sarah delmege Những bí mật không dành cho con trai Những bí mật không dành cho con trai k o Phạm Hoa Phượng dịch Tái bản lần thứ 3 Minh họa: Lee Wildish (Dành cho độc giả từ 10 đến 16 tuổi)
3 Mục lục Cơ thể lên tiếng ..................................... 7 Một cô gái khỏe, đẹp cần biết gì về sức khỏe ăn uống và tập luyện cơ thể? ........................ 43 Ôi phe con trai, sao mà rắc rối thế! ............. 73 Cứu với! Có rắc rối rồi nè! ....................... 79 Chú thích ........................... 92 Tớ hoang mang về cảm xúc của mình quá! .... 51 Có ngực ... Các giai đoạn phát triển ... Hình dạng và kích cỡ ... Áo ngực ... Đo kích cỡ ... Chuyện gì đang diễn ra trong cơ thể tớ vậy? ... Kinh nguyệt ... Đối mặt với chu kỳ kinh. .. Hội chứng tiền kinh nguyệt ... Da ... Mụn ... Rộp môi ... Thực phẩm và làn da ... Chống nắng ... Chuyện lông tóc ... Kỹ thuật triệt lông ... Hình ảnh cơ thể ... Phe con trai nghĩ gì nhỉ... Các nhóm thực phẩm ... Những món ăn vặt nè … Lối sống cân bằng Ôi, phe con trai, một thế giới khác biệt làm sao! ... Phía sau cánh gà Những cảm nhận của bạn ... Tớ có thể tâm sự với ai? … Trình bày ý kiến ... Ôi! Đám bạn của tớ! ... Làm sao giải quyết chuyện khó nói này đây? ... Bây giờ đến những chuyện tình cảm lãng mạn nhé ... Ngượng quá đi thôi ... Phải làm sao với mấy “vụ” này đây?
Kinh nguyệt Hầu hết các bạn gái đều bắt đầu có kinh trong khoảng thời gian từ 9 đến 16 tuổi. Thời điểm này có liên quan mật thiết đến chủng tộc, chế độ ăn uống, cân nặng, tỷ lệ cân nặng cơ thể của bạn. Di truyền cũng đóng một vai trò đáng kể. Để đoán trước thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt, bạn có thể hỏi mẹ hoặc chị gái xem mẹ và chị bắt đầu có kinh nguyệt năm bao nhiêu tuổi. Khi nào nó bắt đầu nhỉ? Kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường xảy ra sau khi ngực bạn đã bắt đầu phát triển và lông vùng kín đã xuất hiện. Khi thấy bạn bè cùng tuổi đã có kinh còn mình thì chưa, có thể bạn sẽ cảm thấy nôn nóng lẫn lo lắng. Nhưng chuyện đó chẳng có gì phải lo đâu, thời điểm có kinh của các cô gái thường không giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đã qua tuổi 17 mà vẫn chưa có kinh, hoặc ngực chưa phát triển và lông vùng kín chưa xuất hiện, thì hãy đến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé. 20
Chu kỳ của bạn là hoàn toàn bình thường nếu nó diễn ra “đều đặn”. “Đều đặn” ở đây có thể là từ 21 đến 35 ngày, còn trung bình là 28 ngày. Mỗi kỳ kinh có thể kéo dài từ 2 đến 8 ngày (trung bình là 4-6 ngày). Chu kỳ kinh của bạn có thể thay đổi trong suốt cuộc đời, tùy thuộc vào tình trạng tâm lý, sự căng thẳng, tuổi tác, việc tăng hay giảm cân và khi bạn có em bé. Thông tin thực tế Phụ nữ ngày nay phải trải qua nhiều chu kỳ kinh hơn thời xưa khoảng 400-500 lần trong suốt cuộc đời. Sở dĩ là vì phụ nữ ngày nay bắt đầu có kinh sớm hơn, họ cũng sống thọ hơn nhờ vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tiên tiến hơn trước rất nhiều, ngoài ra còn vì phụ nữ ngày nay có ít con hơn thời trước. 21
Đối mặt với chu kỳ kinh Tampon Phần lớn các bạn nữ dùng băng vệ sinh hay tampon khi đến chu kỳ. Vấn đề là bạn thấy loại nào dùng thoải mái hơn thôi. Tampon thấm máu kinh bên trong âm đạo. Nó được làm từ loại bông có tính thấm hút cao, được ép thành hình trụ, có chiều dài và độ dày khoảng bằng ngón tay cái. Mỗi chiếc tampon đều có dây ở một đầu để dễ lấy ra ngoài và còn kèm theo cần đẩy bằng nhựa hoặc giấy, giúp bạn dễ dàng đưa tampon vào bên trong âm đạo. Tampon có nhiều kích cỡ với tính thấm hút khác nhau. Loại thấm hút cao như super-plus hay ultra phù hợp với những bạn gái có lượng máu kinh nhiều hoặc cho những ngày đầu của chu kỳ kinh, loại siêu mỏng slim cho bạn gái ra ít và ngày cuối chu kỳ. Và một lần nữa, xin nhắc lại rằng bạn thích loại nào thì cứ sử dụng loại đó thôi. 22
Thông tin thực tế Đừng quá lo về việc tampon có thể lạc đâu đó trong cơ thể bạn. Trên thực tế thì điều này không thể xảy ra! Cổ tử cung của bạn (cánh cổng để vào tử cung) quá nhỏ nên tampon không thể nào tiến sâu vào bên trong được đâu. Làm sao để đưa tampon vào âm đạo? Tampon rất đơn giản và dễ sử dụng, nhưng bạn vẫn cần học cách sử dụng nó cho thuần thục. Những lần đầu sử dụng tampon, có thể bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn và có cảm giác khó chịu. Bạn sẽ phải tìm cách mở rộng âm đạo. Và bạn cũng phải tìm đúng góc để đẩy tampon vào. Nhưng mọi chuyện không quá khó khăn như bạn nghĩ đâu. Trên vỏ hộp lúc nào cũng có hướng dẫn sử dụng rất chi tiết, bạn chỉ cần đọc kỹ và làm theo. Quan trọng nhất là hãy thư giãn và thử lại sau mỗi lần không thành công, đừng lo lắng vì chẳng mấy ai thành công ngay lần đầu tiên đâu. Ngoài ra, bạn có thể thử sử dụng tampon với cần đẩy. Nó có thể giúp bạn thấy dễ dàng hơn cho những lần sử dụng làm quen đầu tiên. Và đừng bao giờ quên rửa tay thật sạch trước và sau khi dùng tampon, bạn nhé. 23
Băng vệ sinh Băng vệ sinh có vô số hình dạng và kích cỡ: loại dày, mỏng, siêu mỏng, có cánh, không cánh, ban ngày, ban đêm,… Quá nhiều sự lựa chọn có thể khiến bạn cảm thấy chóng cả mặt, hoa cả mắt. Nhưng hãy cứ yên tâm, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra loại băng nào là thích hợp nhất với mình. Khác với tampon, băng vệ sinh bảo vệ bạn phía bên ngoài thay vì đưa vào trong âm đạo. Sử dụng băng vệ sinh như thế nào? Phần lớn băng vệ sinh đều có dải keo bên dưới. Bạn chỉ cần gỡ lớp giấy phủ dải keo ấy ra, rồi dán băng vào đáy quần lót (nếu dùng băng vệ sinh có cánh, bạn chỉ cần kéo căng phần cánh băng vệ sinh vòng quanh mặt đáy phía dưới quần lót rồi dán cho cố định). Băng vệ sinh sau khi sử dụng cần được gói ghém cẩn thận trước khi cho vào thùng rác. Mẹo hữu ích Đừng bao giờ vứt băng vệ sinh vào bồn cầu - dù là loại băng mỏng dùng hằng ngày đi chăng nữa. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bồn cầu bị nghẹt và gây ra một mớ hỗn độn khiến bạn phải đỏ mặt tía tai vì xấu hổ đâu. 24
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==