Không Bao Giờ Là Thất Bại! Tất Cả Là Thử Thách (Bìa Mềm)

Không Bao Giờ Là ất Bại! ẤN BẢn CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ nhất Tự truyện “Born of is Land” của nhà sáng lập Hyundai Tinh thần, ý chí, nghị lực quyết định tất cả!

Không Bao Giờ Là ất Bại! Tự truyện “Born of is Land” của nhà sáng lập Hyundai Tinh thần, ý chí, nghị lực quyết định tất cả! Phạm Hồng Phươngdịch

18 | Born Of This Land

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 19 CHƯƠNG 1 CHA MẸ VÀ QUÊ HƯƠNG “Tôi luôn tin rằng con người phải làm việc để sống một cuộc đời trọn vẹn. Bản thân công việc đã là món quà trời ban.”

20 | Born Of This Land Thương nhớ quê hương Tongcheon Từ Gangneung đi dọc theo bờ biển về phương bắc, qua Sokcho, Hwajinpo, Goseong là đến thị trấn Tongcheon. Ngay phía bắc Tongcheon là Chongseo Haegeumgang, nơi được đánh giá là một trong tám thắng cảnh đẹp nhất vùng Gwandong. Nếu tiếp tục đi về phía bắc, bạn sẽ đến bãi biển Songjeon thơ mộng. “Song jeon” trong tiếng Hàn nghĩa là “cánh đồng của những cây thông”, và đúng như tên gọi, nơi này được bao bọc bởi những triền thông và một bãi cát trắng trải dài bất tận ôm lấy bờ biển xanh như ngọc. Vào mùa xuân, những ngọn đồi thấp dưới chân núi gần đó được phủ một màu đỏ rực của hoa đỗ quyên, một loài hoa rực rỡ hơn cả hải đường. Từ nơi này, đi bộ khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ là tới nhà tôi ở thôn Asan, nơi trồng rất nhiều cây hồng. Theo lời người lớn trong nhà, gia đình tôi vốn sinh sống ở Myeongcheon thuộc tỉnh Hamgyeong Bắc được mười một thế hệ, sau đó chuyển đến Gilju và trải qua bốn thế hệ ở đó. Đến năm Giáp Ngọ (1894), ông cố tôi mang theo ba người con chuyển đến Asan. Ông nội tôi có bảy người con, trong đó cha tôi là con trưởng. Ông nội vốn là một thầy giáo mở trường dạy chữ cho trẻ em trong làng. Vào thời đói khổ đó, cả làng chỉ có khoảng năm mươi hộ gia đình nghèo xơ xác. Ông nội chỉ biết đọc sách và dạy trẻ, không biết làm ruộng hay bất kỳ nghề nào khác để nuôi sống gia đình. Vì vậy, gánh nặng sinh nhai đổ lên vai cha tôi, con trai trưởng trong nhà. Cha tôi đã thay ông nội lo cho gia đình và chăm sóc sáu đứa em.

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 21 Cha tôi lập gia đình khá muộn, vì chẳng ai muốn gả con gái cho một người đàn ông đang gánh trách nhiệm nuôi cả sáu đứa em trong khi tài sản duy nhất chỉ là sự cần cù lao động. Khi cha tôi ba mươi hai tuổi, tôi mới chào đời. Tôi là con trai trưởng, sinh năm 1915. Năm đó mẹ tôi mới hai mươi hai tuổi. Vào mùa vụ, cha tôi làm lụng từ sáng đến tối muộn không biết đến ngày nghỉ. Ngay cả những lúc nông nhàn vào mùa đông, cha cũng chẳng bao giờ chịu ngồi không. Trong khi người khác nhậu nhẹt, chơi bời hoặc tụ tập bài bạc, cha tôi vẫn lặng lẽ làm việc. Ông cày đám ruộng bỏ hoang, san bằng chỗ cao, lấp chỗ thấp, xây đập và kéo nước tạo ruộng. Cha tôi là người chỉ biết làm việc. Cha tôi hào phóng chia ruộng đất mà mình đã tạo dựng nên bằng mồ hôi nước mắt cho từng người em để giúp họ có cuộc sống riêng khi lập gia đình. Tinh thần trách nhiệm của cha đối với người nhà thật sự khiến tôi ngưỡng mộ vô cùng. Cũng như cha mẹ có trách nhiệm nuôi nấng con cái, người con cả trong gia đình cũng chịu trách nhiệm chăm lo cho các em của mình. Cha đã dạy tôi biết sống có trách nhiệm với gia đình, không phải bằng lời nói suông mà bằng cách làm gương cho tôi. Tôi luôn ghi khắc bài học này trong tim mình. Cha tôi là người kiệm lời. Ngay cả khi cùng cha làm ruộng từ sáng tinh mơ đến chiều muộn, tôi hiếm khi nghe ông nói nhiều hơn đôi ba câu. Có lẽ cuộc trò chuyện dài nhất giữa cha con tôi với nhau là khi ông tìm được tôi - đứa con trai bỏ nhà ra đi - ôm tôi vào lòng và thuyết phục tôi trở về. Đó là lần đầu tôi bỏ nhà đi làm công nhân tải đất tại một công trường xây dựng đường sắt nơi vùng cao. Khi đó, cha đã đến tìm tôi và nói:

22 | Born Of This Land “Con là con trưởng trong nhà. Dù gia đình có bao nhiêu anh em thì con trưởng vẫn là trụ cột. Trụ cột không vững vàng thì gia đình sẽ sụp đổ. Bất kể có chuyện gì xảy ra, con phải có trách nhiệm ở lại quê hương và chăm lo cho các em. Nếu người bỏ nhà ra đi là các em của con thì cha sẽ không đi tìm như thế này đâu.” Cuộc trò chuyện dài tiếp theo diễn ra khi tôi bỏ nhà ra đi lần thứ ba. Lần đó, tôi trộm 70 won(1) tiền bán bò, lên Seoul học Trường Kế toán Gyeongseong gần Cung điện Deoksu và lại bị cha tôi đến bắt về. “Có bậc cha mẹ nào trên đời này không muốn con cái thành đạt? Nếu con có thể kiếm tiền để đưa cha mẹ cùng các em lên Seoul và chăm sóc cả nhà thì người cha già này chẳng ngăn cản con làm gì. Nhưng con nên nhớ con chỉ là một đứa trẻ nhà nông mới học xong tiểu học. Cha nghe nói ở Seoul có đầy người tốt nghiệp trung cấp mà vẫn thất nghiệp. Con nhìn lại xem bản thân mà xem. Con không có gì cả. Và một đứa không có gì như con sẽ không có chỗ đặt chân ở thành phố này. Cho dù có tốt nghiệp trường kế toán thì giỏi lắm là con chỉ có thể làm chân chạy vặt cho bọn Nhật Bản. Con sẽ khiến cả nhà ta phải ra đường ở trong lúc con mù quáng theo đuổi ước mơ ngu xuẩn đó của mình. Cha đã già rồi, vậy nên con phải là người gánh vác cả gia đình. Nếu con không nhận lấy trách nhiệm này thì nhà mình sẽ phải quay lại những tháng ngày bần cùng.” Đến tận bây giờ, tôi vẫn nghẹn ngào mỗi khi nhớ lại dáng đứng khom khom và đôi mắt rưng rưng của cha khi nói với tôi những lời đó trước cổng Cung điện Deoksu. (1) Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc.

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 23 Sau này, khi đã lên Seoul sống cùng tôi và thường xuyên thấy tôi bận rộn đi sớm về khuya vì công việc, cha cũng chưa một lần yêu cầu tôi phải về nhà sớm. Thay vào đó, ông thể hiện tình yêu thương không thể diễn tả bằng lời dành cho tôi bằng cách luôn thức đợi tôi về. Ông không ra đón hoặc cất tiếng gọi tôi mỗi khi tôi tan làm trở về, mà chỉ dùng tiếng “e hèm” thay cho lời chào “Mừng con về nhà”. Đó là cách người cha khắc khổ kiệm lời thể hiện tình yêu và sự quan tâm dành cho tôi. Tôi không rõ lý do nào đã khiến mẹ tôi đồng ý kết hôn với cha tôi, một người đàn ông hơn bà tận mười tuổi và nghèo đến mức không có tiền lo việc cưới xin. Theo lời những người lớn trong làng, mẹ tôi là “phúc lành từ trên trời rơi xuống” cho cha tôi. Trong mắt mọi người, mẹ tôi là người vợ tốt nhất mà một nông phu giỏi nhất có thể mơ ước. Không chỉ giúp đỡ việc đồng áng và chăn nuôi gia súc, gia cầm, mẹ tôi còn biết dệt vải. Bà dệt vải gai và đem đổi lấy vải bông để may quần áo cho cả nhà. Bên cạnh đó, bà còn không ngừng nuôi tằm dệt lụa. Tài dệt lụa của mẹ tôi có tiếng trong vùng. Trong khi người khác phải mất năm ngày để dệt xong một cuộn vải loại 6 mét, mẹ tôi chỉ cần hai ngày. Bà luôn tự đặt ra hạn mức công việc trong ngày và chỉ rời khung cửi sau khi đã hoàn thành mục tiêu. Để nuôi tằm dệt lụa, mẹ tôi cần một lượng lớn lá dâu tằm mỗi ngày. Vì không có ruộng dâu riêng nên chúng tôi phải lặn lội vào sâu trong núi hái lá dâu tằm dại. Tôi còn nhớ khi đó, anh em tôi mỗi đứa đều mang một cái bao theo mẹ lên núi từ sớm tinh mơ và hái lá dâu tằm cho đến khi hết sạch rồi mới về nhà. Mẹ tôi là một người không chịu thua kém người khác và không bao giờ để mình bị vượt mặt trong việc dệt vải. Ngay cả

24 | Born Of This Land khi giẫy cỏ, người ta làm một luống thì mẹ tôi phải làm xong hai luống mới cảm thấy hài lòng. Vào thời đó, phân bắc(1) là loại phân bón tốt nhất cho ruộng vườn. Vì vậy, cho dù là người lớn đang đến thăm bạn bè hoặc trẻ nhỏ đang chơi đùa quanh làng, ai cũng muốn đảm bảo rằng mình có thể đi vệ sinh tại nhà để đóng góp cho nguồn phân bón quan trọng này. Những đứa trẻ đến lớp học chữ Hán của ông tôi cũng không ngoại lệ. Nếu muốn đi vệ sinh thì chúng sẽ chạy về nhà, ngay cả khi chưa hết giờ học. Nhưng cũng có những đứa trẻ cảm thấy việc này quá phiền phức nên cứ bạ đâu đi đấy. Mẹ tôi tiếc chỗ “nguyên liệu phân bón” đó, nên một hôm bà mang một ít đậu rang đến và nói với bọn trẻ: “Từ nay về sau, trò nào đi tiểu vào thùng đựng nước tiểu đặt bên ngoài phòng học thì sẽ được thưởng một nắm đậu rang”. Nhờ sự tinh ý này, mẹ tôi đã thu thập được kha khá “nguyên liệu”. Khác với người cha trầm lặng chỉ biết cặm cụi làm việc của chúng tôi, mẹ tôi là người hoạt bát và năng động. Vào những đêm hè, khi cả gia đình quây quần quanh đống lửa và ăn bắp luộc, mẹ tôi thường kể những câu chuyện hài hước đến nỗi người trầm tĩnh như cha tôi cũng phải phì cười. Đối với anh em chúng tôi, gương mặt tươi cười đó của cha chính là biểu tượng của hạnh phúc. Tuy phải lao động vất vả và hiếm có lúc ngơi tay, nhưng mẹ tôi vẫn hết mực yêu thương con cái. Trong đó, tình yêu mà mẹ dành cho tôi, con trai cả, là không lời nào kể hết. Mẹ luôn dành cho tôi loại trái cây, khoai tây và những trái bắp ngon nhất. Vì điều này mà In-yung, đứa em có vóc dáng nhỏ bé hơn (1) Một loại phân hữu cơ được tạo thành từ phân người chưa phân hủy hoàn toàn.

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 25 tôi, thỉnh thoảng nói đùa rằng “Mẹ luôn dành cho anh cái to và cho em cái nhỏ nên em mới thấp bé như vầy!”. Theo lời của em gái Hee-yung, dù đi đâu thì mẹ vẫn luôn cầu nguyện cho tôi thành đạt. Khi ở nhà, hầu như đêm nào bà cũng đặt chén nước trên cái chum giữa sân để dâng lời cầu nguyện. Khi đi ra ngoài, bà có thể cầu nguyện trước một tảng đá lớn, một hồ nước, một ngọn núi hoặc thậm chí là một gốc cổ thụ. Nội dung lời cầu nguyện của bà không dành cho chồng hoặc những đứa con khác, mà luôn dành cho chỉ một mình tôi: “Tôi có một cậu con trai tài giỏi tên Chung Ju-yung, xin thần linh phù hộ cho nó một đời sung túc”. “Ăn ngon ngủ yên Chung Ju-yung của mẹ Khi vào ra Đông-Tây-Nam-Bắc Mặc lời đồn ác ý Vẫn chẳng chút nao lòng Chân khỏe mắt sáng Đi xa vạn nẻo đường Vẫn luôn được hộ mệnh Hãy nhìn xa trông rộng Là chiếc lá trong mắt người khác Là bông hoa trong mắt người khác Đứng vững trên đất bằng Thân tâm đều tinh anh Cầu mong sống lâu trăm tuổi Mỗi bước đi đều cho ra trái ngọt Mỗi lời nói đều tỏa hương thơm Để tất cả mọi người Đều nhìn lên ngưỡng mộ.”

26 | Born Of This Land Hình ảnh mẹ lẩm nhẩm lời cầu nguyện cho tôi ngay cả khi đang ru em tôi ngủ, nhổ cỏ hay dệt vải… vẫn luôn là ký ức đáng quý nhất mà tôi có về bà. “Tôi có một cậu con trai tài giỏi tên Chung Ju-yung, xin thần linh phù hộ cho nó một đời sung túc.” Vì hiểu mẹ nên tôi biết tại sao bà lại tích cực cầu nguyện như vậy. Bà đã bị vây khốn quá lâu bởi cái nghèo. Mặc dù làm việc quần quật để trang trải cuộc sống, cha mẹ tôi vẫn sống rất kham khổ vì còn phải lo cho cuộc sống của các chú của tôi khi họ lập gia đình. Gia đình tôi nghèo đến mức vào ngày đầu năm mới, anh em chúng tôi phải chia nhau một chiếc áo durumagi(1) duy nhất để mặc đi chúc Tết người lớn trong làng. Tôi là người đầu tiên mặc chiếc áo khoác đó, sau đó mới lần lượt đến In-yung rồi Soon-yung. Cuộc sống cơ cực của người nông dân thời đó thật sự không bút mực nào tả xiết. Họ chỉ có thể cầu trời mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Nhưng ngay cả khi may mắn có được vụ mùa bội thu sau một năm còng lưng cày cuốc thì chúng tôi vẫn còn đó nỗi lo không biết có đủ lương thực dùng cho cả năm hay không. Ruộng đất nhà nào cũng chỉ có một khoảnh, phương pháp làm nông thì thô sơ, nông cụ sơ sài; mưa nhiều thì úng, mưa ít thì hạn; nếu mưa xuân đến muộn một chút, nếu sương giá đến sớm hơn dự kiến hoặc nếu trời đổ mưa đá thì chúng tôi không thoát được cảnh mất mùa. Có khi may mắn được một vụ mùa khả quan thì hai vụ kế tiếp lại thất thu. (1) Áo khoác truyền thống của Hàn Quốc, dành cho phái nam.

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 27 Ông Chung Ju-yung (phải) với em trai Chung Soon-yung (giữa) vào khoảng đầu thập niên 1930 Khi mùa đông đến, quê hương Tongcheon của tôi phủ một màu tuyết trắng xóa. Có lúc tuyết rơi thành đống cao tới đầu, chúng tôi buộc phải đào đường hầm mà đi. Nếu gặp phải năm mất mùa, nhà ai cũng chỉ có chút lương thực cầm cự qua mùa đông. Vậy nên suốt những tháng tuyết phủ trắng núi Gangsan, chúng tôi chỉ có thể bữa sáng ăn cơm độn kê, bữa trưa nhịn, còn bữa tối thì cháo đậu qua ngày. Chúng tôi trải qua mùa đông khắc nghiệt như thế, và đến khi xuân sang thì lương thực hết sạch. Khi đó, chúng tôi lại lay lắt sống qua ngày bằng cách ăn rễ cây, vỏ cây và rau dại. Sống trong cảnh đói khát thật sự rất bi thảm. Vào thời kỳ đó, nhiều người không chịu được cái đói nên đã khăn gói rời quê hương đến Mãn Châu hay Bắc Gando.

MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU | 5 LỜI NÓI ĐẦU | 13 CHƯƠNG 1 CHA MẸ VÀ QUÊ HƯƠNG|19 Thương nhớ quê hương Tongcheon | 20 Thời niên thiếu và những lần tha hương lập nghiệp | 28 CHƯƠNG 2 KHỞI ĐẦU CỦA HYUNDAI|35 Từ công nhân bến tàu Incheon đến chủ cửa hàng gạo | 36 Xưởng sửa chữa ô-tô Ado | 42 Họa chuyển thành phúc ở mỏ khoáng sản Holdong | 49 Thời kỳ sau giải phóng ở phường Donam | 51 Công ty Công nghiệp Ô-tô Hyundai, Công ty Xây dựng Hyundai và cuộc nội chiến ngày 25 tháng Sáu năm 1950 | 56 Kinh nghiệm xương máu từ công trình Cầu Goryeong | 72 Nhưng cũng nhờ có công trình Cầu Goryeong… | 79 Thời gian và hành động quyết định sự thành bại | 85 Em trai Shin-yung | 97

506 | Born Of This Land CHƯƠNG 3 TÔI LÀ MỘT NHÀ XÂY DỰNG|105 Ngành xây dựng là nhân tố chính của hiện đại hóa | 106 Vươn ra thế giới | 109 Công trình Đập Soyang và những đắng cay | 118 Công trình đường cao tốc huyết mạch Seoul - Busan | 131 Công ty xây dựng - niềm tự hào lớn của tôi | 145 CHƯƠNG 4 CÔNG TY Ô-TÔ HYUNDAI VÀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HYUNDAI | 151 Công ty Ô-tô Hyundai và muôn ngàn sóng gió | 152 Chiếc xe ô-tô đầu tiên | 160 Thực hiện giấc mơ đóng tàu đã được ấp ủ từ đầu những năm 1960 | 182 “Công cuộc” đi vay tiền | 189 Thật sự có người còn “mất trí” hơn cả tôi | 200 Dấu son trong lịch sử ngành đóng tàu thế giới | 204 Những chuyện dở khóc dở cười | 209 Khủng hoảng dầu lửa và Công ty Đóng tàu Hyundai | 215

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 507 CHƯƠNG 5 NHỮNG THĂNG TRẦM Ở TRUNG ĐÔNG VÀ NĂM 1980 ĐẦY BIẾN ĐỘNG | 221 Tai nạn suýt chết | 222 Tiến sang Trung Đông | 229 Trung Đông và những khoảnh khắc khó quên | 232 Sóng to lại thêm gió lớn | 241 Cứ mặc sức mà chế giễu | 249 “Cỗ máy ủi” không ngừng tư duy | 257 Quỹ Asan vì những người yếu thế | 261 Mười năm trong vai trò Chủ tịch Liên đoàn Các ngành Công nghiệp Hàn Quốc | 268 Những năm cuối thập niên 1970 đầy biến động | 276 Công ty Quốc tế Hyundai bị Ủy ban An ninh Quốc gia thâu tóm | 281 Thời kỳ mọi nguyên lý kinh tế bị đảo lộn | 291 CHƯƠNG 6 ĐĂNG CAI THẾ VẬN HỘI OLYMPIC 1988 VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA THỨ NĂM | 295 Đăng cai Thế vận hội - niềm mong mỏi của Tổng thống Park Chung-hee | 296 Cú hích ở Baden-Baden | 301 Đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban Thể thao và Olympic trong hai năm hai tháng | 315

508 | Born Of This Land Công ty Điện tử Hyundai | 324 Tình yêu đất đai và cơ hội mở mang lãnh thổ | 332 Vụ đánh bom ở Rangoon và sự ra đời của Quỹ Ilhae | 344 Có vấp ngã mới trưởng thành | 349 Tham gia phiên điều trần trước Quốc hội | 364 CHƯƠNG 7 DỰ ÁN NÚI KIM CƯƠNG VÀ SIBERIA ĐẦY TIỀM NĂNG | 371 Khai thác núi Kim Cương - tâm nguyện chưa thành | 372 Cuộc hội kiến Tổng thống Gorbachev | 385 Nắm bắt cơ hội ở Siberia | 389 CHƯƠNG 8 CON ĐƯỜNG YÊU NƯỚC, THƯƠNG DÂN | 397 Con người là tài sản lớn nhất | 398 Tài sản của Hyundai, không phải của tôi | 400 Phát triển doanh nghiệp chính là yêu nước | 405 Doanh nghiệp càng lớn mạnh càng tốt | 413 Con đường phát triển kinh tế lấy tư nhân làm chủ đạo | 422 Xây dựng nền kinh tế từ những điều cơ bản | 427

Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách | 509 CHƯƠNG 9 TRIẾT LÝ CỦA TÔI, TINH THẦN CỦA HYUNDAI | 433 Tinh thần Hyundai | 434 Đã đến lúc phải giải quyết nạn tham nhũng! | 437 Sự giàu có và tiền bạc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau | 441 Chăm chỉ và cần kiệm sẽ dẫn đến cuộc sống sung túc | 444 Suy nghĩ tích cực là con đường dẫn đến hạnh phúc | 451 Những điều kiện để được hạnh phúc | 458 Người vợ bình dị | 461 Hàn Quốc thương yêu của tôi | 468 LỜI CUỐI SÁCH SINH RA TRÊN MẢNH ĐẤT NÀY | 477 PHỤ LỤC A Những hình ảnh Chung Ju-yung cùng gia đình | 483 PHỤ LỤC B Các cột mốc trong cuộc đời Chung Ju-yung | 493

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==