KHA MỞ CẢM XÚC A TOOLK T FOR YOUR EMOT ONS EMMA HEPBURN Bác sĩ Rom dịch
Cảm Xúc Của Tôi Chỉ Một Vài hối hận ăn năn phật lòng căm phẫn nhớ nhà bối rối thèm muốn giận dữ nhút nhát e thẹn e sợ đầy cảm hứng vỡ mộng Căng thẳng do thay đổi công nghệ quá nhanh Trạng thái lo sợ đầy căng thẳng Khao khát thứ gì đó mà chúng ta không còn, và rất muốn có Yêu say đắm mê mệt – đầu óc lúc nào cũng chỉ toàn tiếng hót líu lo Cảm giác lạc lõng khó thấy nhưng dai dẳng Niềm vui khi nói rằng mặc xác nó Nhận ra rằng thế giới mà bạn trải nghiệm nhỏ bé biết bao Một mối quan hệ bạn bè kết thúc đã lâu nhưng bạn không thể rũ bỏ khỏi đầu mình Mong muốn níu giữ khi thời gian trôi qua TECHNOSTRESS THE HEEBIEJEEBIES MONACHOPSIS STRIKHEDONIA ONISM DESIDERATUM TWITTERPATED ANCHORAGE HEARTWORM
KHA MỞ CẢM XÚC A TOOLK T FOR YOUR EMOT ONS EMMA HEPBURN Bác sĩ Rom dịch
Bộ Não Và Cảm Xúc Của Tôi Ê! NGỪNG thở đi! Ê ông kia! NGỪNG đập đi! Nè não! NGỪNG những cảm xúc này lại! Nhưng đó là công việc của tụi tui mà? Nhưng đó là nhiệm vụ của tôi mà? Nhưng tôi được thiết kế để làm việc này mà?
Làm Quen Với Những Cảm Xúc Yeeee! Xin đừng xua đuổi chúng tôi Chào! Chúng tôi là những cảm xúc Tất cả bọn họ tới từ đâu vậy? Làm sao có thể nhét vừa tất cả vào bộ não của tôi? Rất vui được gặp bạn Tôi thì không …và cơ thể bạn Chúng tôi là thành phần thiết yếu của bộ não Còn nhiều nhiều nữa Và hướng dẫn những việc cần làm Để giúp bạn đưa ra quyết định Để giữ an toàn cho bạn Để phát hiện nguy hiểm Vâng, chúng tôi sẽ cố hết sức! Chúng tôi ở đây để giúp đỡ
Chương 1 Nhận biết cảm xúc Ai cũng có cảm xúc – hành trình tàu lượn siêu tốc đưa chúng ta qua những cảm xúc đó mỗi ngày. Nhưng bạn đã bao giờ dừng lại để tự hỏi cảm xúc thực sự là gì chưa? Chúng là gì mà lại có ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống của ta đến vậy, tại sao ta lại có những khi lên cao, xuống thấp và mắc vào vòng xoắn cảm xúc? Những câu hỏi này không dễ trả lời như bạn nghĩ đâu. Muốn trả lời (trong khả năng tốt nhất hiện thời của khoa học), ta sẽ phải du hành đến những vùng đất tưởng tượng, du hành ngược thời gian (có dừng lại chút xíu để gặp Darwin), lướt tới tương lai và thậm chí còn nướng một mẻ bánh quy nữa. Bạn có thể trải nghiệm một vài cảm xúc trên hành trình đó: có thể là nhẹ nhõm, vì loại bỏ được những lầm tưởng về cảm xúc ra khỏi đường tàu; có thể là bối rối, khi những gì ta thực sự tin tưởng về cảm xúc bị lung lay; có thể là thích thú, khi ta cùng nướng vài chiếc bánh quy cảm xúc; và sự kinh ngạc đầy hy vọng, về bộ não tuyệt vời và siêu năng lực dự đoán mạnh mẽ của nó, vốn luôn đi trước bạn một bước. Tất nhiên, bạn cũng có thể không trải nghiệm cảm xúc nào trong số này, hoặc bạn cảm thấy hoàn toàn khác, bởi vì, như chúng ta sẽ thấy khi đi tiếp qua chương này, những sắc thái cảm xúc cũng đa dạng không kém tất cả các loại và mùi vị bánh quy trên thế giới này.
Vùng Đất Không Một Cảm Xúc Tồi Tệ Để tụi tui quay trở lại… Tụi tui sẽ cho bạn thấy sự không công bằng ở đây! Họ sẽ nhớ chúng ta sớm thôi Những quyết định kỳ lạ… Tôi có thể giúp bạn đối phó với chúng Cứ luôn cười và vui tươi đi Ở đây chỉ được vui vẻ thôi! Mọi thứ thật tuyệt! Tôi là một thiền sư Cẩn thận! NGUY HIỂM! Quăng dây cho chúng tôi… Tôi chỉ cần một cái ôm mà thôi Ít nhất cũng cho chúng tôi thấy một chút tình thương chứ Bọn họ toàn nói những thứ vô nghĩa... Hãy để chúng tôi giúp giải quyết mọi chuyện
KHAI MỞ CẢM XÚC - 17 Tại sao chúng ta lại có cảm xúc? Trước khi cố gắng định nghĩa cảm xúc, ta hãy thử nghĩ về mục đích của chúng. Tại sao chúng ta lại có những cảm nhận khiến ta thấy như đang mắc kẹt trên một chiếc tàu lượn cảm xúc? Đúng vậy, cảm xúc đôi khi khiến ta cảm thấy như mình đang ở trên đỉnh thế giới, lao thẳng vào niềm hân hoan, nhưng cũng có thể dìm ta xuống vực sâu của bóng tối, khiến ta không nhúc nhích nổi hoặc cảm thấy mất kiểm soát. Nếu có thể chỉ trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp và rũ bỏ tất cả cảm xúc khủng khiếp thì chẳng phải cuộc sống của ta sẽ tốt đẹp hơn sao? Vùng đất Không Một Cảm Xúc Tồi Tệ Để trả lời cho câu hỏi này và cân nhắc xem tại sao cảm xúc lại đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, hãy rẽ vào một thế giới dường như không tưởng: vùng đất Không Một Cảm Xúc Tồi Tệ, nơi mà mọi cảm xúc tiêu cực đều bị tống khứ. Ở đây, con người sẽ không cảm thấy căng thẳng, giận dữ, sợ hãi, khó chịu, cay đắng, ghen tỵ, tội lỗi hay buồn bã. Có thể xem là một tụ điểm văn hóa đầy vui vẻ của thời nay. Thế nhưng, ngay sau đó, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Có điều gì đó kỳ lạ trong cách cư dân ở vùng đất không biết buồn này đưa ra quyết định. Họ dường như không thèm cân nhắc xem quyết định của mình có gây rủi ro và ảnh hưởng gì cho bản thân hay người khác không. Họ dường như không học hỏi gì từ kinh nghiệm trong quá khứ để có những quyết định tốt hơn. Trên thực tế, cách họ quyết định khác xa với những gì chúng ta thường cho là hợp lý. Khi xuất hiện nguy hiểm, họ không
18- A TOOLKIT FOR YOUR EMOTIONS phát hiện ra và hành động ngay lập tức – họ trở thành những người ngoài cuộc đầy thụ động, ngờ nghệch theo dõi, trong khi những rủi ro ấy có thể gây tổn thương hoặc thậm chí giết chết họ. Khi có người qua đời, sẽ không ai than khóc. Khi bệnh tật tấn công, họ cũng không dừng lại để nghỉ ngơi. Họ luôn cảm thấy tuyệt vời, thế nên cứ tiếp tục đi, để cho bệnh tật tàn phá cơ thể đến mức không có cơ hội hồi phục. Kết nối xã hội dường như cũng bị phá vỡ. Người ta không để ý mình đã vượt qua các giới hạn ứng xử trong xã hội lúc nào, vậy nên họ sẽ không xin lỗi hay cố gắng thay đổi. Không một ai tức giận khi các giá trị đạo đức bị xâm phạm, nên cũng không có hành động nào được thực hiện. Họ không thấy đồng cảm với câu chuyện của người khác; họ không ôm nhau khi gặp khó khăn hoặc ngồi cạnh người khác để thể hiện sự cảm thông. Đổi lại, niềm vui sẽ trở nên vô nghĩa. Vì không có gì để so sánh nên thật khó để nhận ra cảm giác dễ chịu. Con người không còn khả năng phân biệt giữa các yếu tố tạo ra niềm vui và nguy hiểm; không có dữ liệu nào từ các giác quan cho họ biết rằng rắn rất nguy hiểm và cà chua thối có thể gây ngộ độc. Không có thông tin nào nói cho họ biết rằng điều gì là tốt hay xấu cho họ, hoặc hướng dẫn họ làm sao để sống tốt nhất trong quãng đời ngắn ngủi trên Trái đất này. Vùng đất không tưởng về cảm xúc của chúng ta dần trở nên phản địa đàng, bởi vì cảm xúc (chứ không chỉ riêng những cảm xúc dễ chịu) là rất cần thiết đối với con người. Chúng hỗ trợ ta trong quá trình suy luận và đưa ra quyết định. Chúng giúp ta xử lý thông tin đầu vào từ các giác quan và tạo ra ý nghĩa cho
KHAI MỞ CẢM XÚC - 19 thông tin đó. Chúng giúp ta hiểu thế giới và biết cách ứng phó. Chúng giúp ta giao tiếp và đồng cảm. Chúng giúp bộ não dự đoán tương lai dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ. Chúng giúp ta sống và tồn tại. Không ai vờ vĩnh rằng cảm xúc được thiết kế một cách hoàn hảo hoặc luôn luôn hữu ích: chúng thường cản trở và có thể tác động tiêu cực đến hành động, quyết định của ta. Tuy nhiên, nếu được lựa chọn thì chọn có (tất cả) cảm xúc sẽ tốt hơn nhiều so với không có cảm xúc nào. Chúng ta đã khiến các cảm xúc của mình thấy tồi tệ đủ lâu rồi! Đã đến lúc dành cho cảm xúc sự tín nhiệm xứng đáng bằng cách xem xét một số con đường mà chúng thường giúp ta vượt qua cuộc sống. Cảm xúc giúp chúng ta hiểu được thế giới phức tạp này. Trong từng khoảnh khắc mỗi ngày, luôn có vô số dữ liệu đến với ta và bộ não cần phải hiểu. Vậy nên, nó sẽ tạo ra các khái niệm để phân chia dữ liệu này thành các cấu trúc có thể quản lý, nhằm giúp ta trả lời các câu hỏi như: “Chuyện quái gì đang xảy ra vậy?” và “Tôi nên làm gì đây?”. Cảm xúc là quá trình bộ não xây dựng ý nghĩa từ tất cả dữ liệu, bao gồm dữ liệu từ cơ thể bạn, để xác định xem cần làm gì. “Cái gì bù xù thế? Đó là một con chó. Được rồi, tôi thích chó. Nhưng khoan đã, còn cái gì bù xù đang gầm gừ đằng kia – nguy hiểm đấy. Tôi thấy sợ… chạy đi!” Với con chó thứ hai, não của bạn đã kết hợp dữ liệu bên ngoài với dữ liệu bên trong (cảm giác của cơ thể) để tìm ra ý nghĩa và xác định rằng bạn đang sợ hãi, cần phải hành động ngay. Cảm xúc hỗ trợ chúng ta tìm ra ý nghĩa từ cả núi thông tin và hiểu được chuyện gì đang xảy ra.
20- A TOOLKIT FOR YOUR EMOTIONS Cảm xúc hỗ trợ việc ra quyết định. Cảm xúc là trung tâm trong các quyết định của chúng ta. Đúng là đôi khi chúng có thể khiến ta lầm đường, nhưng chúng cũng có thể giúp ta xây dựng đường đi dựa trên kinh nghiệm quá khứ, xác định rủi ro và phản ứng. Nhà nghiên cứu cảm xúc Antonio Damasio nói: “Các cảm xúc được triển khai tốt dường như là một hệ thống hỗ trợ mà nếu không có nó… thì lý trí không thể hoạt động đúng đắn được”. Cảm xúc cũng có thể giúp xác định được vấn đề. Chúng có thể báo hiệu rằng có điều gì đó cần thay đổi hoặc điều gì đó đang tạo ra căng thẳng mà ta cần giải quyết. Cảm xúc không phi lý trí. Cuộc chiến do con người tạo ra giữa cảm xúc và lý trí đã bắt đầu từ tận thời Hy Lạp cổ đại, khi Plato đưa ra các giả thuyết. Suốt nhiều thế kỷ, lý trí được coi là khả năng ưu việt của con người khi chiến đấu với những cảm xúc phi lý trí. Các phiên bản của câu chuyện này được kể theo nhiều cách: đạo đức và trái đạo đức; lý trí và phi lý trí; bản năng và tự kiềm chế. Trong các sách tâm lý học ngày nay, điều này được nhắc đến qua lý thuyết ba cấp độ não: não thằn lằn (não bò sát) chịu trách nhiệm cho các bản năng cơ bản; não khỉ hay não thú chịu trách nhiệm cho cảm xúc; và tân vỏ não hay não người đặc trưng của chúng ta, chịu trách nhiệm cho lý tính và suy luận, kiểm soát các phần não khác. Cho tôi nói rõ chỗ này – nếu có ai bảo rằng có một con thằn lằn trong não bạn thì đừng tin. Giải phẫu học não cơ bản hỗ trợ cho ý tưởng này vẫn còn nhiều thiếu sót, vì nó không dựa trên cách bộ não chúng ta phát triển hay hoạt động. Cảm xúc và lý trí không nằm ở các phần riêng biệt của não và cũng không xung đột với nhau; mà thật ra về bản chất, chúng lại gắn bó chặt chẽ. Nếu nghĩ kỹ ta sẽ thấy, cảm xúc
KHAI MỞ CẢM XÚC - 21 thường hoàn toàn hợp lý. Cảm giác bị đe dọa khi có ai hét vào mặt bạn trên đường, hoặc cảm giác buồn bã khi con cá vàng bạn yêu quý bị chết – cả hai cảm xúc ấy đều rất hợp lý. Ngay cả những cảm xúc có vẻ hoàn toàn phi logic ở một thời điểm nào đó cũng có thể hợp lý nếu xét về căn nguyên của chúng. Cảm xúc giúp ta an toàn và sống sót. Nếu không có cảm xúc, ta sẽ không cảm thấy sợ khi cần thiết và có thể sẽ bị con chó thứ hai mà ta nhìn thấy trước đó tấn công (xem trang 19). Cảm xúc giúp chúng ta phát hiện những hiểm nguy nổi lên từ khối dữ liệu khổng lồ đến với chúng ta mỗi ngày và vận dụng kinh nghiệm để dự đoán nguy hiểm, để biết khi nào thì nên chạy trốn. Chúng đặt cơ thể và tâm trí ta vào những trạng thái giúp ta kiểm soát được mối nguy hiểm đó, và cuối cùng sẽ giúp ta sống sót. Về bản chất, cảm xúc gắn liền với ký ức. Hãy nhớ lại những lúc không vui trong đời: bạn sẽ không chỉ nhớ lại hình ảnh hay từ ngữ, mà còn cảm nhận lại được những ký ức đó. Cảm nhận là một phần cố hữu của ký ức và những ký ức này dẫn dắt chúng ta hành động trong hiện tại, cho biết có thể mong đợi gì từ tình huống đang gặp, căn cứ trên những gì chúng ta đã biết về nó từ lần trước. Để hiểu được thông tin hiện tại, bộ não của chúng ta sẽ kiểm tra xem dữ liệu nào từ ngân hàng dữ liệu phù hợp nhất với nó và phản ứng theo đó. Cảm xúc giúp chúng ta biết nên hành động ra sao (bằng cách giúp ta dự đoán tương lai). Từ những ví dụ trên, ta có thể thấy rằng cách ta cảm nhận giúp xác định những gì cần làm trong tình huống mà ta gặp phải. Đây có thể là một hành động
22- A TOOLKIT FOR YOUR EMOTIONS thể hiện qua thái độ, chẳng hạn như khóc khi xem một bộ phim buồn hoặc trốn tránh một con chó đáng sợ. Hoặc bạn có thể cảm thấy cáu bẳn vì đói và cần phải được ăn ngay. Cảm xúc là những tín hiệu giúp não định hướng các phản ứng thể chất và hành động nếu cần. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn quên ăn trưa hoặc có mối đe dọa mà bạn cần phải ứng phó, nhưng đôi khi bộ não của bạn vẫn tiếp tục áp dụng các quy tắc hoặc đưa ra dự đoán ngay cả khi chúng không còn liên quan. Hiểu được căn nguyên tại sao những phản ứng này được tạo ra sẽ giúp ta có được những công cụ quan trọng để ngăn chặn chúng. Cảm xúc giúp chúng ta quản lý các nguồn lực của mình. Một trong những lý do chính của cảm xúc (và hóa ra cũng là mục đích chính của bộ não) là giúp quản lý “ngân sách cơ thể”. Năng lượng và các nguồn lực của chúng ta chỉ có hạn, vậy nên bộ não cần quản lý những thứ này một cách khôn ngoan. Trên thực tế, năng lượng từ lâu đã gắn liền với cảm xúc. Nguồn gốc của từ “cảm xúc” là mot (một từ Latin có nghĩa là chuyển động), được sử dụng ở nước Anh hồi thế kỷ 17 để mô tả chuyển động của cơ thể. Khái niệm này được phát triển vào thế kỷ 18 để mô tả các chuyển động hoặc thay đổi của cơ thể gắn liền với cảm giác tinh thần (xem mục Đọc thêm ở trang 186 để biết thêm thông tin). Cảm xúc (ví dụ như lo lắng) định hướng bộ não nói cho cơ thể biết rằng cần phải làm gì để giúp bạn. Cơ thể có cần gửi thêm năng lượng đến não để giúp tỉnh táo vì người đang tiến đến kia là quản lý của bạn, hay có thể tiết kiệm năng lượng và cứ thoải mái vì thật ra đó là một người bạn mà thôi? Cảm giác đúng lúc tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều có thể giúp bạn và bộ não đưa ra quyết định khi nào nên dốc cạn năng lượng và khi nào nên tiết kiệm. Bộ não liên tục làm việc đằng sau cánh gà để
KHAI MỞ CẢM XÚC - 23 cố gắng quản lý việc gửi và rút năng lượng nhằm duy trì một trạng thái cân bằng lành mạnh. Cảm xúc giúp chúng ta kết nối với người khác. Cảm xúc cung cấp một ngôn ngữ chung về mặt văn hóa, giúp chúng ta truyền đạt ý nghĩa, kết nối với người khác và giúp người khác hiểu được cách phản hồi. Bộ não cũng liên tục nhận biết cảm xúc của người khác và phản ứng lại bằng cảm xúc của chính ta, như vậy nó có thể biết cần hành động thế nào. Một tin tức đáng thương sẽ thôi thúc bạn quyên góp; một cái ôm khi con bạn đang buồn sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh của bé – và của bạn nữa. Cảm xúc gắn kết chúng ta, liên kết bộ não và cơ thể, đồng thời cho phép chúng ta hỗ trợ người khác và giúp họ phát triển.
Bối rối và luống cuống Tiếng Anh Một sự kết nối sâu sắc với quê hương Sự bồn chồn khi khách sắp đến Tiếng xứ Wales Tiếng Inuit Lời giới thiệu: Một thế giới cảm xúc 5 Chương 1 Nhận biết cảm xúc 15 Tại sao chúng ta lại có cảm xúc? 17 Đừng coi chúng tôi là cơ bản 25 Công thức cho các cảm xúc 31 Tôi dự đoán sẽ có một cuộc náo loạn! 39 Chương 2 Tại sao chúng ta lại phản ứng khác nhau 45 Một hộp cảm xúc nhiều vị 47 Thế giới quanh ta 55 Bộ não suy tư 63 Chương 3 Phản ứng với cảm xúc của chúng ta 71 Phản ứng mà chúng ta học được đối với các cảm xúc 73 Biến giùm đi! 81 Xác định cảm xúc của bạn 89 Thể hiện bản thân 97 Không gian giữa cảm xúc và hành động 105 Mục lục
Quyết tâm phi thường khi đối mặt nghịch cảnh Tiếng Phần Lan Tiếng gọi của những nơi xa Tiếng Đức Tâm trạng vui tươi khi kết thúc ngày làm việc Tiếng Đức Chương 4 Những cảm xúc tốt đẹp 117 Những cảm xúc êm trôi 119 Những cảm xúc lạc quan 127 Chương 5 Những cảm xúc không mấy dễ chịu 137 Lo âu và sợ hãi 139 Tức giận 147 Nỗi buồn 153 Cảm giác tội lỗi và xấu hổ 161 Chương 6 Các khuôn mẫu cảm xúc và hành vi 171 Tạo ra và phá vỡ khuôn mẫu 173 Cảm xúc: Hành trình vẫn tiếp tục 183 Đọc thêm 186
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==