Nguyễn Đức Nhật dịch DÁM NGHĨ LAI New York Times best-selling author of Give and Take ADAM GRANT – Bill and Melinda Gates Sức mạnh của việc không biết biết mình NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
PHẦN I TÁI TƯ DUY CÁ NHÂN Cập nhật quan điểm của bản thân
Chương 1 NHÀ TRUYỀN GIÁO, CÔNG TỐ VIÊN, CHÍNH TRỊ GIA VÀ NHÀ KHOA HỌC BƯỚC VÀO TÂM TRÍ BẠN ––– Không thể có sự tiến bộ nếu không có sự thay đổi; và những ai không thể thay đổi tư duy của mình sẽ không thay đổi được bất cứ thứ gì. – George Bernard Shaw Có thể bạn không nhận ra cái tên này, nhưng Mike Lazaridis là người đã từng tạo ra ảnh hưởng rõ ràng đến cuộc sống của bạn. Ngay từ nhỏ, Mike đã là một thần đồng trong lĩnh vực điện tử. Vừa lên bốn cậu bé Mike đã tự ráp được một chiếc máy nghe nhạc chỉ từ các mảnh ghép Lego và dây cao su. Trong những năm Mike học trung học, mỗi khi thầy cô giáo nào có tivi bị hỏng ở nhà, họ đều nhờ Mike đến sửa giúp. Thời gian rảnh rỗi, ông lắp ráp máy tính hoặc thiết kế hệ thống chuông đèn tốt hơn cho các đội tuyển tham gia thi vấn đáp ở trường, nhờ đó mà ông kiếm đủ tiền để trang trải chi phí năm đầu đại học. Chỉ còn vài tháng trước khi tốt nghiệp và nhận bằng kỹ sư điện tử, Mike đã làm điều mà khá nhiều doanh nhân nổi tiếng vào thời của ông thường làm:
24 | THINK AGAIN bỏ ngang chương trình đại học. Đó là thời điểm người con trai của gia đình nhập cư này ghi dấu ấn của mình lên thế giới. Thành công đầu tiên đến với Mike khi ông đăng ký bằng sáng chế thiết bị đọc mã vạch được dùng cho các bộ phim. Sáng chế này nhanh chóng được các nhà làm phim Hollywood sử dụng và giúp ông thắng giải Emmy và cả giải Oscar cho hạng mục phát kiến công nghệ. Thế nhưng thành tựu này chỉ là chuyện cỏn con khi so với phát kiến kế tiếp của Mike, đưa doanh nghiệp của ông trở thành công ty phát triển nhanh nhất toàn cầu. Thiết bị đầu bảng (flagship)1 của Mike khi vừa ra mắt đã nhanh chóng thu hút một lượng tín đồ đông đảo, với những khách hàng trung thành phủ khắp mọi giới từ Bill Gates cho tới Christina Aguilera. “Nó thật sự đã làm thay đổi cuộc sống của tôi”, Oprah Winfrey bày tỏ. “Tôi không thể sống thiếu nó.” Khi Tổng thống Obama đến Nhà Trắng để nhậm chức, ông từ chối giao thiết bị này của ông cho Cơ quan Mật vụ. Mike Lazaridis xây dựng ý tưởng cho BlackBerry là một thiết bị liên lạc không dây được dùng để gửi và nhận e-mail. Vào mùa hè năm 2009, nó chiếm gần phân nửa thị phần điện thoại thông minh ở Hoa Kỳ. Đến năm 2014, thị phần của nó tụt dốc chỉ còn dưới một phần trăm. Khi một công ty lao xuống dốc không phanh như vậy, chúng ta chẳng thể nào quy kết sự sa sút của nó cho một nguyên nhân duy nhất, nên chúng ta thường khoác lên sự sa sút đó một nhân tính: BlackBerry đã không thể thích ứng với xu thế hiện nay. Nhưng thích ứng với môi trường luôn biến động không phải điều một công ty có thể làm _ nó là điều con người phải làm thông qua vô số những quyết định hằng ngày của họ. Trong vai trò người đồng sáng lập, chủ tịch và đồng giám đốc điều hành, Mike nắm toàn bộ quyền quyết định về kỹ thuật và sản phẩm đối với BlackBerry. 1 Sản phẩm flagship của một hãng công nghệ, điện tử (điện thoại, laptop, tivi, máy giặt,...) chính là sản phẩm “đầu bảng”, tốt nhất của hãng, được trang bị các tính năng cùng phần cứng hiện đại bậc nhất.
25 DÁM NGHĨ LẠI | Mặc dù khả năng tư duy của Mike đã kích hoạt cuộc cách mạng cho điện thoại thông minh, nhưng sự chật vật của ông với việc tái tư duy rốt cuộc lại đặt dấu chấm hết cho công ty ông thành lập và gần như xóa sổ chính phát minh của mình. Sai lầm của Mike bắt đầu từ đâu? Hầu hết chúng ta đều tự hào về kiến thức và năng lực chuyên môn của mình, cũng như luôn kiên định với niềm tin và quan điểm của bản thân. Điều này vốn dĩ phù hợp trong một thế giới ổn định, nơi mà chúng ta gặt hái thành quả nhờ tin vào những ý tưởng của mình. Vấn đề ở chỗ chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi chóng mặt, buộc chúng ta phải dành nhiều thời gian cho việc tái tư duy tương đương với việc tư duy. Tái tư duy, hay nghĩ lại, là một bộ kỹ năng và cũng là một lối tư duy. Chúng ta vốn đã sẵn nhiều công cụ tâm trí cần thiết. Điều chúng ta cần làm là nhớ để lôi chúng ra khỏi kho chứa và đánh bóng chúng. SUY NGHĨ LẠI Nhờ có những tiến bộ về khả năng tiếp cận thông tin và công nghệ, tri thức nhân loại không chỉ tăng lên mà còn tăng theo cấp số nhân. Trong năm 2011, lượng thông tin bạn tiêu thụ mỗi ngày nhiều gấp năm lần so với cách đây một phần tư thế kỷ. Vào năm 1950, phải mất năm mươi năm lượng kiến thức y học trên thế giới mới tăng gấp đôi. Đến năm 1980, lượng kiến thức y học đã tăng gấp đôi sau mỗi bảy năm và tới thời điểm năm 2010, khoảng thời gian này thậm chí chỉ còn phân nửa. Tốc độ thay đổi ngày một tăng đồng nghĩa với việc chúng ta, hơn bao giờ hết, cần luôn ở trong tâm thế sẵn sàng chất vấn lại những niềm tin của bản thân.
26 | THINK AGAIN Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Khi chúng ta gắn bó với niềm tin của mình, chúng càng có xu hướng trở nên cực đoan và bảo thủ hơn. Tôi vẫn khổ sở với việc chấp nhận rằng Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh. Trong giáo dục, mỗi khi một bí mật lịch sử được sáng tỏ hay có một phát minh đột phá trong khoa học, phải mất nhiều năm sau đó để chương trình học được cập nhật và sách giáo khoa được hiệu chỉnh. Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng chúng ta cần phải suy xét lại những giả định từ trước đến nay vẫn được thế giới chấp nhận, về những chủ đề như gốc gác của nữ hoàng Cleopatra (cha bà là người Hy Lạp chứ không phải Ai Cập, còn danh tính mẹ của bà thì vẫn là ẩn số); hình dáng của khủng long (các nhà cổ sinh vật học hiện nay tin rằng một số loài khủng long ăn thịt có lông vũ nhiều màu sặc sỡ trên lưng); và yếu tố nào tạo ra thị giác (những người khiếm thị thực tế đã tự rèn luyện để có khả năng “nhìn thấy” – các sóng âm có thể kích hoạt phần vỏ não thị giác và tái dựng những hình ảnh trong trí nhớ, tương tự như khả năng định vị bằng tiếng vang giúp loài dơi di chuyển trong bóng đêm). Các đĩa nhạc xưa, xe cổ và đồng hồ cổ có thể là những món đồ sưu tập đáng giá, trong khi những thông tin lỗi thời lại là những mảng vôi hóa của tâm trí mà chúng ta tốt nhất nên bỏ đi. Chúng ta thường rất nhanh nhạy nhận ra khi nào thì người khác nên nghĩ lại. Chẳng hạn chúng ta nghi ngờ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nên thường hỏi thêm một bác sĩ khác sau khi nhận kết quả chẩn đoán. Không may là đối với hiểu biết và quan điểm của chính mình, chúng ta lại thường nghe theo linh cảm thay vì tìm ra điều xác thực. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải tự mình “chẩn đoán” rất nhiều thứ, từ việc chọn sử dụng dịch vụ của ai cho đến việc chọn người bạn đời. Chúng ta cần phát triển thói quen tự suy xét lại quyết định của chính mình.
27 DÁM NGHĨ LẠI | Thử hình dung bạn có một người quen làm nghề tư vấn tài chính, và anh ấy khuyên bạn đầu tư vào một quỹ hưu trí nằm ngoài danh sách các quỹ phúc lợi mà công ty bạn đề xuất cho nhân viên. Một người bạn khác của bạn khá am hiểu về lĩnh vực đầu tư lại bảo rằng quỹ này rất rủi ro. Bạn sẽ làm gì? Khi nhà tâm lý học Stephen Greenspan gặp phải tình huống này, ông đã quyết định cân nhắc nặng nhẹ giữa lời cảnh báo của người bạn đa nghi và những thông tin mà ông có thể tìm thấy. Chị của ông đã đầu tư vào quỹ này từ nhiều năm, và bà khá hài lòng với kết quả đạt được. Một số bạn bè của bà cũng vậy. Mặc dù lãi suất không phải là quá “khủng”, nhưng luôn duy trì đều đặn hai con số. Người bạn chuyên viên tư vấn tài chính nói trên cũng đầu tư tiền của chính mình vào quỹ, cho thấy anh ta thật sự tin tưởng quỹ này. Với những dữ kiện này trong tay, Greenspan quyết định dấn thân. Ông đầu tư một khoản khá đậm vào quỹ này, gần một phần ba khoản tiết kiệm mà ông dành dụm để nghỉ hưu. Chỉ ít lâu sau, ông nhận ra danh mục đầu tư của mình đã tăng đến hai mươi lăm phần trăm. Và rồi ông mất sạch toàn bộ chỉ sau một đêm khi quỹ bị sụp đổ. Đó là mô hình lừa đảo Ponzi do Bernie Madoff điều hành1. Cách nay hai thập niên, đồng nghiệp của tôi là Phil Tetlock đã khám phá ra một điều thú vị và độc đáo. Khi chúng ta suy nghĩ và nói ra suy nghĩ của mình, ta thường rơi vào lối tư duy của ba vai trò khác nhau: nhà truyền giáo, công tố viên và chính trị gia. Ở mỗi vai trò, chúng ta khoác lên một cốt cách riêng và sử dụng một bộ công cụ đặc trưng đi kèm. Chúng ta đóng vai trò nhà truyền giáo khi những niềm tin thiêng liêng của mình bị đe dọa: chúng ta thuyết giảng để bảo vệ và cổ xúy lý tưởng của mình. Chúng ta 1 Mô hình lừa đảo Ponzi là một hình thức lừa đảo thông qua việc thu hút các nhà đầu tư và dùng tiền từ những nhà đầu tư mới để trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó. Mô hình này khiến nạn nhân tin rằng lợi nhuận đến từ việc bán sản phẩm hoặc các phương tiện khác mà không biết rằng các nhà đầu tư khác là nguồn tiền. Bernie Madoff đã dùng mô hình này để thực hiện vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử phố Wall. Vụ việc bị phanh phui vào cuối năm 2008.
28 | THINK AGAIN nhập vai công tố viên khi nhận ra kẽ hở trong lập luận của người khác: chúng ta vận dụng mọi lý lẽ nhằm chứng minh rằng họ sai để giành phần thắng. Chúng ta chuyển sang chế độ tư duy nhà chính trị khi tìm cách lôi kéo thật nhiều người nghe: chúng ta tuyên truyền và vận động hành lang để giành lấy sự ủng hộ của cử tri. Rủi ro có thể xảy ra là chúng ta sẽ trở nên quá mê muội với việc rao giảng rằng chúng ta đúng, lên án người khác sai và lôi kéo sự ủng hộ của mọi người đến nỗi không màng đến việc suy xét lại quan điểm của chính mình. Khi Stephen Greenspan và chị của ông chọn đầu tư vào quỹ của Bernie Madoff, họ không dựa vào chỉ một trong ba bộ công cụ (tức một trong ba vai trò) nói trên. Cả ba chế độ tư duy này đã cùng nhau góp phần đưa đến quyết định không may trong đời họ. Khi người chị nói về khoản lợi nhuận mà bà và những người bạn của bà kiếm được, bà ấy đang đóng vai trò nhà truyền giáo ca tụng về lợi ích của quỹ. Vẻ xác tín của bà khiến Greenspan kết án người bạn cảnh báo mình là đã “hoài nghi mà không cần suy xét”. Greenspan mang tâm thế của nhà chính trị khi ông để bản thân bị cuốn theo ham muốn được ai đó đồng tình, và đây chính là nguyên nhân khiến ông gật đầu đồng ý - “ai đó” ở đây chính là người tư vấn tài chính, người bạn lâu năm của gia đình mà ông quý mến và muốn làm vừa lòng. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể rơi vào những cái bẫy nói trên. Greenspan nói rằng lẽ ra ông phải sáng suốt hơn, bởi vì nghịch lý thay, ông tình cờ lại là một chuyên gia nghiên cứu về tâm lý nhẹ dạ. Khi ông quyết định sẽ đầu tư vào quỹ nói trên cũng là lúc ông sắp hoàn thành quyển sách lý giải vì sao chúng ta dễ bị lừa. Nhìn lại, ông nghĩ giá như mình đã dùng một bộ công cụ khác với ba công cụ nói trên để suy xét trước khi quyết định. Lẽ ra ông đã có thể phân tích cách thức vận hành của quỹ đầu tư kia một cách có hệ thống hơn thay vì đơn thuần tin vào con số lợi nhuận được trưng ra. Ông đã có thể tìm đến những chuyên gia đáng tin cậy để lắng nghe thêm nhiều ý kiến khác nhau. Ông
29 DÁM NGHĨ LẠI | cũng đã có thể thử nghiệm bằng cách đầu tư một khoản nhỏ và theo dõi một thời gian trước khi đánh cược một số tiền quá lớn từ khoản tiết kiệm nghỉ hưu của mình. Làm được điều đó nghĩa là ông đã đặt mình kiểu tư duy của nhà khoa học. NHÌN BẰNG MỘT LĂNG KÍNH KHÁC Nếu bạn theo nghiệp khoa học thì tái tư duy là yếu tố cơ bản của nghề. Bạn được trả lương để liên tục nhận biết về những giới hạn hiểu biết của mình. Bạn được kỳ vọng phải luôn hoài nghi về điều đã biết, say mê tìm hiểu điều chưa biết và làm mới góc nhìn của bản thân dựa trên các dữ liệu mới. Chỉ trong một thế kỷ vừa qua, việc ứng dụng những nguyên lý khoa học đã mang lại những tiến bộ đáng kinh ngạc. Các nhà sinh học tìm ra chất kháng sinh. Các nhà khoa học nghiên cứu tên lửa đã đưa con người lên mặt trăng. Các nhà khoa học máy tính đã xây dựng thế giới internet. Nhưng “nhà khoa học” không đơn thuần là một chức danh nghề nghiệp. Nó là một khung tâm thức, một phương pháp tư duy khác với lối tư duy của người làm công việc thuyết giảng, luận tội người khác hay vận động chính trị. Chúng ta chuyển sang phương pháp tư duy của nhà khoa học khi tìm kiếm sự thật: chúng ta tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng một giả thuyết và khám phá tri thức. Các công cụ khoa học không độc quyền dành cho những người mặc áo choàng trắng làm việc với các ống nghiệm, và để vận dụng được các công cụ này, bạn không nhất thiết phải bỏ hàng năm trời cặm cụi với kính hiển vi và đĩa cấy tế bào. Các giả thuyết không chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm mà có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Những thử nghiệm có thể cung cấp dữ liệu cho chúng ta đưa ra các quyết định hằng ngày. Nhận ra điều này khiến tôi tự hỏi: liệu có cách nào huấn luyện cho mọi người ở các lĩnh vực khác tư duy như những nhà
30 | THINK AGAIN khoa học không, và nếu chúng ta làm được như vậy, họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn không? Một nhóm bốn nhà nghiên cứu châu Âu gần đây đã quyết định tìm hiểu điều này. Họ mạnh dạn tiến hành thử nghiệm trên hơn một trăm doanh nhân khởi nghiệp người Ý ở các lĩnh vực công nghệ, bán lẻ, nội thất, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giải trí và cơ khí chế tạo. Vì đa số doanh nghiệp của những người này vẫn chưa tạo ra được doanh thu, họ là nhóm đối tượng lý tưởng để kiểm tra việc dạy tư duy khoa học ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận cuối cùng. Các nhà khởi nghiệp được mời đến Milan để tham dự chương trình tập huấn về khởi nghiệp. Qua khóa học bốn tháng, họ được học cách lập chiến lược kinh doanh, phỏng vấn khách hàng, lên ý tưởng sản phẩm khả dụng tối thiểu1, và sau cùng là tạo ra nguyên mẫu. Điều các đối tượng này không hề biết là họ được ngẫu nhiên xếp vào nhóm “tư duy khoa học” hoặc nhóm đối chứng. Nội dung huấn luyện cho cả hai nhóm giống nhau, chỉ khác là một trong hai nhóm được khuyến khích nhìn việc khởi nghiệp qua lăng kính của một nhà khoa học. Từ góc nhìn đó, họ xem chiến lược kinh doanh là một lý thuyết, các giả thuyết được đưa ra dựa trên kết quả phỏng vấn khách hàng, còn sản phẩm khả dụng tối thiểu và nguyên mẫu chính là các thí nghiệm để kiểm định các giả thuyết. Nhiệm vụ của họ là thực hiện nghiêm ngặt việc đo lường kết quả và đưa ra quyết định dựa trên kết quả cho thấy giả thuyết đúng hay sai. Trong một năm sau đó, các công ty khởi nghiệp trong nhóm đối chứng tạo ra doanh thu trung bình không tới 300 đô-la. Còn các doanh nghiệp thuộc nhóm tư duy khoa học đạt doanh thu trung bình 12.000 đô-la. Họ tạo được doanh thu nhanh hơn gấp đôi và cũng thu hút khách hàng sớm hơn. Tại sao ư? Những người 1 Sản phẩm khả dụng tối thiểu là phiên bản sản phẩm với đủ các tính năng tối thiểu để những khách hàng ban đầu có thể sử dụng được, sau đó họ đưa ra phản hồi để giúp cho việc phát triển sản phẩm trong tương lai.
31 DÁM NGHĨ LẠI | khởi nghiệp thuộc nhóm đối chứng có xu hướng trung thành với chiến lược và sản phẩm ban đầu họ nghĩ ra. Họ dễ dàng rao giảng về “sự đúng đắn” của các quyết định mình đã đưa ra trước đó, lên án những thiếu sót khi ai đó đề nghị giải pháp thay thế, và họ sẵn sàng vận động chính trị cho chính mình bằng cách tìm đến những chuyên gia có uy tín ủng hộ hướng đi hiện tại của họ. Nhóm khởi nghiệp được dạy lối tư duy của nhà khoa học thì trái lại – họ chuyển hướng thường xuyên gấp hai bình thường. Khi kết quả kiểm tra cho thấy giả thuyết của họ không đúng, họ biết đây là lúc cần tái tư duy để tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp. HIỆU QUẢ CỦA TƯ DUY KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ THÀNH CÔNG TRONG KHỞI NGHIỆP Điều đáng ngạc nhiên về những kết quả này chính là chúng ta thường ngưỡng mộ các doanh nhân khởi nghiệp thành công hay những nhà lãnh đạo nổi tiếng vì tầm nhìn xa rộng và lập trường không lay chuyển của họ. Họ được xem là chuẩn mực của sự tự tin: quyết đoán và chắc chắn. Thế nhưng bằng chứng lại cho thấy khi các nhà doanh nghiệp cạnh tranh về giá sản phẩm trên 12.071,87 đô-la 21,1% 49,2% 255,40 đô-la Nhóm đối chứng Nhóm tư duy khoa học Tổng doanh thu trung bình hằng năm Tần suất điều chỉnh mô hình kinh doanh
32 | THINK AGAIN thương trường, chiến lược tốt nhất thật ra lại là chậm rãi và không chắc chắn. Giống như những nhà khoa học đầy cẩn trọng, họ không vội vàng và đủ linh hoạt để thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi đang bắt đầu nghĩ rằng tính quyết đoán đã được đề cao quá mức… nhưng tôi bảo lưu quyền thay đổi suy nghĩ của mình. Bạn không nhất thiết phải là một nhà khoa học chuyên nghiệp thì mới có khả năng tư duy như một nhà khoa học. Tương tự, không có gì đảm bảo rằng một nhà khoa học chuyên nghiệp luôn sử dụng những công cụ tư duy mà họ được đào tạo. Các nhà khoa học có thể dần chuyển biến thành nhà truyền giáo khi họ trình bày những lý thuyết mà họ thuộc nằm lòng như thể thánh kinh và xem những ý kiến phản biện đã được cân nhắc kỹ lưỡng Nhà truyền giáo Không cần chứng cứ Thường hành động chỉ dựa vào đức tin Chính trị gia Nhà khoa học Không cần chuyên môn Đòi hỏi phải làm thí nghiệm Những cách tư duy bạn thường áp dụng dù bạn có làm các nghề này hay không Thường tấn công bên đối lập Công tố viên Đòi hỏi quá mức về chuyên môn? Thường dựa vào chứng cứ Thường mặc trang phục đơn điệu
33 DÁM NGHĨ LẠI | như sự báng bổ. Họ chuyển sang tư duy kiểu chính trị gia khi cho phép quan điểm của mình bị ảnh hưởng tính đại chúng hơn là tính xác thực. Họ chuyển sang kiểu tư duy của công tố viên khi quyết tâm vạch trần và hạ bệ thay vì mang tâm thế sẵn sàng khám phá. Sau khi đảo lộn cả nền vật lý bằng thuyết tương đối, Einstein lại là người phản đối cuộc cách mạng lượng tử: “Như để trừng phạt tôi vì đã có tư tưởng khinh miệt thẩm quyền, định mệnh đã biến chính tôi trở thành thẩm quyền”. Đôi khi ngay cả những khoa học gia lỗi lạc cũng cần học hỏi để tư duy giống một nhà khoa học hơn. Nhiều thập niên trước khi trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Mike Lazaridis đã được xem là một thiên tài khoa học. Khi còn học ở trường trung học cơ sở, ông đã được đăng lên báo địa phương vì chế tạo được tấm pin mặt trời ở hội chợ khoa học và thắng giải thưởng dành cho người đã đọc tất cả sách khoa học ở thư viện công. Nếu có dịp được xem quyển kỷ yếu năm lớp tám của Mike, bạn nhìn thấy ảnh của Mike được vẽ theo kiểu hoạt họa, trông giống một nhà bác học điên với các tia chớp quanh đầu. Khi tạo ra điện thoại BlackBerry, Mike đã tư duy như một nhà khoa học. Các thiết bị không dây nhận thư điện tử hiện hành đều trang bị bút cảm ứng quá chậm hoặc bàn phím quá nhỏ. Mọi người phải trải qua các bước rườm rà là chuyển tiếp e-mail công việc vào hộp thư trong thiết bị di động của mình rồi lại khổ sở chờ thư tải xong. Ông bắt đầu nảy ra các giả thuyết và giao cho đội ngũ kỹ sư của công ty kiểm chứng những ý tưởng này. Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người có thể cầm thiết bị di động trên tay và chỉ cần dùng hai ngón cái để nhập nội dung thay vì gõ bằng nhiều ngón? Sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ cần một hộp thư duy nhất đồng bộ mọi thông tin giữa tất cả các thiết bị? Nếu các tin nhắn có thể được lưu lại trên một máy chủ và chỉ xuất hiện ở thiết bị sau khi được giải mã thì sao?
MỤC LỤC Mở đầu 5 PHẦN I: TÁI TƯ DUY CÁ NHÂN Cập nhật quan điểm của bản thân 21 1. Nhà truyền giáo, công tố viên, chính trị gia và nhà khoa học bước vào tâm trí bạn 23 2. Thánh phán và kẻ mạo danh 47 Khám phá điểm lý tưởng của sự tự tin 3. Niềm vui khi sai 75 Sự phấn khích của việc không tin vào mọi suy nghĩ của mình 4. Đấu trường lành mạnh 103 Tâm lý học về sự xung đột có tính xây dựng
334 | THINK AGAIN PHẦN III: TÁI TƯ DUY TẬP THỂ Tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời 207 8. Những cuộc đối thoại gay cấn 209 Xử lý vấn đề phân cực trong những cuộc trao đổi khó tìm tiếng nói chung 9. Viết lại sách giáo khoa 235 Dạy sinh viên chất vấn tri thức 10. Đây không phải cách chúng ta vẫn làm trước giờ 259 Xây dựng văn hóa học tập nơi công sở PHẦN II: TÁI TƯ DUY LIÊN CÁ NHÂN Khai mở tư duy của người khác 125 5. Khiêu vũ cùng đối thủ 127 Đắc nhân tâm trong tranh luận 6. Ác cảm che mờ lý trí 157 Loại trừ định kiến nhờ tháo gỡ khuôn mẫu suy nghĩ 7. Người tâm tình về vắc-xin và điều tra viên nhã nhặn 185 Việc lắng nghe đúng đắn khiến người khác thay đổi ra sao
335 DÁM NGHĨ LẠI | PHẦN IV: KẾT LUẬN 281 11. Thoát khỏi tầm nhìn đường hầm 283 Suy xét lại những kế hoạch sự nghiệp và kế hoạch cuộc đời tỉ mỉ nhất PHẦN KẾT 309 Những hành động tạo ảnh hưởng 319 Lời cảm ơn 327
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==