Đào Hữu Nghĩa dịch
Một số trích dẫn “Trí thông minh vốn không có cái ‘tôi’, không phải là kết quả của suy luận, niềm tin, ý kiến hay lý luận. Trí thông minh xuất hiện khi não bộ phát hiện ra khả năng sai lầm của nó, khi nó phát hiện nó có khả năng gì và không có khả năng gì. Vậy, mối quan hệ của trí thông minh với chiều nhận thức mới này là gì?... Chiều nhận thức mới này chỉ có thể vận hành thông qua trí thông minh; nếu không có trí thông minh đó, nó không thể vận hành. Vì vậy trong cuộc sống hằng ngày, nó chỉ có thể vận hành ở nơi nào trí thông minh hoạt động.” – Phần VI “Khi (tư tưởng) thấy rằng nó không đủ khả năng khám phá cái mới, thì chính sự tri giác đó là hạt mầm của trí thông minh, đúng không? Đó chính là trí thông minh: ‘Tôi không thể làm được’. Tôi đã nghĩ tôi có thể làm nhiều thứ, và tôi có thể, theo một chiều hướng nào đó, nhưng theo một chiều hướng hoàn toàn mới thì tôi không thể làm bất cứ điều gì. Khám phá ra điều đó là trí thông minh.” – Phần VI
6 - J. Krishnamurti “Tư tưởng thuộc về thời gian, trí thông minh không thuộc về thời gian. Trí thông minh vốn không thể đo lường.” – Phần V “Trí thông minh xuất hiện khi trí, tâm và thân thật sự hài hòa.” – Phần VI “Có chăng sự thức tỉnh của trí thông minh đó? Nếu có... thì lúc đó nó sẽ hoạt động; bạn không cần phải hỏi: ‘Tôi cần phải làm gì?’. Có lẽ cả ngàn người đến đây trong ba tuần lễ này đã lắng nghe. Nếu họ thật sự sống với trí thông minh đó, bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra không? Chúng ta sẽ thay đổi thế giới.” – Phần VI “Khi có thứ năng lượng tối thượng đó, tức là trí thông minh, còn có cái chết không?” – Phần V
Ghi chú của người biên tập Suốt nhiều năm, J. Krishnamurti đã nói chuyện trước nhiều đối tượng thính giả cũng như tiếp xúc với những cá nhân và những nhóm nhỏ ở Mỹ, châu Âu và Ấn Độ. Quyển sách bạn đang có trong tay nằm trong kế hoạch phổ biến rộng rãi những bài giảng và cuộc thảo luận của Krishnamurti. Như các bạn biết, các cuộc nói chuyện của Krishnamurti luôn ở dạng ứng khẩu, ngẫu hứng, những câu hỏi đáp, trao đổi không được soạn trước, các bài tường thuật buổi nói chuyện được in thành sách ở đây được lấy từ băng ghi âm để từ ngữ và câu cú được ghi lại một cách chính xác. Chúng tôi chỉ biên tập vừa đủ, loại bỏ đôi chút chi tiết thừa để trình bày thành những trang sách dễ đọc. Chủ đề của các chương này được trình bày theo một cách khác với thông thường, được đề cập trong các cuộc nói chuyện với một vài người nổi tiếng quan tâm đến tư tưởng của Krishnamurti. Các cuộc phỏng vấn riêng này cũng được tường thuật lại từ băng ghi âm. Các cuộc đối thoại và thảo luận này không phải là thảo luận theo nghĩa tranh biện hay lập luận, mà là tự do trao đổi
8 - J. Krishnamurti giữa những người có cùng mục đích là cùng nhau thấu hiểu các vấn đề nền tảng của Krishnamurti. Ví dụ, năm cuộc đối thoại tại Saanen theo sau một loạt bảy cuộc nói chuyện và tiếp nối các chủ đề được khởi xướng, từ đó làm rõ hay thăm dò các vấn đề sâu hơn. Chính tại nơi này, Saanen, Thụy Sĩ, người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây mỗi năm để có dịp cùng trải qua vài tuần với Krishnamurti. Chúng tôi rất biết ơn một số bạn hữu đã giúp đỡ trong việc ghi âm, ghi chép lại và biên tập quyển sách này. George và Cornelia Wingfield Digby
MỸ I HAI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA J. KRISHNAMURTI VÀ GIÁO SƯ JACOB NEEDLEMAN 1. Vai trò của người thầy 2. Về không gian bên trong; về truyền thống và sự phụ thuộc
1 Vai trò của người thầy Needleman*: Có nhiều thảo luận về một cuộc cách mạng tinh thần trong giới trẻ, đặc biệt là ở California này đây. Ngài có thấy trong chính hiện tượng hỗn tạp này bất kỳ mối hy vọng nào về sự khai mở mới mẻ cho một nền văn minh hiện đại, một khả năng mới mẻ cho công cuộc phát triển không? Krishnamurti: Thưa ngài, để có một khả năng mới cho sự phát triển, ngài không nghĩ rằng ta phải khá nghiêm túc, chứ không phải chỉ là một cú nhảy từ một màn trình diễn đẹp mắt này sang một màn trình diễn đẹp mắt khác sao? Nếu ta nhìn * Jacob Needleman là giáo sư triết học tại Đại học San Francisco State, là tác giả của The New Religions (tạm dịch: Những tôn giáo mới) và là biên tập viên của Penguin Metaphysical Library.
Đánh thức trí thông minh - 11 vào tất cả mọi tôn giáo của thế giới và thấy tính cách vô ích có tổ chức của họ, và từ sự tri giác này thấy được điều gì đó chân thực và rõ ràng, có lẽ bấy giờ mới có thể có điều gì mới mẻ ở California, hay trên thế giới. Nhưng ở chừng mực mà tôi thấy được, tôi e rằng phẩm chất nghiêm túc không có trong tất cả mọi điều này. Có thể tôi sai, bởi vì tôi chỉ nhìn những người gọi là giới trẻ từ xa, trong số khán thính giả, và thỉnh thoảng ở đây; qua những câu hỏi của họ, giọng cười của họ, sự tán thưởng của họ, họ không cho tôi chút ấn tượng nào rằng họ rất nghiêm túc và trưởng thành với quyết tâm lớn lao. Đương nhiên, tôi có thể lầm. Needleman: Tôi hiểu những gì ngài nói. Mối nghi ngờ của tôi chỉ là: có lẽ ta không nên quá kỳ vọng rằng giới trẻ thật sự nghiêm túc. Krishnamurti: Thế nên tôi không nghĩ điều này có thể áp dụng với giới trẻ. Tôi không biết tại sao người ta cố tạo nên một điều phi thường như vậy nơi giới trẻ, tại sao nó trở thành một điều quan trọng đến thế. Trong một vài năm nữa thôi, đến lượt họ cũng sẽ không còn trẻ nữa. Needleman: Như một hiện tượng, ngoài những gì nằm bên dưới nó, sự quan tâm đến trải nghiệm siêu việt này – hay bất kỳ tên gọi nào khác – dường như đã trở thành một loại mặt đất ươm đầy hạt giống, mà từ đó một số người khác thường, hoàn toàn không tính đến những kẻ giả mạo và lừa đảo, có lẽ là những vị Đạo sư nào đó, có thể nổi lên. Krishnamurti: Thưa ngài, nhưng tôi không chắc rằng những kẻ lừa đảo và lợi dụng có đang ngăn cản việc khám phá ra sự thật không. “Tâm thức Krishna” và thiền siêu việt, cùng với tất cả những thứ vô nghĩa đang tiếp diễn – họ bị
12 - J. Krishnamurti vướng mắc vào những thứ ấy. Đó là một hình thái của thói phô trương, một hình thái mua vui và giải trí. Muốn có điều gì đó mới mẻ thì phải có những người làm hạt nhân, thật sự nghiêm túc hết lòng theo đuổi xuyên suốt đến cùng. Sau khi kinh qua mọi điều này, họ nói: “Đây mới là điều mà tôi sẽ theo đuổi cho đến cùng”. Needleman: Người nghiêm túc hẳn là người không còn ảo tưởng với bất cứ điều gì khác. Krishnamurti: Tôi không gọi đó là không còn ảo tưởng, mà là một hình thái của sự nghiêm túc. Needleman: Là một sự quy định trước? Krishnamurti: Không, tôi sẽ không gọi đó là không còn ảo tưởng, thứ dẫn đến tuyệt vọng và hoài nghi. Tôi muốn nói đến việc xem xét tất cả những gì được người đời gọi là tôn giáo, gọi là tâm linh: xem xét, khám phá xem đâu là sự thật trong tất cả mọi điều này, xem liệu trong đó có sự thật nào không. Hoặc vứt bỏ hết mọi sự và bắt đầu lại, mà không phải trải qua mọi cạm bẫy, mọi sự hỗn loạn của những điều đó. Needleman: Tôi nghĩ đó là điều tôi đã cố nói ra, nhưng trình bày như thế này rõ hơn. Đó là những người đã thử làm gì đó và đã thất bại. Krishnamurti: Không phải “người nào khác”. Ý tôi muốn nói là bản thân ta phải vứt bỏ hết mọi hứa hẹn, mọi kinh nghiệm, mọi khẳng định có tính cách thần bí. Tôi nghĩ ta phải bắt đầu như thể ta tuyệt đối không biết gì cả. Needleman: Điều đó quá khó.
Đánh thức trí thông minh - 13 Krishnamurti: Không thưa ngài, tôi không nghĩ việc đó khó. Tôi nghĩ việc đó chỉ khó đối với những người đã tự nhồi nhét đầy nghẹt kiến thức của người khác. Needleman: Không phải phần đông chúng ta đều như vậy cả sao? Hôm qua tôi nói chuyện với lớp của tôi ở Đại học San Francisco State, và tôi nói tôi sắp phỏng vấn Krishnamurti, các em có câu hỏi nào muốn tôi hỏi ông ấy không. Họ đặt nhiều câu hỏi, nhưng câu hỏi gây ấn tượng nơi tôi hơn cả là của một cậu sinh viên: “Em đã đọc đi đọc lại sách của ông ấy nhưng không thể làm những gì ông ấy nói”. Có điều gì đó hết sức rõ ràng từ câu nói này, nó rung chuông báo động. Dường như theo một ý nghĩa tinh tế nào đó, phải bắt đầu theo cách này – như thể là một người mới, hoàn toàn tinh khôi! Krishnamurti: Tôi không nghĩ ta đặt nghi vấn đủ. Ngài hiểu ý tôi muốn nói gì chứ? Needleman: Vâng. Krishnamurti: Chúng ta chấp nhận, chúng ta dễ dàng tin, chúng ta ham có những trải nghiệm mới. Người ta nuốt trọng những lời phát biểu của bất cứ ai để râu, với những lời hứa hẹn, rằng bạn sẽ có được một kinh nghiệm tuyệt vời nếu làm những việc nào đó! Mà tôi nghĩ rằng ta phải nói: “Tôi không biết gì cả”. Hiển nhiên là tôi không thể dựa vào người khác. Nếu không có sách, không có đạo sư, bạn sẽ làm gì? Needleman: Nhưng rõ ràng là người ta quá dễ bị mắc lừa. Krishnamurti: Bạn còn bị lừa khi bạn còn muốn điều gì đó. Needleman: Vâng, tôi hiểu điều đó.
14 - J. Krishnamurti Krishnamurti: Cho nên bạn phải nói: “Tôi sẽ khám phá, tôi sẽ truy vấn từng bước một. Tôi không muốn đánh lừa bản thân”. Trò lừa bịp chỉ khởi lên khi tôi còn muốn, khi tôi còn tham, khi tôi còn nói: “Mọi kinh nghiệm đều nông cạn, tôi muốn có thứ gì đó thần bí hơn” – thế là tôi bị mắc lừa. Needleman: Theo tôi, ngài đang nói đến một trạng thái, một thái độ, một cách tiếp cận mà còn lâu người ta mới hiểu được. Bản thân tôi cũng cảm nhận mình còn cách rất xa điều đó, và tôi biết các sinh viên của tôi cũng vậy. Do đó, họ cảm thấy, bất kể là đúng hay sai, thật sự cần có sự trợ giúp. Có lẽ họ hiểu sai về sự trợ giúp, nhưng liệu có một sự trợ giúp nào như thế không? Krishnamurti: Ý ngài là “Tại sao bạn cầu xin sự trợ giúp?”? Needleman: Hãy để tôi nói thế này. Bằng cách nào đó, bạn cảm nhận mình đang đánh lừa bản thân, bạn không biết chính xác… Krishnamurti: Đơn giản thôi. Tôi không muốn đánh lừa bản thân, đúng không nào? Do đó, tôi phải khám phá động cơ đó là gì, điều mang lại sự lừa dối là gì. Hiển nhiên đó là khi tôi tham, khi tôi muốn cái gì đó, khi tôi bất mãn. Vì thế, thay vì tấn công thói tham lam, ham muốn, bất mãn, tôi lại muốn điều gì hơn thế nữa. Needleman: Vâng. Krishnamurti: Do đó tôi phải thấu hiểu sự tham lam của tôi. Nhưng tôi tham vì cái gì mới được chứ? Phải chăng bởi vì tôi đã quá no đủ trong thế giới này, tôi đã có đàn bà, tôi đã có xe, tôi đã có tiền và tôi muốn cái gì đó hơn thế nữa?
Đánh thức trí thông minh - 15 Needleman: Tôi nghĩ người ta tham bởi vì người ta muốn được kích thích, muốn thoát ra khỏi chính mình để không phải chứng kiến sự nghèo nàn của chính mình. Nhưng điều tôi muốn hỏi – tôi biết ngài đã trả lời câu hỏi này nhiều lần trong các buổi nói chuyện, nhưng rồi nó cứ trở lại, gần như không thể tránh được – là về việc những truyền thống lớn trên thế giới, không kể những gì đã làm nên chúng (khiến chúng trở nên méo mó, bị hiểu sai và khiến người ta bị đánh lừa) luôn trực tiếp hay gián tiếp nói đến sự trợ giúp. Họ bảo: “Đạo sư-guru cũng chính là bạn”, nhưng đồng thời vẫn có sự trợ giúp. Krishnamurti: Thưa ngài, chắc ngài biết từ “đạo sư-guru” đó nghĩa là gì chứ? Needleman: Không, tôi không rõ lắm. Krishnamurti: Người chỉ ra. Đó là một nghĩa. Một nghĩa khác là người đem lại sự sáng suốt, cất gánh nặng của bạn xuống. Nhưng thay vì cất gánh nặng của bạn xuống, họ lại đặt thêm gánh nặng của họ lên bạn. Needleman: Tôi e đúng là vậy. Krishnamurti: Đạo sư-guru cũng có nghĩa là người giúp bạn vượt qua, vân vân, có nhiều nghĩa khác nhau. Ngay khi đạo sư nói ông ấy biết, bạn có thể tin chắc rằng ông ấy không biết. Bởi vì điều ông ấy biết hiển nhiên là điều gì đó thuộc quá khứ. Kiến thức là quá khứ. Và khi ông ấy nói mình biết, ông ấy đang nghĩ tới một kinh nghiệm nào đó mình đã từng có, mà ông ấy có thể đã công nhận là một điều vĩ đại, và sự công nhận đó được sinh ra từ kiến thức có trước đó của ông ấy, mà nếu không, ông ấy không thể công nhận nó, và do đó kinh nghiệm của ông ấy bắt nguồn từ quá khứ. Cho nên, nó không thực.
16 - J. Krishnamurti Needleman: Đúng, tôi nghĩ phần lớn kiến thức đều thế cả. Krishnamurti: Vậy tại sao ta lại muốn một hình thái truyền thống cổ xưa hay hiện đại nào đó trong toàn bộ điều này chứ? Thưa ngài, hãy nhìn đi, tôi không đọc bất cứ quyển sách tôn giáo, triết học, tâm lý nào cả: người ta có thể thâm nhập vào chính mình ở những chiều sâu khủng khiếp và khám phá tất cả mọi thứ. Đi sâu vào chính mình là một vấn đề, làm sao để làm điều đó. Vì không thể làm điều đó, ta mới nói: “Làm ơn giúp tôi”. Needleman: Vâng. Krishnamurti: Và người kia nói: “Tôi sẽ giúp bạn” rồi đẩy bạn ra chỗ khác. Needleman: Vâng, đó cũng là một lối trả lời cho câu hỏi. Có lần, tôi đã đọc một quyển sách nói về điều gì đó gọi là “Sat-san”. Krishnamurti: Ngài biết điều đó nghĩa là gì không? Needleman: Kết bạn với người trí. Krishnamurti: Không, với người thiện. Needleman: Với người thiện. À! Krishnamurti: Vì có thiện tâm, bạn mới có trí tuệ. Không, vì có trí tuệ, bạn mới có thiện tâm. Needleman: Không phải tôi đang cố phân tích mổ xẻ gì điều này, nhưng tôi thấy sinh viên của tôi và chính bản thân tôi, khi đọc sách và khi nghe ông, chúng tôi đều thốt lên: “À! Mình không cần ai, mình không cần phải có ai ở gần bên cả” – và cả trong ý nghĩ này cũng có một sự lừa bịp khủng khiếp.
Đánh thức trí thông minh - 17 Krishnamurti: Lẽ dĩ nhiên thôi, bởi vì ngài đang bị diễn giả tác động. Needleman: Vâng, đúng là vậy. (Cười) Krishnamurti: Thưa ngài, hãy nhìn đây, hãy hết sức đơn giản. Giả sử, nếu không có kinh sách, không có đạo sư, không có thầy giảng, ngài sẽ làm gì? Nếu phải sống trong náo động, hỗn loạn, thống khổ, ngài sẽ làm gì? Không ai giúp ngài, không thuốc men, không thuốc an thần, không tổ chức tôn giáo, vậy ngài có thể làm gì? Needleman: Tôi không tưởng tượng được tôi có thể làm gì. Krishnamurti: Thế đấy. Needleman: Có lẽ sẽ có một khoảnh khắc cấp bách trong tôi. Krishnamurti: Thế đấy. Ta sẽ không thấy cấp bách, bởi vì ta nói: “À, rồi cũng có người giúp đỡ tôi thôi”. Needleman: Nhưng phần đông con người sẽ rơi vào tình trạng điên cuồng vì tình thế đó. Krishnamurti: Tôi không chắc là thế, thưa ngài. Needleman: Tôi cũng không chắc. Krishnamurti: Không, tôi hoàn toàn không chắc một chút nào. Bởi vì cho đến giờ phút này ta đã làm gì? Những người mà chúng ta dựa dẫm, các tôn giáo, giáo hội, nền giáo dục, họ đã dẫn chúng ta đến tình thế hỗn loạn khủng khiếp này. Ta không thể thoát khỏi khổ đau, ta không thể thoát khỏi thú tính, sự xấu xa, hợm hĩnh, phù phiếm trong ta. Needleman: Phải chăng ta vơ đũa cả nắm? Có khác chứ. Trong hàng ngàn kẻ lừa bịp cũng có một ông Phật.
Mục lục MỘT SỐ TRÍCH DẪN 5 GHI CHÚ CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP 7 MỸ - I - HAI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA J. KRISHNAMURTI VÀ GIÁO SƯ JACOB NEEDLEMAN 9 1. Vai trò của người thầy 10 2. Về không gian bên trong; về truyền thống và sự phụ thuộc 35 MỸ - II - BA CUỘC NÓI CHUYỆN Ở THÀNH PHỐ NEW YORK 61 1. Cuộc cách mạng nội tâm 62 2. Quan hệ 85 3. Trải nghiệm tôn giáo. Thiền 108 MỸ - III - HAI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA J. KRISHNAMURTI VÀ ALAIN NAUDÉ 127 1. Trò xiếc đấu tranh của con người 128 2. Về thiện và ác 153
Đánh thức trí thông minh - 499 ẤN ĐỘ - IV - BỐN CUỘC ĐỐI THOẠI Ở MADRAS 171 1. Xung đột 172 2. Theo đuổi niềm vui thú 197 3. Thời gian, không gian và trung tâm 225 4. Một câu hỏi nền tảng 246 CHÂU ÂU - V - BẢY CUỘC NÓI CHUYỆN Ở SAANEN, THỤY SĨ 273 1. Mối quan tâm quan trọng nhất của bạn là gì? 274 2. Trật tự 291 3. Ta có thể thấu hiểu chính ta không? 308 4. Cô độc 328 5. Tư tưởng và cái không thể đo lường 346 6. Hành động của ý chí và năng lượng cần thiết cho sự thay đổi triệt để 360 7. Tư tưởng, trí thông minh và cái không thể đo lường 377 CHÂU ÂU - VI - NĂM CUỘC ĐỐI THOẠI Ở SAANEN 397 1. Sự phân chia manh mún của thức 398 2. Trí thông minh có thức tỉnh không? 422 3. Sợ hãi 441 4. Nỗi sợ, thời gian và hình ảnh 461 5. Trí thông minh và đời sống tôn giáo 481
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==