Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp

Những đứa trẻ nhớ được

NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ Ian Stevenson, M.D. Children Who Remember Previous Lives Lâm Đặng Cam Thảo dịch Những đứa trẻ nhớ được Các bằng chứng và phân tích về luân hồi Lời giới thiệu: Giáo sư John Vu

Lời giới thiệu của Giáo sư John Vu Đối với đa số độc giả châu Á, khái niệm về luân hồi không phải đề tài gì mới lạ vì nó đã tồn tại hàng ngàn năm và là một phần của các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo... Luật Luân hồi đã giải thích rất rõ nhiều sự việc xảy ra trong đời sống. Tuy nhiên trong thời đại khoa học, đa số mọi người, nhất là ở châu Âu, không chấp nhận điều gì mà họ không thể chứng minh hoặc giải thích được bằng các phương pháp khoa học. Thời gian gần đây đã có rất nhiều bằng chứng về Luân hồi được kiểm chứng bởi các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là sự phát hiện về những đứa trẻ tuy còn rất nhỏ nhưng đã có thể nhớ được kiếp trước. Chúng kể lại tiền kiếp mà chúng đã trải qua, và điều này đã tạo ra một chấn động trong giới khoa học đồng thời khuyến khích hiện tượng nghiên cứu về đề tài luân hồi tại các phòng thí nghiệm trên thế giới.

6 - Children Who Remember Previous Lives Điều đặc biệt là hầu hết những đứa trẻ này đều ở tuổi rất nhỏ, khoảng hai hay ba tuổi, độ tuổi chưa thể tưởng tượng ra những việc như thế. Chúng nói rõ về kiếp trước đã sống tại địa danh nào, thành phố nào, gia đình nào và chết ra sao. Lời tuyên bố của chúng đã được kiểm chứng cẩn thận và so sánh với hồ sơ cá nhân của những người từng sống tại đó và qua đời trong những trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, những đứa trẻ này còn nhận ra được người của “gia đình kiếp trước” mà nhiều người hiện nay vẫn còn sống. Một số trẻ có những dấu tích trên người lúc mới sinh phù hợp với vết thương trên thân thể của những người quá cố. Các dấu tích cũng như trạng thái tâm sinh lý liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm kiếp trước của những người này cũng được ghi nhận lại qua những cái chết bất đắc kỳ tử hay những trường hợp bị giết một cách tàn bạo, dã man. Trường hợp những đứa trẻ nhớ kiếp trước thường được nhắc đến tại các quốc gia ở châu Á, nhưng đây là các trường hợp xảy ra ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Thụy Điển... Giáo sư Stevenson đã thu thập gần 3.000 trường hợp về ký ức tiền kiếp trong đó có 65 báo cáo rất chi tiết đã được kiểm chứng rõ ràng. Thông tin này đã được chính quyền địa phương xác nhận khớp với các dữ liệu về danh tính, gia đình, nơi cư trú và trường hợp tử vong. Là một nhà khoa học, một chuyên gia về tâm thần nổi tiếng, tác giả Ian Stevenson chỉ yêu cầu người đọc, đa số là người Tây phương, hãy tạm thời gác bỏ thành kiến không tin Luân hồi mà quan sát thật kỹ về hồ sơ các trường hợp đặc biệt này.

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 7 Quyển sách Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp tóm tắt công trình nghiên cứu trong bốn mươi năm qua với gần 3.000 hồ sơ của những đứa trẻ này. Tác giả đưa ra bằng chứng khoa học thuyết phục nhất rằng ký ức của chúng ta vẫn tồn tại sau khi chết và chết không phải là hết. Qua những dữ liệu này, ông tin rằng con người có thể nhớ lại tiền kiếp sau khi tái sinh vào một kiếp sống mới. Công trình nghiên cứu của ông đã được rất nhiều khoa học gia khác kiểm chứng cẩn thận. Đa số đều đồng ý rằng Tiến sĩ Stevenson đã mở ra một chân trời mới về con người qua những diễn biến trong không gian và thời gian. Qua công trình nghiên cứu nghiêm túc này, tác giả đã đưa ra những căn cứ mạnh mẽ, chính xác với những suy đoán súc tích và hợp lý về sự tồn tại của ký ức mà bất cứ ai, có đầu óc cởi mở, khi đọc quyển sách này, sẽ nhận ra rằng các khái niệm thông thường của chúng ta về sự sống và cái chết sẽ phải thay đổi. Đây là một quyển sách được trình bày một cách khoa học dựa trên bốn mươi năm nghiên cứu của tác giả. Ông đã lắng nghe, ghi nhận, kiểm chứng và dựa vào những lý luận và phương pháp khoa học để xua tan những quan niệm sai lầm phổ biến về cái chết. Nó cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về niềm tin vào các định luật của vũ trụ với bằng chứng về sự tái sinh qua những dữ kiện chính xác đã được kiểm chứng cẩn thận bởi những khoa học gia khác. Ông còn dẫn chứng một cái nhìn mới về các dấu tích và dị tật bẩm sinh liên hệ đến tiền kiếp mặc dù ông khiêm tốn nói rằng những trường hợp này không đại diện cho tất cả và xác nhận ông

8 - Children Who Remember Previous Lives chưa thể hiểu vì lý do gì mà những đứa trẻ này có thể nhớ lại tiền kiếp. Là một nhà khoa học, tác giả đã thận trọng kết luận: “Mặc dù tôi sử dụng dữ liệu của gần 3.000 trường hợp, nhưng đây vẫn là một con số rất nhỏ so với hàng tỷ người đang sống trong thế giới này. Tôi không muốn đưa ra một kết luận chung dựa trên một số ít trường hợp, mặc dù cá nhân tôi tin rằng đó là những dữ liệu thuyết phục nhất về quan niệm Luân hồi”. Một khoa học gia khác, Tiến sĩ Jim. B. Tucker, sau khi kiểm chứng những tài liệu này đã viết trên một tạp chí khoa học: “Với những dữ liệu này, theo tôi, trong tương lai gần, mọi người sẽ phải công nhận Luân hồi là một định luật khoa học có thể chứng minh. Thay vì phủ nhận, nó sẽ mở ra cho nhân loại một chân trời mới, một lĩnh vực nghiên cứu mới và đem lại nhiều giải thích hợp lý cho chúng ta”. - Giáo sư John Vu Nguyên Giám đốc Chương trình Đổi mới Công nghệ Sinh học và Tính toán tại Đại học Carnegie Mellon, nguyên kỹ sư trưởng Boeing

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI Có thể một số độc giả sẽ thất vọng khi biết nội dung quyển sách này không trực tiếp bàn về sự luân hồi; thay vào đó, đây là quyển sách về những đứa trẻ khẳng định mình nhớ chuyện tiền kiếp. Thông qua việc nghiên cứu trải nghiệm của những đứa trẻ đó, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về luân hồi. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước tiên chúng ta phải có đủ bằng chứng để tin luân hồi là cách lý giải phù hợp nhất cho phần ký ức rõ ràng của những đứa trẻ này. Khi đề cập đến những ký ức này, đôi khi tôi sẽ bỏ qua các tính từ định tính như “rõ ràng” hay “được cho là”; nhưng tôi làm vậy chỉ để làm cho câu văn mạch lạc và dễ đọc hơn chứ không có ý định né tránh vấn đề mà trải nghiệm của những đứa trẻ này đặt ra. Tuy nhiên, từ góc độ của đứa trẻ – chủ thể của câu chuyện – ký ức về những trải nghiệm ở kiếp trước

20 - Children Who Remember Previous Lives cũng thật như ký ức về những gì mà các em trải qua từ lúc chào đời. Những phát biểu đã được xác minh mà đứa trẻ đưa ra về một kiếp sống khác bắt nguồn từ những ký ức cụ thể nào đó.1 Các nhà nghiên cứu cần xác định xem đó là những ký ức mà đứa trẻ có được từ những lần luân hồi trước, hay là ký ức mà các em đã có được theo cách khác. Nếu lưu ý được điểm này, độc giả hiểu đúng về tiêu đề của quyển sách. Bên cạnh đó còn có một lý do khác khiến tôi ít khi bàn về vấn đề luân hồi. Mặc dù tôi sử dụng thông tin của gần 3.000 trường hợp2, đây vẫn là một con số rất nhỏ so với hàng tỷ con người đã và đang sống trong thế giới này. Thật hấp tấp khi đưa ra tuyên bố chung dựa trên quá ít trường hợp, ngay cả nếu chúng tôi chắc chắn đó là những ví dụ thuyết phục nhất về luân hồi (nhưng chúng tôi lại không thể chắc chắn như vậy). Hơn nữa, mặc dù những trường hợp đó có nhiều điểm đồng nhất với nhau, chúng tôi không thể nói rằng chúng đại diện cho cuộc sống của người bình thường. Khi tôi mô tả đặc điểm chung của những trường hợp luân hồi, độc giả sẽ nhanh chóng nhận ra kiếp sống mà những đứa trẻ này nhớ rõ không phải là kiếp sống của một người bình thường. Một phần lý do là vì trong quá trình tập hợp các trường hợp, tôi phải 1 Bên cạnh những phát biểu đã được xác minh, đôi khi những đứa trẻ này cũng đưa ra những phát biểu hoặc tuyên bố không chính xác; một số đứa trẻ trong cùng một nhóm lớn còn đưa ra những phát biểu không được xác minh hoặc hoàn toàn không phát biểu gì. Tôi sẽ đề cập tới vấn đề này sau. (Tất cả chú thích đều của tác giả, trừ khi có ghi chú khác.) 2 Đến thời điểm ấn bản này được biên soạn, số trường hợp có liên quan tới luân hồi được Đại học Virginia thống kê đã gần 3.000. Con số này vẫn đang tăng lên từ từ khi tôi và các cộng sự tiếp tục quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bị loại ra khỏi danh sách vì sau khi tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ tính chân thực của những trường hợp này.

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 21 áp dụng nhiều phương pháp một cách ngẫu nhiên – cái nào tốt nhất tại thời điểm đó thì chọn – chứ không thể hoạch định từ trước. Những trường hợp này cũng không mang tính đại diện bởi việc nhớ lại tiền kiếp là một trải nghiệm khác thường và chỉ xảy ra với vài người vì những lý do mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được. Mặc dù tôi không trực tiếp viết về luân hồi nhưng trọng tâm trong nghiên cứu của tôi và của quyển sách này là luân hồi có xảy ra hay không. Điều này cũng giống như hỏi liệu tính cách con người (hoặc một phần tính cách con người) có tồn tại sau khi con người chết đi hay không, và sau đó – có lẽ là sau khoảng thời gian tồn tại ở một cõi vô hình nào đó – tính cách này bắt đầu gắn kết với một cơ thể khác. Tính cách con người được cho là có thể vượt qua cái chết theo nhiều cách chứ không phải chỉ bằng cách luân hồi. Luân hồi không phải là hình thức tồn tại sau cái chết mà tín đồ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo mong đợi. Nó cũng không phải là hình thức tồn tại duy nhất sau cái chết mà các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này hình dung. Hầu hết các nhà khoa học ngày nay đều không tin tính cách con người có thể tồn tại sau khi chết. Gần như tất cả những nhà khoa học tin vào sự sống sau cái chết đều có niềm tin này từ một đức tin tôn giáo nào đó. Đa số họ đều cho rằng sự tồn tại của con người sau cái chết là một vấn đề không thể được nghiên cứu một cách khoa học. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, một nhóm các nhà khoa học và học giả ở Anh bắt đầu thảo luận về khả năng thu thập bằng chứng về sự tồn tại sau cái chết thông qua tập hợp các dữ liệu và sự phân tích dữ liệu

22 - Children Who Remember Previous Lives có được nhờ sử dụng những phương pháp phổ biến trong các ngành khoa học khác. Họ và những người kế nhiệm của họ đã thu thập được nhiều dữ liệu như vậy. Những trường hợp được thảo luận trong quyển sách này chỉ đại diện cho một khối thông tin mà bất kỳ ai nghiên cứu về sự sống sau cái chết đều nỗ lực tìm hiểu. Tôi đã nhắc đến “tính cách con người” trong hai đoạn trên. Theo định nghĩa, “tính cách con người” là phẩm chất hoặc đặc điểm riêng giúp phân biệt con người với sự vật, sự tồn tại của cá nhân như một con người, bản sắc cá nhân, phẩm chất hoặc tập hợp các phẩm chất làm nên một con người khác với những con người còn lại. Phần đầu của định nghĩa chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề này. Con người có phải là sự vật, hay con người là thứ gì đó hơn thế? Nếu con người có “thứ gì đó” hơn một sự vật, vậy thứ đó, bất kể là gì, có tồn tại sau khi con người chết đi không? Chỉ có chủ thể mới trực tiếp biết được dòng ý thức của mình có tiếp tục tồn tại sau khi mình chết hay không. Những người sống lâu hơn anh ta chỉ có được bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại sau khi chết của anh ta. Họ nên áp dụng những tiêu chí nào để quyết định một người nào đó còn tồn tại sau khi chết? Bản sắc của một cá nhân, như được đề cập trong định nghĩa ở trên, là gì? Các triết gia đã tranh luận nhiều về điều gì tạo nên bản sắc của một người. Đa số họ đều đồng ý rằng mỗi cuộc đời là duy nhất, ký ức về mỗi cuộc đời cũng là duy nhất; do đó, bằng chứng về sự tồn tại lâu dài của ký ức sẽ là dấu hiệu tốt nhất – và có lẽ là duy nhất – cho thấy một người nào đó vẫn tồn tại sau khi cơ thể của anh ta đã chết.

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 23 Chính vì vậy, việc tìm kiếm bằng chứng cho thấy sự tồn tại sau khi chết của một người thường liên quan đến việc nghiên cứu các dấu hiệu chứng tỏ ký ức của người đó vẫn tồn tại. Tuy nhiên, thông tin được xem xét phải vượt ra khỏi phạm vi ký ức hình ảnh về các sự kiện trong quá khứ; những ký ức hình ảnh như vậy được ghi lại trong các đoạn video, nhưng chúng ta sẽ không nói đoạn video và thiết bị phát video đó là bản sắc. Khái niệm về bản sắc cũng phải bao gồm cảm nhận, mục đích và nhận thức ở một mức độ nhất định nào đó. Chúng ta có thể chấp nhận việc ý thức của một người tạm gián đoạn sau khi người đó chết, giống như tình trạng của chúng ta khi ngủ và thức dậy vào hôm sau; nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ không công nhận ai đó tồn tại sau khi chết nếu anh ta không lấy lại được ý thức, ngay cả khi kiểu ý thức mà anh ta có sau khi chết có thể rất khác với kiểu ý thức quen thuộc với chúng ta khi anh ta còn sống. Có một khía cạnh quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa bằng chứng về sự tồn tại sau khi chết từ những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp với một số loại bằng chứng khác về sự tồn tại này, chẳng hạn như bằng chứng về những lần người chết hiện hình. Hiện hình là hiện tượng gợi ý rằng người đã khuất vẫn đang tồn tại theo một cách nào đó và có thể truyền đạt cho người sống bằng chứng về sự hiện diện của mình, còn đứa trẻ nhớ chuyện tiền kiếp là một người sống đang khẳng định mình từng có một cuộc đời mà ở đó nó đã chết. Xét trên một số phương diện, quá trình nghiên cứu theo chiều xuôi từ người đã khuất tới người đang sống sẽ dễ dàng hơn so với khi truy ngược từ người đang sống về người chết – người từng

24 - Children Who Remember Previous Lives sống cuộc đời mà đứa trẻ khẳng định nó đã trải qua. Tôi sẽ cố gắng giải thích lý do tôi có quan điểm như vậy trong phần tiếp theo. Nhiều bằng chứng hiện nay cho thấy có thể người chết chỉ trải qua sự thay đổi không đáng kể về đặc điểm tính cách sau khi chết – ít nhất là đến giai đoạn có thể xác định được bằng chứng về sự tồn tại ngoài thân xác của họ. Ngược lại, sự kết hợp giữa một cá tính đã thoát xác với một cơ thể mới có thể đòi hỏi nhiều sự điều chỉnh lớn vì lúc này, cá tính đó được chứa đựng trong một cơ thể mới, nhỏ hơn, với các cơ quan nhận thức và các giác quan chỉ mới bắt đầu thành hình. Hơn nữa, có thể cơ thể mới này được sinh ra trong một gia đình khác nên cá tính đó sẽ cần học thích nghi, và môi trường sống mới chắc chắn sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi khác nữa. Đến thời điểm đứa trẻ có thể kể lại ký ức về tiền kiếp, những yếu tố khác nhau trong đặc điểm tính cách của nó đã ít nhiều pha trộn với nhau, khiến nhà nghiên cứu khó phân biệt đặc điểm nào thuộc về con người nào. Điều này làm cho bằng chứng về sự tồn tại của người đã khuất mà chúng tôi rút ra từ trường hợp của những đứa trẻ như vậy trở nên khó đánh giá hơn – ít nhất là về danh tính của người đã chết – so với bằng chứng có được từ những trường hợp như sự hiện hình của người chết tại thời điểm người đó qua đời chẳng hạn. Có một số cách lý giải đối lập nhau mà nhà nghiên cứu cần cân nhắc khi đánh giá hiện tượng hiện hình, nhưng ít ra thì hình dáng được nhìn thấy thường là – dù không phải lúc nào cũng vậy – hình dáng của một con người trọn vẹn và với những đặc điểm riêng khá dễ nhận ra. Đối với trường hợp những đứa trẻ

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 25 khẳng định nhớ chuyện tiền kiếp thì khác. Từ những thông tin mà chúng cung cấp, thường chỉ là những mẩu thông tin rời rạc, nhà nghiên cứu phải xác định xem những mảnh ghép mà anh ta có thể ghép lại với nhau đó có gợi lên hình ảnh về một người đã khuất cụ thể nào đó và không trùng lặp với hình ảnh của bất kỳ ai khác hay không. Tôi sẽ quay lại chủ đề quan trọng về các tiêu chí xác định một nhân vật cụ thể ở phần sau. Bằng chứng về luân hồi mà chúng tôi hiện có đều cho thấy người sống (và có lẽ cả những động vật không phải con người) có tâm trí – hoặc linh hồn, nếu bạn muốn gọi như vậy – giúp mang lại sinh khí cho họ khi họ đang sống, và tâm trí đó vẫn tồn tại sau khi họ chết. Đa số các nhà sinh vật học đều xem đây là một quan điểm thuộc sinh lực luận (thuyết sức sống)1 và tuyên bố rằng thuyết này đã bị bác bỏ từ nhiều thập niên trước. Tuy nhiên, có thể những bằng chứng mới – và cả quá trình xem xét lại những bằng chứng cũ bị lãng quên – sẽ lại củng cố tính xác thực của sinh lực luận. Tôi cho rằng nếu cởi mở xem xét những bằng chứng mà chúng tôi có về sự sống sau cái chết, các nhà khoa học trong những lĩnh vực khác không mất gì mà chỉ cần dẹp bỏ một vài giả định của họ – chẳng hạn như giả định rằng con người không là gì hơn một cơ thể sinh học. Sự luân hồi, ít nhất là luân hồi theo tôi hiểu, không vô hiệu hóa những gì chúng ta biết về quá trình tiến hóa và di truyền học. Tuy nhiên, khái niệm luân hồi gợi ý rằng có thể có hai dòng tiến hóa – tiến hóa sinh học và tiến hóa cá nhân – và có thể hai dòng tiến hóa này tương tác với nhau trong 1 Sinh lực luận cho rằng yếu tố làm cho thực thể có sự sống chính là lực sống, từ yếu tố này phát sinh ra các nguyên tắc sinh học chỉ có ở sinh vật sống chứ không có trong chất vô cơ và vật vô sinh. (Chú thích của người dịch và ban biên tập.)

26 - Children Who Remember Previous Lives quá trình sống trên trái đất. Hiện tại, chúng ta gần như không thể hình dung được chúng tương tác với nhau như thế nào, dù ở chương sau, tôi sẽ đưa ra một vài suy đoán về một số phương thức mà quá trình này có thể xảy ra. Khái niệm luân hồi góp phần giúp chúng ta hiểu về tính duy nhất của mỗi cá nhân. Các nhà di truyền học sử dụng từ “kiểu hình” để chỉ con người được tạo ra bởi sự tương tác giữa bộ gien của người đó với môi trường sống (hai yếu tố vẫn được các nhà di truyền học hiện nay công nhận). Hầu hết các nhà sinh vật học đều công nhận tính duy nhất của từng kiểu hình – ngay cả kiểu hình của các cặp song sinh cùng trứng. Họ tin rằng di truyền học và những ảnh hưởng của môi trường hoàn toàn có thể lý giải cho tính duy nhất này. Có vô số kiểu tổ hợp gien khác nhau, chẳng hạn như phân bổ ngẫu nhiên các nhiễm sắc thể trong giao tử (tế bào đực và tế bào cái hợp nhất khi thụ thai), tái tổ hợp các gien trong các nhiễm sắc thể và đột biến gien. Môi trường sống cũng rất khác nhau. Dù là anh em song sinh thì mỗi người cũng có môi trường sống khác nhau; và có người từng nhận định rằng ngay cả một cặp song sinh dính liền cũng không có môi trường sống y hệt nhau, vì một trong hai người phải đi qua cánh cửa trước người còn lại. Tuy nhiên, những ý tưởng nhìn chung có vẻ đúng này lại không đủ thuyết phục khi được đối chiếu với tất cả những yếu tố có liên quan mà chúng tôi quan sát được. Một số người có những đặc điểm riêng không thể được giải thích một cách hợp lý nếu chỉ dựa vào sự kết hợp giữa biến dị di truyền và

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 27 ảnh hưởng của môi trường. Sự luân hồi đáng được xem như yếu tố tác động thứ ba trong vấn đề này. Nếu chúng ta là sản phẩm của “sự ngẫu nhiên và tất yếu”, tức là được hình thành do sự xáo trộn gien (nói theo thuật ngữ của nhà sinh học đoạt giải Nobel năm 1956 Jacques Monod), vậy thì chúng ta không thể mong đợi bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề bất bình đẳng về những hoàn cảnh khác nhau mà con người có từ khi mới chào đời. Và câu nói ẩn dụ “con người có cơ hội thay đổi cách chơi những quân bài được chia” cũng không mang lại nhiều sự an ủi, bởi một người mù bẩm sinh đâu thể nhìn thấy những quân bài mà họ có trong tay. Niềm tin vào luân hồi không mang lại bất kỳ sự đền bù cấp tốc nào cho chứng mù bẩm sinh, nhưng bên cạnh những lý giải hiện có, có thể nghiên cứu được đề cập trong quyển sách này sẽ mang lại cho độc giả thêm một góc nhìn về lý do xuất hiện một số loại dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như khiếm thị bẩm sinh. Câu hỏi cốt lõi ở đây không phải là tại sao một người nào đó bị khiếm thị bẩm sinh, mà là tại sao một cá nhân cụ thể nào đó bị khiếm thị bẩm sinh trong khi những người khác thì không. Chỉ bằng cách đặt câu hỏi này, chúng ta đã thừa nhận rằng có một con người được gắn kết với một cơ thể trong suốt cuộc đời, và rằng chúng ta có thể phân biệt con người (hoặc tính cách) và cơ thể. Hơn nữa, nếu hiện tượng luân hồi xảy ra, người khiếm thị bẩm sinh đó có lý do để hy vọng rằng cuối cùng mình sẽ được nhìn thấy ánh sáng – ở một kiếp sống khác. Đôi khi, những người phản bác các bằng chứng luân hồi chỉ tập trung

28 - Children Who Remember Previous Lives vào việc những bằng chứng này thường gắn liền với yếu tố “hy vọng”, từ đó cho rằng bằng chứng mà chúng tôi có chỉ bắt nguồn từ những mơ tưởng hão huyền. Sự phản bác này đặt ra một giả định sai lầm, đó là những mong ước của chúng tôi không đúng với sự thật. Chúng ta dễ được thuyết phục để tin vào những điều mình muốn tin hơn là tin những điều mình không muốn tin; tuy nhiên, có thể điều chúng ta muốn tin là sự thật. Khi tìm hiểu một ý tưởng nào đó là đúng hay sai, chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi việc ý tưởng đó củng cố hay làm lung lay những mong ước của mình. Ngoài ra, trong những trường hợp mà tôi nghiên cứu, có một số trường hợp người cung cấp thông tin1 đã đưa ra lời khai đi ngược lại với niềm tin và mong muốn của bản thân. Chuyện này đôi khi vẫn xảy ra khi trường hợp đó diễn ra trong một gia đình nơi các thành viên không tin vào luân hồi, hoặc không chấp nhận chuyện đứa trẻ nhớ về tiền kiếp. Tôi sẽ quay lại chủ đề này sau. Trong phần còn lại của chương này, tôi sẽ định nghĩa một số từ hoặc thuật ngữ được sử dụng, hoặc cách tôi chọn sử dụng chúng trong quyển sách này, bởi chúng có thể không quen thuộc đối với nhiều độc giả. Đồng thời, tôi cũng sẽ giới thiệu một số trường hợp minh họa cho sự thần giao cách cảm trong cuộc sống đời thường; kiến thức về những trường hợp như vậy sẽ hỗ trợ độc giả trong việc đánh giá trường hợp của những đứa trẻ khẳng định nhớ chuyện tiền kiếp. Sau đó, tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn các chương tiếp theo trong sách. 1 Được gọi chung là “người đưa tin” xuyên suốt phần còn lại của quyển sách. (Chú thích của người dịch và ban biên tập.)

MỤC LỤC Lời giới thiệu của Giáo sư John Vu 5 Lời cảm ơn 9 Lời tựa cho Ấn bản có chỉnh sửa 11 Lời tựa cho Ấn bản đầu tiên 15 Chương 1 - GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI 19 Những thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu tâm linh 29 Một vài câu chuyện ngoài lề để minh họa cho thần giao cách cảm và hiện tượng người chết hiện hình 35 Những thuật ngữ được sử dụng để mô tả các trường hợp luân hồi 53

460 - Children Who Remember Previous Lives Chương 2 - NIỀM TIN VÀO LUÂN HỒI 59 Chương 3 - CÁC LOẠI BẰNG CHỨNG VỀ LUÂN HỒI 81 Đọc và đoán chuyện tiền kiếp 81 Thôi miên hồi quy 83 Trải nghiệm Déjà Vu 94 Giấc mơ và ác mộng 97 Bệnh tật và thuốc 103 Thiền định 104 Cảm xúc mạnh mẽ 106 Một số trải nghiệm khi tỉnh táo ở người trưởng thành 106 Những trải nghiệm tự phát của trẻ nhỏ 107 Chương 4 - MƯỜI BỐN TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ NHỚ CHUYỆN TIỀN KIẾP 109 Trường hợp của Gopal Gupta 110 Trường hợp của Corliss Chotkin (con) 113 Trường hợp của Ma Tin Aung Myo 116 Trường hợp của Shamlinie Prema 120 Trường hợp của Suleyman Andary 123 Trường hợp của Bongkuch Promsin 130 Trường hợp của Gillian và Jennifer Pollock 136 Trường hợp của Samuel Helander 139 Trường hợp của Roberta Morgan 143 Trường hợp của Susan Eastland 149

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 461 Trường hợp của Michael Wright 156 Trường hợp của Erin Jackson 163 Trường hợp của Hanumant Saxena 167 Trường hợp của Semih Tutuşmuş 170 Chương 5 - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP LUÂN HỒI ĐIỂN HÌNH 175 Những địa điểm thường có các trường hợp luân hồi 176 Bối cảnh kinh tế - xã hội của các chủ thể 181 Các đặc điểm xuất hiện nhiều lần 182 Thái độ của những người trưởng thành có liên quan 223 Sự phát triển về sau của các chủ thể 229 Một số dạng trường hợp khác nhau 235 Chương 6 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 237 Quá trình tìm hiểu và báo cáo về các trường hợp trước năm 1960 238 Quá trình tìm hiểu vào đầu thập niên 1960 239 Những bước tiến chính trong phương pháp nghiên cứu từ năm 1960 243 Các phương pháp nghiên cứu hiện tại 245 Các cuộc kiểm tra tâm lý 259 Các nghiên cứu nhân rộng 264

462 - Children Who Remember Previous Lives Chương 7 - PHÂN TÍCH VÀ LÝ GIẢI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LUÂN HỒI 269 Độ tin cậy của lời khai 270 Xác định đúng tính cách tiền kiếp 273 Phân tích các trường hợp riêng lẻ 277 Phân tích những loạt trường hợp lớn 301 Chương 8 - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TRƯỜNG HỢP LUÂN HỒI Ở NHỮNG NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU 311 Sự khác biệt về tỷ lệ các trường hợp được báo cáo tại các nền văn hóa khác nhau 311 Sự khác biệt về đặc điểm của các trường hợp luân hồi thuộc các nền văn hóa khác nhau 321 Chương 9 - SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI NHƯ MỘT CÁCH GIẢI THÍCH CHO MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG 335 Hành vi bất thường trong thời thơ ấu 337 Những đặc điểm bất thường khác mà hiện tượng luân hồi có thể lý giải 364 Giới hạn của di truyền và ảnh hưởng của môi trường 374

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - 463 Chương 10 - MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ CHỦ ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỢP NHỮNG ĐỨA TRẺ NHỚ CHUYỆN TIỀN KIẾP 381 Luân hồi và sự bùng nổ dân số 381 Có bằng chứng luân hồi nào ở động vật hay không? 384 Tại sao không phải ai cũng nhớ chuyện tiền kiếp? 386 Luân hồi có phải là một trải nghiệm phổ quát? 398 Việc nhớ lại tiền kiếp là có lợi hay có hại? 399 Tại sao nhiều bé trai nhớ về tiền kiếp hơn bé gái? 400 Tại sao các chủ thể không nhớ lại nhiều hơn một tiền kiếp? 402 Những đứa trẻ nhớ những kiếp sống khép lại trong cảnh tự tử 404 Chương 11 - MỘT SỐ SUY ĐOÁN VỀ TIẾN TRÌNH LUÂN HỒI 431 Những gì có thể tái sinh? 432 Tại sao một người lại được sinh ra trong một gia đình cụ thể nào đó? 437 Ảnh hưởng của hành vi đạo đức trong một kiếp sống lên hoàn cảnh của kiếp sống khác 451

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==