Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô

Lời khuyên Beyond Teaching Thầy Cô dành cho

NGÔ TRUNG VIỆT dịch Lời khuyên Beyond Teaching Thầy Cô dành cho Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Đại học Carnegie Mellon - Hoa Kỳ Tác giả MUÔN KIẾP NHÂN SINH - MANY LIVES, MANY TIMES

Giáo sư John Vu chia sẻ với Thầy Cô Việt Nam Trong đấu trường của thế kỷ hai mươi mốt, dù trên cương vị cá nhân hay quốc gia, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có rất nhiều cơ hội để vươn lên nếu có sự đầu tư đúng đắn cho giáo dục, đó là nền tảng gốc để tạo nên những công dân thích ứng với thời đại toàn cầu hóa. Tầm nhìn của ngành giáo dục, cách giảng dạy của các thầy cô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia, ảnh hưởng đến nhân cách của thế hệ tương lai và định hình họ sẽ trở thành những công dân như thế nào trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Những công dân chất lượng cao, có trách nhiệm và tinh thần sáng tạo chính là chìa khóa để tạo nên giá trị và đẳng cấp của một quốc gia. Trước khi đi vào nội dung cuốn sách, thay cho lời giới thiệu, tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ mà tôi từng chứng kiến.

Lời khuyên dành cho thầy cô 6 Hè năm 2018, tôi đi dạy với người bạn Bill W.G ở hai quốc gia châu Á và học hỏi được nhiều điều thú vị qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Tại một trong hai nước, khi chúng tôi xếp hàng ở sân bay, Bill quan sát và nói: “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người kiên nhẫn chờ đến lượt mình nhưng ở nước này, người ta thường chen lấn, xô đẩy. Ai mua vé cũng đều có chỗ trên máy bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như nền giáo dục của họ không chú trọng việc dạy phép tắc xã giao và lòng tự trọng. Nước này muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn cảnh dân chúng xô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng như thế này thì còn lâu họ mới nhận được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm, vì kinh tế là một chuyện, còn dân trí lại là một chuyện khác. Không phải cái gì to tát, lớn lao mới là quan trọng mà đôi khi những điều rất nhỏ lại giúp ta nhận ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó mới khẳng định liệu nước đó có thuộc hàng Đẳng cấp Thế giới (World Class) hay không?”. Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều vì ở đây không có hệ thống dịch vụ tốt. Họ đang tập trung tối đa vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu nhưng họ sẽ không thể đi xa hơn nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn bộ nền kinh tế của họ đang xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ và sản xuất nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không quan tâm đến yếu tố chất lượng cao. Nghĩa là

Lời khuyên dành cho thầy cô 7 họ không nghĩ gì đến khách hàng, vốn được xem như thượng đế mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn làm mọi thứ, từ sản phẩm nhỏ cho tới sản phẩm lớn nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng. Họ không có ý tưởng nào về sự thỏa mãn của khách hàng, từ người quản lý khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức cấp cao cho tới công nhân. Tất cả đều hành động giống hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó cho nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã đi tìm hiểu rất nhiều cơ xưởng và phần lớn các cơ xưởng, công ty có giám thị, tiếp thị là người ngoại quốc, bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là kiểu làm kinh doanh ‘nửa đường’, vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ và chính dịch vụ mới kéo khách hàng đến với sản phẩm”. …Và chuyện về một sinh viên Hàn Quốc Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi vô tình đi quá chỗ khách sạn của mình vài dãy phố. Trời đã tối, chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng tìm khách sạn nhưng vẫn tỏ ra chưa yên tâm: “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái nhưng bây giờ đã khuya rồi, rất khó đi khi trời tối như vậy. Các ông có thể bị lạc lần nữa”. Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Khoảng mười lăm phút sau, chúng tôi tìm được khách sạn. Chúng tôi cảm ơn anh chàng sinh viên, Bill còn mời anh ta ăn tối nhưng anh

Lời khuyên dành cho thầy cô 8 từ chối vì phải về nhà. Anh vội vã tạm biệt chúng tôi và trở lại hướng chúng tôi gặp anh khi bị lạc. Việc một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ trong đêm tối, đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi: “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là một trong những dấu hiệu nhận biết về một quốc gia thuộc hàng Đẳng cấp Thế giới”. Theo Bill, một quốc gia đẳng cấp thế giới không phải là quốc gia có nền kinh tế mạnh hay được quy định là có bao nhiêu triệu phú, tỷ phú, nhà chuyên môn; bao nhiêu tòa nhà, công trình cao nhất, nhà máy, trường đại học… Đẳng cấp thế giới chính là cách hành xử, thái độ ứng xử cũng như hành động của công dân quốc gia đó ra sao. Điều đó có nghĩa là chính nền giáo dục, chất lượng giáo dục xã hội chứ không phải bất kỳ thứ gì khác bên ngoài tạo nên đẳng cấp, giá trị của một quốc gia. - Giáo sư John Vu - Nguyên Phong

1 NGHỀ DẠY HỌC & TẦM NHÌN MỚI

Lời khuyêN dàNh cho các thầy cô 10 Sứ mệnh và vai trò thầy cô trong giai đoạn mới tại Việt Nam Thầy cô giáo giỏi là người có tinh thần cống hiến, thông qua việc khuyến khích học trò làm nên điều khác biệt cho thế giới và đóng góp cho xã hội. Trong nửa thế kỷ qua, các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới như Phần Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ… đều có một điểm chung, đó là chú trọng đầu tư cho giáo dục. Họ đã có những thay đổi và bước tiến đáng kể trong ngành giáo dục từ tầm nhìn của chính phủ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng trong thế kỷ hai mươi mốt. Họ luôn ý thức rằng chiếc chìa khóa mở cánh cửa tương lai phụ thuộc vào tầm nhìn của nền giáo dục có bắt kịp sự chuyển động của thời đại hay không. Các nước có nền giáo dục ưu tú không chỉ dạy học sinh nắm bắt nhịp thở thời đại, kế thừa nguồn tri thức mà còn tạo ra những thế hệ mới, tái thiết quốc gia và kiến tạo tương lai. Ngày nay, tri thức không chỉ giới hạn ở lý thuyết hàn lâm, nó còn là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành. Giáo dục không còn là tháp ngà chỉ dành cho một số ít những người ưu tú, mà là cánh cửa mở rộng cho tất cả mọi người. Theo hệ thống giáo dục trước đây, thầy cô giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi để truyền thụ tri thức. Trong lớp học truyền thống, thầy cô giảng bài và học sinh chăm chú lắng nghe. Vì phần nhiều các lớp học hay giảng đường đều lớn,

Nghề dạy học và tầm NhìN mới 11 nên học sinh, sinh viên được yêu cầu phải giữ im lặng và không làm ngắt quãng việc học của người khác. Điều đó cho thấy có sự tách biệt rõ ràng về vai trò giữa thầy cô và trò - thầy cô là người có uy quyền và cần được kính trọng. Tuy nhiên, nền khoa học và tri thức nhân loại đang được lan rộng, chia sẻ theo những cách mà không có tư duy người thầy nào có thể theo kịp hay nắm giữ được hết. Lượng thông tin khổng lồ đó cần phải được những người thầy khơi gợi, hướng dẫn cho học sinh khai thác, sử dụng. Rõ ràng, môi trường giáo dục ngày nay đã có nhiều thay đổi. Thầy cô giáo không còn là nguồn tri thức duy nhất, vì học sinh có thể học bất cứ điều gì từ Internet, sách báo, ebook, tin tức thời sự, các chương trình truyền hình và từ trải nghiệm cuộc sống. Việc học không còn chỉ giới hạn trong không gian lớp học mà có thể diễn ra ở bất cứ đâu. Ngoài ra, còn có cả các trường học thực tế ảo, các khóa học trực tuyến và bài giảng điện tử luôn có sẵn trên Internet. Người học có thể tùy chọn bất kỳ môn học nào, có thể học bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu. Trong môi trường học tập hiện đại, vai trò của thầy cô giáo không chỉ là truyền giảng kiến thức như trước đây, mà còn là khuyến khích việc học và dạy cách học sao cho hiệu quả.

Lời khuyêN dàNh cho các thầy cô 12 Thầy cô giáo giỏi sẽ chăm lo, nuôi dưỡng, khơi gợi và truyền cảm hứng để học sinh có tâm trí cởi mở, sẵn sàng tiếp thu cái mới, đồng thời giúp học sinh duy trì niềm đam mê đối với ngành học hay môn học. Từ đó, hoạt động dạy học tạo ra sự kết nối người học với thế giới khi trang bị cho người học tri thức và cách tư duy về mọi sự kiện xảy ra trên thế giới trong bối cảnh thế giới đang ngày càng “nhỏ lại và phẳng ra”. Kiến thức và kỹ năng sẽ thay đổi theo nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng lương tri cho học sinh không bao giờ thay đổi, vì lương tri là nền tảng và giá trị của xã hội. Đó là thứ mà những ứng dụng thông minh nhất cũng không bao giờ có thể thay thế vai trò của các thầy cô giáo. Thầy cô giáo giỏi không tuân theo một chương trình học cố định mà luôn linh hoạt sẵn sàng thử nghiệm những phương pháp dạy mới và đủ khả năng để thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi. Thầy cô giỏi có viễn kiến mạnh về những điều học sinh có thể làm, có thể đạt tới và liên tục hỗ trợ học sinh đạt tới viễn cảnh, khát vọng chính đáng. Từ tầm nhìn này, thầy cô chính là người góp phần đưa toàn xã hội đi lên. Thầy cô giỏi biết lắng nghe, đặt câu hỏi, đáp ứng nhanh và luôn ý thức rằng mỗi học sinh là mỗi cá nhân khác biệt với những phẩm chất, năng lực và mức độ trưởng thành riêng. Thầy cô giỏi biết cách động viên và thúc đẩy học sinh luôn nỗ lực để vượt trội. Thầy cô giỏi sẽ có tinh thần cống hiến, biểu hiện bằng việc khuyến khích học trò làm nên điều khác biệt cho thế giới và đóng góp cho xã hội. Người thầy giỏi không theo đuổi nghề dạy học vì thu nhập mà vì yêu nghề và muốn tạo ra sự khác biệt bằng tinh thần cống hiến của mình. Cách đây vài

Nghề dạy học và tầm NhìN mới 13 năm, tại một bữa tiệc, tôi đã gặp một người là nhạc trưởng của một dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng. Khi biết tôi là thầy giáo, ông ấy đã nói với tôi: “Thầy cũng là một nhạc trưởng và học sinh trong lớp học là dàn nhạc của thầy. Mỗi học trò chơi một nhạc cụ khác nhau với mức độ thông thạo khác nhau. Công việc của thầy là phát triển kỹ năng và làm cho từng nhạc cụ đi vào cuộc sống trong một chỉnh thể thống nhất, để tạo ra một bản giao hưởng kỳ diệu cho thế giới”. Tôi không bao giờ quên câu nói đó và thông điệp của nó. Nghề dạy học: Một lựa chọn lớn lao và khiêm nhường Không ai chọn nghề dạy học để làm giàu. Chúng ta chọn nghề này vì muốn thế hệ tiếp theo trở nên tốt hơn, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nghề dạy học là một lựa chọn không dễ dàng và chúng ta đều đã lựa chọn nó khi quyết định theo đuổi nghề nghiệp cần nhiều trách nhiệm này. Tôi xin phép không tiếp tục gọi nghề dạy học là cao quý như thói quen của xã hội Việt Nam trước đây. Bởi tôi thiết nghĩ, mọi nghề nghiệp hay lao động bằng con đường chân chính đều đáng trân trọng như nhau, góp phần kiến tạo nên bức tranh tổng thể của một xã hội. Sự cao quý không thể hiện qua nghề nghiệp của chúng ta mà qua trách nhiệm và cách hành xử của chúng ta. Nghề dạy học sẽ đặt lên vai chúng ta những gánh nặng - đó là trách nhiệm và tầm nhìn. Những điều mà ta

Lời khuyêN dàNh cho các thầy cô 14 giảng dạy sẽ ảnh hưởng đến số phận của nhiều học sinh, những người tạo nên tương lai của quốc gia. Là thầy cô giáo, chúng ta muốn truyền đạt tới các thế hệ sau những gì tốt đẹp mà chúng ta được thừa hưởng từ các thầy cô giáo của mình. Chúng ta hàm ơn sâu sắc các thầy cô của mình bởi vì không có họ, chúng ta đã không được như ngày hôm nay. Chúng ta cũng hàm ơn sâu sắc đến mọi nguồn tri thức mà ta đã tiếp nhận trên đường đời, để biết biển học là vô bờ và chúng ta là hữu hạn. Chúng ta quyết định theo nghề giáo như các thầy cô của mình không phải để đền đáp công ơn dạy dỗ của họ, mà vì ý thức trách nhiệm, sự thôi thúc từ bên trong dẫn đến lựa chọn sứ mệnh dạy học. Dạy học luôn là một nghề có nhiều thử thách vì chúng ta phải đối diện với nhiều chướng ngại. Chúng ta phải truyền động lực cho những học sinh mất lửa trong học tập. Chúng ta cũng phải dành hàng giờ cho việc soạn giáo án, soạn đề kiểm tra, chấm điểm… Chúng ta phải làm việc với các lớp học đông học sinh và đôi khi với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Chúng ta phải chấp nhận mức lương khiêm tốn, chỉ đủ trang trải cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn theo nghề vì tình thương yêu học sinh và niềm tin đối với sứ mệnh giáo dục. Chúng ta chia sẻ với học sinh niềm say mê tri thức và hy vọng rằng các em cũng sẽ có cùng niềm say mê đó. Chúng ta không ngừng học thêm những điều mới để truyền lại cho học sinh vì chúng ta muốn các em tiếp thu những tri thức được cập nhật. Là thầy cô giáo, chúng ta không chỉ dạy kiến thức từ sách vở mà còn dạy hiếu nghĩa, luân lý và đạo đức. Đơn giản vì chúng ta muốn học sinh của mình có một nền tảng tốt để tư duy độc lập thông qua việc khám phá, phân tích, học cách

Nghề dạy học và tầm NhìN mới 15 hội nhập, ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Thành tích không phải là mục đích của giáo dục, dạy học sinh thành nhân trước khi thành tài mới là điều cốt lõi. Bằng cách đó, giáo dục mới có thể tạo nên những công dân có trách nhiệm và có ích cho cộng đồng. Khi xây dựng quan hệ với học sinh, chúng ta đang xây chiếc cầu nối giữa thế hệ này với thế hệ sau. Thầy cô giáo, các bậc thầy trên thế giới và biển lớn tri thức nhân loại đã truyền cho chúng ta sự kết nối này. Đó là truyền thống, là di sản mà chúng ta được kế thừa, là nền văn hóa và nó cần được tiếp nối thông qua việc chúng ta giúp học sinh phát triển trong quá trình học tập và trưởng thành. Từ đó, học sinh sẽ trở thành những người con hiếu nghĩa của cha mẹ, những thành viên tốt của cộng đồng, những công dân tốt của đất nước và là những công dân toàn cầu gánh vác trách nhiệm thời đại. Chúng ta kết nối bằng cách tạo dựng niềm tin để học sinh có thể chia sẻ những mong muốn cũng như những khó khăn của các em và chúng ta có thể giúp các em vượt qua những điều đó. Với sự hướng dẫn của chúng ta, các em được học kỹ năng hướng dẫn và giúp đỡ người khác để xây dựng những mối quan hệ trong tương lai. Các kỹ năng đặc biệt này cũng sẽ được tiếp tục truyền lại cho nhiều thế hệ mai sau. Giúp học sinh học tốt và đưa ra những hướng dẫn đúng đắn là sứ mệnh truyền thống của nghề dạy học. Phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy có thể thay đổi, nhưng sứ mệnh dạy học và ảnh hưởng của giáo dục tới nhiều cuộc đời thì không bao giờ thay đổi. Dạy học chưa bao giờ là một nghề nghiệp dễ dàng, nhưng chúng ta chọn nghề này vì chúng ta hiểu sứ mệnh của mình.

Lời khuyêN dàNh cho các thầy cô 16 Vai trò của thầy cô giáo trong thời đại toàn cầu hóa Ngày nay, vai trò của thầy cô giáo đã thay đổi từ người truyền tri thức trở thành người huấn luyện. Những người theo truyền thống tin rằng giáo dục là tích lũy tri thức và phương pháp dạy học tốt nhất là giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Nhiều sách giáo khoa và phương pháp giáo dục cũ đã được phát triển theo niềm tin này. Tri thức được tích lũy theo từng bậc học, từ tiểu học lên trung học rồi đến đại học. Phương pháp học bằng cách ghi nhớ này chỉ hiệu quả khi mục đích của việc học là vượt qua các kỳ thi và lấy bằng cấp. Nó đã được áp dụng từ cách đây hàng nghìn năm trong hệ thống thi cử, nhằm tuyển chọn các quan lại phục vụ chính quyền phong kiến và giúp việc cho vua. Phần lớn những người đỗ đạt cao thường tinh thông kinh sử và giỏi thơ văn, trong khi kỹ năng giải quyết vấn đề không được chú trọng. Ngày nay, mọi sự đã đổi thay. Học sinh không cần ghi nhớ kiến thức, nhưng phải biết cách để tìm kiếm thông tin khi cần thiết từ vô số nguồn thông tin sẵn có, như sinh viên của tôi thường nói: “Google đi”. Mặc dù không cần ghi nhớ các dữ kiện trong bài học, nhưng học sinh ngày nay phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đúc kết và học cách giải quyết vấn đề. Các phương pháp học mới chủ yếu khuyến khích học sinh chủ động học hỏi, khám phá và phát triển tư duy phản biện. Do đó, học sinh phải xây dựng thói quen đọc tốt và trang bị các kỹ năng tự học để phát triển tri thức cho

Nghề dạy học và tầm NhìN mới 17 bản thân. Giữa biển thông tin có sẵn thì khả năng tư duy, tiếp cận, đánh giá, sàng lọc thông tin để cuối cùng tiếp nhận các giá trị là vô cùng quan trọng. Theo cách tiếp cận mới này của giáo dục, vai trò của thầy cô giáo cũng thay đổi từ người truyền tri thức thành người huấn luyện. Người huấn luyện giỏi, thay vì dành nhiều thời gian để đọc bài giảng, sẽ đưa ra những cách thức hướng dẫn phù hợp để khuyến khích học sinh xây dựng kỹ năng học tập cho riêng mình. Vì có nhiều nguồn thông tin mà học sinh có thể khai thác để nâng cao hiểu biết và mở rộng tri thức, thầy cô giáo giỏi nên giúp học sinh tìm đến các nguồn này và hướng dẫn các em học và hiểu kiến thức một cách toàn diện. Để trở thành những người huấn luyện giỏi, bản thân thầy cô giáo phải phát triển thói quen học suốt đời, tìm hiểu thêm về công nghệ, đọc thêm các sách giáo khoa, sách tham khảo và không ngừng nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy tối ưu để áp dụng.

Lời khuyêN dàNh cho các thầy cô 18 Bên cạnh đó, thầy cô giáo không chỉ là những tấm gương trong việc hướng dẫn học sinh học tập mà còn phải hướng đến một nền giáo dục toàn diện. Đó là một nền giáo dục với vai trò cơ bản là “phát triển những công dân tốt và có tinh thần trách nhiệm cho xã hội”. Trong thế giới công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhiều người quên mất mục đích cơ bản này của giáo dục mà chỉ tập trung vào việc trang bị các kỹ năng phát triển nghề nghiệp cho học sinh. Trong nhiều năm giảng dạy ở nhiều trường và nhiều nơi, tôi hỏi học sinh: “Các em muốn làm gì sau khi tốt nghiệp?”. Câu trả lời tôi thường nghe là: “Kiếm được việc làm”. Hầu như rất ít học sinh suy nghĩ sâu sắc về mong muốn của bản thân trong cuộc sống. Nếu tôi hỏi thêm: “Thôi được, vậy sau khi kiếm được việc làm thì mong muốn tiếp theo của em là gì?”, thì câu trả lời sẽ là: “Làm ra tiền, càng nhiều càng tốt”. Phát triển tri thức và kỹ năng để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu là quan trọng nhưng như vậy là chưa đủ. Một nền giáo dục toàn diện, tiên tiến luôn hướng đến mục đích tổng thể là phát triển những công dân tốt và có trách nhiệm cho xã hội. Cách đây không lâu, một cô giáo trẻ viết cho tôi: “Nếu vai trò của thầy cô giáo không chỉ là đọc bài giảng như thầy đã nói thì thầy cô giáo chúng ta làm gì trong lớp học?”. Câu trả lời của tôi là có quá nhiều thứ mà những người làm giáo dục cần phải làm ngoài việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Học sinh cần được dạy về tinh thần trách nhiệm để trong tương lai, dù làm bất cứ việc gì, dù giữ chức vụ gì, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Họ phải là những công dân đóng góp cho xã hội theo cách tích cực.

Nghề dạy học và tầm NhìN mới 19 Đào tạo thầy cô giáo: Cần một tầm nhìn mới Trong thời đại công nghệ ngày nay, tiềm năng khoa học kỹ thuật và năng lực sáng tạo là chìa khóa để làm nên sự khác biệt. Khi đi dạy ở một số nước, tôi ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ một số ít thầy cô giáo bổ sung kiến thức sau khi tốt nghiệp, còn phần đông giáo viên không có nhu cầu cải tiến năng lực chuyên môn của mình. Một giảng viên nói với tôi: “Chúng tôi có bằng cấp và đã có kinh nghiệm dạy học trong nhiều năm rồi, tại sao chúng tôi phải tiếp tục học thêm nữa?”. Nếu chúng ta nhìn vào các nghề cần chuyên môn cao như bác sĩ, phi công và kỹ sư, việc đào tạo hằng năm là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo luôn có sự nhất quán về chất lượng và các kỹ năng mới luôn được cập nhật. Đó là những nghề đòi hỏi cao về ý thức trách nhiệm của cá nhân trong công việc, có những tiêu chuẩn riêng của ngành nghề và phải đổi mới giấy phép hành nghề hằng năm. Tôi nghĩ nghề giáo cũng phải có những quy định tương tự để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện nay, nghề dạy học ở nhiều nước vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào nỗ lực cá nhân. Không có một chuẩn mực rõ ràng về kiến thức và kỹ năng đối với các thầy cô giáo mới vào nghề và cũng không có một hệ thống hỗ trợ hay hướng dẫn cụ thể về việc làm thế nào để giúp các giáo viên thường xuyên cải tiến năng lực nghề nghiệp. Vì vậy, có một khoảng cách khá lớn

Lời khuyêN dàNh cho các thầy cô 20 về năng lực chuyên môn giữa các thầy cô giáo. Điều này dẫn đến một thực tế là phần lớn các thầy cô giáo “tự thân vận động” theo cách riêng của mình, tạo ra tình trạng không đồng bộ về chất lượng giáo dục trên quy mô toàn xã hội. Nếu nhìn vào các nước có nền giáo dục tốt nhất như Phần Lan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy rằng thầy cô giáo ở các quốc gia này được tuyển chọn chặt chẽ và được đào tạo với những yêu cầu nghiêm ngặt và tiêu chuẩn cao. Một người bạn ở Phần Lan chia sẻ với tôi: “Vào trường y thì dễ hơn vào trường sư phạm. Tỷ lệ tuyển sinh vào trường sư phạm là một phần trăm, vì Phần Lan rất chú trọng nghề giáo và lương của thầy cô giáo thì không kém các bác sĩ”. Khi ở Phần Lan, tôi cũng nhận thấy rằng thầy cô giáo được tạo điều kiện để có nhiều thời gian hoàn thiện kỹ năng sư phạm. Một số người tự quay video giờ dạy trên lớp để sau đó xem lại và tìm cách cải thiện khả năng chuyên môn của mình. Tôi không ngạc nhiên khi Phần Lan luôn được xếp hạng là quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Đáng tiếc, ở một số nước khác mà tôi ghé thăm, nghề dạy học không được chú trọng như tôi mong đợi. Vì thu nhập của thầy cô giáo ở những nước đó thường thấp, nhiều người phải tìm thêm việc để kiếm sống, nên họ không có thời gian làm mới các kỹ năng hay bổ sung kiến thức cho mình. Đó là lý do tại sao nhiều thầy cô giáo không được cập nhật kiến thức để kết nối với thế giới bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng. Tất nhiên, thay đổi hệ thống giáo dục truyền thống là rất khó, vì cần nhiều nỗ lực và đầu tư tài chính, nhưng thay đổi là nhu cầu cấp bách. Trong thế giới toàn cầu hóa với mức độ cạnh tranh ngày càng dữ dội, nguồn nhân lực có kỹ năng cao

Nghề dạy học và tầm NhìN mới 21 là điều kiện sống còn của mỗi quốc gia. Cách đây vài năm, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo rằng Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (BRIC1), với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện thời của họ sẽ là những nền kinh tế mạnh nhất trong hai mươi năm tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ Phần Lan, Singapore và Hàn Quốc sẽ lớn mạnh hơn vì họ có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Trong thế giới mà công nghệ giữ vai trò chủ đạo, không phải dân số hay tài nguyên là thế mạnh, mà tiềm năng khoa học kỹ thuật và năng lực sáng tạo mới là chìa khóa để làm nên sự khác biệt. Chẳng hạn, nhiều nước châu Phi, tuy có tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng không có hệ thống giáo dục phát triển và nguồn nhân lực có kỹ năng nên đã trở thành nạn nhân của chiến tranh và nghèo đói. Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhưng chưa có hệ thống giáo dục phát triển, cũng đã phải vật lộn với các vấn đề xã hội và kinh tế trong nhiều năm. Đến mãi gần đây, khi hệ thống giáo dục của họ bắt đầu thay đổi, nền kinh tế của họ mới có những dấu hiệu khả quan. Phát triển kinh tế sẽ khả thi khi chúng ta xem việc hoàn thiện hệ thống giáo dục là ưu tiên hàng đầu và là nhân tố quan trọng nhất. Chúng ta phải đầu tư vào các chương trình đào tạo thầy cô giáo và xem việc đảm bảo thu nhập cho thầy cô giáo là cách chúng ta đầu tư cho tương lai, vì thầy cô giáo là những người đang giữ chìa khóa cho sự thịnh vượng của thế hệ tương lai, là những người đào tạo nguồn nhân lực của tương lai. 1 BRICS: từ viết tắt của Brazil, Russia, India, China và South Africa, là tên gọi các nền kinh tế lớn mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Lời khuyên dành cho thầy cô 292 không hiệu quả, thầy cô giáo sẽ tham khảo các thầy cô giáo khác để thử nghiệm những phương pháp mới. Xã hội chúng tôi tôn trọng các thầy cô giáo, tương đương với bác sĩ và luật sư. Cụ thể là thầy cô giáo được toàn quyền quyết định để dạy những gì họ nghĩ là tốt nhất cho học sinh. Học sinh ở nước chúng tôi không học một cách đối phó để qua được các kỳ thi mà họ thật sự tận hưởng việc học, vì chúng tôi không xếp hạng hay khuyến khích ganh đua giữa các học sinh. Tại sao chúng tôi chọn cách làm như vậy? Vì chúng tôi tin rằng chỉ có niềm say mê hiểu biết thật sự mới giúp học sinh học tốt”. Với nhiều tâm tư, suy nghĩ dành cho ngành giáo dục và nghề giáo, tôi hy vọng cuốn sách này, thông qua những bài viết với nhiều chủ đề khác nhau, sẽ mang lại những góc nhìn hữu ích cho các thầy cô giáo. Mọi mong mỏi, nỗ lực của những người làm giáo dục như chúng ta cũng nhằm hướng đến mục tiêu kiến tạo thế hệ Việt Nam ưu việt trong tương lai. Tôi tin ngày đó sẽ không xa!

Giáo sư John Vu chia sẻ với Thầy Cô Việt Nam .................................................5 1. NGHỀ DẠY HỌC & TẦM NHÌN MỚI............................................................... 9 Sứ mệnh và vai trò thầy cô trong giai đoạn mới tại Việt Nam .......................... 10 Nghề dạy học: Một lựa chọn lớn lao và khiêm nhường .................................... 13 Vai trò của thầy cô giáo trong thời đại toàn cầu hóa ........................................ 16 Đào tạo thầy cô giáo: Cần một tầm nhìn mới................................................... 19 Bốn phẩm chất của người thầy đáng nhớ ......................................................... 22 Làm thế nào để nghề giáo luôn mới mẻ? ......................................................... 27 Kỷ luật và dọa nạt không giúp ích cho việc dạy học......................................... 30 Khía cạnh cá nhân của việc dạy học................................................................. 34 Hiểu nghề để yêu nghề .................................................................................... 38 Robot có thể thay vai trò của thầy cô giáo không?........................................... 40 Thước đo hiệu quả của học sinh: Thực học ...................................................... 43 Hãy xóa khoảng cách “tôn nghiêm đáng sợ” .................................................... 45 Vượt ra khuôn khổ lý thuyết trong sách vở .....................................................48 Việc dạy học chưa bao giờ dễ dàng .................................................................51 Thư gửi thầy cô giáo đang trăn trở với nghề ...................................................54 Tầm nhìn của Steve Jobs ................................................................................57 Hiện tượng “bộ tộc kiến” của Trung Quốc........................................................ 60 2. DẠY HỌC LÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI ...................................................... 65 Đào tạo ra những người trưởng thành .............................................................66 Đừng đổ lỗi cho học sinh ................................................................................. 68 Hai kiểu học phổ biến ...................................................................................... 71 Phát triển tư duy phản biện ............................................................................. 75 Thúc đẩy giáo dục STEM ................................................................................. 78 Dạy lập trình hay dạy đạo đức cho trẻ em? .....................................................84 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC HIỆU QUẢ ...................................................... 87 Dành nhiều thời gian cho thảo luận................................................................. 88 Ba yếu tố chính của việc dạy học ..................................................................... 91 Học gắn liền với các hoạt động ....................................................................... 94 Học luôn gắn liền với các kỹ năng ..................................................................99 Thói quen học ở ngoài trường lớp .................................................................. 102 Thế nào là phương pháp dạy hiệu quả? ......................................................... 104 Mục lục

Lời khuyên dành cho thầy cô 294 Phương pháp Học qua hành ........................................................................... 107 Chuẩn bị bài - trình bày - thảo luận ............................................................... 109 Học hiệu quả hơn khi chuẩn bị bài trước ........................................................111 Học hiệu quả hơn khi lắng nghe tích cực ........................................................113 Học hiệu quả hơn khi biết học từ sai lầm của chính mình...............................116 Dạy hiệu quả: Thầy cô giáo luôn làm mới mình..............................................119 Dạy hiệu quả: Biến kiến thức thành tri thức ..................................................122 Tính hiệu quả của làm việc nhóm .................................................................. 126 Tính hiệu quả của đa phương tiện ................................................................. 129 Thông điệp sai từ điểm số .............................................................................. 132 4. VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC CHỦ ĐỘNG......................................................... 135 Ba yếu tố giúp thành công ............................................................................136 Học chủ động là nhu cầu thiết yếu.................................................................. 138 Học chủ động là phương pháp tối ưu .............................................................. 141 Mức độ chủ động tăng dần qua từng năm ..................................................... 145 Trao quyền chủ động cho người học .............................................................. 149 Vai trò của thầy cô trong phương pháp Học chủ động ..................................... 151 Thiết kế môn học theo phương pháp Học chủ động ........................................ 155 Môn toán với phương pháp Học chủ động ...................................................... 157 5. VỀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN ................................................................ 161 Cách thức tiến hành thảo luận ......................................................................162 Các cấp độ thảo luận trên lớp ........................................................................ 164 Thảo luận là cách quản lý lớp học .................................................................168 Vai trò của thầy cô giáo khi thảo luận ............................................................ 170 Xem video bài giảng trước khi lên lớp............................................................ 173 Để phương pháp thảo luận đạt hiệu quả tốt nhất .......................................... 175 Bắt đầu buổi học: câu hỏi, kết thúc buổi học: câu trả lời ............................... 177 Lôi kéo nhiều học sinh cùng tham gia thảo luận ...........................................180 Thảo luận để có thói quen nhìn đa chiều....................................................... 182 6. CHIA SẺ KINH NGHIỆM............................................................................. 185 Đáp ứng kỳ vọng của học sinh ....................................................................... 186 Làm thế nào để học sinh thích học................................................................. 190 Thấy được lợi ích, học sinh sẽ hứng thú với môn học..................................... 193 Dựa vào chủ đề học sinh quan tâm để xây dựng nội dung môn học .............. 196 Kinh nghiệm quản lý lớp học ......................................................................... 199

295 Mục lục Tổ chức bài học thành những đơn vị nhỏ....................................................... 201 Đặt ra những nguyên tắc của lớp học.............................................................202 Thầy cô học từ sự tương tác với học sinh .....................................................209 Thầy cô giáo cần lắng nghe học sinh ............................................................. 212 Đặt bản thân vào vị trí người học ..................................................................214 Tại sao cần làm việc nhóm............................................................................. 216 Kinh nghiệm về video bài giảng ....................................................................219 Không cho phép học sinh trượt ...................................................................... 221 Cho học trò cơ hội làm lại bài kiểm tra .......................................................... 223 Cách giúp học sinh vượt qua môn học khó..................................................... 226 Thầy cô cũng cần trải nghiệm thất bại ........................................................... 228 Khuyến khích học sinh đọc sách từ sớm ........................................................230 Tạo thói quen đọc trong học tập .................................................................... 233 Giám sát sự chuyên cần của sinh viên............................................................ 235 Tạo ra bầu không khí chuyên nghiệp ở giảng đường ..................................... 237 Nhiệm vụ đầu tiên cho sinh viên năm thứ nhất ............................................240 Bài tập cuối cùng cho sinh viên năm cuối .....................................................242 Nên mời chuyên gia đến lớp nói chuyện ........................................................ 244 7. NHỮNG NGÀNH HỌC THIẾT YẾU ĐANG CẦN GIẢNG VIÊN...................... 247 Khoa học ........................................................................................................ 248 Khoa học máy tính ......................................................................................... 251 Công nghệ thông tin ..................................................................................... 253 Khoa học và công nghệ .................................................................................. 256 Giáo dục STEM .............................................................................................. 258 8. NỀN GIÁO DỤC ĐÍCH THỰC...................................................................... 261 Học sinh cần có nhân cách và đạo đức vững vàng ........................................262 STEM là chủ đạo............................................................................................ 264 Trò chuyện với đồ dùng ................................................................................268 Những cuộc cách mạng về giáo dục ............................................................... 271 Ước mơ về mô hình giáo dục tương lai...........................................................273 Tầm nhìn của người lãnh đạo trong ngành giáo dục...................................... 276 Thế giới ngày càng nhỏ lại và kết nối hơn .....................................................279 Cải tiến hệ thống giáo dục: Thầy cô là nhân tố quyết định............................ 282 Giáo dục trong thế giới tự động hóa .............................................................. 284 Nhu cầu thực tế của tương lai ........................................................................ 287 Bài học ở Phần Lan và khát vọng cho một Việt Nam vươn lên ....................... 290

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==