Đừng Trở Nên Xấu Xa

Nguyễn Minh Thiên Kim dịch Các gã trùm công nghệ đã phản bội nguyên tắc sáng lập của họ như thế nào How Big Tech Betrayed Its Founding Principles and All of us

Tôi đã làm việc chăm chỉ trong gần hai năm, với mục đích duy nhất là thổi sự sống vào một cơ thể vô tri vô giác. Tôi đã tự tước đi thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe của bản thân. Tôi đã dồn hết tâm huyết vào việc biến mong muốn thành hiện thực. Vậy mà giờ đây khi tôi thành công, vẻ đẹp của giấc mơ đã biến mất, chỉ còn nỗi kinh hoàng và sự ghê tởm hiện hữu trong trái tim tôi. - Victor Frankenstein, nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của tác giả Mary Shelley

CHƯƠNG 1 TÓM TẮT VẤN ĐỀ “Đừng trở nên xấu xa” (Don’t be evil) là câu mở đầu nổi tiếng trong Quy tắc Ứng xử nguyên bản của Google, điều mà ngày nay có vẻ giống như một di tích cổ của những ngày đầu thành lập công ty, khi các sắc màu trên logo của Google vẫn truyền tải tinh thần vui vẻ và giàu lý tưởng của họ. Cảm giác đó thật sự đã quá xưa cũ! Tất nhiên, sẽ không công bằng nếu chúng ta kết tội Google cố ý trở nên xấu xa. Nhưng cái xấu được thể hiện qua hành động, và một số việc mà Google cũng như các công ty Big Tech khác đã làm trong những năm gần đây lại không mấy tốt đẹp. Khi Larry Page và Sergey Brin còn là sinh viên của Đại học Stanford và bắt đầu nảy sinh ý tưởng về Google, có lẽ họ đã không tưởng tượng có ngày công cụ tìm kiếm được ví như “quả táo” kiến thức ngon lành này có thể khiến một người nào đó bị trục xuất khỏi “thiên đường” (như nhiều nhà

26 - Don’t be evil quản trị của Google đã bị sau nhiều vụ bê bối trong những năm gần đây). Page và Brin có lẽ cũng không dự đoán được rằng Googleplex sẽ là nơi khởi nguồn của nhiều tai tiếng: Google cố tình điều chỉnh thuật toán để loại đối thủ cạnh tranh khỏi trang đầu tiên và quan trọng nhất trong kết quả tìm kiếm. Trang YouTube thuộc quyền sở hữu của Google cho phép người dùng đăng tải video hướng dẫn cách chế tạo bom. Google bán quảng cáo, cho phép sử dụng nền tảng này để truyền bá thông tin sai lệch và thao túng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Google nỗ lực phát triển một công cụ tìm kiếm dành riêng cho thị trường Trung Quốc, đáp ứng mọi yêu cầu của nước này trong vấn đề kiểm duyệt và loại bỏ những kết quả họ không mong muốn. Theo tờ New York Times, cựu giám đốc điều hành Eric Schmidt của Google đã can thiệp quá mức vào dự án phát triển chính sách chống độc quyền ở một tổ chức nghiên cứu đang được tài trợ bởi chính quỹ đầu tư của gia đình Schmidt và Google; thậm chí ông còn gây áp lực để sa thải một chuyên viên phân tích chính sách, người đã dám suy đoán về việc Google có hay không có tham gia các hoạt động chống cạnh tranh (điều mà Schmidt đã phủ nhận). Vài tháng sau khi bài báo được đăng tải, Schmidt rời vị trí chủ tịch điều hành ở tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google. Đến tháng Năm năm 2019, Schmidt tuyên bố sẽ rời khỏi hội đồng quản trị của Alphabet. Tất cả những vụ việc trên có thể không hẳn là xấu xa, nhưng chắc chắn rất đáng lo ngại. Tội lỗi thật sự của Google cũng như của nhiều gã khổng lồ khác ở Thung lũng Silicon có lẽ đơn giản là sự kiêu ngạo.

Đừng trở nên xấu xa - 27 Những lãnh đạo cấp cao của Google luôn muốn công ty đủ lớn mạnh để xác lập luật chơi riêng, và đây chính là mặt xấu của Google cũng như của rất nhiều công ty Big Tech khác. Nhưng quyển sách này không chỉ xoay quanh Google, mà còn bàn về việc những công ty quyền lực nhất ngày nay đang phân mảnh nền kinh tế, cản trở tiến trình chính trị và che mờ tâm trí của chúng ta như thế nào. Mặc dù Google thường là cái tên nổi bật nhất khi nhắc đến ngành công nghệ, nhưng quyển sách này sẽ đề cập đến cả bốn công ty còn lại trong nhóm FAANG là Facebook, Apple, Amazon và Netflix, cũng như những ông trùm đã chiếm lĩnh vị trí nhất định trong mảng nền tảng bổ sung như Uber. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ bàn về những cách mà nhiều công ty lâu đời như IBM hay General Motor đang phát triển để ứng phó trước những đối thủ cạnh tranh mới. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xem xét sự trỗi dậy của thế hệ những gã khổng lồ mới trong lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc với những nước đi mà ngay cả nhóm FAANG cũng không dám thực hiện. Có rất nhiều công ty – cả ở Thung lũng Silicon lẫn những nơi khác – đã cho ta thấy được mặt tích cực cũng như tiêu cực của cuộc chuyển đổi kỹ thuật số; nhưng dù sao đi nữa, các công ty lớn về nền tảng công nghệ vẫn là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình chuyển đổi mang tính lịch sử mà chúng ta đang trải qua. Những công ty này đã thay thế nền kinh tế dựa vào công nghiệp của thế kỷ 19 và 20 bằng nền kinh tế dựa trên thông tin vốn đã và đang định hình thế kỷ 21. Cuộc chuyển đổi này đã tạo ra vô số tác động, và nhiều tác động sẽ được tôi đề cập trong quyển sách này, chủ yếu

28 - Don’t be evil thông qua những câu chuyện về Google – cái tên vốn luôn là tâm điểm của những biến đổi lớn trong toàn ngành công nghệ. Suy cho cùng, Google chính là công ty tiên phong trong mảng dữ liệu lớn (big data), quảng cáo nhắm đối tượng (targeted advertising), cũng như cái gọi là chủ nghĩa tư bản giám sát (surveillance capitalism) mà tôi sẽ nói đến. Họ đã theo đuổi triết lý “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” từ rất lâu trước khi Facebook bắt đầu áp dụng. Tôi đã theo dõi công ty này hơn hai mươi năm, và lần đầu tiên tôi gặp những nhà sáng lập nổi tiếng của Google, Page và Brin, không phải ở Thung lũng Silicon, mà là ở Davos – một thành phố ở Thụy Sĩ, nơi tụ họp của giới thượng lưu toàn cầu – khi họ tổ chức cuộc họp mặt với một nhóm truyền thông chọn lọc tại một ngôi nhà gỗ. Đó là thời điểm năm 2007 khi Google vừa mua lại YouTube được vài tháng, và có vẻ như họ muốn thuyết phục những phóng viên đầy hoài nghi rằng thương vụ này sẽ không giáng thêm một đòn chí tử vào bản quyền, nội dung có tính phí và khả năng tồn tại của những ấn phẩm tin tức mà chúng tôi đang làm ra. Không giống như những chuyên gia tư vấn cúc-cài-tận-cổ đến từ McKinsey hay BCG, càng không giống giám đốc điều hành của các tập đoàn đa quốc gia lâu đời đang mặc bộ đồ vét chỉnh tề và rảo bước trên các con phố băng giá ở Davos trong những đôi giày lười có núm tua, hai anh chàng đến từ Google trông khá “ngầu” và “chất”. Họ mang những đôi giày thể thao năng động, hợp thời trang; ngôi nhà gỗ của họ có màu trắng, trông rất bóng bẩy và bề thế với phần chỗ ngồi được sắp xếp bằng những hình khối khổng lồ trong một không gian như

Đừng trở nên xấu xa - 29 mới được cải tạo trong buổi sáng hôm đó bởi những nhà thiết kế vừa được mời đến từ Thung lũng Silicon. Thực tế rất có thể là như vậy, và nếu vậy thì Google cũng không phải là kẻ duy nhất vung nhiều tiền cho các cuộc hội họp. Tôi nhớ mình từng tham dự một bữa tiệc ở Davos do nhà sáng lập Napster kiêm cựu chủ tịch Facebook là Sean Parker tổ chức, và ngoài sự góp mặt của những chú gấu nhồi bông khổng lồ, buổi tiệc hôm đó còn có cả phần trình diễn âm nhạc của nam ca sĩ John Legend1. Trở lại cuộc gặp gỡ ở ngôi nhà gỗ, Brin và Page tỏ ra rất nhiệt tình khi giải thích về sự liên quan giữa công ty với chính quyền Trung Quốc và khẳng định rằng Google không bao giờ giống như Microsoft, tập đoàn lúc bấy giờ bị coi là độc quyền và hay chèn ép các công ty khác. Vậy còn tương lai của ngành báo chí thì sao? Sau khi thừa nhận Page chỉ đọc tin tức miễn phí trên mạng còn Brin thường mua ấn bản phát hành ngày Chủ nhật của New York Times (“Đó là một tờ báo thú vị!”, Brin hứng khởi nhận xét), hai người họ đã khẳng định chính xác những gì phóng viên chúng tôi muốn nghe: họ đảm bảo rằng Google sẽ không bao giờ đe dọa sinh kế của giới báo chí. Đúng vậy, nhiều đơn vị mua quảng cáo đã đồng loạt rút khỏi các ấn phẩm in và chuyển sang sử dụng các trang mạng, nơi họ có thể nhắm đến người tiêu dùng mục tiêu với độ chính xác mà thế giới in ấn khó có thể tưởng tượng. Nhưng chúng tôi không cần phải lo! Google rất sẵn lòng giúp điều chỉnh 1d v à iễ J 1 n o g h v i n i ả ê i L n O e n g s g e c ư a n r ờ d . i l Mà nỹ .gAhnệ hd taừnnhgcgủiaà nJ ohhđnưRợocg1e0r Sg ti ảe ipGh reanms , mmyộ, t1 cgai ảs iĩ ,Qnuhảạ cc ầsuĩ kv iàênmg

30 - Don’t be evil mô hình kinh doanh của chúng tôi để chúng tôi cũng có thể phát triển mạnh mẽ trong thế giới kỹ thuật số mới. Khi đó tôi còn khá trẻ và chưa phải là một phóng viên kinh doanh đầy hoài nghi như hiện tại, nhưng tôi vẫn có cảm giác nghi ngờ trước bài thuyết trình về “tương lai tươi sáng của tin tức” đó. Bất kể Google có thật sự muốn phát triển một mô hình doanh thu tuyệt vời nào đó hay không, điều khiến tôi lo lắng hơn cả chính là không ai trong chúng tôi đặt ra một câu hỏi vô cùng quan trọng. Nhận thức được vị thế và thâm niên của mình còn tương đối thấp, tôi ngồi ở cuối phòng, do dự, chờ đợi đến những giây phút cuối cùng của cuộc họp mới giơ tay. “Thưa ông, tất cả những gì chúng ta đang nói nghe cứ như thể điều duy nhất chúng ta cần quan tâm là báo chí. Nhưng chẳng phải điều chúng ta cần đặt lên hàng đầu là nền dân chủ sao?”. Tôi lập luận: nếu các tờ báo và tạp chí đều bị Google hoặc những công ty tương tự làm cho sụp đổ, làm thế nào mọi người biết được chuyện gì đang xảy ra mỗi ngày? Larry Page nhìn tôi với vẻ kỳ quặc, như thể ông ngạc nhiên không hiểu tại sao lại có kẻ hỏi một câu ngây ngô như vậy: “Ồ, vâng. Rất nhiều người trong đội ngũ của chúng tôi đang suy nghĩ về vấn đề đó”. Giọng điệu của Page như thể muốn nói: “Đừng lo lắng. Google đã cho kỹ sư của họ nghiên cứu về vấn đề ‘dân chủ’ đó rồi. Mời người tiếp theo đặt câu hỏi”. Thực tế cho thấy chúng ta đã phải lo lắng về nền dân chủ; và kể từ tháng Mười Một năm 2016, chúng ta càng phải lo lắng

Đừng trở nên xấu xa - 31 nhiều hơn. Đồng thời, chúng ta cũng không thể nào bỏ qua một sự thật hiển nhiên: khi các công ty công nghệ càng sở hữu sức mạnh không gì lay chuyển nổi, nền dân chủ của chúng ta càng trở nên bấp bênh. Báo chí đang dần bị nuốt chửng bởi Google và Facebook – hai công ty nắm giữ 60% thị trường quảng cáo trên Internet trong năm 2018. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của khoảng 1.800 tờ báo tính từ năm 2004 đến năm 2018, khiến 200 hạt1 ở Mỹ hoàn toàn không còn báo chí, cản trở việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy vốn là “nguồn oxy” của nền dân chủ. Và với thực tế là quảng cáo kỹ thuật số đã vượt qua quảng cáo truyền hình vào năm 2017, dĩ nhiên các bản tin truyền hình cũng sẽ có kết cục tương tự. Mặc dù từng được hưởng lợi từ “cú hích Trump”2 nhưng đến cuối cùng, kênh tin tức này cũng sẽ phải đối mặt với một cái kết hiển nhiên: bị Big Tech “ngắt kết nối” như các ấn phẩm truyền thông từng bị. Nhưng vấn đề do Big Tech gây ra không chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến khía cạnh chính trị và nhận thức. Tuy những vấn đề này thường được đề cập một cách riêng lẻ nhưng trên thực tế, chúng có 1lớnHhạơt n(cqouuậnnty()dliàstmriộctt)đ. ơn vị hành chính ở Mỹ, thường nhỏ hơn thành phố và 2 l D ĩ n o h n “C a vú l ự d c h T í n c r à u h o m T đ p r ó u t m m ra p à n ” h l ý ( c “ d ử T o r t u c ổ ó m n l g p i ê t B h n ố u q n m u g a p M n ”) đ ỹ l , ế à d n ù t h h n o u g ạ ậ đ t t ể đ n c ộ g h n ữ ỉ g s x c ự u h ấ g í t n i ah h t i t ă ệ r n n ư g ờ t r đ n o ộ g n t c g b ủ i ga ế i na Ti r ở u đ m m oạ ộ p n t . Ck ỷh ẳl ụn cg vhềạ ns ố, “lCưúợ hn ígc hv àTgr ui ámt rpị” ctổr opnhgi ếl ĩun thr êv nự ct hkịi nt rhưtờếnágmc hc hứ ỉnsgựkghi oa át nă nkgh đi Tạ tr ummứpc đắc cử tổng thống.

32 - Don’t be evil liên quan mật thiết với nhau. Mục đích của tôi khi viết quyển sách này là kết nối mọi thứ để nói lên toàn bộ câu chuyện, một phần tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng của từng chi tiết nhỏ. MỌI THỨ SỤP ĐỔ: TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ CỦA BIG TECH Sau khi có thông tin tiết lộ rằng những nền tảng công nghệ lớn nhất thế giới đã bị giới hoạt động chính trị Nga và các đại diện tư nhân của họ lợi dụng để thay đổi cục diện cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Facebook chính là công ty bị chỉ trích nhiều nhất, không phải Google. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg một mực phủ nhận khả năng Facebook bị những đặc vụ nguy hiểm nước ngoài thâm nhập – dĩ nhiên tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với thông tin được tiết lộ. Như tờ New York Times sau đó đưa tin, Zuckerberg và giám đốc vận hành Sheryl Sandberg đã bí mật thuê một công ty PR cánh hữu sử dụng những kỹ thuật ám muội để hạ uy tín của George Soros – chuyên gia tài chính dám chỉ trích Big Tech. Google không có phản ứng gì đáng kể khi những thông tin đầu tiên về hoạt động thao túng bầu cử năm 2016 bị rò rỉ, nhưng hóa ra họ cũng đóng một vai trò không hề nhỏ. Công ty con của họ, YouTube, là nền tảng chủ yếu khuấy động sự căm ghét trước bầu cử bởi những kẻ thao túng ở cả trong lẫn ngoài nước Mỹ (bao gồm cả các đặc vụ Nga đang hoạt động trên Facebook).

Đừng trở nên xấu xa - 33 Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, sự kiện Brexit khi nước Anh rời Liên minh châu Âu (European Union - EU) và vai trò của Nga trong việc phát tán những thông tin sai lệch đã làm nổi bật một thực tế: sự gắn kết xã hội đang bị đe dọa trong cuộc cách mạng kỹ thuật số mới. Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng niềm tin. Chúng ta không tin tưởng các tổ chức, các nhà lãnh đạo và cả các hệ thống đang được áp dụng để vận hành xã hội. Dù chúng ta thường có khuynh hướng muốn đổ lỗi cho nhà nước hoặc thể chế, nhưng bản chất của vấn đề không nằm ở chính quyền. Trên thực tế, nghiên cứu đã cho thấy khi mạng xã hội càng phát triển, niềm tin của người dân đối với nền dân chủ tự do sẽ càng suy giảm. Một phần nguyên nhân có liên quan đến vấn nạn tin giả – theo một số nghiên cứu hàn lâm, tin giả được chia sẻ nhiều hơn tin thật đến 70%. Nhưng đồng thời, sự sụt giảm lòng tin cũng có liên quan đến cảm giác rằng mọi thứ đều có thể được dàn xếp và có một khoảng cách ngày càng lớn về kinh tế và xã hội giữa người sở hữu nhiều và người không sở hữu gì, một sự chia rẽ không chỉ do Phố Wall tạo ra mà còn có sự góp phần của Thung lũng Silicon. Năm 2008, chính phủ Mỹ từng chi ngân sách để hỗ trợ các ngân hàng lớn nhất và quyền lực nhất, nhưng lại để mặc cho những chủ nhà đang vay nợ ngân hàng phải chịu nhiều tổn thất. Tất nhiên, chúng ta có thể bàn về khía cạnh kinh tế của quyết định này; nhưng về mặt chính trị, câu chuyện trước mắt vẫn là chính quyền đã bị thâu tóm bởi một nhóm nhỏ những người giàu có và quyền lực. Hệ quả là cử tri của cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ đều ngày càng mất lòng tin vào chính đảng của mình.

LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn các biên tập viên và đồng nghiệp tại Financial Times đã khuyến khích tôi viết quyển sách này và đưa tin về chủ đề Big Tech với tư cách là người phụ trách chuyên mục kinh doanh toàn cầu. Xin cảm ơn hàng chục con người tử tế đã đóng góp quan điểm, kinh nghiệm và nghiên cứu của họ cho quyển sách này. Trong đó những người đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi nhiều nhất là Barry Lynn, Rafi Martina, Frank Pasquale, Jonathan Taplin, Tristan Harris, Roger McNamee, Kiril Sokoloff, Nick Johnson, Rob Johnson, John Battelle, Tim O’Reilly, Shoshana Zuboff, Elvir Causevic, Luther Lowe, Shivaun Raff, Lina Khan, Bill Janeway, B. J. Fogg, Glen Weyl, Luigi Zingales, Michael Wessel, Anya Schiffrin, Joseph E. Stiglitz, David Kappos, James Manyika, George Soros và David Kirkpatrick. Tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều khi đọc công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp cũ như Steven Levy và Brad Stone, hoặc của các chuyên gia như Jaron Lanier, Frank

460 - Don’t be evil Foer, Cathy O’Neil, Eric Posner, Hal Varian, Carl Shapiro, Jonathan Haskel, Stian Westlake, Tim Wu, Saule Omarova, Robert C. Hockett, Andrew McAfee, Erik Brynjolfsson, Arun Sundararajan, Viktor Mayer-Schönberger, Kenneth Cukier, Thomas Ramge, Niall Ferguson và Ken Auletta. Đối với những chuyên gia tại Google, tôi muốn đặc biệt cảm ơn Corey duBrowa vì đã cố gắng giúp tôi đặt những câu hỏi hóc búa, Kent Walker vì đã dành thời gian chia sẻ quan điểm về chủ đề này, và Karan Bhatia vì những hiểu biết sâu sắc của ông. Và đối với những người thân yêu, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới John Sedgwick chồng tôi, cũng như các con tôi – Darya và (tất nhiên!) Alex – vì đã kiên nhẫn với tôi khi tôi thực hiện thêm dự án sách này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn người đại diện tuyệt vời của mình là Tina Bennett (một siêu sao luôn đi trước ba bước trong mọi cuộc đua) và biên tập viên Talia Krohn (một người vô cùng tài năng, nhiệt huyết, chăm chỉ; người không chỉ làm cho quyển sách của tôi hay hơn bội phần mà còn bỏ nhiều đêm và nhiều ngày nghỉ cuối tuần của riêng cô để đảm bảo tiến độ ra sách). Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những người xác minh dữ liệu, Julie Tate và trợ lý nghiên cứu Hannah Assadi của cô – cả hai đều là những con người xuất chúng. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tina Constable cũng như toàn thể nhân viên của nhà xuất bản Currency vì đã tin tưởng (một lần nữa) vào tôi cũng như tầm quan trọng của quyển sách này. Tất cả các bạn là những người tuyệt vời nhất trong lĩnh vực xuất bản, và tôi cảm thấy rất biết ơn khi có sự đồng hành của các bạn.

MỤC LỤC LỜI TỰA......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TÓM TẮT VẤN ĐỀ................................................ 25 Mọi thứ sụp đổ: Tác động chính trị của Big Tech ................32 Những nhà độc quyền mới: Big Tech và những tác động kinh tế...45 Nuôi dưỡng cơn nghiện công nghệ: Khả năng điều khiển nhận thức của Big Tech ...................... 65 Tương lai sẽ ra sao? ................................................................ 71 CHƯƠNG 2: THUNG LŨNG CÁC VỊ VUA............................... 73 Khi anh hùng trỗi dậy............................................................78 “Thần thánh” giữa người phàm............................................ 86 CHƯƠNG 3: QUẢNG CÁO VÀ NHỮNG MẶT TRÁI .............101 Tổ hợp công nghiệp dữ liệu ................................................ 103 Hào quang của khoa học.....................................................109 Một triệu nhấp chuột mỗi ngày.......................................... 113 CHƯƠNG 4: NỀN KINH TẾ MỚI............................................ 123 Những chiếc Ferrari bóng loáng .........................................133 Cuộc sụp đổ dot-com .......................................................... 143 Liệu lần này sẽ khác? ...........................................................147 CHƯƠNG 5: BÓNG TỐI BAO TRÙM .....................................157 Schmidt chi phối Washington............................................. 162 Người sáng tạo và người ứng dụng..................................... 166

462 - Don’t be evil Thông tin phải được “miễn phí” ........................................173 Tình thế thay đổi .................................................................182 Liên minh hay thông đồng .................................................185 CHƯƠNG 6: MÁY ĐÁNH BẠC CẦM TAY ...............................189 Công nghệ “thuyết phục”.................................................... 193 “Ác quỷ ẩn náu trong chiếc điện thoại” .............................207 Cuộc Đại tỉnh thức của kỷ nguyên số................................. 211 Hướng tới một ngành công nghệ nhân văn? ..................... 219 CHƯƠNG 7: HIỆU ỨNG MẠNG............................................. 223 Hệ điều hành cuộc sống...................................................... 226 Sức mạnh của hệ sinh thái ..................................................238 Chủ nghĩa Tân Tự do bùng phát......................................... 246 Kẻ lớn mạnh ngày càng lớn mạnh...................................... 247 Người quản lý niềm tin? .....................................................250 CHƯƠNG 8: UBER HÓA MỌI THỨ .......................................255 “Luôn hối hả” ......................................................................258 Cảnh ngộ của người lao động ............................................263 Thuật toán phá vỡ công việc ...............................................266 Các siêu sao giành được tất cả! ........................................... 272 Người lao động phản công .................................................282 CHƯƠNG 9: CÁC NHÀ ĐỘC QUYỀN MỚI ..........................289 Ảo tưởng “giá rẻ” .................................................................295 Nghịch lý chống độc quyền ................................................302 Giá nào cho dữ liệu?............................................................ 311

Đừng trở nên xấu xa - 463 CHƯƠNG 10: LỚN ĐẾN MỨC KHÔNG THỂ SỤP ĐỔ ........315 Các công ty “lớn đến mức không thể sụp đổ” của thời đại mới....319 Tăng trưởng luôn được ưu tiên ........................................... 322 Lòng tham thế hệ................................................................. 325 Cái giá của Chủ nghĩa Tư bản Giám sát ............................. 328 “Nhà cái” luôn thắng........................................................... 331 Lớn đến mức không ai có thể quản.................................... 339 CHƯƠNG 11: CÔNG NGHỆ CHI PHỐI CHÍNH TRỊ ...........343 Bàn về Big Tech theo cách của Big Tech .............................. 346 Lần theo dòng tiền............................................................... 351 Thế lực hậu thuẫn đằng sau các nhà lãnh đạo ..................355 CHƯƠNG 12: NĂM 2016: KHI MỌI THỨ THAY ĐỔI...........373 Chủ nghĩa Tư bản Giám sát bùng nổ .................................386 CHƯƠNG 13: MỘT CUỘC THẾ CHIẾN MỚI .......................401 Chủ nghĩa dân tộc công nghệ ............................................. 410 Giám sát “từ trên xuống”: lợi hay hại? ...............................415 “Người hùng quốc gia” của Mỹ? ......................................... 420 Xây dựng một hệ thống tốt hơn .........................................427 CHƯƠNG 14: ĐỂ KHÔNG TRỞ THÀNH KẺ XẤU ................431 Định ra ranh giới cho Big Tech ...........................................436 Ai hưởng lợi từ dữ liệu? Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ lợi ích tốt hơn? ........ 440 Biểu thuế công bằng cho kỷ nguyên kỹ thuật số ...............447 Đề xuất mới cho thời đại kỹ thuật số ................................. 450 Cách đảm bảo phúc lợi và sức khỏe trong kỷ nguyên kỹ thuật số...454 LỜI CẢM ƠN ............................................................................459

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==