dòng chảy
Tâm lý học hiện đại trải nghiệm tối ưu Huỳnh Hiếu Thuận dịch
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU:...................................................................................08 HẠNH PHÚC ĐƯỢC XEM XÉT LẠI. ...................... 11 Dẫn nhập ...................................................................................11 Tổng quan..................................................................................20 Nguồn gốc của sự bất mãn ......................................................25 Những lá chắn văn hóa.............................................................30 Cải tạo trải nghiệm....................................................................41 Những lộ trình của sự giải phóng.............................................49 GIẢI PHẪU HỌC VỀ Ý THỨC.................................... 55 Những giới hạn của ý thức........................................................64 Sự chú ý như nguồn năng lượng tinh thần..............................68 Bước vào cái tôi.........................................................................74 Sự rối loạn trong ý thức: Entropy tâm thần.............................79 Trật tự trong ý thức: Dòng chảy................................................84 Sự phức tạp và sinh trưởng của cái tôi.....................................88 SỰ THƯỞNG THỨC VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG..................................... 91 Khoái lạc và sự thưởng thức.....................................................95 Các thành tố của sự thưởng thức...........................................101 1 2 3
MỤC LỤC | 5 Một hoạt động thử thách đòi hỏi những kỹ năng.................103 Hợp nhất hành động và nhận thức........................................110 Mục tiêu và phản hồi rõ ràng.................................................113 Sự tập trung vào nhiệm vụ đang thực hiện ..........................119 Nghịch lý của sự kiểm soát.....................................................122 Sự mất ý thức về cái tôi...........................................................127 Sự biến đổi của thời gian........................................................134 Trải nghiệm có mục đích tự thân ...........................................136 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA TRẠNG THÁI DÒNG CHẢY.................................... 144 Những hoạt động dòng chảy.................................................145 Dòng chảy và văn hóa.............................................................156 Tính cách có mục đích tự thân................................................168 Sinh lý thần kinh và trạng thái dòng chảy ............................174 Tác động của gia đình đến tính cách có mục đích tự thân .....177 Con người của dòng chảy.......................................................180 CƠ THỂ TRONG DÒNG CHẢY............................. 187 Cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn.............................................191 Niềm vui của sự chuyển động................................................197 Tình dục như dòng chảy.........................................................199 Sự kiểm soát tối đa: Yoga và võ thuật....................................205 Dòng chảy qua các giác quan: Niềm vui của thị giác...............................................................211 4 5
6 | DÒNG CHẢY Dòng chảy của âm nhạc..........................................................215 Niềm vui của vị giác................................................................223 DÒNG CHẢY CỦA SUY NGHĨ............................... 230 Mẹ của khoa học.....................................................................236 Các quy tắc của trò chơi tâm trí..............................................243 Sự nô giỡn của ngôn từ...........................................................251 Nữ thần Clio thiện chí: Dòng chảy của sử học......................257 Cái thú của khoa học...............................................................260 Yêu trí tuệ.................................................................................269 Nghiệp dư và chuyên nghiệp.................................................271 Thách thức của việc học tập suốt đời....................................275 LÀM VIỆC NHƯ DÒNG CHẢY. ............................. 277 Những người lao động với mục đích tự thân........................279 Những nghề nghiệp có mục đích tự thân..............................293 Nghịch lý của việc làm............................................................304 Sự lãng phí thời gian rảnh rỗi.................................................313 THƯỞNG THỨC SỰ CÔ ĐỘC VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC.................... 316 Sự mâu thuẫn giữa ở một mình với ở cùng người khác........317 Nỗi đau của sự cô đơn............................................................324 Thuần hóa sự cô đơn...............................................................333 Dòng chảy và gia đình............................................................338 6 7 8
MỤC LỤC | 7 Thưởng thức tình bạn..............................................................356 Cộng đồng rộng lớn hơn........................................................364 ĐÁNH LỪA SỰ HỖN LOẠN.................................... 369 Những bi kịch được chuyển hóa............................................371 Đối phó với sự căng thẳng......................................................380 Sức mạnh của những cấu trúc tiêu tán...................................386 Cái tôi có mục đích tự thân: Một sự tóm lược.......................401 TẠO RA Ý NGHĨA. ....................................................... 411 Ý nghĩa có nghĩa là gì..............................................................414 Tu dưỡng mục đích..................................................................418 Rèn luyện sự quyết tâm ..........................................................428 Khôi phục sự hài hòa...............................................................436 Sự thống nhất ý nghĩa trong các chủ đề cuộc sống.............442 NHỮNG BỔ SUNG. ..................................................... 462 Dòng chảy của sự sáng tạo.....................................................462 Được lập trình để sáng tạo.....................................................463 Sự thưởng thức là gì ...............................................................466 CÁC GHI CHÚ................................................................ 471 NGUỒN THAM KHẢO. ............................................. 534 9 10
LỜI NÓI ĐẦU QUYỂN SÁCH NÀY được viết dành cho độc giả phổ thông, nhằm tóm lược nhiều thập kỷ nghiên cứu về những khía cạnh tích cực trong trải nghiệm của con người – niềm vui, sự sáng tạo và tiến trình hòa mình trọn vẹn vào cuộc sống – mà tôi gọi là trạng thái dòng chảy. Bước đi này có đôi chút mạo hiểm, vì ngay khi bước ra khỏi những quy chuẩn đặc thù của văn xuôi học thuật, người ta dễ trở nên cẩu thả hoặc sa vào sự nhiệt tình thái quá đối với một chủ đề như thế này. Tuy vậy, những nội dung sau đây không hề là một quyển sách phổ thông chỉ đưa ra các thủ thuật hay bí quyết của những người trong cuộc về cách có được hạnh phúc. Làm thế, là không khả thi trong bất kỳ trường hợp nào, khi mà một cuộc sống vui tươi, tốt đẹp là một tạo tác mang tính cá nhân, vốn không thể sao chép từ một công thức. Thay vào đó, quyển sách này nỗ lực trình bày những nguyên tắc chung, cùng với các ví dụ cụ thể về cách thức mà một số người đã sử dụng các nguyên tắc ấy, để biến đổi những cuộc đời nhàm chán và vô nghĩa trở thành cuộc sống tràn đầy niềm vui và sự thưởng thức. Sẽ chẳng có lời hứa hẹn nào về những lối đi tắt dễ dàng trong những trang sách này. Nhưng đối với những độc giả quan tâm đến những điều như vậy, sẽ vẫn có đủ thông tin cần thiết để giúp việc áp dụng lý thuyết vào thực hành trở nên khả thi. Để quyển sách này thẳng thắn và thân thiện với người đọc nhất có thể, tôi đã tránh dùng các chú thích, các tài liệu tham khảo và những công cụ khác mà các học giả thường sử dụng trong lối viết học thuật của họ. Tôi cố gắng trình bày kết quả của các nghiên cứu tâm lý học và các ý tưởng bắt nguồn
LỜI NÓI ĐẦU | 9 từ sự diễn giải những nghiên cứu ấy, theo cách mà bất kỳ độc giả có học vấn nào cũng có thể đánh giá và ứng dụng vào cuộc sống của riêng mình, bất kể nền tảng kiến thức chuyên môn của họ là gì. Tuy nhiên, đối với những độc giả có đủ sự tò mò để tìm đọc các nguồn tài liệu học thuật mà những kết luận của tôi dựa vào, tôi đã bao gồm ở đây các ghi chú mở rộng, đặt ở cuối sách. Chúng không được gắn với các từ khóa tham chiếu cụ thể, mà gắn với số trang có chứa đoạn văn bản mà ở đó một vấn đề nhất định đã được bàn tới. Ví dụ như, hạnh phúc đã được đề cập tới ngay từ trang đầu tiên. Người đọc có hứng thú muốn biết các khẳng định của tôi dựa trên những tác phẩm hay tài liệu nào thì có thể giở sang phần chú thích bắt đầu từ trang 471 và bằng việc tìm kiếm trong phần tham chiếu, sẽ tìm thấy một sự dẫn giải từ góc nhìn của Aristotle về hạnh phúc cũng như những nghiên cứu hiện đại về chủ đề này, với các trích dẫn phù hợp. Các chú thích có thể được đọc như một phiên bản thứ hai, được nén lại hết mức và mang dáng dấp chuyên môn nhiều hơn so với văn bản gốc. Phần mở đầu của bất kỳ quyển sách nào cũng là nơi thích hợp để bày tỏ sự tri ân tới tất cả những người đã tác động đến sự hình thành và quá trình hoàn thiện của quyển sách. Trong trường hợp của quyển sách này điều đó là bất khả, vì danh sách những cái tên nếu kể ra đầy đủ sẽ gần như dài bằng chính nội dung quyển sách. Tuy nhiên, tôi nợ một số ít người lời tri ân đặc biệt, những người mà tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn đến họ. Trước hết, là Isabella, người vợ và cũng là người bạn tri kỷ đã giúp cuộc sống của tôi trở nên phong phú suốt hơn hai mươi lăm năm qua, là người sở hữu góc nhìn biên tập
10 | DÒNG CHẢY đã giúp thành hình nên quyển sách này. Mark và Christopher, các con của chúng tôi, tôi học hỏi được từ chúng có lẽ cũng nhiều như chúng học hỏi được từ tôi. Jacob Getzels, người từng và sẽ là cố vấn cho tôi trong tương lai. Với những người bạn và đồng nghiệp của mình, tôi muốn dành sự biết ơn đến Donald Campbell, Howard Gardner, Jean Hamilton, Philip Hefner, Hiroaki Imamura, David Kipper, Doug Kleiber, George Klein, Fausto Massimini, Elisabeth Noelle–Neumann, Jerome Singer, James Stigler và Brian Sutton–Smith – tất cả họ, bằng cách này hay cách khác, đã hết sức hào phóng với sự giúp đỡ, nguồn cảm hứng, hoặc sự khích lệ mà họ dành cho tôi. Các cựu sinh viên và cộng tác viên của tôi, Ronald Graef, Robert Kubey, Reed Larson, Jean Nakamura, Kevin Rathunde, Rick Robinson, Ikuya Sato, Sam Whalen và Maria Wond đã có những đóng góp xuất sắc nhất cho việc nghiên cứu làm nền tảng cho các ý tưởng được triển khai trong những trang sách tiếp sau đây. John Brockman và Richard P. Kot đã mang những kỹ năng chuyên nghiệp của họ để hỗ trợ cho dự án này từ đầu chí cuối. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nguồn tài trợ hào phóng không thể thiếu được từ Quỹ Spencer trong thập kỷ vừa qua để thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu. Tôi đặc biệt biết ơn cựu chủ tịch H. Thomas James, chủ tịch đương nhiệm Lawrence A. Cremin và phó chủ tịch Marion Falder của Quỹ. Dĩ nhiên, không một ai trong những người tôi vừa đề cập tới phải chịu trách nhiệm cho những gì chưa được rõ ràng, chắc chắn, nếu có trong quyển sách này – đó là công việc và trách nhiệm của riêng tôi. Chicago, tháng Ba, năm 1990
CHƯƠNG 1 HẠNH PHÚC ĐƯỢC XEM XÉT LẠI DẪN NHẬP Cách đây khoảng 2300 năm, triết gia Aristotle đã kết luận, hơn mọi thứ khác trên đời, hạnh phúc chính là điều mà tất cả mọi người đều tìm kiếm. Trong khi hạnh phúc được mưu cầu do lợi ích của chính nó, thì mọi mục tiêu khác – sức khỏe, sắc đẹp, tiền bạc, hay quyền lực – đều chỉ có giá trị bởi vì chúng ta kỳ vọng rằng việc có được chúng sẽ khiến chúng ta hạnh phúc. Nhiều thay đổi đã diễn ra từ thời đại của Aristotle. Hiểu biết của chúng ta về thế giới, về các vì sao và các nguyên tử, đã mở rộng phạm vi niềm tin của chúng ta. Các vị thần được người Hy Lạp xưng tụng sẽ như những đứa trẻ bất lực nếu đem so sánh với nhân loại ngày nay, với những sức mạnh họ sở hữu. Ấy vậy mà, vấn đề tối quan trọng này – mưu cầu hạnh phúc – lại có rất ít sự thay đổi trong hàng thế kỷ qua. Chúng ta chẳng hiểu biết gì nhiều hơn về hạnh phúc so với những gì Aristotle đã biết và khi nói về việc học cách đạt được trạng thái tốt đẹp đó, người ta có thể chỉ ra rõ rằng chúng ta đã chẳng đạt được chút tiến bộ nào.
12 | DÒNG CHẢY Bất chấp thực tế là ngày nay chúng ta khỏe mạnh và sống thọ hơn, bất chấp cả thực tế là những người ít giàu có nhất trong chúng ta cũng được bao bọc trong những tiện nghi vật chất xa xỉ mà ở một vài thập kỷ trước thậm chí chẳng thể mơ tới (cả cung điện của vua Louis XIV của nước Pháp chỉ có một vài cái nhà tắm, những chiếc ghế ngồi được coi là hàng hiếm ngay cả trong những ngôi nhà giàu có nhất thời Trung cổ và không một vị hoàng đế La Mã nào có thể bật tivi để giải trí khi ông ta buồn chán) và bất chấp tất cả những kiến thức khoa học kỳ diệu mà chúng ta có thể tập hợp để sử dụng theo ý muốn, thì mọi người vẫn thường xuyên cảm thấy cuộc đời họ đã bị lãng phí và thay vì cảm thấy ngập tràn hạnh phúc, thì những năm tháng cuộc đời họ lại trôi qua trong sự lo lắng và chán chường. Phải chăng vì định mệnh của nhân loại là phải luôn cảm thấy không toại nguyện, mỗi con người phải luôn thèm muốn nhiều hơn những gì họ có thể có được? Hay phải chăng nỗi phiền muộn lan tỏa thường xuất hiện ngay cả trong những khoảnh khắc quý giá nhất trong đời chúng ta là kết quả của việc tìm kiếm hạnh phúc sai chỗ? Ý định của quyển sách này, là dùng một số công cụ của tâm lý học hiện đại, để khám phá câu hỏi rất cổ xưa này: Khi nào thì mọi người cảm thấy hạnh phúc nhất? Nếu chúng ta có thể bắt đầu tìm thấy đáp án cho câu hỏi ấy, có lẽ chúng ta rốt cuộc cũng có thể thu xếp một cuộc sống mà hạnh phúc đóng vai trò chủ đạo trong đó. Hai mươi lăm năm trước khi bắt đầu viết những dòng chữ này, tôi đã thực hiện một cuộc khám phá mà đã lấy đi tất cả thời gian rỗi của mình. Gọi nó là một “cuộc khám phá” có thể gây hiểu nhầm, bởi người ta vốn đã nhận thức được những câu trả lời ấy từ thuở bình minh của nhân loại. Tuy vậy, dùng
HẠNH PHÚC ĐƯỢC XEM XÉT LẠI | 13 từ đó là thích đáng, vì dù bản thân những phát hiện của tôi đã được biết đến ít nhiều, song nó vẫn chưa được mô tả hay giải thích trên phương diện lý thuyết bởi nhánh học thuật liên quan, trong trường hợp này là tâm lý học. Vì vậy, tôi đã dành một phần tư thế kỷ để nghiên cứu hiện tượng khó nắm bắt này. Điều tôi “khám phá” ra được là hạnh phúc không phải là một cái gì đó đơn giản xảy ra. Nó không phải là kết quả của vận may hay sự ngẫu nhiên. Nó không phải thứ mà tiền bạc có thể mua hay quyền lực có thể chi phối được. Nó không phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh, mà chính xác hơn, nó phụ thuộc vào cách chúng ta diễn giải về những điều kiện ngoại cảnh đó. Hạnh phúc, trên thực tế, là một trạng thái cần phải được chuẩn bị, được vun bồi và được bảo vệ một cách riêng tư, bởi mỗi cá nhân. Những người học được cách kiểm soát trải nghiệm nội tại của mình, sẽ có khả năng quyết định được chất lượng cuộc sống của họ và điều này khiến gần như tất cả chúng ta đều có cơ hội trở nên hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta không thể đạt được hạnh phúc bằng cách truy tầm nó một cách có chủ đích. “Tự hỏi chính mình có cảm thấy hạnh phúc không ”, John Stuart Mill nói, “và bạn sẽ không còn hạnh phúc nữa”. Đó là bởi chúng ta cảm thấy hạnh phúc bằng cách hòa mình trọn vẹn, hết mình vào mọi khoảnh khắc của đời sống hằng ngày, dẫu chúng tuyệt vời hay tồi tệ, chứ không phải bằng cách cố gắng trực tiếp truy lùng hạnh phúc. Viktor Frankl1, nhà tâm lý học người Áo, đã 1 Viktor Frankl (1905-1997) nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần người Áo và là người sống sót sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã. Ông viết cuốn sách Man’s Search for Meaning (được First News phát hành với nhan đề Đi tìm lẽ sống) ghi lại những trải nghiệm khi làm tù nhân ở trại tập trung và hành trình khám phá ý nghĩa cuộc sống. (Các ghi chú chân trang trong sách là của biên tập viên hoặc người dịch).
14 | DÒNG CHẢY tóm tắt điều đó rất hay trong phần mở đầu của quyển sách Man’s Search for Meaning của ông, “Đừng nhắm đến thành công – bạn càng nhắm đến nó và biến nó thành một mục tiêu, bạn càng bỏ lỡ nó. Bởi vì thành công, cũng như hạnh phúc, không thể tìm kiếm mà có, nó phải được sản sinh ra như một tác dụng phụ không được dự tính trước từ sự phụng hiến cá nhân của một người cho một hành trình cao cả hơn chính bản thân người đó”. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đạt đến mục tiêu khó nắm bắt này trong khi chẳng thể đi đến nó bằng một lộ trình trực tiếp nào? Các nghiên cứu của tôi trong một phần tư thế kỷ qua, đã thuyết phục tôi rằng có tồn tại một con đường khác. Đó là một đường vòng, quanh co, bắt đầu từ việc kiểm soát được các chất liệu chứa đựng bên trong ý thức của chúng ta. Nhận thức của chúng ta về cuộc sống của mình là kết quả của nhiều lực tác động vốn định hình nên các trải nghiệm, mỗi lực tác động đều ảnh hưởng đến việc chúng ta cảm thấy tốt lành hay tồi tệ về cuộc sống. Hầu hết các lực tác động này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Không có nhiều điều ta có thể làm để tác động lên ngoại hình, tính khí, hay thể chất của mình. Chúng ta không thể quyết định được – ít nhất cho tới hiện nay – rằng mình sẽ cao đến mức nào hay thông minh ra sao. Chúng ta không thể lựa chọn bố mẹ cũng như thời điểm chào đời và cả bạn lẫn tôi đều không có quyền hạn để quyết định có xảy ra một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia hay một cơn trầm cảm liệu có ập tới với mình hay không. Các thông tin được chứa trong gen di truyền của chúng ta, lực hút của trọng lực, lượng phấn hoa bay trong không khí, giai đoạn lịch sử mà ta được sinh ra – những điều đó và vô số những
HẠNH PHÚC ĐƯỢC XEM XÉT LẠI | 15 điều kiện khác – quyết định điều chúng ta nhìn nhận, cách ta cảm nhận và hành động ta làm. Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta thường được khuyên là nên tin rằng số phận của ta chủ yếu được định đoạt bởi các yếu tố bên ngoài. Tuy vậy, chúng ta đều từng trải qua những thời khắc mà thay vì bị vùi dập tơi tả bởi những lực tác động ẩn danh, chúng ta lại cảm thấy tự kiểm soát được các hành động của mình, làm chủ được số phận của chính mình. Trong những lần hiếm hoi mà chuyện đó diễn ra, chúng ta cảm nhận một trạng thái hưng phấn, một cảm giác sâu sắc của sự thích thú được ấp ủ từ lâu và trải nghiệm đó trở thành một bước ngoặt trong ký ức, thay đổi nhận thức của chúng ta về việc cuộc sống nên như thế nào. Đó chính là những gì mà chúng tôi muốn nói khi nói về khái niệm: Trải nghiệm tối ưu. Đó chính là điều mà người thủy thủ đang bám sát hải trình của mình cảm nhận được khi gió quật mạnh từng cơn qua mái tóc, khi chiếc thuyền anh đang điều khiển lướt trên những con sóng như một cánh chim – cánh buồm, thân tàu, gió và thanh âm của biển ngân lên một nhịp điệu hài hòa rung động trong từng thớ thịt, mạch máu của anh. Đó chính là điều mà một họa sĩ cảm nhận được khi màu vẽ trên tấm vải bố bắt đầu tạo nên hiệu ứng cuốn hút mạnh mẽ lẫn nhau và một thứ mới mẻ, một dạng thức sống động bắt đầu hình thành trước sự ngạc nhiên ngây ngất của người tạo ra nó. Hoặc đó chính là cảm nhận mà một người cha có được khi đứa con lần đầu tiên đáp lại nụ cười của mình. Tuy nhiên, những sự kiện như thế không chỉ xảy ra khi các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi; những người sống sót trong các trại tập trung của phát–xít Đức, hay những người
16 | DÒNG CHẢY sinh tồn qua những nguy hiểm cận kề cái chết thường nhớ lại rằng, giữa lòng thử thách của mình, họ đã trải nghiệm những khoảnh khắc khai ngộ phi thường phong phú trong sự hồi đáp với những sự kiện giản dị như nghe tiếng hót của một con chim trong rừng, hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn, hay chia sẻ một lát bánh mì với người bạn. Trái với những gì chúng ta thường tin tưởng, những khoảnh khắc như thế, những khoảnh khắc đẹp đẽ diệu kỳ nhất trong cuộc sống, không phải là những khoảng thời gian thụ động, dễ cảm nhận, hay thư giãn – dù vậy, những trải nghiệm ấy có thể rất thú vị, nếu chúng ta nỗ lực một cách chăm chỉ để đạt được chúng. Những khoảnh khắc tốt đẹp nhất thường xảy đến khi cơ thể hay tâm trí của một người được kéo căng đến giới hạn của nó, trong một nỗ lực tự nguyện, nhằm hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn và đáng giá. Do vậy, trải nghiệm tối ưu là thứ gì đó chúng ta chủ động làm cho nó xảy ra. Đối với một đứa trẻ, đó có thể là việc đặt khối gỗ cuối cùng bằng những ngón tay run rẩy lên một tòa tháp mà nó đã xây cao hơn bất kỳ tòa tháp gỗ nào nó từng xây được trước đây; đối với một vận động viên bơi lội, đó có thể là việc cố gắng phá vỡ kỷ lục của chính mình; đối với một nghệ sĩ vĩ cầm, đó có thể là làm chủ một đoạn nhạc phức tạp. Đối với mỗi người, có hàng ngàn cơ hội và thử thách có thể giúp mở rộng bản thân. Những trải nghiệm như vậy không nhất thiết luôn dễ chịu tại thời điểm chúng diễn ra. Các cơ bắp của vận động viên bơi có thể bị căng cứng, đau đớn cực kỳ trong cuộc đua đáng nhớ nhất của anh; phổi của anh có thể như sắp nổ tung và anh có thể cảm thấy choáng váng trong sự mệt mỏi rã rời – tuy nhiên,
HẠNH PHÚC ĐƯỢC XEM XÉT LẠI | 17 đó vẫn là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời anh. Kiểm soát được cuộc sống chưa bao giờ là điều dễ dàng và đôi khi nó có thể đồng nghĩa với sự đau đớn không tránh khỏi. Nhưng xét về lâu dài, thì trải nghiệm tối ưu mang đến một cảm giác tự chủ – hoặc có thể tốt hơn, là một cảm giác tham gia vào việc quyết định nội hàm của cuộc sống – điều gần với những gì được cho là hạnh phúc hơn bất kỳ điều gì khác chúng ta có thể hình dung ra. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố hiểu chính xác nhất có thể mọi người cảm nhận thế nào vào những lúc họ vui sướng mãn nguyện nhất và tại sao họ cảm nhận như vậy. Những nghiên cứu đầu tiên của tôi bao hàm hàng trăm “chuyên gia” – các nghệ sĩ, các vận động viên, các nhạc sĩ, các bậc thầy cờ vua và các bác sĩ giải phẫu – nói cách khác, là những người dành trọn thời gian của họ vào những hoạt động họ ưa thích. Từ những tường thuật của họ về cảm giác khi làm những điều họ đã và đang làm, tôi đã phát triển một lý thuyết về trải nghiệm tối ưu, dựa trên trạng thái dòng chảy – trạng thái mà trong đó con người tham gia vào một hoạt động sâu sắc đến mức dường như chẳng còn điều gì khác là quan trọng nữa; bản thân trải nghiệm ấy thú vị đến nỗi, người ta sẽ quyết tâm làm nó dù phải trả một cái giá rất đắt, chỉ bởi lợi ích tự thân khi làm việc đó. Với sự trợ giúp của mô hình lý thuyết này, nhóm nghiên cứu của tôi ở Đại học Chicago và sau này là các đồng nghiệp trên khắp thế giới, đã phỏng vấn hàng ngàn cá nhân đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Các nghiên cứu này đã gợi ý rằng những trải nghiệm tối ưu đều được mô tả theo cùng một cách bởi cả nam giới và nữ giới, bởi cả người trẻ lẫn người già,
18 | DÒNG CHẢY bất kể sự khác biệt về văn hóa. Trạng thái dòng chảy không phải là đặc thù của sự giàu có hay những tiện nghi công nghiệp. Nó đã được thuật lại, bằng những lời lẽ mà về cơ bản là tương tự, bởi những phụ nữ lớn tuổi tại Hàn Quốc, bởi những người trưởng thành ở Thái Lan và Ấn Độ, bởi thanh thiếu niên ở Tokyo, bởi những người chăn cừu Navajo, bởi các nông dân ở dãy núi An-pơ của Ý và bởi các công nhân làm việc trên các dây chuyền sản xuất ở Chicago. Ban đầu, dữ liệu của chúng tôi bao gồm các cuộc phỏng vấn và các bảng câu hỏi. Để đạt được độ chính xác cao hơn, theo thời gian, chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới để đo lường chất lượng của một trải nghiệm chủ quan. Kỹ thuật này được gọi là Phương pháp Lấy mẫu Kinh nghiệm1 (ESM), trong đó yêu cầu mọi người đeo một thiết bị nhắn tin điện tử trong một tuần và viết ra họ đang cảm thấy thế nào và đang nghĩ gì bất cứ khi nào máy nhắn tin báo hiệu. Máy nhắn tin được kích hoạt bởi một máy phát vô tuyến khoảng tám lần một ngày, với khoảng cách thời gian ngẫu nhiên. Vào cuối tuần, mỗi người tham gia sẽ tổng kết lại bằng một máy ghi, ghi lại một đoạn phim về cuộc sống họ, được chọn từ những khoảnh khắc đại diện. Đến nay hơn một trăm ngàn những kinh nghiệm được lựa chọn cắt ngang như thế đã được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới. Những kết luận của quyển sách này được dựa trên những dữ liệu ấy. Nghiên cứu về dòng chảy mà tôi đã khởi xướng ở Đại học Chicago ngày nay đã lan rộng khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu ở Canada, Đức, Ý, Nhật và Úc đã tiếp tục các nghiên cứu 1 Experience Sampling Method.
HẠNH PHÚC ĐƯỢC XEM XÉT LẠI | 19 về nó. Hiện tại, ngoài Đại học Chicago thì tập hợp các dữ liệu phong phú nhất nằm ở Viện Tâm lý học của trường Y khoa thuộc Đại học Milan, nước Ý. Khái niệm dòng chảy được nhận xét là hữu ích bởi các nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về hạnh phúc, sự hài lòng về cuộc sống và các động lực nội tại; bởi cả những nhà xã hội học đã tìm thấy trong nó sự đối lập của việc thiếu chuẩn mực đạo đức và sự bất hòa; bởi các nhà nhân chủng học có hứng thú với hiện tượng nhiệt huyết tập thể và các nghi thức chung. Một số người đã mở rộng các ý nghĩa của dòng chảy để nỗ lực tìm hiểu sự tiến hóa của nhân loại và một số người khác thì sử dụng nó để soi sáng kinh nghiệm tôn giáo của mình. Nhưng dòng chảy không chỉ là một chủ đề mang tính học thuật. Chỉ một vài năm sau khi được xuất bản lần đầu tiên, lý thuyết này đã bắt đầu được ứng dụng cho một loạt các vấn đề thực tiễn. Bất cứ khi nào mục tiêu là cải thiện chất lượng đời sống, thì lý thuyết dòng chảy có thể vạch ra con đường đạt được mục tiêu ấy. Nó đã truyền cảm hứng cho việc tạo ra chương trình giảng dạy mang tính thực nghiệm, cho chương trình đào tạo các giám đốc điều hành kinh doanh, cho việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ giải trí. Dòng chảy đang được dùng để tạo ra ý tưởng và phương thức thực hành trong lĩnh vực tâm lý trị liệu lâm sàng, phục hồi cho các tội phạm vị thành niên, tổ chức các hoạt động trong nhà dưỡng lão, thiết kế các buổi triển lãm bảo tàng và trị liệu cơ năng dành cho người tàn tật. Tất cả những điều này đã xảy ra trong vòng một chục năm sau khi các bài viết đầu tiên về khái niệm dòng chảy xuất hiện trên các tạp chí học thuật và có những dấu hiệu cho thấy rằng tác động của lý thuyết này sẽ còn mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==