàn cảnh cá nhân đã không cho họ trả được món nợ. Thú vị hơn nữa là Yunus có thể hoàn thành tất cả những gì ông làm và duy trì sự tin tưởng mạnh mẽ vào niềm tin trước sự chống đối của cả ngành – thực ra là, cả một nền văn hóa vì xét về mặt lịch sử, thường bị chìm ngập trong sự hoài nghi và bất tín. Hơn thế nữa, Yunus luôn tin tưởng vào con người dù rằng thế giới này đang ở giữa cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin. Cuộc khủng hoảng này – được phản ánh qua nhiều bài báo về nạn tham nhũng, những vụ gian lận tài chính công ty, các hành vi sai trái và những mưu đồ chính trị bất lương – đã và đang thu hút sự chú ý của chúng ta trong suốt thập niên vừa qua. Ví dụ, trong suốt hoặc trong khoảng thời gian Yunus được trao giải Nobel Hòa bình và Huân chương Tự do của Tổng thống Hoa Kỳ, đã có những chuyện sau đây xảy ra: Ÿ Nhiều công ty toàn cầu, hoặc các quản trị viên ở đó (trong đó có thể kể đến như Parmalat, Enron, Tyco và WorldCom) đã có những hoạt động tài chính gian lận, và hơn hai trăm công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cuối cùng bị buộc phải lập lại báo cáo tài chính theo đạo luật SarbanesOxley của Hoa Kỳ. Ÿ Ở Trung Quốc, khoảng hai trăm phi công đã khai gian lịch sử bay của họ trong nhiều năm để tránh bị liên lụy với công ty mẹ trong vụ rơi máy bay tệ hại nhất lịch sử hàng không của Trung Quốc. Ÿ Ramalinga Raju, Chủ tịch Công ty Satyam Computer Services, gây sốc cho ngành công nghiệp thuê ngoài (outsourcing)

26 SMART TRUST khi thừa nhận rằng ông đã “thổi phồng lượng tiền mặt trên bản cân đối tài sản của công ty công nghệ thông tin lớn thứ tư Ấn Độ gần 1 tỷ đô-la, tạo ra khoản nợ 253 triệu đô-la trên những quỹ do chính ông ta phù phép và phóng đại doanh thu trong bản báo cáo quý vào tháng 9 năm 2008 tới 76% cùng lợi nhuận lên tới 97%”, mang lại cho Satyam danh tiếng xấu là “Enron1 Ấn Độ”. Ÿ Ở Hoa Kỳ, năm nhà giáo dục (một hiệu trưởng, một trợ lý hiệu trưởng và ba giáo viên) đã từ chức sau vụ bê bối giúp nâng điểm cho nhiều học sinh lớp năm ở các bài thi tiêu chuẩn hóa để nhận tiền thưởng. Ÿ Hàng ngàn nhà đầu tư ngã ngửa khi biết rằng chuyên gia tư vấn đầu tư và chứng khoán Mỹ Bernie Madoff đã gian lận để chiếm đoạt của họ hơn 65 tỷ đô-la Mỹ từ một vụ đầu tư đa cấp kiểu Ponzi2 lớn nhất lịch sử nhân loại. Ÿ Một tờ báo “lá cải” của Anh đột ngột đóng cửa sau 168 năm hành nghề xuất bản khi bị phơi bày tội lấy cắp dữ liệu điện thoại khổng lồ và bê bối đút lót cảnh sát, dẫn tới nhiều người phải từ chức và bị bắt giữ cùng vô số cuộc điều tra. 1 Enron là một trong những vụ gian lận tài chính nghiêm trọng tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2002, dẫn tới sự ra đời của đạo luật Sarbanes-Oxley của Hoa Kỳ (do hai nghị sĩ Sarbanes và Oxley đệ trình) nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty đại chúng bằng cách buộc các công ty niêm yết phải đảm bảo độ tin cậy về việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và minh bạch các báo cáo tài chính của họ. 2 Mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người từng sử dụng mô hình này vào những năm 1920. Mô hình Ponzi là hình thức vay tiền của người này để trả nợ người khác. Người đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại giới thiệu những người cho vay khác. Bằng hình thức này, người đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn. Nhưng các khoản nợ ngày càng lớn dần, chồng chất lên nhau như một kim tự tháp ngược và nhanh chóng sụp đổ hoàn toàn.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==