& SỐNG MẠNH MẼ HẠNH PHÚC NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Tái bản TRẦN GIA PHONG dịch
“Bạn phải xem việc vãng sinh về cõi tịnh độ là ưu tiên thứ hai. Ưu tiên thứ nhất là chúng ta đang sống trong thế giới này, bạn phải nghĩ cách làm cho cuộc sống của bạn và cuộc sống của gia đình mình hạnh phúc hơn, và làm cho thế giới này hạnh phúc hơn. Đó là ưu tiên số một. Ưu tiên số hai là về cõi tịnh độ. Nếu chưa đến được cõi tịnh độ thì bạn hãy cố gắng đưa tịnh độ vào cuộc sống của mình. Đó là điều bạn có thể làm. Thay đổi đường lối tư duy và luyện tâm sẽ thật sự thay đổi cuộc sống của bạn.” - Khangser Rinpoche -
4 5 LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI MỤC LỤC Mục lục LỜI GIỚI THIỆU NỀN TẢNG HẠNH PHÚC KHOA HỌC TÂM THỨC LUYỆN TÂM TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ NHỮNG NGỘ NHẬN TRÊN CON ĐƯỜNG BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ KHỔ SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ NGUỒN GỐC CỦA KHỔ SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ DIỆT KHỔ SỰ THẬT CAO QUÝ VỀ CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ Giới Định Tuệ KHỔ HAY VUI ĐỀU DO NGHIỆP NGHIỆP BỐN ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA NGHIỆP Cách nghiệp được ấn định Nghiệp luôn tăng trưởng Không lãnh quả nếu chưa tạo nghiệp Nghiệp đã tạo không tự mất đi MƯỜI BẤT THIỆN NGHIỆP Sát sinh Trộm cắp Tà dâm Nói dối Nói lời chia rẽ Nói lời thô ác Nói lời phù phiếm Tham Ác tâm Tà kiến NĂM GIỚI CƯ SĨ TƯ DUY VỀ NGHIỆP VÀ NGHIỆP QUẢ THỰC HÀNH TỊNH HÓA ÁC NGHIỆP TỪ BI TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÂM TỪ BI THỰC HÀNH TU DƯỠNG TÂM TỪ BI TRÍ TUỆ TÁNH KHÔNG TÁNH KHÔNG VÀ DUYÊN KHỞI “SẮC TỨC LÀ KHÔNG” SỐNG HẠNH PHÚC VÀ CHẾT BÌNH AN CHẾT THÂN TRUNG ẤM GIÚP ĐỠ NGƯỜI ĐANG HẤP HỐI GIÚP ĐỠ NGƯỜI VỪA QUA ĐỜI HIỆU LỰC CỦA CẦU NGUYỆN THỰC HÀNH VÃNG SINH TỊNH ĐỘ QUY Y TAM BẢO QUY Y PHẬT PHÁP TĂNG CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ TAM BẢO THAY LỜI KẾT 7 11 12 15 19 24 27 30 34 38 39 39 40 40 43 44 47 47 50 52 53 54 55 62 66 68 70 71 72 73 74 75 77 80 82 85 86 94 101 102 103 107 113 114 115 119 121 123 126 131 132 134 135 136 140 145
Ở thế kỷ thứ XXI, con người tuy học rộng hiểu nhiều nhưng ta vẫn chưa thấu hiểu một điều tưởng chừng như rất đơn giản, đó là làm thế nào để sống an lạc và hạnh phúc. Để được hạnh phúc ta cần đến những chỉ dẫn về phương cách sống hạnh phúc, và thông điệp đó đến từ đạo Phật. HẠNH PHÚC Nền tảng
12 LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI Đạo Phật là gì? Đây là một câu hỏi rất quan trọng nên ta cần có câu trả lời thật thỏa đáng, đặc biệt là trong thế kỷ XXI này khi có nhiều người hiểu lầm về đạo Phật. Có lẽ vấn đề này nên được đặt ra vào khoảng 2.500 năm trước, khi đức Phật còn tại thế. Lúc đó, nếu có người hỏi ngài “đạo Phật là gì?” thì chắc chắn đức Phật đã đưa ra lời giải đáp. Tuy nhiên, chúng ta lại đặt câu hỏi này vào thời điểm 2.500 năm sau khi đức Phật nhập diệt. KHOA HỌC TÂM THỨC Nhiều người cho rằng đạo Phật là một tôn giáo. Tuy nhiên, đạo Phật hoàn toàn không phải là một tôn giáo, mà đạo Phật là một môn khoa học – khoa học về tâm. Đạo Phật và khoa học đương đại rất giống nhau, giữa chúng chỉ có một khác biệt nhỏ. Điểm chung của đạo Phật và khoa học hiện đại là mục tiêu truy tìm chân lý và khám phá thực tại. Khoa học hiện đại truy tìm chân lý và khám phá thực tại mà không quan tâm đến lòng bi mẫn; trong khi đó, đạo Phật truy tìm chân lý và khám phá thực tại cùng với lòng bi mẫn. Đạo Phật đặt nền tảng trên lòng bi mẫn nhưng khoa học đương đại thì không, và theo tôi đây là điểm khác biệt duy nhất giữa đạo Phật và khoa học hiện đại. Nếu đạo Phật không phải là một tôn giáo thì đạo Phật và tôn giáo khác nhau như thế nào? Trước hết, tôn giáo và các tư tưởng tôn giáo luôn được xây dựng trên nền tảng khuôn phép và nguyên tắc rất nghiêm khắc. Đạo Phật không dựa trên nền
13 NỀN TẢNG HẠNH PHÚC tảng khuôn phép và nguyên tắc như vậy. Ngoài ra, tôn giáo không xem chân lý là nền tảng căn bản mà chủ yếu xem trọng đức tin. Đạo Phật đề cao chân lý hơn đức tin. Đạo Phật dạy rằng trước hết ta hãy đi tìm chân lý, hiểu rõ chân lý rồi mới nên tin theo. Tôn giáo lại hay nói rằng trước hết hãy tin, sau đó chấp nhận những điều mình tin là chân lý rồi thực hành theo. Đây chính là điểm khác biệt chính yếu giữa đạo Phật và tôn giáo. Đức Phật luôn dạy chúng ta hãy phân tích kỹ lưỡng, vì phân tích là chìa khóa để tìm ra chân lý. Ngài dạy rằng trước hết ta hãy phân tích để tìm ra chân lý rồi mới tin theo, như vậy thì lòng tin mới thật vững chắc. Vì vậy, chúng ta không nên xem đạo Phật đơn thuần là một tôn giáo. Nhìn lại kiếp nhân sinh và cuộc đời của chính mình, ta sẽ thấy từ khi chào đời cho đến nay, cuộc sống trải qua rất nhiều kinh nghiệm và thử thách, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Nhiều dạng khó khăn và thử thách luôn diễn ra trong cuộc sống, và bản năng con người luôn thôi thúc ta nỗ lực hết mình để tìm giải pháp cho những vấn đề đó. Những giải pháp của ta có lúc đúng đắn nhưng cũng có khi sai lầm; vai trò của đạo Phật là hướng dẫn ta cách đương đầu với thử thách, khó khăn trong cuộc đời, và hướng dẫn ta cách nhìn nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống một cách chân thật và đúng đắn. Tư tưởng đạo Phật đơn giản là những phương pháp và lời khuyên giúp chúng ĐẠO PHẬT ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN LÒNG BI MẪN VÀ TRUY TÌM CHÂN LÝ VỚI LÒNG BI MẪN.
14 LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI ta biết cách suy nghĩ tích cực hơn nhằm cải thiện bản thân, vì vậy đạo Phật còn được gọi là khoa học về tâm thức. Giá trị cốt lõi của tư tưởng trong đạo Phật, hay còn gọi là Phật pháp, có thể được đúc kết thành ba điểm chính: (1) Không làm điều ác, (2) Làm điều thiện, và (3) Điều phục tâm. Điều phục tâm là điểm quan trọng nhất trong ba điểm căn bản nêu trên. Đây cũng là thông điệp chính từ đức Phật và đạo Phật hướng dẫn chúng ta điều phục tâm. Trong cuộc sống, tâm ta thường cảm nhận được niềm hạnh phúc hoặc nỗi thống khổ, và đối với nhiều người hạnh phúc thì ngắn ngủi nhưng khổ đau thì lại kéo dài. Nếu điều phục được tâm mình thì ta có thể giảm bớt nỗi khổ và gia tăng hạnh phúc, từ đó ta sẽ cảm thấy an lạc hơn trong cuộc sống. Các tư tưởng trong đạo Phật đã được chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) thuyết giảng. Đức Phật đã chuyển tải thông điệp của ngài bằng nhiều cách hết sức đơn giản và hiệu quả, nhờ vậy Phật pháp có thể dễ dàng được áp dụng vào đời sống hàng ngày. Bất cứ ai nếu dành thời gian nghiên cứu và thực hành đạo Phật sẽ nhận thấy đó là những phương pháp và lời khuyên giúp bản thân thay đổi để trở thành một người tốt hơn và hạnh phúc hơn. Đây chính là mục đích cốt lõi của đạo Phật. Khi đức Phật giảng dạy, ngài chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn con người
15 NỀN TẢNG HẠNH PHÚC cách tự giải thoát bản thân khỏi khổ đau và trở nên an lạc hơn. Vì vậy, tôi thường nói về đạo Phật rất ngắn gọn: đạo Phật dạy chúng ta sống mạnh mẽ và hạnh phúc. Bạn có quyền được hạnh phúc và mạnh mẽ, đây là quyền của chính bạn; điều này rất quan trọng. Nếu có thể sống mạnh mẽ và hạnh phúc thì cuộc sống của bạn là một ân phước. Phật pháp có thể được xem là một dạng tri thức đề cao nhân phẩm và góp phần làm cho hạnh phúc của nhân loại ngày càng thăng hoa. LUYỆN TÂM Nhiều người thường cho rằng đạo Phật đồng nghĩa với việc đi chùa, lễ lạy các pho tượng, và dâng cúng lễ vật. Thực tế không hẳn là như vậy. Theo quan điểm của đạo Phật, việc đi chùa lễ Phật không quan trọng bằng việc thay đổi bản thân. Đức Phật đã thuyết pháp suốt 45 năm và nếu đúc kết toàn bộ lời dạy của ngài trong suốt giai đoạn đó thì ta sẽ thấy Phật chủ yếu hướng dẫn ta cách thức thay đổi bản thân và làm chủ tâm mình. Chỉ khi nào làm chủ được tâm mình thì ta mới có thể sống an lạc hơn và hạnh phúc hơn; đây chính là tư tưởng cốt lõi của toàn bộ lời Phật dạy. Có một mẩu chuyện kể về một vị tu sĩ già. Khi vị tu sĩ qua đời và tái sinh vào cõi trời, ông ấy rất vui sướng vì được hưởng thụ mọi lạc thú nơi đó. Vài ngày sau, ông ta phát hiện một sự việc lạ lùng. Ông CHỈ KHI NÀO LÀM CHỦ ĐƯỢC TÂM MÌNH THÌ TA MỚI CÓ THỂ SỐNG AN LẠC HƠN VÀ HẠNH PHÚC HƠN.
16 LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI nhìn thấy rất nhiều tổ tiên và bạn bè của ông đang bị xiềng xích trong một nhà tù ở cõi trời. Vị tu sĩ rất sửng sốt và hỏi chư thiên, “Tại sao ông giam bạn bè và tổ tiên của tôi trong tù? Tại sao ông trói họ lại?” Vị Thiên trả lời, “Nếu tôi không trói tổ tiên và bạn bè của ông trong tù thì họ sẽ đòi về trần gian mà không muốn sống ở cõi trời nữa.” Vị tu sĩ lấy làm ngạc nhiên và hỏi, “Tại sao họ lại muốn trở về trần gian?”Vị Thiên đáp,“Bởi vì tổ tiên và bạn bè ông nói ở cõi trời rất chán. Ở cõi trời không có Internet, không có điện thoại di động, vì vậy họ muốn trở lại trần gian. Ở trần gian có tất cả những thứ đó!” Đây là một điểm chúng ta cần hiểu thấu đáo. Nếu không thể điều phục tâm mình thì dù có sinh vào cõi trời, chắc chắn ta sẽ gặp rắc rối. Bây giờ nếu được sinh vào cõi trời, có lẽ bạn sẽ rất nhớ món phở. Nếu không thể điều phục tâm mình thì dù có được sinh vào cõi trời, bạn sẽ cảm thấy “Sao không có phở? Sao không có mì xào?” Chúng ta có thể đạt đến một đời sống an lạc và hạnh phúc hơn bằng cách thay đổi đường lối tư duy của bản thân, thông qua luyện tâm. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật đã dạy: Một điều ác nhỏ cũng không được làm, Phụng hành viên mãn hết thảy điều lành, Điều phục toàn diện tâm ý chính mình, Đây chính là lời dạy của chư Phật. Đức Phật đã dạy “Điều phục toàn diện tâm ý chính mình. Đây chính là lời dạy của chư Phật.”Một khi có thể điều phục tâm mình thì bạn có thể thay đổi rất nhiều điều. Nếu không thể điều phục
17 NỀN TẢNG HẠNH PHÚC tâm thì bạn sẽ gặp rất nhiều thử thách và khổ đau trong cuộc sống. Đạo Phật hướng dẫn chúng ta nhiều cách để kiểm soát các tư tưởng tiêu cực trong tâm, và những cách thức này được gọi là các pháp luyện tâm. Luyện tâm không là gì khác ngoài việc kiểm soát tư tưởng tiêu cực hay phiền não trong tâm. Kiểm soát phiền não chính là luyện tâm. Luyện tâm chính là kiểm soát phiền não như nóng giận, căng thẳng, lo sợ, đố kị, ham muốn... Tôi từng nghe một câu chuyện nổi tiếng ở Tây Tạng. Có một hành giả thực hành thiền định liên tục chín năm trong một hang động nhỏ. Trong suốt thời gian này, râu tóc và móng tay của ông mọc rất dài. Một ngày nọ, một con chuột cắn đứt một bên tóc của ông nhưng ông không biết vì ông đang trong trạng thái định rất sâu. Sau chín năm, ông ra khỏi hang và phát hiện một bên tóc của ông đã bị chuột gặm. Ông đã rất giận dữ và hét lớn, “Ta sẽ giết con chuột nào cắn tóc ta!” Vậy đâu là lợi ích của việc hành thiền suốt chín năm? Ông ta đã làm gì trong suốt chín năm đó mà vẫn không thể điều phục sân giận? Điều đó có nghĩa là trong suốt thời gian ấy, hành giả này đã không thực hành luyện tâm mà chỉ tự ép buộc mình thực hành mà thôi. Có sự khác biệt giữa thực hành gượng ép và thực hành thật sự. Có một vị thầy yêu cầu người học trò hành thiền. Khi hành thiền, người học trò không thể tập trung vào đề mục thiền, và anh ta hỏi thầy mình phải làm thế ĐẠO PHẬT HƯỚNG DẪN CHÚNG TA NHIỀU CÁCH KIỂM SOÁT CÁC TƯ TƯỞNG TIÊU CỰC TRONG TÂM, VÀ NHỮNG CÁCH THỨC NÀY ĐƯỢC GỌI LÀ CÁC PHÁP LUYỆN TÂM.
18 LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI nào để khắc phục. Vị thầy chỉ luôn nói một điều, “Hãy tập trung! Tập trung! Tập trung!” Phương pháp này hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Tương tự, trong suốt chín năm, ông hành giả đã không thực hành đúng cách nên ông ta không thể điều phục sân giận trong tâm. Bạn có theo đạo Phật hoặc có trở thành Phật tử hay không, đó là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta luôn mong ước được sống an lạc, hạnh phúc, và ta cần biết rõ mình phải làm gì để sống hạnh phúc. Đơn giản là ta phải kiểm soát tâm mình, hay luyện tâm. Rất nhiều điều có thể được thay đổi từ bên trong thông qua luyện tâm, đạo Phật luôn đưa ra thông điệp như vậy. Atisha, học giả nổi tiếng người Ấn Độ, đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ XI. Khi đến Tây Tạng, Atisha gặp một người liên tục lễ lạy ở một ngôi chùa. Atisha nói với người đó, “Lễ lạy ở chùa là điều tốt, nhưng nếu anh có thể thực hành Pháp thì sẽ tốt hơn.” Lúc đó, người đàn ông kia nghĩ rằng lễ lạy ở chùa không phải là thực hành Pháp, nên anh ta bắt đầu tụng thần chú. Atisha nói, “Tụng chú là điều tốt, nhưng nếu anh có thể thực hành Pháp thì sẽ tốt hơn.” Anh kia nghĩ rằng tụng chú không phải là thực hành Pháp, và anh ta chuyển sang đi kinh hành quanh ngôi chùa. Atisha nói tương tự, “Đi kinh hành là điều tốt, nhưng nếu anh có thể thực hành Pháp thì sẽ tốt hơn.” Người đàn ông hoang mang và đến hỏi Atisha, “Tôi cảm thấy rất khó hiểu. Phải thực hành Pháp như thế nào?” Atisha trả lời, “Thực hành Pháp là luyện tâm.” Tôi cũng muốn nói với bạn điều tương tự như vậy.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==