Hạt Giống Tâm Hồn Tập 8: Những Câu Chuyện Cuộc Sống

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH First News tổng hợp và thực hiện Tái bản có chỉnh sửa và bổ sung Những câu chuyện cuộc sống 8

10 Tình yêu diệu kỳ “Món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể trao tặng người khác là chấp nhận và yêu thương họ vô điều kiện.” - Brian Tracy Mẹ tôi mắc chứng mất trí nhớ - hậu quả của những cơn đột quỵ mà trước đây mẹ thường gặp phải. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một người mạnh khỏe và luôn tươi cười, mẹ tôi yếu dần và không thể tự mình làm những công việc thường ngày nữa. Với hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó, đây quả là một cú sốc lớn. Chồng tôi thường đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về nhà vài ngày, và tôi cũng phải đi làm để trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình. Tôi có hai người con - con gái Theresa năm nay chín tuổi và cậu

11 Những câu chuyện cuộc sống con trai Ben vừa lên sáu. Đồng lương ít ỏi của tôi không đủ để thuê người chăm sóc mẹ. Vì vậy, tôi chỉ có thể nhờ các con phụ giúp trong việc chăm sóc bà ngoại của chúng. Thế nhưng bệnh tình của mẹ ngày càng xấu đi. Khoảng thời gian khó khăn nhất là khi mẹ không nhận ra con cháu của mình mà cứ nghĩ chúng tôi là những người xa lạ. Thậm chí mẹ còn cảm thấy lạ lẫm trong chính ngôi nhà mà bà đã sống hơn ba mươi năm. Có lần sau khi dùng xong bữa tối, mẹ cứ đòi trả tiền cho tôi vì ngỡ mình đang ở nhà hàng. Tôi biết đã đến lúc mình phải chấp nhận đưa ra một quyết định khó khăn, đó là nghỉ việc để ở nhà chăm sóc mẹ. Dù rất yêu công việc nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Mẹ đang cần tôi và tất nhiên tôi cũng không yên tâm khi để bà sống một mình. Thế là ngay ngày hôm sau, ba mẹ con tôi chuyển đến sống cùng bà. Các con tôi từng có nhiều thời gian gần gũi với bà trước khi bà phát bệnh. Hồi đó, mẹ thường giúp tôi trông nom các cháu mỗi khi tôi bận bịu việc công ty. Ba bà cháu thương nhau lắm, suốt ngày cứ quấn quýt bên nhau không rời. Mẹ dạy cho Theresa cách nhào bột và nướng bánh. Thỉnh

Hạt giống tâm hồn 8 12 thoảng, bà lại cặm cụi sơn móng tay cho cháu gái - trò mà con bé thích nhất. Còn Ben thì được bà dạy cho đủ kiểu luật chơi cùng bộ bài tây, từ Go Fish, Crazy Eight đến thể loại Rummy mà bà thích nhất. Thế nhưng từ giờ trở đi, bọn trẻ phải học cách làm quen với một “bà ngoại mới” cũng như những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày. Giấc ngủ của các con thường bị ngắt quãng bởi mẹ tôi hay tỉnh giấc giữa đêm rồi lục đục làm việc gì đó hoặc lầm rầm nói chuyện một mình. Mẹ cũng không thể chăm sóc hay chơi đùa cùng các cháu như trước nữa. Ngược lại, mẹ tôi như một đứa trẻ cần được chăm sóc và yêu thương thật nhiều. Một hôm nọ, tôi ngạc nhiên khi thấy Ben bỏ qua bộ phim hoạt hình mà thằng bé yêu thích nhất để dành thời gian ngồi chơi với bà. Thằng bé kiên nhẫn hướng dẫn bà chơi bài Rummy - trò mà trước đây mẹ tôi rất thích. “Rummy!”, Ben reo lên. “Bà thắng rồi kìa.” Rõ ràng là thằng bé đã dẹp hẳn cái tính háo thắng thường ngày và nhường cho bà thắng. Mỗi lần mẹ tôi quên mất luật chơi hay thậm chí không thể nhớ được các quân bài, Ben lại kiên nhẫn và tận tình chỉ lại cho bà từng chút một. Lúc nào tôi

13 Những câu chuyện cuộc sống cũng thấy ánh mắt và giọng nói của con tràn ngập tình yêu thương mỗi khi ngồi chơi bài cùng bà. Có đợt mẹ tôi bị viêm phổi và phải vào viện điều trị mất mấy ngày. Lúc mẹ xuất viện, bác sĩ dặn dò tôi phải thường xuyên tập cho mẹ vận động chân tay theo phương pháp vật lý trị liệu để các cơ ở tay và chân không bị thoái hóa. Tôi loay hoay mãi với các bài tập mà chẳng thể nào giúp mẹ khá lên. Ben thì lại khác, thằng bé có cách riêng của mình, đó là biến bài tập thành trò chơi. Cứ mỗi chiều, thằng bé lại rủ bà chơi bóng trong nhà, vừa nhẹ nhàng vừa bảo đảm cho đôi chân của bà được vận động. “Vào rồi”, thằng bé la lên và giơ tay hoan hô mỗi khi mẹ tôi đá được trái bóng đi. Về phần Theresa, thỉnh thoảng tôi thấy con bé gạt nước mắt, ngậm ngùi và tủi thân khi bà không còn quan tâm đến mình như trước. Điều đó khiến tôi lo sợ rằng con bé nghĩ bà không còn thương mình nữa. Nhưng một ngày nọ, tôi bắt gặp Theresa ngồi với bà bên bàn học. Đôi bàn tay nhăn nheo của mẹ tôi đang đặt trong lòng bàn tay nhỏ nhắn của con bé. “Bà thích màu nào nè?”, con bé nhẹ nhàng hỏi rồi cặm cụi sơn móng tay cho bà, ánh mắt

Hạt giống tâm hồn 8 14 dạt dào yêu thương. Lần khác, Theresa ngồi bên cây đàn piano và chơi những bản nhạc mà con bé biết bà sẽ nhớ ra hoặc những bài mà trước đây hai bà cháu thường hát chung với nhau. Thế là mẹ tôi lẩm nhẩm hát theo, còn con bé thì mỉm cười rất tươi, khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc. Tôi cứ ngỡ mình sẽ phải vất vả để tập cho các con thích nghi với những thay đổi lớn khi bà đổ bệnh, nhưng thay vào đó, chính tôi mới là người phải học hỏi từ các con. Bài học ấy không được truyền đạt thông qua ngôn từ mà qua hành động, qua ánh mắt ngây thơ cũng như những đôi tay bé bỏng và trái tim đong đầy tình yêu thương của hai đứa trẻ.

15 Hàn gắn trái tim tan vỡ “Bão tố chỉ càng làm cây đâm rễ bám sâu hơn vào lòng đất.” - Claude McDonald Cô con gái năm tuổi của tôi mếu máo, “Lỡ con bị té gãy tay nữa thì sao hả mẹ?”. Tôi dựng chiếc xe đạp cạnh gốc cây rồi ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt con, “Can đảm lên nào con gái. Chẳng phải con rất thích đạp xe sao?”. Con bé không trả lời mà cúi mặt lặng im. Tôi biết con rất muốn đạp được xe để không còn cảm thấy lạc lõng mỗi khi nhìn các bạn đồng trang lứa chạy xe đạp ngang nhà. Thế nhưng từ khi bị ngã gãy tay trong lúc tập xe đạp, con bé luôn sợ hãi mỗi khi ngồi lên xe.

Hạt giống tâm hồn 8 16 “Mẹ sẽ giữ chặt yên sau, con sẽ không ngã nữa đâu”, tôi cố trấn an con. “Nhưng con sợ lắm.” Nhìn khuôn mặt buồn bã của con, tôi thấy lòng mình thắt lại. Những lúc thế này, con rất cần có cha bên cạnh. Một người đàn ông điềm tĩnh và có đôi tay to khỏe để giữ chắc chiếc xe đạp có lẽ sẽ làm con cảm thấy yên tâm hơn. Nhưng con tôi không có được điều tưởng chừng hết sức đơn giản ấy. Sau cuộc hôn nhân không hạnh phúc và nỗi đau tan vỡ, tôi thà gánh vác hết những nhọc nhằn của việc làm mẹ đơn thân còn hơn là trao trái tim của mình cho một người đàn ông khác. Chính vì thế, tôi luôn tránh né những người có ý định bắt đầu mối quan hệ tình cảm với mình. “Con không tập đạp xe nữa đâu”, con gái tôi quả quyết. “Vậy con có muốn đạp xe cùng các bạn không?” “Dạ có”, con bé cúi mặt. “Mẹ nhớ hồi đầu năm con còn bảo năm sau con sẽ tự đạp xe đi học”, tôi cố tìm cách động viên con. “Con rất muốn như vậy”, con bé trả lời, giọng bắt đầu run run.

17 Những câu chuyện cuộc sống Tôi nói tiếp, “Con biết không, mọi việc chúng ta làm đều có những rủi ro. Con có thể bị thương trong một tai nạn xe hơi, nhưng đâu phải vì thế mà suốt đời này con không đi xe hơi nữa, phải không nào? Hoặc giả như không may con bị chấn thương trong lúc học thể dục, chẳng lẽ con không bao giờ tập thể dục nữa?”. “Không đâu mẹ ạ”, con gái bé bỏng của tôi đáp bằng giọng kiên quyết và đứng lên thử lại lần nữa. Thế là suốt buổi chiều hôm đó, mẹ con tôi cùng nhau đánh vật với chiếc xe đạp. Và khi hoàng hôn buông xuống, tôi đã có thể mỉm cười ngắm nhìn cô con gái đáng yêu dũng cảm vượt qua nỗi sợ để tự mình đạp xe băng băng trên đường. Cảnh tượng ấy làm dâng trào trong lòng tôi niềm xúc động cùng cảm giác mãn nguyện, vì một lần nữa tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của người mẹ đơn thân. Khi hai mẹ con tôi cùng nhau thả bộ về nhà, con bé bỗng quay sang hỏi tôi, “Sao tối qua mẹ và bà lại to tiếng với nhau vậy ạ?”. Tôi giật mình. Tối qua tôi cứ ngỡ con gái đã ngủ say nên không hạ giọng khi tranh luận với mẹ, lý do cũng lại là chuyện hôn nhân của tôi.

Hạt giống tâm hồn 8 18 Mẹ luôn tìm cách sắp xếp cho tôi “gặp gỡ” những người đàn ông mà mẹ cho là hoàn hảo với tôi. Tất nhiên là tôi nhất quyết không nghe theo lời mẹ trong chuyện này. Lúc nào mẹ cũng nói Steve là người đàn ông đích thực của đời tôi. Điều đó càng khiến tôi quyết tâm phớt lờ anh ta. “À không có chuyện gì đâu con”, tôi nói. Con bé nhún vai, điệu bộ hệt người lớn, “Bà chỉ muốn mẹ tìm được một người để yêu thương thôi mà”. Tôi vừa ngạc nhiên vừa tức giận vì không hiểu tại sao mẹ lại nói chuyện này với con bé. “Bà muốn tìm một người làm trái tim mẹ tan vỡ thêm lần nữa thì có”, tôi xẵng giọng. “Nhưng mẹ ơi…” “Con còn nhỏ lắm, con không hiểu mấy chuyện này đâu”, tôi ngắt lời con. Con bé im lặng một hồi lâu rồi ngước lên nhìn tôi và nói, “Vậy là trái tim tan vỡ không giống cánh tay bị gãy hả mẹ? Trái tim không bao giờ lành lại được sao?”. Tôi không biết phải trả lời thế nào nên chỉ lặng lẽ nắm tay con đi hết đoạn đường còn lại. Song lời con nói thật sự khiến tôi phải suy nghĩ.

19 Những câu chuyện cuộc sống Tôi luôn động viên con cố gắng thử lại lần nữa sau mỗi vấp ngã, thế nhưng vì sao tôi lại không đủ can đảm để làm điều tương tự? Nếu cánh tay gãy có thể lành lại thì một trái tim tan vỡ cũng có thể được hàn gắn bằng tình yêu chân thành chứ. Sau đó, tôi quyết định thử cho mình thêm một cơ hội như con gái tôi đã dám thử tập xe chiều hôm ấy. Tôi đồng ý gặp Steve. Và Steve đúng là người đàn ông dành cho tôi. Chúng tôi kết hôn một năm sau đó. Hóa ra cả mẹ và con gái tôi đều đúng.

150 Mục lục Quyển sách và giỏ đựng than 7 Tình yêu diệu kỳ 10 Hàn gắn trái tim tan vỡ 15 Quà của Annie 20 Bài học về lòng trung thành 27 Hơi ấm mùa đông 31 Hương cỏ 35 Vết nứt tình bạn 38 Món quà của con 42 Có một Johnny khác 45 Tuyên ngôn của cái tôi 48 Hãy cho đi 51 Vượt lên chính mình 55 Thiếu nữ cài hoa 59 Lan tỏa yêu thương 65 Ba người thầy vĩ đại 69 Bức chân dung 73 “Đôi mắt” của mẹ 75 Thiên thần can đảm 81

151 Những câu chuyện cuộc sống Bài học từ trẻ thơ 87 Sinh ra từ trái tim 89 Hãy mở rộng tấm lòng 93 Phép màu của sự lắng nghe 96 Lời hứa 102 Lòng tin 104 Tiến về phía trước 107 Sắc màu tình bạn 112 Bàn tay cha 117 Vai diễn cuối cùng 121 Món quà tạm biệt 124 Sắc màu của cuộc sống 129 Lá thư cho đời sau 132 Đừng bao giờ 134 Cố gắng thêm chút nữa 136 Nắm lấy bàn tay 138 Vẫn luôn còn hy vọng 140 Những dấu chấm câu 142 Thành công 144 Lời yêu thương 146

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==