Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó

ĐỨA TRẺ NUÔI CHUỒNG CHÓ ĐƯỢC TRONG

ĐỨA TRẺ NUÔ CHUỒNG CHÓ ĐƯỢC TRONG BRUCE D. PERRY và MAIA SZALAVITZ Tiến sĩ, Bác sĩ Đức Nhật, Ca Dao, Ý Nhi dịch THE BOY WHO WAS RAISED AS A DOG và những ghi chép khác của một bác sĩ tâm thần nhi Câu chuyện về mất mát, tình thương và chữa lành đến từ trẻ em gặp sang chấn NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

Bruce D. Perry: Dành tặng những người thân thương Barbara, Jay, Emily, Maddie, Benji, Elizabeth, Katie, Martha, Grant, và Robbie Tưởng nhớ Arlis Dykema Perry (1955 – 1974) Maia Szalavitz: Dành tặng mẹ tôi, Nora Staffanell

CHƯƠNG 1 THẾ GIỚI CỦA TINA TINA, BỆNH NHI ĐẦU TIÊN TÔI PHỤ TRÁCH, được mẹ đưa đến gặp tôi khi mới bảy tuổi. Ngồi ngoài phòng chờ tại phòng khám tâm thần nhi Đại học Chicago, nhỏ bé và mong manh, Tina nép vào mẹ và các em của mình, có vẻ hoang mang khi phải gặp bác sĩ mới. Khi tôi dẫn cô bé vào văn phòng và khép cửa lại, khó mà nói được ai trong chúng tôi cảm thấy hồi hộp hơn: cô bé người Mỹ gốc Phi cao chưa đến một mét với mái tóc được tết tỉ mỉ, hay người đàn ông da trắng cao gần một mét chín với mái tóc xoăn dài, bù xù. Tina ngồi trên ghế sofa một lúc, quan sát và dò xét tôi từ trên xuống dưới. Rồi em bước đến chỗ tôi ngồi, trèo lên và rúc người vào lòng tôi. Tôi thấy thật xúc động. Ôi chao, thật là một hành động đáng yêu. Thật là một đứa trẻ ngọt ngào. Và tôi mới ngu ngốc làm sao khi nghĩ như thế. Cô bé khẽ cựa quậy mình, đưa tay xuống phần thân dưới của tôi và cố mở khóa quần của tôi. Tôi không còn thấy lo lắng nữa. Giờ tôi chỉ thấy đau buồn. Tôi nắm tay Tina, kéo tay cô bé ra khỏi đùi mình và cẩn thận bế cô bé xuống.

32 - Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó Sáng hôm đó, trước khi gặp Tina, tôi đã đọc qua “bệnh án” của em – một mảnh giấy nhỏ với một vài thông tin ít ỏi được nhân viên tiếp nhận thông tin ghi chú lại trong một buổi phỏng vấn qua điện thoại. Tina hiện đang sống với mẹ, Sara, và hai đứa em nhỏ. Sara đã gọi đến khoa tâm thần nhi nhờ tư vấn bởi phía trường học khăng khăng đề nghị cô đưa con gái đi kiểm tra. Ở trường, Tina đã “gây hấn và có những hành vi thiếu phù hợp” với các bạn cùng lớp. Cô bé để lộ các bộ phận nhạy cảm, tấn công những đứa trẻ khác, sử dụng ngôn từ gợi dục và lôi kéo các bạn tham gia các trò chơi liên quan đến tình dục. Trong lớp, cô bé không tập trung và thường xuyên cãi lời thầy cô. Thông tin hữu ích nhất liên quan đến quá khứ của Tina có trong bệnh án chính là việc em đã từng bị lạm dụng tình dục trong suốt hai năm, từ bốn tuổi đến sáu tuổi. Thủ phạm là một thiếu niên mười sáu tuổi, con trai của người nhận trông coi cô bé. Thiếu niên này đã xâm hại cả Tina lẫn em trai Tina là Michael trong thời gian Sara đi làm. Sara là một bà mẹ đơn thân. Thời điểm ấy, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bị cắt trợ cấp xã hội, Sara đã phải làm việc tại cửa hàng tiện lợi với một mức lương rẻ mạt để nuôi sống gia đình. Không đủ tiền thuê bảo mẫu, cô chỉ có thể nhờ hàng xóm đến trông con. Rủi thay, để có thời gian làm việc nhà, người hàng xóm ấy lại thường để bọn trẻ ở với con trai mình. Con trai của bà lại rất bệnh hoạn. Cậu ta đã trói lũ trẻ lại, cưỡng hiếp, dùng ngoại vật xâm nhập vào người các em và đe dọa sẽ giết chết bọn trẻ nếu chúng dám hé răng. Cuối cùng, mẹ cậu ta đã bắt quả tang và chuỗi ngày lạm dụng chấm dứt.

Thế giới của Tina - 33 Sara không bao giờ để hàng xóm trông con mình thêm lần nào nữa, nhưng những tổn thương và thiệt hại thì đã không thể vãn hồi. (Thiếu niên kia bị khởi tố, nhưng chỉ bị cưỡng chế tham gia trị liệu, không phải vào tù.) Và một năm sau đó, chúng tôi gặp nhau ở đây – một bé gái đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, một người mẹ thiếu thốn trăm bề, và tôi, một bác sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm gì về việc điều trị trẻ em bị lạm dụng. “Được rồi. Chúng ta cùng tô màu nhé”, tôi nhẹ nhàng nói khi bế Tina xuống. Cô bé có vẻ bối rối và lo lắng. Có phải cô bé đã khiến tôi không vui? Liệu tôi có nổi đóa lên không? Cô bé lo lắng dò xét vẻ mặt của tôi bằng đôi mắt nâu sẫm, dõi theo từng cử chỉ của tôi, lắng nghe tông giọng của tôi để tìm ra một manh mối không lời có thể giúp em diễn giải những tương tác giữa tôi và cô bé lúc này. Hành động của tôi không hề khớp với những khuôn mẫu về đàn ông trong kinh nghiệm của em. Cô bé chỉ biết về đàn ông như những kẻ xâm hại tình dục: không có một người cha trìu mến, không có người ông khích lệ, không có người chú ân cần hay một người anh trai bảo bọc nào từng xuất hiện trong cuộc đời em. Những người đàn ông trưởng thành cô bé từng gặp chỉ có mấy gã bạn trai không mấy tử tế của mẹ và kẻ đã lạm dụng em. Kinh nghiệm đã dạy Tina rằng đàn ông thì khát dục, nếu không từ em thì là từ mẹ của em. Từ góc nhìn ấy, không có gì khó hiểu khi em cho rằng đó cũng là thứ tôi muốn ở em. Tôi phải làm gì đây? Làm thế nào ta có thể thay đổi một hành vi hay một niềm tin vốn đã gắn chặt với những trải nghiệm kéo dài suốt nhiều năm chỉ với một giờ trị liệu

34 - Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó mỗi tuần? Kinh nghiệm tích lũy lẫn quá trình đào tạo đều không thể giúp tôi biết phải làm gì với trường hợp của cô bé này. Tôi không hiểu được cô bé. Em có tương tác với tất cả mọi người, kể cả với phụ nữ và các bạn gái khác, như thể thứ họ cần ở em là tình dục hay không? Đây có phải là cách kết bạn duy nhất mà em biết? Liệu các hành vi gây hấn và không phù hợp của em ở trường có liên quan tới điều này không? Liệu em có nghĩ rằng tôi đang khước từ em không, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến em thế nào? Thời điểm đó là năm 1987. Lúc bấy giờ tôi đang là bác sĩ nghiên cứu chuyên khoa sâu1 tại phòng khám Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên của Đại học Chicago. Tôi vừa bắt đầu giai đoạn hai năm cuối của một trong những chương trình đào tạo y khoa tốt nhất nước Mỹ sau gần mười hai năm đào tạo sau đại học. Tôi đã có bằng Bác sĩ đa khoa và bằng Tiến sĩ, đồng thời cũng đã hoàn tất ba năm nội trú chuyên ngành y và tâm thần tổng quát. Tôi đang điều hành một phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học thần kinh cấp cơ sở, chuyên nghiên cứu hệ thống phản ứng với tình trạng căng thẳng của não bộ. Tôi đã tìm hiểu mọi thứ về tế bào não, các hệ thống của não, cũng như mạng lưới phức tạp và chất hóa học trong não. Tôi đã dành nhiều năm trời tìm hiểu về tâm trí con người. Và sau mọi nỗ lực ấy, tất cả những gì tôi nghĩ ra để xử lý tình huống hiện tại là thế này: tôi ngồi xuống với Tina bên một chiếc bàn nhỏ trong văn phòng và đưa cho cô bé bộ màu sáp cùng một cuốn sách tô màu. Cô bé mở 1 Nguyên văn: Fellow. Đây là chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ dành cho những bác sĩ đã hoàn thành chương trình nội trú và chương trình tiến sĩ, nhằm ứng dụng các nghiên cứu lý thuyết vào thực tế.

Thế giới của Tina - 35 cuốn sách, lật từng trang. “Con có thể tô cái này không?”, cô bé hỏi lí nhí, rõ ràng cũng không biết làm gì trong tình huống lạ lùng này. “Dĩ nhiên rồi”, tôi trả lời cô bé. “Bác nên tô chiếc váy của cô bé bằng màu xanh hay đỏ nhỉ?”, tôi hỏi Tina. “Đỏ ạ.” “Đồng ý.” Sau khi tô xong, cô bé giơ bức vẽ lên cho tôi duyệt. “Trông đẹp lắm”, tôi nói, và cô bé mỉm cười. Trong bốn mươi phút kế tiếp, chúng tôi đã ngồi cạnh nhau dưới sàn nhà, tô màu trong im lặng, rướn người qua lại khi cần lấy một cây màu sáp, khoe với người kia tiến độ tô màu của mình và cố gắng làm quen với việc chia sẻ không gian với một người lạ. Lúc hết giờ, tôi dắt cô bé ra lại phòng chờ. Mẹ của Tina đang vừa bế một đứa trẻ còn ẵm ngửa trên tay vừa trò chuyện với cậu con trai bốn tuổi của mình. Sara cảm ơn tôi và chúng tôi đã đặt lịch cho buổi hẹn kế tiếp vào tuần sau. Sau khi cả nhà họ ra về, tôi biết mình cần trao đổi với một người giám sát giàu kinh nghiệm hơn, người có thể giúp tôi tìm được phương cách giúp đỡ cô bé này. “Giám sát” trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn tâm thần là một thuật ngữ dễ gây hiểu lầm. Khi tôi còn là một sinh viên y khoa mới tập tành đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, xác nhận giấy báo tử hay tiến hành lấy máu, một vị bác sĩ già dặn kinh nghiệm hơn sẽ luôn có mặt bên cạnh để chỉ dẫn, quát mắng, trợ giúp và dạy tôi thao tác. Tôi thường nhận được các đánh giá, góp ý – thường là tiêu cực – ngay tức thì.

36 - Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó Và dù chúng tôi được đào tạo dựa trên quy tắc “quan sát một việc, thực hành một việc, dạy lại một người”, nhưng trong mọi tương tác với bệnh nhân, chúng tôi luôn có một vị bác sĩ giàu kinh nghiệm hơn ở gần đó để sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Nhưng trong ngành tâm thần, mọi chuyện lại không diễn ra đúng như vậy. Ngay từ khi còn là thực tập sinh, tôi đã gần như luôn phải tự xoay xở một mình những lúc tiếp bệnh nhân hay nói chuyện với bệnh nhân cùng gia đình của họ. Sau khi gặp bệnh nhân – đôi khi là sau nhiều lần gặp – tôi mới trao đổi về ca bệnh này với người giám sát. Trong quá trình đào tạo, một bác sĩ chuyên khoa sâu về tâm thần nhi thường có nhiều người giám sát việc thực hành lâm sàng. Thông thường, cùng một ca bệnh hoặc một vấn đề tôi sẽ trình ca cho nhiều người giám sát, để nghe được những nhận định khác nhau và học hỏi thêm nhiều điều từ những góc nhìn đa chiều, với hy vọng những góc nhìn này sẽ bổ khuyết cho nhau. Đó là một tiến trình thú vị, vừa có những ưu điểm đáng giá nhưng cũng tồn tại không ít bất cập, như tôi sẽ sớm nhận ra. Tôi trình ca của Tina cho người hướng dẫn đầu tiên của mình, bác sĩ Robert Stine*1. Ông vẫn còn trẻ, trông nghiêm trang, trí thức và đang trong quá trình đào tạo để trở thành một nhà phân tâm học. Ông để râu rậm và mặc gần như cùng một bộ trang phục mỗi ngày: vest đen với sơ mi trắng và cà vạt đen. Ông ấy có vẻ thông minh hơn tôi nhiều. Ông chẳng gặp khó khăn gì khi dùng các biệt ngữ tâm thần học: “nội phóng chiếu hình ảnh người mẹ”, “mối quan hệ đối tượng”, 1 Các dấu hoa thị (*) đứng sau một tên người thể hiện đó không phải tên thật.

Thế giới của Tina - 37 “phản chuyển cảm” hay “tình trạng cắm chốt môi miệng”. Và mỗi lần bác sĩ Stine nói những từ như thế, tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt ông, cố tỏ ra mình đang lắng nghe nghiêm túc và suy ngẫm thận trọng, gật gù như thể mỗi lời ông nói đều giúp mọi chuyện sáng tỏ: “À, vâng. Đúng rồi. Ra thế, em sẽ lưu ý điều này”. Nhưng thật ra tôi chỉ đang nghĩ: “Ông ấy đang nói cái quái gì thế nhỉ”. Tôi trình bày vắn tắt trường hợp hợp của Tina theo đúng quy chuẩn – mô tả triệu chứng, tiền sử, gia đình của cô bé, cũng như những lời than phiền từ phía nhà trường và kể lại chi tiết những điểm đáng chú ý trong lần thăm khám đầu tiên. Bác sĩ Stine ghi chú trong lúc tôi trình bày và đến khi tôi nói xong, ông ấy hỏi: “Được rồi, vậy anh nghĩ cô bé gặp vấn đề gì?”. Tôi không có chút manh mối nào. “Em cũng không chắc nữa”, tôi trả lời lập lờ. Trường y đã dạy các bác sĩ trẻ phải luôn tỏ vẻ hiểu biết hơn khả năng thật của mình. Và lúc này tôi thì không biết thật. Bác sĩ Stine cảm nhận được ngay điều đó và đã đề xuất tôi sử dụng phần hướng dẫn chẩn đoán các chứng rối loạn tâm thần trong cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê (Diagnostic and Statistical Manual, viết tắt là DSM). Vào thời điểm đó, DSM chỉ mới được cập nhật đến lần thứ ba – DSM III. Khoảng mười năm một lần, cuốn cẩm nang này sẽ được hiệu chỉnh để bổ sung các cập nhật về những nghiên cứu và ý tưởng mới có liên quan đến lĩnh vực rối loạn tâm thần. Quá trình cập nhật này được thực hiện theo các

38 - Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó nguyên tắc khách quan, song lại dễ bị tác động bởi bối cảnh chính trị xã hội và các tiến trình phi khoa học khác. Chẳng hạn, từng có thời điểm DSM liệt đồng tính là một dạng “rối loạn”, và hiện tại phần này đã được lược bỏ. Nhưng cho đến tận ngày nay, vấn đề lớn nhất của DSM chính là nó phân loại rối loạn dựa trên các nhóm triệu chứng. Cứ như có một hội đồng không có chút kiến thức nào về phần cứng lẫn phần mềm máy tính lại phụ trách viết một bản hướng dẫn sử dụng máy tính, và bản hướng dẫn này sẽ cố gắng xác định nguyên nhân và cách sửa chữa những trục trặc trên máy bằng cách yêu cầu người dùng xem xét tiếng động phát ra từ cái máy. Và theo những gì tôi biết được nhờ quá trình tự nghiên cứu và được đào tạo, những hệ thống trong cái “máy tính” ấy – trong trường hợp này chính là não bộ của con người – lại phức tạp vô cùng. Chính vì thế mà tôi cho rằng cùng một “đầu ra”, tức kết quả, lại có thể nảy sinh từ rất nhiều vấn đề nội tại khác nhau, và DSM đã không đánh giá đầy đủ khía cạnh này. “VẬY LÀ CÔ BÉ NÀY THIẾU TẬP TRUNG, gặp vấn đề về kỷ luật, gây rối, không tuân thủ, có thái độ thách thức, chống đối và có rắc rối với bạn bè. Cô bé đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán chứng rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder, viết tắt là ADD1) và chứng rối loạn thách thức chống đối”, bác sĩ Stine gợi ý. 1 Hiện nay, ADD đã được thay thế thành chẩn đoán ADHD (Attention Deficit/ Hyperactivity Disorder), tức rối loạn tăng động giảm chú ý.

Mục lục Lời tác giả 9 Đề từ cho lần tái bản năm 2017 11 Lời giới thiệu 21 Chương 1 THẾ GIỚI CỦA TINA 31 Chương 2 “THẾ NÀY THÌ TỐT HƠN CHO MÀY.” 75 Chương 3 NẤC THANG LÊN THIÊN ĐƯỜNG 121 Chương 4 ĐÓI HƠI ẤM LÀN DA 161 Chương 5 TRÁI TIM VÔ CẢM 191 Chương 6 ĐỨA TRẺ ĐƯỢC NUÔI TRONG CHUỒNG CHÓ 233 Chương 7 KHỦNG HOẢNG THỜ QUỶ 285

622 - Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó Chương 8 QUẠ ĐEN 325 Chương 9 “MẸ ĐANG NÓI DỐI. MẸ LÀM CON ĐAU. LÀM ƠN BÁO CẢNH SÁT ĐI.” 365 Chương 10 LÒNG TỐT CỦA TRẺ EM 383 Chương 11 CỘNG ĐỒNG CHỮA LÀNH 411 Chương 12 MỘT BỨC TRANH, THAY VÌ MỘT NHÃN DÁN 437 Phụ lục 461 Bổ chú theo chương cho ấn bản 2017 475 Hướng dẫn tự nghiên cứu và gợi ý cho người điều phối thảo luận nhóm 539 Gợi ý đáp án các câu hỏi cho người điều phối nhóm 559 Chú dẫn 597 Lời cảm ơn 615

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==