Gia Định Là Nhớ - Sài Gòn Là Thương 1

là nhớ SÀI GÒN là thương GIA ÐỊNH Cù Mai Công

CÙ MAI CÔNG là nhớ SÀI GÒN là thương GIA ÐỊNH

LỜI NÓI ĐẦU “Sài Gòn” và “Gia Định”, cả hai cái tên thân thương này đều đã không còn được sử dụng như tên chính thức của vùng đất mà ngày nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, mỗi tên gọi đều gợi lên những ký ức, hoài niệm khác nhau đối với mỗi người dân thành phố này. Sài Gòn đối với thế hệ trước 1975 là bánh mì chợ Cũ, là hình ảnh tà áo dài thướt tha trên con đường Duy Tân “cây dài bóng mát”, là thanh âm của những bản nhạc bolero trên đài phát thanh hằng đêm, là giờ giới nghiêm khi thành phố chìm vào tĩnh lặng... Còn đối với thế hệ 8x, Sài Gòn lại là một đô thị đông đúc đang rũ bỏ lớp áo cũ để khoác lên lớp áo mới tân thời, nhưng đâu đó vẫn còn chút hương xưa với những tà áo dài trắng trên con đường đầy lá me bay vào buổi tan trường… Cứ thế, hai chữ Sài Gòn gợi lên cả những kỷ niệm chung của cả một thế hệ và cả những nỗi niềm riêng của mỗi người. Nhắc đến Sài Gòn, ai mà không khỏi xao xuyến, ai mà không thương cho được…

6 CÙ MAI CÔNG Nếu như Sài Gòn vẫn còn được gọi tên, thì trái lại, Gia Định lại phần nào khiến ta có cảm giác vừa thân quen vừa xa cách. Sở dĩ thân quen vì địa danh Gia Định chỉ mới biến mất khoảng 50 năm nay thôi và những cư dân tỉnh Gia Định cũ vẫn còn đây. Nhưng xa cách có lẽ vì địa danh Gia Định đã được sử dụng cho nhiều địa giới hành chính khác nhau theo từng thời kỳ nên nó đã không thể định hình được một không gian ký ức riêng biệt trong tâm tưởng như Sài Gòn. Dù thế nào, hai chữ Gia Định lại gợi lên một cảm giác chung về một thời quá vãng của Prei Nokor, của vùng Đề Ngạn, của những trận đánh khốc liệt giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn mà những nhân chứng sống cũng đã trở thành người thiên cổ. Và vì vậy, Gia Định là để nhớ, hay nói đúng hơn là để tưởng nhớ về một thời mà nơi đây vẫn còn là rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch… Để ghi dấu công lao của các bậc tiền nhân đã vào Nam khẩn hoang, mở mang bờ cõi… Mong rằng Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương có thể vừa như một thước phim để cùng quý vị tìm lại thời thanh xuân tươi đẹp của mình giữa một Sài Gòn rực rỡ, vừa như một chuyến du hành ngược thời gian để cùng tìm về một Gia Định trầm mặc, hoang sơ của những ngày đầu. - Ban biên tập First News

7 GIA ĐỊNH là nhớ - SÀI GÒN là thương SÀI GÒN là thương Ký ức, văn hóa & con người

Chợ Bến Thành Nhiều điều chưa biết Một bưu ảnh chợ Bến Thành cũ trên đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) cuối thế kỷ 19. Lúc này, kinh Lấp (kinh Charner) đã bị lấp (1887) và thay bằng đường rầy xe điện (tramway). Xa xa là tòa nhà trụ sở UBND TP. HCM hiện nay. Góc phải nhà thờ Đức Bà đã có hai tháp chuông nhọn (gắn năm 1895). Bưu thiếp ghi marché (chợ). - Ảnh tư liệu.

10 CÙ MAI CÔNG Chợ Bến Thành luôn là ngôi chợ nhộn nhịp trong những câu chuyện ký ức của thị dân hoặc được nói đến rất nhiều trong những đề tài khảo cứu về vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Nó quen thuộc đến mức ai cũng nghĩ rằng đã biết hết về ngôi chợ này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những điều mới mẻ sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú về ngôi chợ hơn 100 tuổi. Ngôi chợ nhiều tên gọi nhưng không có bảng tên Năm 1860, chợ Bến Thành được người Pháp xây dựng đơn sơ nằm trên bờ kinh Lớn. Tuy ngôi chợ đã xuất hiện từ rất sớm trên nhiều bưu ảnh nhưng có một điều khá lạ là chưa bao giờ cái tên Bến Thành được viết một cách chính thức. Trên các bưu ảnh xưa, chợ được gọi bằng nhiều tên như chợ trung tâm/chợ chính (marché central); có khi chỉ ghi vỏn vẹn là chợ (marché); hoặc “táo bạo” nhất thì cũng chỉ ghi là chợ Sài Gòn (marché de Saigon).

11 GIA ĐỊNH là nhớ - SÀI GÒN là thương Từ năm 1914, chợ Bến Thành được dời về vị trí như ta thấy hiện nay với quy mô rộng lớn và khang trang hơn. Dù vậy, trong các bưu ảnh vẫn không nhắc cái tên chợ Bến Thành: có bưu ảnh ghi là tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales); cũng có khi là chợ lớn (grand marché - không viết hoa kiểu tên riêng); nhưng đa số được ghi một cách chung chung là chợ trung tâm/chợ chính (marché central). Đó là kể sơ qua cách mà người Pháp gọi ngôi chợ này trên bưu ảnh, chứ trên thực tế thì cổng chợ chưa bao giờ treo bảng tên. Càng lạ hơn, khi tiếp quản ngôi chợ Bến Thành từ người Pháp sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn vẫn không treo bảng tên ở cổng chợ. Ai đi chợ này thời đó đều thấy phía trên mặt tiền chính của chợ chỉ là một mảng tường quét vôi màu vàng cam. Duy chỉ có một thời gian ngắn chợ được đặt tên là chợ Quách Thị Trang để ghi nhận sự kiện cô nữ sinh Quách Thị Trang ngã xuống trong cuộc biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm tại công viên Diên Hồng (trước cửa Nam) năm 1963. Nhưng bảng tên chợ Quách Thị Trang cũng chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị lặng lẽ gỡ đi. Hồi 1973, tôi cùng bạn bè lên nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi mua sách. Lúc đi ngang cổng chính của chợ, thấy treo kín các bảng quảng cáo kem đánh răng Perlon và giày Bata, đám học trò lớp Sáu chúng tôi cứ tưởng tên chợ là… Perlon hay Bata.

12 CÙ MAI CÔNG Người Sài Gòn xưa nay vẫn thường gọi là chợ Bến Thành Mặc cho việc chợ không có bảng tên và không hiện diện trên các văn bản chính thức nào của chính quyền, người Sài Gòn từ những ngày đầu tiên vẫn luôn gọi là chợ Bến Thành. Không những thế, ngôi chợ còn được ưu ái vô ca dao hẳn hoi. Cụ thể năm 1904, Sài Gòn gặp một cơn bão rất lớn, thường gọi là bão năm Thìn. Trận bão lụt này làm thiệt mạng hàng ngàn người và được lưu truyền trong những câu ca dao xưa: Bến Thành nóc chợ cũng bay Đèn khí1 nó ngã nằm ngay cùng đường. 1 Xưa người ta thắp đèn trên đường phố ban đêm bằng khí đá. Chúng tôi chưa rõ “đèn khí” ở đây là của các hàng quán hay đèn đường. Nếu “đèn khí” của các hàng quán thì có thể đó là đèn khí đá (thập niên 1960, một số hàng quán ở Sài Gòn vẫn xài đèn khí đá, như ở vài khu ngoại ô, Ông Tạ chẳng hạn). Nếu “đèn khí” của cột đèn thì có thể là khí ga. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vài con đường khu trung tâm Sài Gòn đã có đèn điện. Tuy nhiên, đa số dùng đèn dầu dừa, dầu hôi, có nơi vẫn dùng đèn khí (ga).

13 GIA ĐỊNH là nhớ - SÀI GÒN là thương Chợ từng mang tên nữ sinh Quách Thị Trang trong thời gian ngắn. - Ảnh tư liệu.

222 CÙ MAI CÔNG Mục lục Lời nói đầu 5 SÀI GÒN LÀ THƯƠNG 7 Chợ Bến Thành 9 Chợ Cũ 25 Nhịp sống mới của người Sài Gòn xưa trên đại lộ Charner 33 Chiêu Nam Lầu 45 Bức tượng có số phận “long đong” nhất Sài Gòn 55 “Trả lại em yêu khung trời đại học” 61 Khung trời hoa mộng trong “Con đường tình ta đi” 69 Hồ Con Rùa nhưng không có… rùa 75 Đại lộ Galliéni và những giấc mơ đổi đời 85 Con đường có một Sài Gòn thu nhỏ 97

223 GIA ĐỊNH là nhớ - SÀI GÒN là thương GIA ĐỊNH LÀ NHỚ 107 Câu chuyện về hai ngôi thành Gia Định 109 Trần Văn Học - người vẽ trục đường đầu tiên của Sài Gòn 117 Bí ẩn ba con đường xéo giữa một Sài Gòn xưa vuông vức 123 Người Pháp đối mặt với các thách thức về quy hoạch của Sài Gòn - Chợ Lớn buổi đầu 133 Chợ Lớn sáp nhập vào Sài Gòn, không còn thành phố của riêng người Hoa 147 Quy hoạch Sài Gòn trước 1975: từ những cao ốc chọc trời đến khu ổ chuột 155 Vết tích tường thành cuối cùng giữa lòng Sài Gòn 165 Từ ngôi nhà thờ “bí ẩn” đến ngôi thánh đường xưa nhất đất Gia Định 173 Khu rừng cao su cuối cùng của Sài Gòn - Gia Định 187 Đất khởi nguồn rạch Nhiêu Lộc 201 Lời kết 219

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==