Người đàn bà trong tôi

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI

#1 NEW YORK TIMES BESTSELLER Giải thưởng Goodreads Choice 2023 Awards cho hạng mục Hồi ký & Tự truyện hay nhất Sách hay nhất 2023 do ELLE, The Washington Post, Vulture, NPR, The New Statesman (UK), The New Yorker và nhiều tạp chí uy tín khác bình chọn BRITNEY SPEARS THE WOMAN IN ME NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI Yên Du dịch

Báo chí thế giới nói về NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI “Nổi lên rạng rỡ giữa cơn hỗn loạn... Trong hồi ký của Britney Spears, cô ấy thể hiện bản thân mạnh mẽ hơn bao giờ hết... Được trình bày rõ ràng và thẳng thắn, Người đàn bà trong tôi dường như được thiết kế để độc giả có thể đọc một mạch từ đầu tới cuối. Độc giả sẽ không thể khép lại quyển sách này mà không cảm thông và phẫn nộ thay cho Britney Spears, người đã chia sẻ những đắng cay mà mình phải chịu đựng trong hoàn cảnh khốn khó suốt hơn mười năm qua… và cô đã tôi luyện mình bằng một tinh thần lạc quan kiên cường.” – Tạp chí The New York Times “Một quyển sách thật sự gây xúc động.” – Tạp chí Time

“Mạnh mẽ và sống động. Những tiết lộ ‘động trời’ trong quyển hồi ký này hẳn sẽ thu hút không ít độc giả, nhưng hấp dẫn hơn hết chính là sự hé lộ âm thầm về bản thân Britney Spears. Cô ấy luôn hài hước và luôn thể hiện chính mình một cách rõ ràng, ngay cả khi cô ấy phải thuật lại chi tiết sự ngược đãi của hầu hết những người đàn ông xuất hiện trong cuộc đời cô. Độc giả có thể cảm nhận được Britney Spears đang dần dần lấy lại sức mạnh của cô ấy, từng chút một. Người đàn bà trong tôi là bằng chứng cho sự tái sinh đó.” – Tạp chí Los Angeles Times “Britney Spears không giấu giếm điều gì trong quyển hồi ký súc tích, đầy cảm xúc và cực kỳ mạnh mẽ của mình. Quyển sách này là minh chứng cho bản chất ngoan cường của Britney Spears, điều được thể hiện rõ rệt qua từng trang sách.” – Tạp chí The Telegraph (Vương quốc Anh)

Tặng các con, tình yêu của đời mẹ.

LỜI NÓI ĐẦU Thuở nhỏ, tôi thường một mình đi dạo hàng giờ đồng hồ trong khoảnh rừng tĩnh lặng phía sau nhà ở Louisiana, vừa đi vừa ngâm nga hát. Tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực khi được ở ngoài trời, có chút mạo hiểm nữa. Trong suốt quá trình trưởng thành của mình, tôi thường xuyên thấy cha và mẹ cãi nhau. Cha tôi nghiện rượu. Tôi luôn cảm thấy sợ khi ở nhà. Bên ngoài cũng không hẳn là thiên đường, nhưng đó là thế giới của tôi. Gọi là thiên đường hay địa ngục đều được, nó vẫn là thế giới của tôi. Trước khi về nhà, tôi thường men theo lối đi ngang nhà hàng xóm, đi qua một mảnh sân vườn nhỏ và một hồ bơi. Họ có một khu vườn trải đầy sỏi – những viên sỏi nhỏ nhẵn mịn có thể lưu nhiệt nên cứ âm ấm khiến tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu khi chạm vào. Tôi thường nằm trên lớp sỏi đó, nhìn lên bầu trời, cảm nhận hơi ấm từ dưới lưng cũng như trên người, và nghĩ: “Mình có thể sống theo cách của mình. Mình có thể biến ước mơ thành hiện thực”. Nằm lặng yên trên mặt đất đầy sỏi đó, tôi cảm nhận được sự hiện diện của Chúa.

1 Nuôi dạy trẻ con ở miền Nam nước Mỹ từng có nghĩa là dạy chúng kính trọng cha mẹ và không được cãi lời (ngày nay quy tắc này đã đảo ngược, bọn trẻ được tôn trọng nhiều hơn). Cãi lời cha mẹ là việc không bao giờ được phép xảy ra trong nhà tôi. Dù tình huống có tồi tệ ra sao, ai cũng ngầm hiểu là đứa con phải im lặng, và nếu không im lặng, nó phải trả giá. Kinh Thánh viết rằng ngôn từ là lưỡi gươm. Lưỡi gươm của tôi chính là tiếng hát. Tôi hát suốt thời thơ ấu của mình. Tôi hát theo tiếng ca phát ra từ chiếc radio trong xe trên đường đến lớp học nhảy. Tôi hát khi buồn. Đối với tôi, hát là một việc thiêng liêng. Tôi chào đời và đi học ở McComb, Mississippi; tôi sống ở Kentwood, Louisiana, cách nơi tôi sinh ra khoảng bốn mươi cây số. Ở Kentwood, mọi người đều biết nhau. Người ta không khóa cửa nhà, đời sống xã hội xoay quanh nhà thờ và các

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI - 9 bữa tiệc sân vườn, bọn trẻ con mặc đồ tương tự nhau, và ai cũng biết dùng súng. Di tích lịch sử chính ở nơi này là Camp Moore, khu căn cứ huấn luyện quân sự của Liên minh miền Nam nước Mỹ do Jefferson Davis xây dựng. Mỗi năm, vào dịp cuối tuần trước lễ Tạ ơn, người ta tổ chức các hoạt động tái hiện thời Nội Chiến ở đây, và cảnh tượng mọi người mặc quân phục là một dấu hiệu cho thấy mùa lễ hội sắp tới. Tôi yêu khoảng thời gian đó trong năm: sô-cô-la nóng, mùi lò sưởi ngập tràn trong phòng khách, màu của lá khô phủ đầy trên mặt đất. Hồi đó gia đình tôi sống trong một ngôi nhà gạch nhỏ có tường được ốp gỗ và dán giấy kẻ sọc xanh lá. Lúc còn là một cô bé, tôi thích lượn qua các cửa tiệm Sonic, đua xe Go Kart, chơi bóng rổ và theo học trường dòng Parkland Academy. Lần đầu tiên âm nhạc chạm tới tâm hồn tôi và khiến tôi nổi hết da gà là lần tôi nghe cô giúp việc hát trong phòng giặt giũ nhà mình. Trước đó, tôi luôn là người phụ trách giặt ủi trong nhà, nhưng khi kinh tế gia đình khá hơn một chút, mẹ tôi đã thuê người giúp việc. Cô ấy hát nhạc Phúc âm1 và giọng hát đó đã thật sự đánh thức cả một thế giới mới trong tôi. Tôi không bao giờ quên ngày hôm đó. Kể từ lần đó, niềm khao khát và đam mê ca hát của tôi đã đâm chồi. Ca hát là một điều kỳ diệu. Khi hát, tôi làm chủ 1 t đ r ồ ừ n N k g h h ạ n i c g c ư G ó ờ o g s i h p M i e c ỹ l h , m g ú ố ộ k c t h P t á h h c ể . i ) . l(oTạấi tTchảá cnhhúc at hcí ủc ha Tl àh icêủna Cnhgúưaờgi i dá ịoc hb ắvt àn bg au nồ nb it êừnc tộậnpg,

10 - BRITNEY SPEARS con người mình. Tôi có thể giao tiếp một cách thuần túy. Khi hát, bạn không cần dùng kiểu ngôn ngữ “Xin chào, anh chị khỏe không…”, mà bạn có thể diễn đạt sâu sắc hơn nhiều. Ca hát đưa tôi đến một nơi thần bí mà ngôn từ không còn quan trọng nữa, nơi mọi chuyện đều khả thi. Tất cả những gì tôi muốn là được thoát khỏi cuộc sống thường nhật và hòa mình vào thế giới thần bí kia, nơi tôi có thể bộc lộ bản thân mà không cần suy nghĩ. Mỗi khi một mình đối mặt với những ý nghĩ của bản thân, tâm trí tôi rối bời và sợ hãi. Âm nhạc chặn đứng những thứ hỗn loạn đó, giúp tôi cảm thấy tự tin và đưa tôi đến mảnh đất thanh sạch để tôi thể hiện bản thân đúng như những gì tôi muốn được nhìn nhận và lắng nghe. Nó đưa tôi đến với một trải nghiệm thiêng liêng. Mỗi khi hát, tôi như đang vượt ra ngoài thế giới vật chất. Tôi chơi đùa trong sân nhà như bao đứa trẻ khác, nhưng suy nghĩ, cảm giác và hy vọng của tôi đều ở một cõi xa lạ nào đó. Tôi đã rất nỗ lực để khiến mọi thứ diễn ra theo cách tôi muốn. Tôi vô cùng nghiêm túc khi quay các video ca nhạc ngớ ngẩn hát những bài của Mariah Carey trong sân sau nhà cô bạn thân. Hồi tám tuổi, tôi đã nghĩ mình là đạo diễn. Dường như không có đứa trẻ nào ở thị trấn quê tôi làm những việc như vậy. Nhưng tôi biết mình muốn thấy một thế giới như thế nào, và tôi đã cố gắng biến tầm nhìn của mình thành hiện thực. Các nghệ sĩ tạo ra tác phẩm và đóng nhiều vai khác nhau vì họ muốn thoát ly đến những thế giới xa xăm, và thoát ly

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI - 11 chính là điều tôi cần. Tôi muốn sống trong thế giới mộng mơ của mình, trong thế giới tưởng tượng tuyệt vời của mình và nếu được thì không bao giờ phải nghĩ về thực tại. Ca hát trở thành cầu nối giữa thực tại và giả tưởng, giữa thế giới tôi đang sống và thế giới mà tôi vô cùng khao khát được sống. * * * Gia đình tôi là một chuỗi bi kịch. Tên đệm của tôi được đặt theo tên của bà nội, Emma Jean Spears, thường được gọi là Jean. Tôi đã xem hình của bà và hiểu tại sao mọi người nói bà cháu tôi trông rất giống nhau: cùng mái tóc vàng, cùng một nụ cười. Bà trông trẻ hơn tuổi thật. Chồng của bà – ông nội June Spears Sr. của tôi, là người bạo hành. Bà suy sụp tinh thần khi mất đi đứa con mới ba ngày tuổi. Ông tôi đã đưa bà đến Bệnh viện Đông Nam Louisiana, một viện tâm thần tồi tệ ở Mandeville, nơi bà bị điều trị bằng lithium1. Năm 1966, khi mới ba mươi mốt tuổi, bà đã tự kết thúc đời mình bằng một phát súng ngay trước mộ của đứa con xấu số – mới tám năm sau khi đứa trẻ đó qua đời. Tôi không thể tưởng tượng nổi bà đã đau lòng đến dường nào. Ở miền Nam, người ta hay nói về những người đàn ông như ông June theo kiểu “không có thứ gì có thể thỏa mãn 1T p h h ụ u M ố kộ c h t l ô à ln o m g ạ i t m ă th no u n g ố g n c m ồ n đu g i ố ề đ u n ộ . t rl iịt hc hi uứmn gt rloonạgn mt háầunn, êđnặ cc ób itệhtể l gà âryốri al onạhni ềluư ỡt áncgdcụựncg.

12 - BRITNEY SPEARS ông ấy”, ông ấy là “người cầu toàn” hoặc là “một người cha quá tận tâm”. Chắc chắn tôi sẽ miêu tả ông ấy bằng những từ ngữ gay gắt hơn. Vốn là một người cuồng tín thể thao, ông ấy đã bắt cha tôi luyện tập tới kiệt quệ. Mỗi ngày, sau khi học xong lớp bóng rổ, dù có đói hay mệt đến thế nào thì cha tôi vẫn phải ném bóng thêm một trăm lần nữa mới được vào nhà. Ông June là nhân viên của Đồn Cảnh sát Baton Rouge và tính đến cuối đời thì ông có tổng cộng mười đứa con cùng ba người vợ. Theo tôi biết thì chưa từng có ai nói tốt về năm mươi năm đầu trong cuộc đời ông. Ngay cả gia đình tôi cũng nói đàn ông nhà Spears thường chẳng có gì tốt đẹp, đặc biệt là trong cách họ đối xử với phụ nữ. Bà Jean không phải là người vợ duy nhất bị ông June đưa vào viện tâm thần ở Mandeville. Ông ấy cũng đã đưa người vợ thứ hai vào đó. Một cô em gái cùng cha khác mẹ của cha tôi kể rằng bà đã bị ông June lạm dụng tình dục từ năm mười một tuổi cho tới khi bà bỏ trốn khỏi nhà vào năm mười sáu tuổi. Cha tôi mới mười ba tuổi khi bà nội tôi tự sát trước nấm mồ của con trai. Tôi biết sang chấn tâm lý từ những bi kịch gia đình là một phần nguyên nhân tạo thành cách đối xử của cha tôi với anh chị em chúng tôi, cũng là lý do ông ấy không bao giờ thấy hài lòng. Ông ép anh tôi phải chơi thể thao xuất sắc. Ông uống rượu cho tới khi không thể suy nghĩ gì nữa. Thỉnh thoảng ông biến mất suốt mấy ngày. Khi say, cha tôi cực kỳ xấu tính.

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI - 13 Nhưng càng lớn tuổi, ông nội tôi càng bớt hà khắc. Tôi không hề bị ông đối xử tàn tệ như cách ông đã ngược đãi cha tôi và những người con khác của ông, thay vào đó, tôi có một người ông có vẻ kiên nhẫn và bao dung. * * * Cha mẹ tôi đến từ hai thế giới hoàn toàn trái ngược nhau. Theo lời mẹ tôi kể, bà ngoại Lilian “Lily” Portell của tôi xuất thân trong một gia đình gia giáo ở London. Bà có một phong thái đặc biệt mà ai cũng nhận thấy; mẹ của bà là người Anh, còn cha là người ở quần đảo Malta vùng Địa Trung Hải. Chú của bà là thợ đóng sách. Cả gia đình đều biết chơi nhạc cụ và yêu thích ca hát. Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bà Lily gặp một anh lính Mỹ – chính là ông ngoại Barney Bridges của tôi sau này – tại một buổi khiêu vũ dành cho quân nhân. Ông lái xe cho các tướng lĩnh quân đội và ông yêu tốc độ. Nhưng sau khi kết hôn với Barney và theo ông đến Mỹ, bà Lily đã thất vọng. Bà những tưởng cuộc sống ở đó cũng giống với cuộc sống của bà ở London. Trên đường lái xe từ New Orleans đến trang trại bò sữa của Barney, bà nhìn ra cửa sổ và tự hỏi tại sao thế giới của ông ấy lại có vẻ trống rỗng như vậy. “Những ngọn đèn đâu hết rồi?”, bà liên tục hỏi người chồng mới cưới của mình. Thỉnh thoảng tôi tưởng tượng cảnh bà Lily vừa lái xe qua vùng quê của Louisiana vừa nhìn vào màn đêm và

14 - BRITNEY SPEARS nhận ra cuộc sống sôi nổi đầy màu sắc cùng âm nhạc của những buổi trà chiều và những lần dạo bước trong bảo tàng London của bà sắp bị thay thế bằng một cuộc sống ở nơi hẻo lánh và vất vả. Không còn đi xem phim và mua sắm váy áo, giờ đây bà sẽ phải sống cuộc đời bó buộc tại vùng quê này, ngày ngày nấu ăn, giặt giũ và vắt sữa bò. Vậy là bà ngoại tôi khép mình lại, đọc cả trăm quyển sách, bị ám ảnh với việc lau dọn và thương nhớ London cho đến ngày bà qua đời. Gia đình tôi nói rằng ông Barney không muốn để bà Lily về London vì cho rằng một khi đi, bà sẽ không trở lại. Mẹ tôi kể bà Lily thường đắm chìm trong suy nghĩ của mình đến mức bà có khuynh hướng thu dọn bàn khi mọi người còn chưa ăn xong. Tôi chỉ biết bà ngoại rất đẹp và tôi thích bắt chước giọng Anh của bà. Nói chuyện bằng ngữ điệu Anh luôn làm tôi vui vẻ vì nó khiến tôi nhớ tới bà Lily, người bà thời thượng của tôi. Tôi đã muốn có được phong thái và giọng nói du dương giống bà. Vì bà Lily có nhiều tiền nên mẹ tôi, cậu Sonny và dì Sandra đã lớn lên trong hoàn cảnh mà bạn có thể nói là khá giả, đặc biệt là ở vùng quê Louisiana. Mặc dù gia đình theo đạo Tin Lành nhưng mẹ tôi đã theo học trường Công giáo. Bà là một thiếu nữ rạng rỡ có mái tóc ngắn sẫm màu. Bà luôn đến trường trên đôi bốt cao nhất và mặc chiếc váy ngắn nhất. Bà chơi với mấy anh chàng đồng tính trong

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI - 15 thị trấn, những người thường cho bà quá giang trên chiếc mô-tô phân khối lớn. Cha tôi bị bà thu hút, và có lẽ ông cũng khiến bà chú ý. Có lẽ những buổi luyện tập khắc nghiệt của ông nội đã góp phần khiến cha tôi trở thành một nhân tài khó tin trong lĩnh vực thể thao. Người ta có thể lái xe mấy chục cây số chỉ để xem ông ấy đánh bóng rổ. Mẹ tôi đã thấy ông ấy chơi trong một trận đấu và tự hỏi người đàn ông tài năng này là ai. Chắc chắn cuộc hôn nhân của họ là kết quả của sự thu hút lẫn nhau và một chút cảm giác phiêu lưu. Nhưng kỳ trăng mật của họ đã kết thúc từ rất lâu trước khi tôi chào đời.

LỜI CẢM ƠN Nếu có theo dõi tôi trên Instagram, hẳn bạn đã nghĩ tôi sẽ viết quyển sách này bằng các biểu tượng cảm xúc đúng không? Cảm ơn đội ngũ đã nỗ lực hết mình để giúp tôi đưa quyển hồi ký này đến với thế giới: Cade Hudson, Mathew Rosengart, Cait Hoyt, các cộng sự của tôi (các bạn biết tôi nói ai mà) và Jennifer Bergstrom, Lauren Spiegel cùng mọi người ở Gallery Books. Cảm ơn người hâm mộ của tôi. Tình yêu và lòng biết ơn của tôi luôn hướng về các bạn. Quyển sách này dành tặng các bạn.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==