Lời khuyên Beyond Loving các bậc Cha Mẹ dành cho
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 4
Lời khuyên chung 5 1 LỜI KHUYÊN CHUNG
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 6 Vai trò của bố mẹ Nhiều phụ huynh tâm sự với tôi rằng họ lo lắng về tình trạng thất nghiệp phổ biến hiện nay ở sinh viên tốt nghiệp đại học và hỏi tôi dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới khi con họ tốt nghiệp. Tất nhiên, không ai có thể tiên đoán được thị trường việc làm tương lai, bởi vì nhiều thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Điều duy nhất tôi có thể khuyên là họ phải nhìn xa hơn hoàn cảnh hiện tại, hướng tới một tương lai xa hơn, bởi vì có được nền học vấn tốt vẫn là sự đầu tư tốt nhất cho con mà họ có thể làm. Tuy nhiên, như bất kỳ sự đầu tư nào, họ phải lập kế hoạch, kiểm soát và giám sát tiến độ thực hiện để đảm bảo kết quả như mong đợi. Phụ huynh đầu tư vào sự học của con với mong đợi rằng các con sẽ hưởng nền giáo dục tốt và xây dựng được sự nghiệp để có một cuộc sống sung túc. Đó là lý do tại sao một số phụ huynh tác động nhiều đến lựa chọn nghề nghiệp của con. Nhưng họ cần phải thực tế. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể trở thành bác sĩ, dược sĩ hay kỹ sư phần mềm. Các con sẽ phát huy tốt nhất khi chúng học những gì chúng thích
Lời khuyên chung 7 và phù hợp với khả năng. Tất nhiên, con cái cần những lời khuyên hợp lý từ bố mẹ nhưng bố mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến của con để hiểu con. Cùng nhau, bố mẹ và con cái có thể đi tới một lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, thỏa mãn cả hai bên. Quan trọng là cần phân biệt sự khác nhau giữa “bảo ban” và “khuyên nhủ”, cũng như sự khác biệt giữa “vai trò có thẩm quyền” và “vai trò khuyên nhủ”. Bởi vì bố mẹ đã trải qua nhiều năm tháng nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ cũng như “bảo ban” con phải làm gì, nên ở mức độ nào đó, họ không nhận ra rằng con cái họ bây giờ đã là những thanh niên. Là thanh niên, các con cần bố mẹ hỗ trợ nhưng cũng muốn có sự độc lập để tự quyết định đời mình. Điều này không dễ dàng gì, đặc biệt là với bố mẹ người châu Á, bởi vì truyền thống bố mẹ có “quyền” và con cái phải vâng lời vẫn còn rất mạnh. Chuyển từ “người có thẩm quyền” sang “người khuyên nhủ” là một vai trò mà nhiều người có thể KHÔNG chấp nhận. Đây là chỗ “xung đột bố mẹ - con cái” thường xảy ra, nhất là khi bố mẹ ép buộc con mình học cái mà con không muốn hay có thể không có khả năng. Là giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn với những môn học mà các em không thích, và vì vậy không thể hoàn tất môn học. Tôi đã thấy nhiều sinh viên thất bại và nghỉ học nửa chừng vì các em không đủ năng lực để hoàn thành những gì bố mẹ muốn các em học. Nhiều em tin rằng mình không đủ thông minh để làm bất cứ việc gì. Nhiều em còn phát triển “phức cảm tự ti” và “nhìn nhận tiêu cực về bản thân” - điều này sẽ làm tổn thương các em trong suốt quãng đời còn lại. Đây là bi kịch thường xảy ra ở châu Á. Khi dạy học ở Trung Quốc và Nhật Bản, tôi đã để ý thấy rằng mỗi năm đều có những sinh viên tự tử khi không qua được một môn học hay
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 8 một kỳ thi, vì như vậy là không đáp ứng được mong đợi của bố mẹ. Để tránh xảy ra thảm cảnh này, quan trọng là bố mẹ và con cái phải dành nhiều thời gian để thảo luận, để lắng nghe và để hiểu nhau hơn. Với phần lớn phụ huynh, giáo dục đại học là sự đầu tư chính yếu cho tương lai của con cái, cho nên điều quan trọng là chuẩn bị càng sớm càng tốt. ĐỪNG đợi tới khi con bạn gần học hết trung học phổ thông rồi mới nói chuyện với con về đại học. Ở Mỹ, phần lớn bố mẹ thảo luận với con về giáo dục đại học khi con bắt đầu vào trung học, tức là ít nhất ba hay bốn năm trước khi con vào đại học, để con họ có thể chuẩn bị sẵn sàng. Nếu bố mẹ chuẩn bị cho con tự chịu trách nhiệm về hành động của mình và tập trung học một lĩnh vực nào đó thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Khi con cái biết chịu trách nhiệm thì có thể tự ra quyết định, chủ động tìm hiểu lĩnh vực mình quan tâm và xây dựng sự nghiệp riêng. Trong trường hợp đó, bố mẹ chỉ cần đưa ra những lời khuyên nhủ để giúp con quyết định chọn ngành học dựa trên năng lực và sở thích của bản thân. Bước tiếp theo là chọn trường. Bố mẹ cần biết rằng không phải trường đại học nào cũng giống nhau, không phải chương trình nào cũng tiên tiến và không phải giáo sư nào cũng có những phẩm chất tốt nhất, danh tiếng của trường cũng là một nhân tố quan trọng quyết định tương lai của sinh viên. Bố mẹ phải lựa chọn kỹ lưỡng để đầu tư vào học vấn của con. Ở Mỹ, phần lớn các “trường đại học hàng top” đều là trường tư và mỗi trường đều có ngành học thế mạnh riêng, vì thế các phụ huynh Mỹ biết rõ chỗ để gửi gắm con cái, tùy theo lựa chọn nghề nghiệp của chúng. Ở các nước khác cũng có những “trường đại học hàng đầu” nhưng khó phân biệt
Lời khuyên chung 9 được ngành học thế mạnh của trường. Đây là chỗ bố mẹ phải tìm hiểu kỹ. Chẳng hạn, nếu trường nổi tiếng về khoa học và công nghệ, nhưng bạn lại đăng ký cho con vào học nghệ thuật và văn học thì có thể đó không phải là lựa chọn tốt. Ở Mỹ, bạn có thể mặc nhiên cho rằng sinh viên vào trường Harvard vì họ muốn có một vị trí lãnh đạo trong chính phủ, muốn tham gia chính trị hay quản lý các công ty lớn. Nếu là sinh viên Đại học Yale thì có thể họ quan tâm nhiều tới ngành luật, chính trị và hệ thống pháp lý. Và tất nhiên, Stanford và Carnegie Mellon thì nổi tiếng về công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Chọn đúng trường có lẽ là lựa chọn quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm cho con cái. Nhiều sinh viên thường chọn trường theo bạn bè hơn là danh tiếng của trường hay chương trình học. Bố mẹ cần hiểu rằng thời đại học cũng là thời gian mà nhiều “người lớn trẻ tuổi” phải đối diện với những thách thức mà họ chưa bao giờ gặp phải trước đây. Họ phải tự giải quyết những thách thức của quá trình trưởng thành. Họ phải hình dung ra cách vượt qua sự cô đơn, đặc biệt là khi các bạn xung quanh đã có bạn trai hay bạn gái. Họ phải học cách cân bằng các ưu tiên trong học tập, đồng thời phải đối phó với áp lực hòa nhập với các bạn trong trường. Họ vừa phải xây dựng một thói quen học tập thích hợp, vừa phải xây dựng mối quan hệ với các bạn học. Do sức ép rất lớn đó, nhiều em có thể đã không xử lý được tốt. Đó là lý do tại sao tốt nhất là nên có sự thảo luận cởi mở và chân thành giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ nên lắng nghe nhiều hơn để hiểu được con thay vì ra lệnh con phải làm thế này thế kia. “Lắng nghe” là yếu tố then chốt để hướng tới một mối quan hệ tốt đẹp, bởi vì càng lắng nghe, bạn càng thấu hiểu.
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 10 Càng thấu hiểu, bạn càng có thể đưa ra lời khuyên hợp lý hơn. Lời khuyên tốt nhất là hiểu và hỗ trợ để con bạn tự quyết định sau khi các em đã cân nhắc mọi dữ kiện liên quan tới các khả năng chọn lựa. Không dễ dàng để bố mẹ lắng nghe, vì nhiều người xem mình phải là “người có thẩm quyền” hơn là “người cho lời khuyên”. Để xây dựng được “chiếc cầu nối thấu hiểu” giữa bố mẹ và con cái và để tránh diễn đạt sai ý, tránh hiểu lầm và mọi bước đi sai lầm về sau, điều thiết yếu là cả hai bên đều lắng nghe nhau. Bởi vì giáo dục là sự đầu tư quan trọng nhất bố mẹ có thể làm, nên họ cần thường xuyên giám sát sự tiến bộ của con để chắc rằng con đang hướng tới kết quả mong đợi. Nhiều bố mẹ cho con cái tới trường, chi trả học phí nhưng không giám sát sự tiến bộ của con. Hoặc họ quá bận rộn, hoặc họ không biết làm sao để giám sát. Nhiều người chỉ kiểm tra kết quả thi cuối năm để xem liệu con họ đỗ hay trượt, nhưng như vậy thì thường là QUÁ TRỄ. Giám sát bao gồm việc thảo luận đều đặn với con và định kỳ với nhà trường (hằng tháng hay mỗi hai tháng). Nhiều sinh viên chia sẻ với tôi rằng các em là sinh viên đại học và cảm thấy ngượng khi bố mẹ gọi điện cho giáo sư và hỏi về sự tiến bộ trong học tập của các em. Tôi bảo các em: “Em có vui mừng rằng em vẫn còn có bố mẹ yêu thương và quan tâm tới em không? Em có biết bao nhiêu sinh viên trong trường không có bố mẹ không? Em có biết bao nhiêu sinh viên chỉ có bố hoặc mẹ không? Em có biết bao nhiêu người trong các em không có ai quan tâm tới sự tiến bộ của mình không?”. Với công nghệ thông tin, mọi thứ đều có thể làm trực tuyến nên phụ huynh có thể kiểm tra sự tiến bộ, xem câu hỏi và điểm bài kiểm tra một cách dễ dàng. Tôi biết một số sinh viên không thích điều đó và cảm thấy không
Lời khuyên chung 11 thoải mái về việc bố mẹ nhìn vào bảng điểm của mình. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu bố mẹ đầu tư vào giáo dục cho con cái, họ phải có quyền giám sát để có thể kịp sửa sai khi mọi chuyện không hướng tới kết quả mong đợi. Là một giáo sư, bao giờ tôi cũng thêm lời nhận xét vào bảng điểm thông báo trực tuyến để cung cấp thêm thông tin về sự tiến bộ của sinh viên, thay vì chỉ có điểm số. Vài câu nhận xét sẽ làm cho bố mẹ cảm thấy tự hào hay báo động cho họ khi có điều gì họ cần biết. Với tình hình nhiều nước vẫn còn đang phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, thị trường việc làm có thể còn yếu và các công ty vẫn còn ngần ngại thuê người. Với những sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm, lời khuyên của tôi cho bố mẹ là họ nên động viên con họ “tình nguyện” làm việc không lương cho các công ty hay với mức lương tối thiểu, hay làm việc cho tổ chức từ thiện nào đó để một ngày nào đó khi thị trường việc làm được tốt lên, thì ít nhất những người đã tốt nghiệp này cũng đã làm việc và có kinh nghiệm. Điều đó sẽ còn tốt hơn là để các em ở nhà, nấu ăn cho chúng, cho chúng tiền để mua iPhone, iPad xịn nhất, hay chơi trò chơi máy tính cả ngày và học thói quen xấu. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử, mọi cuộc khủng hoảng đều là điểm ngoặt cho cái gì đó tốt hơn bởi vì nó buộc mọi người phải tạo ra những ý tưởng mới, những điều mới mẻ và cả những ngành công nghiệp mới. Sau cuộc suy thoái của Mỹ vào năm 1978 là sự nổi lên của công nghiệp điện tử và máy tính cá nhân. Cả Apple và Microsoft đều được thành lập vào thời gian đó. Sau vụ vỡ bong bóng “Dot-com” vào năm 2001, nhiều công ty đã bị xóa sổ nhưng nó giúp làm mạnh các công ty như Amazon, eBay và giúp tạo ra Google. Cho nên, là một
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 12 chuyên gia phần mềm, tôi lạc quan rằng sẽ có những canh tân mới, ý tưởng mới, những công ty mới và ngành công nghiệp mới nổi lên từ thời kỳ kinh tế xấu này. Bởi vì đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một điểm ngoặt làm thay đổi nhiều thứ. Một số nước sẽ KHÔNG phục hồi và một số nước sẽ nổi lên như cường quốc mới. Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của kỷ nguyên mới, nơi mọi thứ được kết nối. Điều này sẽ giúp làm cân bằng vì tình trạng cung thừa ở chỗ này sẽ giúp bù trừ cho tình trạng cung thiếu ở chỗ khác. Vào lúc này, nhiều nước đang cố gắng tìm cách giải quyết. Một số nước có thể không muốn làm gì mà chỉ chờ đợi. Điều gì xảy ra tiếp theo sẽ xác định nước nào sẽ tiến lên và nước nào sẽ bị đẩy lùi lại và tất cả điều đó đều phụ thuộc vào tri thức và kỹ năng của công dân nước đó. Một đất nước có công dân có học vấn cao, có nguồn nhân lực có kỹ năng cao và hệ thống giáo dục vững mạnh sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều để đạt được những ưu thế đáng kể và sẽ chi phối các nước khác. Hơn bất kỳ điều gì, đầu tư vào giáo dục cho con cái là việc tốt nhất mà bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể làm ngay hôm nay. Hơn bất cứ cái gì, giáo dục là lĩnh vực đầu tư tốt nhất mà chính phủ có thể làm cho công dân của họ hiện nay. Lựa chọn ngành học: giúp con định hướng Trước đây, hầu như sinh viên đại học không phải lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân vì cuộc sống với họ thật đơn giản. Nếu họ vào được đại học và lấy được bằng thì chắc chắn họ sẽ có việc làm, và cứ thế mà làm công việc đó trong suốt quãng đời còn lại. Ngày nay, mọi chuyện phức tạp hơn vì xu hướng
Lời khuyên chung 13 toàn cầu hóa, các ngành công nghệ thay đổi nhanh chóng, thị trường việc làm cạnh tranh hơn nhiều. Do đó, sinh viên phải lập kế hoạch kỹ lưỡng, chọn ngành học đúng, trang bị các kỹ năng phù hợp để tìm được việc làm tốt. Họ có thể sẽ đổi công việc vài lần trong đời. Vì thế, phải không ngừng học các kỹ năng mới khi nhu cầu thay đổi. Mặc dù sinh viên là những người nhiều mơ mộng, nhưng các em vẫn cần phải cân bằng giữa mơ ước với thực tại. Nếu muốn theo đuổi mơ ước của mình, các em cần phải dung hòa nó với mục đích kiếm sống. Các em cần hiểu rằng có sự khác biệt giữa bằng cấp và kỹ năng. Bằng cấp không còn đảm bảo cho công việc nữa. Nó chỉ là chìa khóa để mở ra cánh cửa cơ hội, nhưng chính các kỹ năng mà các em tích lũy được mới có thể giúp các em nắm lấy cơ hội. Phần lớn các công ty coi bằng cấp là một yêu cầu để tuyển dụng, nhưng họ tuyển nhân sự hoàn toàn dựa trên các kỹ năng mà người đó áp dụng vào công việc. Ngày nay, hầu hết các công việc tốt đều yêu cầu những kỹ năng đặc biệt nào đó. Nhiều kỹ năng thậm chí chưa hề tồn tại cách đây mười năm. Điều này đòi hỏi sinh viên phải
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 14 nghiên cứu và nhận diện những đòi hỏi của ngành nghề trước khi chọn học. Nhiều sinh viên có xu hướng chọn một ngành để học thử, rồi thay đổi thêm vài lần nữa, trước khi ổn định ở ngành mà các em thật sự thích. Không có sự định hướng rõ ràng, các em có thể lãng phí thời gian và bỏ lỡ cơ hội tốt. Nếu chọn sai ngành học, các em có thể gặp khó khăn sau khi tốt nghiệp. Điều cần làm là chuẩn bị sớm nhất có thể trước khi vào đại học hoặc chậm nhất là khi vừa vào đại học. Các em phải chọn ngành học nào cung cấp cho các em cơ hội tốt nhất để đạt được mục tiêu. Các em phải biết mình có thể tìm được loại công việc nào, đạt đến mức lương thế nào và những công việc nào sẽ sẵn có khi các em tốt nghiệp. Việc chọn đúng ngành học không đảm bảo việc làm, nhưng nó có thể làm cho thời gian học đại học của các em được tốt hơn khi có sự định hướng rõ ràng với con đường nghề nghiệp. Hầu hết các trường đại học đều cấp hai loại bằng: bằng hướng nghiệp và bằng tổng quát. Bằng hướng nghiệp chú trọng việc chuẩn bị cho sinh viên một nghề nghiệp xác định. Chẳng hạn, ngành khoa học máy tính hay điều dưỡng thì đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và tri thức về mặt kỹ thuật cần thiết để làm một chuyên viên phát triển phần mềm hay một điều dưỡng viên. Bằng tổng quát thì cho sinh viên cái nhìn tổng quan về nhiều môn học để giúp các em mở mang tri thức. Sinh viên học các ngành tổng quát không xây dựng các kỹ năng cho một nghề nhất định, mà học những tri thức có giá trị để có khả năng làm mọi thứ một cách sáng tạo. Nếu chọn các ngành học tổng quát, các em sẽ học các lớp có các môn học đa dạng như văn học, lịch sử, nghệ thuật, xã hội, kinh tế,
Lời khuyên chung 15 khoa học chính trị và triết học để làm phong phú thêm cho cuộc sống của các em. Đây là nền tảng có thể giúp các em đi vào các nghề nghiệp như luật, dạy học, xã hội học, văn phòng công chức nhà nước, hay nghiên cứu học thuật. Các ngành hướng nghiệp yêu cầu sinh viên học các môn học theo chuyên ngành cụ thể. Các ngành này thường có nhiều yêu cầu môn học hơn các ngành đào tạo tổng quát. Chẳng hạn, các ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu sinh viên học các môn về toán học, công nghệ, vật lý và kỹ thuật v.v. Nếu các em chọn một chuyên ngành đào tạo hướng nghiệp, thì con đường nghề nghiệp của các em đã xác định, vì các em biết mình sẽ làm công việc gì và ngành nào sau khi tốt nghiệp. Nhiều học sinh vẫn còn rất mơ hồ về việc chọn ngành học. Các em không biết điểm mạnh, điểm yếu của mỗi ngành để chọn nghề nào phù hợp nhất với mình. Theo một nghiên cứu, nhiều sinh viên năm thứ nhất vào đại học mà vẫn chưa định hướng được gì; các em không thể ra quyết định vì còn mơ hồ. Khi không có mục tiêu và quyết tâm rõ ràng, các em thường lựa chọn sai. Nhưng báo chí và internet hiện nay có rất nhiều thông tin, nên không có lý do gì để không tìm hiểu được. Điều quan trọng là các em phải nỗ lực tìm hiểu và làm việc với các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp của trường để có được quyết định đúng đắn. Tương lai của các em phụ thuộc vào lựa chọn của các em. Lựa chọn ngành học: lắng nghe bản thân và thị trường Một học sinh hỏi tôi: “Năm sau em sẽ vào đại học, nhưng em không biết chọn ngành nào? Vấn đề là điều em muốn lại không phải
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 16 là điều bố mẹ em muốn và điều em thích không phải là điều bạn bè em thích. Thật khó quyết định. Xin thầy cho em lời khuyên”. Đáp: Điều mà nhiều người thường khuyên là: “Hãy chọn ngành mà bạn thích và học cái bạn đam mê”. Tuy nhiên, tôi muốn thêm vào một lời khuyên thực tế: “Nhưng phải chắc rằng bạn có thể kiếm sống với ngành đó”. Những người trẻ thường chọn ngành học dựa trên nhiều yếu tố nhưng phần lớn KHÔNG chú ý tới thực tế thị trường việc làm. Họ không biết lĩnh vực nào đang “hot” và có nhu cầu cao hay ngành nghề nào đang tăng trưởng với nhiều tiềm năng. Họ không nhìn vào mức lương của nghề nghiệp mà họ chọn để xem liệu nó có đủ sống không. Đôi khi những người trẻ cố gắng thuyết phục bạn bè cùng học ngành mình chọn mà không nhận ra rằng mọi sự sẽ thay đổi và phần lớn tình bạn ở trường trung học không còn như cũ ở trường đại học. Các em không nên để bạn bè ảnh hưởng tới mình mà phải dựa vào quyết định của chính các em. Rốt cuộc, đó là tương lai và cuộc sống của các em, chứ không phải của những người bạn đó. Có thể phụ huynh quá bận rộn nên không tìm hiểu kỹ về thị trường việc làm; nhiều người thường khuyên bảo con cái dựa trên kinh nghiệm ngày xưa của bản thân. Thật nguy hiểm khi cho rằng thị trường việc làm ngày nay giống hệt ngày xưa. Cũng thật mạo hiểm khi tin rằng thị trường việc làm cũng sẽ y nguyên như lúc này trong bốn năm hay sáu năm nữa, khi các em hoàn tất chương trình đại học. Cục Thống kê Lao động của Mỹ và nhiều tổ chức giáo dục toàn cầu đã tiến hành nhiều nghiên cứu về việc làm trong tương lai và dự báo những ngành nghề sẽ có nhu cầu cao. Họ so sánh nhiều ngành nghề và mức lương trung
Lời khuyên chung 17 bình, đưa ra kết luận rằng trong hơn mười năm tới, mức lương cao nhất và những vị trí công việc tốt nhất thuộc về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Trong lĩnh vực khoa học có y, dược và điều dưỡng. Trong lĩnh vực công nghệ thì có công nghệ thông tin (gồm khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm và quản lý hệ thống thông tin), công nghệ sinh học và công nghệ nano. Lĩnh vực kỹ thuật có kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật hóa học và kỹ thuật vật liệu. Toán học có định phí (phí bảo hiểm hay rủi ro), kế toán, thống kê và toán học ứng dụng. Theo những nghiên cứu này, các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, bán hàng và tiếp thị sẽ vẫn ổn định nhưng có thể không tăng trưởng nhanh như cách đây vài năm do khủng hoảng tài chính. Do số sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh doanh vượt cầu và số nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm trở lại làm việc tăng cao nên mức độ cạnh tranh sẽ trở nên dữ dội hơn giữa những người mới tốt nghiệp và người đi làm có kinh nghiệm. Do cung vượt cầu nên mức lương của các ngành nghề này sẽ không tăng nhiều trong vài năm tới. Khi biết ngành học nào có nhu cầu cao và thu nhập tốt, phụ huynh có thể cùng thảo luận với con để đưa ra quyết định đúng cho tương lai của con. Điều quan trọng là phụ huynh phải giúp các em đưa ra quyết định dựa trên nền tảng thông tin đầy đủ về việc chọn lựa ngành học. Hiểu biết đó bao gồm hiểu bản thân mình, hiểu công việc mình thích làm, vì hiểu rằng mức lương và thu nhập là quan trọng, nhưng nhu cầu về cảm xúc cũng quan trọng không kém.
MỤC LỤC
149 mục Lục 1. Lời khuyên chung 5 Vai trò của bố mẹ.......................................................... 6 Lựa chọn ngành học: giúp con định hướng................. 12 Lựa chọn ngành học: lắng nghe bản thân và thị trường....15 Lựa chọn ngành học: cần trải nghiệm thực tế............. 18 Xu thế nghề nghiệp trong tương lai ............................ 21 Cân nhắc một lựa chọn tổng hợp................................ 24 Làm thế nào để tạo ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp của con....................................................... 27 Khi bố mẹ muốn con nối nghiệp................................. 31 Giúp con chọn đúng trường........................................ 33 Chuẩn bị du học .........................................................35 Các vấn đề du học sinh thường gặp ............................ 37 Phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường: sớm thảo luận nghiêm túc với con.............................. 39 Việc đọc sách ..............................................................42 Học tập trọn đời .........................................................46
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ 150 2. Về giáo dục đại học 51 Có nhất thiết phải vào đại học? .................................. 52 Giá trị của học vấn .....................................................55 Chuẩn bị cho đại học: nhìn nhận đúng đắn................ 59 Chuẩn bị cho đại học: khi chọn các ngành STEM ....... 62 Du học ở Mỹ: chuẩn bị hồ sơ thế nào?........................ 65 Du học ở Mỹ: trường đại học hàng đầu ......................68 Du học ở Mỹ: đại học công hay tư ..............................69 Du học ở Mỹ: học tập và ở lại Mỹ ..............................73 Trường đại học trực tuyến ..........................................73 Trường đại học “rởm” ................................................. 75 Thêm thông tin về đại học rởm ..................................79 Danh sách các trường đại học tốt nhất .......................81 3. Tầm nhìn cho giáo dục 83 Phát triển con người toàn diện ...................................84 Tầm nhìn cho việc chọn ngành học ............................87 Đâu là môn học quan trọng nhất ở trường trung học?....91 Giáo dục với xu hướng tự động hóa............................ 93 Nền giáo dục toàn cầu ................................................ 97
151 mục Lục Xu hướng giáo dục từ nay tới 2023...........................101 Công nghệ là xu thế của tương lai ............................ 103 Đại học vẫn là nền tảng ............................................ 105 Hệ thống giáo dục của tương lai............................... 109 Học giỏi vẫn chưa đủ................................................ 112 Giáo dục nhân cách đạo đức từ nhỏ là mấu chốt...... 115 Học công nghệ từ sớm .............................................. 118 4. Tìm hiểu một số ngành nghề 123 Có nên chọn ngành công nghệ thông tin? ................124 Học ngành khoa học máy tính ra làm gì? .................126 Con gái có làm kỹ sư phần mềm được không?.......... 129 Kỹ sư phần mềm cần biết gì?.................................... 131 Tương lai của nghề phát triển phần mềm................. 134 Tại sao nên chọn công nghệ máy tính và công nghệ thông tin? ...........................................137 Ngành nghề chăm sóc sức khỏe................................ 142 Học lấy bằng thạc sĩ .................................................143 Tại sao cần học công nghệ? ...................................... 145
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==