KHA MỞ HẠNH PHÚC A TOOLK T FOR HAPP NESS EMMA HEPBURN Bác sĩ Rom dịch
uống đủ nước, ăn đủ chất, nghỉ ngơi và ngủ đủ những mối quan hệ xã hội tích cực sống đúng với giá trị, ý nghĩa + mục đích của mình trải nghiệmsự kính phục vận động cơ thể vận động, tập thể thao, căng duỗi cơ thể ra ngoài thiên nhiên không gian xanh lục + xanh lam chơi đùa và tiếng cười sáng tạo và trạng thái dòng chảy cảm thấy được quý trọng lòng tốt + lòng trắc ẩn âm nhạc hát hò + nhảy múa vũ điệu hạnh phúc HẠNH PHÚC bộ não người Những thứ khiến
KHA MỞ HẠNH PHÚC A TOOLK T FOR HAPP NESS EMMA HEPBURN Bác sĩ Rom dịch
Đường Cong Hạnh Phúc Tất cả chúng ta đều lên + xuống theo đường cong & thay đổi loại trong suốt cuộc đời sức khỏe tinh thần suykiệt héo hon sức khỏe tinh thần ổn định sung mãn theo nghiên cứu của bác sĩ Huppert năm2009
Hạnh phúc là… SỰ THẬT LẦM TƯỞNG cảm nhận nhiều cảm xúc khác nhau luôn luôn là nhất thời một kỹ năng có thể học được một điều mà ta thường xuyên phải nỗ lực vun đắp một điều mà ta có thể tạo dựng ở đây + bây giờ lúc nào cũng thấy hạnh phúc một nơi mà ta đạt đến ích kỷ một điều mà ta sinh ra đã có, hoặc không có một điều mà ta phải chờ đợi không bao giờ cảm thấy buồn hay có những cảm xúc khó chịu khác
Chương 1 Thấu hiểu hạnh phúc Suốt tuổi thiếu niên, cứ mỗi khi lướt qua bất kỳ cửa hàng bán áp phích nào, chắc chắn mắt tôi sẽ thấy vô số tấm áp phích có khẩu hiệu “Hạnh phúc là...”. Đi kèm là một loạt cảnh hoàng hôn, tranh ảnh đẹp và những chú thích hài hước về ý nghĩa của hạnh phúc. Nghe thì có vẻ bình thường, nhưng những thông điệp này ảnh hưởng đến niềm tin của chúng ta về hạnh phúc, vì vậy, nó ảnh hưởng đến những gì chúng ta nghĩ có thể khiến mình hạnh phúc và cách chúng ta cố gắng để có được hạnh phúc. Không chỉ những tấm áp phích hồi thập niên 1990 mới đưa ra các thông điệp về bí mật của hạnh phúc, những thông điệp ấy còn tràn lan trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo, trong gia đình, nơi bạn bè đồng trang lứa, ở cả hành vi và niềm tin của xã hội. Chúng truyền vào não chúng ta, tác động đến suy nghĩ của chúng ta về hạnh phúc. Những thông điệp sai trái này dẫn đến những hành vi mà chúng ta hy vọng sẽ mang lại hạnh phúc, nhưng rốt cuộc lại thường đẩy ta vào một con đường khác. Để tạo nên một chiếc bánh kẹp hạnh phúc vững chắc, trước tiên ta cần phải hiểu được khi nào và tại sao điều này xảy ra. Ở chương này, chúng ta sẽ tách biệt sự thật khỏi những lầm tưởng về hạnh phúc, tìm hiểu cách bộ não giúp đỡ hay cản trở chúng ta tạo nên một chiếc bánh kẹp hạnh phúc vững chắc và hiệu quả.
CƯỜI LÊN NÀO Hạnh phúc không phải là đích đến nó chỉ là một nơi mà bạn ghé thăm trên đường đời Bạn đã đến được Vùng Đất Hạnh Phúc!
KHAI MỞ HẠNH PHÚC - 17 Sáu lầm tưởng về hạnh phúc Chúng ta đã bắt đầu quyển sách bằng cách tìm hiểu xem hạnh phúc là gì, giờ là lúc để nghĩ xem hạnh phúc không phải là gì. Niềm tin về hạnh phúc có thể ảnh hưởng đến lựa chọn, suy nghĩ, hành vi và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể thêm vào chiếc bánh kẹp hạnh phúc của mình những thành phần trông có vẻ hấp dẫn với hy vọng sai lầm rằng chúng sẽ khiến ta cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng thật ra, chúng chỉ khiến ta không thỏa mãn, muốn nhiều hơn hoặc để lại dư vị chua chát trong miệng. Biết được hạnh phúc không phải là gì có thể giúp ta xác định khi nào thành phần mà ta đang thêm vào chiếc bánh là sai lầm hoặc kỳ vọng của ta là phi thực tế, đồng thời có thể giúp đưa ra những lựa chọn sáng suốt rằng nên thêm gì vào và bỏ gì ra. Những lầm tưởng về hạnh phúc tồn tại nhan nhản trong các thông điệp mà chúng ta tiếp nhận từ xã hội – trong quảng cáo, trên phương tiện truyền thông và trong những câu chuyện chúng ta được nghe kể, cả công khai lẫn bí mật. Việc xác định những lầm tưởng này có thể giúp bạn suy nghĩ xem chúng có tác động thế nào đến thành phần chiếc bánh kẹp hạnh phúc của bạn. 1. Hạnh phúc mãi mãi về sau Hồi còn hay đọc truyện cổ tích cho con gái nghe, tôi đã làm con khó chịu bằng cách đổi “hạnh phúc mãi mãi về sau” thành “họ sống hạnh phúc mãi cho đến hai năm sau thì bắt đầu cãi vã và gây gổ với nhau, nhưng xen giữa những lần đó thì họ cũng có rất nhiều khoảng thời gian vui vẻ”. Tôi không chắc khi đó mình có nhận ra hay không, nhưng tôi đã cố gắng
18 - A TOOLKIT FOR HAPPINESS xóa bỏ lầm tưởng rằng việc có người yêu, kết hôn, có việc làm, con cái,… hay bất cứ điều gì bạn đang mong đợi, sẽ mang lại hạnh phúc vĩnh viễn. Hiện tượng này được gọi là “ngụy biện điểm đến” và nó sẽ diễn ra đại loại thế này: “Tôi sẽ hạnh phúc khi... tôi kết hôn/có được công việc đó/đạt được cân nặng lý tưởng/có được con kỳ lân cầu vồng đó” – cứ việc thêm bớt tùy thích. Cũng không nhất thiết những điều này sẽ không thể góp phần mang lại hạnh phúc cho bạn, vì chúng có khả năng (nhất là con kỳ lân cầu vồng); nhưng đúng hơn là chúng có lẽ sẽ không mang lại nhiều tác động như bạn mong đợi. Nghĩ về hạnh phúc theo cách này đồng nghĩa với việc chúng ta đang mong đợi hạnh phúc sẽ đến trong tương lai, khiến ta có thể không làm những việc giúp bản thân cảm thấy tốt hơn ngay ở đây và bây giờ. Tệ hơn nữa, một số điều mà chúng ta dành toàn bộ thời gian để cố gắng hướng đến vẫn có khả năng không mang lại cho ta hạnh phúc khi tới đích. Tóm lại, việc dành toàn bộ thời gian và sức lực có hạn của mình cho một mục tiêu phi thực tế chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. 2. Đích đến là Vùng Đất Hạnh Phúc Vùng Đất Hạnh Phúc – nơi mà mọi giấc mơ của bạn đều trở thành hiện thực. Nó ở ngoài kia, bạn chỉ việc tìm kiếm. Chắc chắn mục đích của sự tồn tại là tìm được chốn hạnh phúc, nơi chúng ta miễn nhiễm với những tàn phá và căng thẳng của cuộc đời? Lúc này, tôi rất muốn bán cho bạn một tấm vé đến Vùng Đất Hạnh Phúc, nhưng sẽ chóng thôi, những lời phàn nàn lại bắt đầu tràn ngập về cảm giác buồn không chịu nổi, những tác nhân gây căng thẳng đã len lỏi qua biên giới, và cả bản chất nhất thời của hạnh phúc nữa. Thật đáng buồn, Vùng Đất Hạnh Phúc sẽ sớm phải đóng cửa.
KHAI MỞ HẠNH PHÚC - 19 Sao ý niệm về Vùng Đất Hạnh Phúc này lại có thể sai đến vậy nhỉ? Ừ thì, đầu tiên là, nó cực kỳ phi thực tế. Dan Gilbert, Giáo sư Tâm lý học của Harvard, nói với chúng ta rằng: “Hạnh phúc không phải là đích đến, nó chỉ là một nơi mà bạn ghé thăm trên đường đời”. Nếu biết hạnh phúc sẽ không kéo dài, chúng ta sẽ chú ý và trân trọng hơn khi nó ghé thăm. Chính bản chất tạm thời của cảm xúc này giúp ta biết rằng mình đang hạnh phúc và chính sự tương phản với các trạng thái tâm lý khác khiến nó cho ta cảm giác dễ chịu. Chúng ta có thể không thích những cảm xúc “tiêu cực”, nhưng nếu nhận ra đó là một phần bình thường của đời sống thì ta sẽ không thất vọng. Ta nên có những kỳ vọng thực tế và học cách sống sao cho chỉ cần ghé thăm Vùng Đất Hạnh Phúc là đủ, vì biết rằng ta sẽ tìm được nhiều túi hạnh phúc nữa trong tương lai. 3. Có thể cô ấy/anh ấy/họ sinh ra đã như vậy… Một số người dường như tìm thấy niềm vui ở khắp nơi. Nếu chúng ta không như vậy thì liệu ta có thể học cách để trở nên hạnh phúc không? Nếu coi hạnh phúc là một đặc tính bên trong, bạn có thể bắt đầu nghĩ rằng dù có cố gắng để được hạnh phúc thì cũng chỉ vô nghĩa mà thôi, vì bạn “không phải là tuýp người như vậy”. Tuy chắc chắn rằng quan điểm sống có ảnh hưởng đến cách bạn tiếp cận và tương tác với thế giới, nhưng tính cách thì lại không cố định, nó có thể thay đổi theo độ tuổi và bối cảnh. Aristotle cho rằng hạnh phúc là một kỹ năng cần học chứ không phải một nét tính cách, và nghiên cứu hiện đại cũng cho chúng ta biết rằng tốt hơn nên nghĩ về hạnh phúc theo hướng này. Tuổi thơ của chúng ta đặt nền móng cho hệ thống niềm tin và cách ta tương tác với thế giới. Nhưng
20 - A TOOLKIT FOR HAPPINESS bộ não lại được thiết kế để học hỏi, nên nếu hiểu được cách mình phát triển các khuôn mẫu tư duy và cư xử, ta có thể học được cách tạo ra những khuôn mẫu mới. Đây là cơ sở cho mọi phương pháp điều trị tâm lý và có những bằng chứng đầy thuyết phục cho thấy nó có tác dụng cải thiện tâm trạng khi chúng ta cảm thấy khổ sở. Cũng có bằng chứng cho thấy các kỹ thuật tâm lý tích cực có thể đẩy chúng ta tiến xa hơn trên đồ thị hạnh phúc, chỉ ra rằng chúng ta thực sự có thể học được kỹ năng sống hạnh phúc. 4. Hạnh phúc là… không bao giờ cảm thấy buồn khổ Thật tai hại khi cảm xúc thường được chia thành hai loại là tiêu cực và tích cực. Điều này có thể dẫn đến niềm tin rằng chúng ta chỉ cần những cảm xúc tích cực. Đúng vậy, hạnh phúc phần nào chính là cảm thấy thêm vui vẻ và bớt khổ sở, nhưng nó không có nghĩa là không hề cảm thấy khổ sở. Trước hết, ta hãy xem xét những loại cảm xúc này. Chắc gì tức giận và buồn bã là những cảm xúc tiêu cực? Đôi khi sự tức giận lại là đồng minh tốt nhất khi nó dẫn đường cho tôi đến với những điều khiến tôi thực sự muộn phiền và cần giải quyết. Còn về nỗi buồn, đôi khi cuộc sống có thể thật buồn, nhưng quan trọng là bạn phải nhận ra và công nhận điều này. Giờ hãy xem xét hạnh phúc, bạn có chắc đó là một cảm xúc tích cực? Tôi nhớ có một giai đoạn trong đời, mỗi món đồ mới mua đều mang lại cho tôi sự vui thích ngắn hạn, còn khoản nợ tích tụ lại không khiến tôi hạnh phúc chút nào. Mặt khác, những việc khiến ta lập tức cảm thấy thật vớ vẩn (trong trường hợp của tôi là tập thể dục) lại giúp ta vui vẻ về dài hạn. Vì vậy, cảm xúc tiêu cực không phải lúc nào cũng xấu và những cảm xúc tích cực không phải lúc nào cũng giúp ta hạnh phúc.
KHAI MỞ HẠNH PHÚC - 21 Nếu nghĩ rằng mình không nên cảm thấy khổ sở, thì khi điều không thể tránh khỏi đó xảy ra, chúng ta có thể cảm thấy mình đã làm một việc sai lầm hoặc tự chỉ trích bản thân – và thế là ta càng thấy khổ sở hơn. Việc kìm nén những cảm xúc tiêu cực đang gây mệt mỏi cho bộ não và cơ thể, cùng sự căng thẳng là hệ quả của nó, sẽ khiến bạn bớt hạnh phúc. Cải thiện cảm nhận là hiểu rõ cảm xúc của mình và hồi đáp theo hướng có ích, thay vì loại bỏ chúng. 5. Chỉ cần chọn hạnh phúc là được Sẽ chẳng tuyệt vời sao nếu mỗi sáng ra khỏi giường, ta có thể nói “Tôi chọn hạnh phúc!” và liền cảm thấy như đang bay bổng trên mây suốt cả ngày, thật vô tư và tung tăng trong nắng. Nhưng dù chọn thế nào, những đám mây vẫn sẽ trút chúng ta xuống Trái đất như mưa để rơi tõm vào một vũng bùn lớn, khiến ta cảm thấy buồn bã, ướt sũng và chán ngấy. Bởi vì, tất nhiên không đơn giản chỉ việc chọn hạnh phúc là xong. Nếu như vậy thật thì tôi hẳn đã mất việc từ lâu rồi. Ngoài ra còn có một hàm ý ẩn ngầm đằng sau khái niệm này. Nếu hạnh phúc là lựa chọn thì có phải bất hạnh cũng do ta chọn? Điều này trực tiếp đổ lỗi sự bất hạnh cho những người không hạnh phúc. Nó chẳng những cực kỳ vô tác dụng đối với những người bị trầm cảm, mà nó còn không tính đến lịch sử cuộc sống phức tạp, các yếu tố văn hóa, môi trường và hệ thống tổng thể, các hệ thống niềm tin, các cơ chế của não bộ và khuôn mẫu hành vi góp phần tạo nên cảm xúc của chúng ta. Trong nhiều năm làm việc với con người, tôi đã gặp nhiều người không biết cách thay đổi những yếu tố phức tạp khiến họ cảm thấy khổ sở, hoặc những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn đến mức khiến
22 - A TOOLKIT FOR HAPPINESS bất kỳ ai cũng phải cảm thấy khổ sở. Vậy có phải họ đã chọn điều đó không? Chỉ một từ thôi: KHÔNG. Tất cả chúng ta, ngay cả các nhà tâm lý học hiểu biết nhiều về lý thuyết hạnh phúc, đều có một bộ não thiên về những thành kiến và hệ thống niềm tin thông thường, vốn ảnh hưởng đến cách ta cảm nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể học cách nhận ra bộ não, suy nghĩ và hành vi đôi khi không giúp ích gì cho mình và làm sao để quản lý chúng tốt hơn, tìm cách cải thiện sự viên mãn. Như vậy, chúng ta không thể lựa chọn hạnh phúc, nhưng có thể chọn hiểu được những gì ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình và cố gắng làm những việc giúp bản thân cảm thấy vui vẻ hơn trong cuộc sống hằng ngày. 6. Hạnh phúc là ích kỷ Chúng ta có thể nghĩ rằng hạnh phúc là sự buông thả bản thân, hoặc những yếu tố mang lại cho chúng ta hạnh phúc phải như vậy; và thế là, chúng ta lại loại trừ chúng khỏi cuộc đời mình. Tuy nhiên, việc bạn hạnh phúc hơn sẽ có tác động tích cực đến những người gần gũi nhất với bạn, cũng như các mối quan hệ xã hội rộng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự viên mãn tăng lên cũng giúp chúng ta có khả năng chăm sóc người khác nhiều hơn, thậm chí có thể thêm kiên nhẫn và thấu hiểu. Hạnh phúc và lòng trắc ẩn (với cả bản thân bạn và người khác) về bản chất có sự liên kết với nhau. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng hạnh phúc chắc chắn không thể là ích kỷ.
KHAI MỞ HẠNH PHÚC - 23 Thực tế Hạnh phúc là một thứ mà ai cũng phải nỗ lực trau dồi BÀI TẬP Những niềm tin của riêng tôi về hạnh phúc Sử dụng các phát biểu sau đây để kiểm tra xem niềm tin của bạn về hạnh phúc có thực tế hay không. Tôi tin Hạnh phúc là không bao giờ cảm thấy buồn Thực tế Hạnh phúc đòi hỏi những cảm xúc khác, kể cả những cảm xúc gọi là tiêu cực Thực tế Hạnh phúc là một kỹ năng mà ta có thể học được Tôi tin Hạnh phúc là thứ bạn sinh ra đã có (hoặc không có) Thực tế Hạnh phúc luôn chỉ là cảm xúc nhất thời Tôi tin Hạnh phúc là một trạng thái trường tồn mà tôi sẽ đạt được ở một thời điểm nào đó Tôi tin Hạnh phúc sẽ đến khi tôi có được, làm được hay đạt được điều gì đó Thực tế Hạnh phúc là một thứ tôi có thể nỗ lực trau dồi ở đây và bây giờ Tôi tin Hạnh phúc là một thứ tự động xảy ra
Lời giới thiệu 6 Chương 1 Thấu hiểu hạnh phúc 15 Sáu lầm tưởng về hạnh phúc 17 Hạnh phúc và bộ não 25 Năm rào cản của hạnh phúc 33 Hiểu được hạnh phúc của chính mình 41 Chương 2 Điều gì khiến ta hạnh phúc? 49 Kết nối để hạnh phúc 51 Ý nghĩa, mục đích và hạnh phúc 57 Kích hoạt hạnh phúc 65 Điều hướng những cảm xúc khó khăn 73 Kiểm soát hạnh phúc 79 Chương 3 Nhận thức về hạnh phúc 87 Tin vào hạnh phúc 89 Lòng trắc ẩn và hạnh phúc 97 Nghĩ về hạnh phúc 105 Nhận biết hạnh phúc 113 Mục lục
Chương 4 Bảo vệ hạnh phúc 121 Bảo vệ bản thân khỏi căng thẳng 123 Bảo vệ thời gian của bạn 129 Những rủi ro khác đối với hạnh phúc của bạn 135 Chương 5 Xây dựng hạnh phúc 143 Thói quen hạnh phúc 145 Hành động hạnh phúc 151 Thiết kế bối cảnh để có được hạnh phúc 157 Chương 6 Khi hạnh phúc lạc lối 163 Khi cuộc sống mang lại hạnh phúc 165 Khi hạnh phúc lảng tránh bạn 173 Kết luận - Hạnh phúc dù nhiều hay ít 180 Đọc thêm 186 Lời cảm ơn 190
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==