Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Hương Nguyễn dịch Từ tự chủ đến bình an Happiness

Hương Nguyễn dịch Từ tự chủ đến bình an Happiness NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

5 Tôi xin dành tặng cuốn sách này cho vợ tôi – Mandy và con gái xinh đẹp Poppy Louise Robertson. Anh rất yêu hai mẹ con. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những ai đã tham gia Tuần lễ Khắc kỷ và các dự án do Giáo sư Christopher Gill và Patrick Ussher của Đại học Exeter khởi xướng, vì những lời khuyên bảo, hỗ trợ và ý kiến của các vị.

6 Câu chuyện ẩn dụ về cái cây Vậy thì, tại sao bạn phải lấy làm ngạc nhiên với việc những người tốt đẹp phải trải qua thử thách mới có thể trở nên mạnh mẽ? Không một cái cây nào có thể bám rễ sâu và cứng cáp trừ phi nó bị gió quăng mưa quật. Bởi càng bị quăng quật, rễ cây càng ăn sâu bám chắc; những cái cây yếu ớt là những cái cây lớn lên trong thung lũng yên bình ngập nắng. Bởi vậy, vì lợi ích của những người tốt đẹp, vì cái đích là để họ sống không e sợ bất cứ điều gì, họ phải liên tục ở giữa những hồi báo động và nhẫn nại chịu đựng những biến cố khó khăn mà chẳng có ai giúp đỡ. - Seneca, On Providence

7 Thuật ngữ và trích dẫn Tôi đã chọn duy trì cách dịch có tính quy ước đối với các thuật ngữ sử dụng trong các tác phẩm của chủ nghĩa Khắc kỷ cổ đại, nhưng đôi khi cũng đưa ra một số cách dịch khác. Mục đích của tôi là làm cho cuốn sách này có vẻ hiện đại hơn, cũng như để cho độc giả hiện đại dễ dàng tiếp cận hơn, nhưng vẫn không quá thỏa hiệp về ngữ nghĩa. Tôi đã dịch từ Eudaimonia là Hạnh Phúc, một từ có tính quy ước, cho dù cách dịch này chưa thể hiện hết nghĩa, như tôi có đề cập trong sách. Từ này cũng được viết hoa để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của nó. Sách tham khảo, các bản dịch và tài liệu đọc thêm Cuốn sách này được viết dưới dạng sách tự học (Teach Yourself). Tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng khi bỏ qua nhiều trích dẫn, nhằm biến nó thành một cuốn sách dễ đọc và có tính ứng dụng cao. Trong nhiều trường hợp, tôi trích dẫn hoặc chú giải các nguồn tài liệu cổ mà không đưa ra nguồn tham khảo cụ thể. Xuyên suốt cuốn sách, tôi trích dẫn nhiều nguồn tài liệu cổ khác nhau, hầu hết là các bản dịch ra tiếng Anh.

8 Để nhất quán, tôi đã tự dịch lại nhiều đoạn từ sách Hy Lạp cổ nguyên gốc, có tham khảo các bản dịch sẵn có. Các bản dịch chủ yếu bằng tiếng Anh mà tôi đã trích dẫn hoặc tham khảo được liệt kê dưới đây1: u Seneca, Dialogues and Essays (tạm dịch: Những cuộc đối thoại và những bài luận), John Davie dịch, 2007. Oxford: Oxford University Press. [Bao gồm các bài viết chọn lọc trong On Anger (tạm dịch: Về sự giận dữ), On Clemency/Mercy (tạm dịch: Về lòng khoan dung/ nhân từ), the Consolations to Marcia and Helvia (tạm dịch: Những lời an ủi gửi Marcia và Helvia), và On Earthquakes (tạm dịch: Về sự kiện động đất),…] u Seneca, Selected Letters (tạm dịch: Những lá thư chọn lọc), Elaine Fantham dịch, 2010. Oxford: Oxford University Press. u Cicero, On the Good Life (tạm dịch: Về cuộc đời tốt đẹp), Michael Grant dịch, 2005. Middlesex: Penguin. u Musonius Rufus, Lectures and Sayings (tạm dịch: Những bài giảng), Cynthia King dịch, 2010. Lulu. u Marcus Aurelius, The Meditations (tạm dịch: Suy tưởng), C. R. Haines dịch, 1989. The Loeb Classical Library. Cambridge: Harvard University Press. u Epictetus, The Discourses (tạm dịch: Đàm luận) và Encheiridion hay Handbook (tạm dịch: Cẩm nang thư), 1 Toàn bộ tài liệu được giới thiệu trong danh sách này sẽ được đề cập, trích dẫn liên tục trong cuốn sách này. Độc giả không nên bỏ qua danh sách này, đồng thời có thể quay lại tra cứu khi cần. (BBT)

9 W. A. Oldfather dịch, 1925. The Loeb Classical Library. Cambridge: Harvard University Press. u Lucan, The Civil War (tạm dịch: Nội chiến), Susan H. Braund dịch, 1992. Oxford: Oxford University Press. u Cicero, On Moral Ends (De Finibus/De Finibus Bonorum et Malorum) (tạm dịch: Về tận cùng của thiện và ác), Raphael Woolf dịch, 2001. Cambridge: Cambridge University Press. u Cicero, On the Good Life (tạm dịch: Về cuộc đời tốt đẹp), Michael Grant dịch, 1971. Middlesex: Penguin. [Bao gồm Tusculan Disputations (tạm dịch: Những buổi tranh luận Tusculan), On Duties (tạm dịch: Về bổn phận), Laelius, On Friendship (tạm dịch: Laelius, về tình bằng hữu) và The Dream of Scipio (tạm dịch: Giấc mơ của Scipio),…] u Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers (tạm dịch: Cuộc đời của những triết gia xuất chúng), R. D. Hicks dịch, 1925. The Loeb Classical Library. Cambridge: Harvard University Press. Hai bản dịch quan trọng của tài liệu chủ nghĩa Khắc kỷ Hy Lạp thời kỳ đầu là: u The Hellenistic Philosophers, Vol 1: Translations of the Principal Sources with Philosophical Commentary (tạm dịch: Những triết gia Hy Lạp tập 1: Bản dịch các tài liệu chính yếu kèm các bài bình luận triết học), 1987, A. A. Long và D. N. Seldey dịch. Cambridge: Cambridge University Press.

10 u The Stoics Reader: Selected Writings and Testimonia (tạm dịch: Sổ tay Khắc kỷ: Những bài viết và lời chứng chọn lọc) 2008, B. Inwood, & L. P. Gerson dịch. Cambridge: Hackett. Bản dịch các tài liệu của chủ nghĩa khuyển nho (hay yếm thế), triết học Hermetic, và trường phái Pythagore, cũng như các tác phẩm của Plato như sau: u Diogenes the Cynic, Sayings and Anecdotes (tạm dịch: Nhà khuyển nho Diogenes: Châm ngôn và giai thoại), 2012, Robin Hard dịch. Oxford: Oxford University Press. u The Way of Hermes: New Translations of The Corpus Hermeticum and The Definitions of Hermes Trismegistus to Asclepius (tạm dịch: Con đường của Hermes: Bản dịch Corpus Hermeticum mới và những định nghĩa của Hermes Trismegistus về Asclepius), 1999, C. Salaman, D. van Oyen, W. D. Wharton, J. P. Mah dịch. London: Duckworth. u The Pythagorean Sourcebook (tạm dịch: Tư liệu về Pythagoras), 1988. K. S. Guthrie dịch. MI: Phanes. u Plato: Complete Works (tạm dịch: Tổng tập tác phẩm của Plato), 1997, J. M. Cooper biên tập. Cambridge: Hackett. [Bao gồm mọi tác phẩm của Plato, do một số viện sĩ dịch.]

11 Lưu ý về giới Tất cả các tác phẩm cổ đại đều do nam giới viết. Họ có xu hướng nhắc đến chủ nghĩa Khắc kỷ nói chung theo thuộc tính nam. Tôi giữ lại cách viết này khi nói đến nhà Hiền triết nhằm đảm bảo sự nhất quán với các văn bản nguồn, nhưng tôi cũng cân nhắc việc thử thay đổi giới tính giả định đó khi nói về các nhà Khắc kỷ (ngày càng) hiện đại, để cho cân bằng, tôi thường gọi các môn đồ giả định của phái Khắc kỷ là “cô ấy”. Zeno, người sáng lập phái Khắc kỷ, bắt đầu quá trình rèn luyện triết học bằng cách theo học triết gia nổi tiếng phái khuyển nho là Crates xứ Thebes suốt nhiều năm. Vợ ông này là Hipparchia xứ Maroneia, là một trong những nữ triết gia danh tiếng nhất thời cổ đại. Zeno và các môn đệ của ông có vẻ xem nam và nữ là ngang tài ngang sức, và các trường học của phái Khắc kỷ cũng được biết đến là thường nhận học trò nữ, một điều bất thường ở thời đó. Ngày nay, chúng ta còn lưu giữ được hai bài thuyết giảng của triết gia Khắc kỷ vĩ đại người La Mã Musonius Rufus, trong đó ông lập luận rằng phụ nữ cũng có quyền hưởng nền giáo dục triết học giống như nam giới, bởi vì họ cũng có khả năng sở hữu những đức tính nền tảng giống như nam giới. Hai bài giảng đó có tên là: Phụ nữ cũng nên học triết và Các bé gái có nên được nhận nền giáo dục giống như các bé trai không?

45 Phương pháp của người Khắc kỷ: Sống hòa hợp với Tự nhiên 1 Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu: u Các triết gia Khắc kỷ là ai và bản chất cốt lõi trong triết học của họ – rằng mục tiêu cuộc đời là “sống hòa hợp với Tự nhiên”. u Cấu trúc tổng thể của chủ nghĩa Khắc kỷ và ba “chủ đề” lý thuyết của chương trình giảng dạy triết thuyết này: “Vật lý học”, “Đạo đức học” và “Logic học”. u Cách mà những chủ đề này truyền thông tin cho ba phương diện thực hành thuyết Khắc kỷ – Kỷ luật Khát khao, Kỷ luật Hành động và Kỷ luật Phán xét. u Làm thế nào để suy ngẫm về bản chất của “điều tốt” và đánh giá khả năng kiểm soát cuộc sống của bạn.

46 Đời người là một chốc thoáng qua; bản chất thay đổi liên tục, tri giác tối mờ; những phần thân xác rồi cũng sẽ mục rã. Linh hồn chao đảo không ngừng nghỉ, vận may thì bất định và danh tiếng cũng không đáng tin cậy; tóm lại, mọi thứ thuộc về thân xác như một dòng nước xiết; còn những gì thuộc về linh hồn chỉ như một giấc chiêm bao hay một làn khói mỏng. Cuộc đời là chiến trận và là sự trú tạm ở chốn ta không thuộc về. Danh tiếng đời sau chẳng qua cũng chỉ là sự lãng quên. Vậy thì, điều gì sẽ dẫn dắt con người? Chỉ một điều duy nhất thôi: triết học – tình yêu trí tuệ. Và triết học cốt tại điều này: Một người muốn bảo vệ được thiên tư nội tại hay ngọn lửa thiêng vốn có trong mình khỏi bạo lực và thương vong, trên hết là khỏi mọi nỗi đau đớn hay khoái lạc độc hại; thì không bao giờ được làm điều gì sai trái, phi mục đích hay đạo đức giả, bất kể người khác làm gì hay không làm gì; vui lòng đón nhận mọi điều xảy đến với mình, như thể nó xuất phát từ cùng nguồn cội mà chính bản thân mình cũng sinh ra, và trên hết, với sự khiêm nhường, vui vẻ bình thản, hãy sẵn sàng đón nhận cái chết, như thể nó chẳng là gì hơn một sự tan rã của các thành tố cấu tạo nên thân xác mà bất kỳ sinh vật nào rồi cũng sẽ trải qua.

47 Vậy nếu bản thân các yếu tố phải trải qua không gì hơn ngoài sự biến đổi liên miên từ dạng này sang dạng khác này, thì mọi tan rã hay biến đổi chẳng phải quá bình thường hay sao, vậy cớ gì lại phải sợ chúng? Đó chẳng phải thuận theo tự nhiên sao? Mà mọi điều do tự nhiên mà ra thì không thể xấu xa được. (Marcus Aurelius, Meditations, 2.15) Tự đánh giá: Thái độ của người Khắc kỷ với các nguyên tắc cốt lõi Trước khi đọc chương này, hãy đánh giá mức độ đồng tình của bạn với các tuyên bố sau đây, sử dụng thang điểm từ 1 đến 5 dưới đây, sau đó đánh giá lại thái độ của bạn sau khi đã đọc và hiểu nội dung. 1. Hoàn toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Không đồng ý cũng không phản đối, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý 1. Mục tiêu của cuộc đời là “sống hòa hợp với Tự nhiên” bằng cách sẵn sàng chấp nhận mọi sự ngoài tầm kiểm soát của mình. 2. Chúng ta cũng cần sống hòa hợp với bản chất con người của mình bằng cách nỗ lực nuôi dưỡng lý trí, điều hướng trí tuệ và đức hạnh đến cảnh giới hoàn hảo. 3. Chúng ta cần sống hòa hợp với nhân loại bằng cách xem như tất cả mọi người về cơ bản đều có quan hệ với nhau trong chừng mực lý trí. ?

48 Dẫn nhập: Chủ nghĩa Khắc kỷ là gì? Chủ nghĩa Khắc kỷ là gì? Vắn tắt thì đó là một trường phái triết học cổ đại có vai trò quan trọng, xuất hiện tại Athens vào khoảng năm 301 trước Công nguyên, người khởi xướng là Zeno, một thương gia Phoenicia đến từ thành phố Citium, Cyprus. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, chủ nghĩa Khắc kỷ cũng được xem là một trong nhiều trường phái triết học cạnh tranh nhau ra đời từ cảm hứng về cuộc đời và tư tưởng của Socrates, triết gia lỗi lạc người Athens, người đã bị hành quyết trước đó một thế kỷ. Ban đầu, trường phái này có tên là “thuyết Zeno” nhưng sau đó tên này bị bỏ đi. Đoán chừng có lẽ bởi người Khắc kỷ không xem những nhà sáng lập ra trường phái triết học của mình là những nhà thông thái toàn hảo và họ cũng không muốn triết thuyết của họ mang tính sùng bái cá nhân. Thay vào đó, trường phái này trở nên nổi tiếng với tên gọi “chủ nghĩa Khắc kỷ” (Stoicism) vì Zeno và các môn đồ của ông gặp gỡ, đàm đạo tại Stoa Poikilê, có nghĩa là “Hành lang bích họa”, nơi có một dãy cột nổi tiếng trang trí bằng cảnh các trận đánh trong lịch sử và trong truyền thuyết, nằm ở phía bắc agora1, khu chợ cổ của Athens. Chính vì vậy, đôi khi chủ nghĩa Khắc kỷ hay trường phái Khắc kỷ được gọi là “Stoa”, hay thậm chí là triết học “Hành lang”. Giống như người anh hùng Socrates của họ, nhưng không giống các trường phái triết học Athens chính thống khác, 1 Agora là một kiểu quảng trường ở các thành thị Hy Lạp cổ đại.

49 các triết gia Khắc kỷ thường gặp nhau tại nơi họp chợ, tại hành lang này, nơi ai cũng có thể đến nghe họ tranh luận. Tại nơi này, Zeno đã sôi nổi đi đi lại lại trong khi diễn thuyết, người ta nói rằng nhờ đó mà hàng hiên sạch bóng những kẻ luộm thuộm. Cách diễn đạt “triết học Khắc kỷ” do đó cũng được dùng để gợi tới điều gì đó như “triết học đường phố”, một kiểu triết học cho người bình dân, chứ không đóng kín trong các “tháp ngà” hàn lâm. Thực vậy, chủ nghĩa Khắc kỷ đã bị lạnh nhạt khá nhiều trong hầu hết các chương trình đại học mãi cho đến gần đây. Trước thế kỷ hai mươi, những người quan tâm đến triết học sẽ thích đọc về thuyết Khắc kỷ. Tuy vậy, trong thế kỷ hai mươi, các triết gia không những chẳng còn hứng thú gì với triết học Khắc kỷ mà còn mất đi mối quan tâm nói chung với các triết thuyết về cuộc đời. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, có thể phải dành ra cả thập niên để theo học các lớp triết học nếu chưa đọc về thuyết Khắc kỷ và chưa bỏ thời gian suy ngẫm các triết thuyết về cuộc đời, chưa kể đến thời gian để chấp nhận một triết thuyết. (Irvine, 2009, tr. 222) Dẫu vậy, chủ nghĩa Khắc kỷ đã trở nên phổ biến kể từ những năm 1970, phần nào do thành công của CBT. Trong thế giới cổ đại, như chúng ta vừa thấy, từ thuở khai sinh và trong suốt gần năm thế kỷ sau đó, chủ nghĩa Khắc kỷ đã là một trong những trường phái triết học được đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng nhất. Người ta đồn rằng

50 người Athens vô cùng ngưỡng mộ Zeno, cấp cho ông các chìa khóa để ra vào thành và cho dựng một bức tượng đồng của ông, ngược hẳn với số phận của vị tiền bối Socrates. Tương truyền, họ cũng biểu quyết ra một sắc lệnh chính thức vinh danh ông như một tấm gương mẫu mực về “đạo đức và kỷ luật tự giác”, xây mộ và khắc vương miện vàng cho ông bằng ngân khố công. Tuyên bố công khai này ca ngợi nhiều năm cống hiến của ông cho triết học tại Athens và mô tả ông như một con người thánh thiện toàn diện, “đối với những thanh niên theo học, ông đề cao đức hạnh và sự kỷ luật tự giác, hướng họ đến những điều tốt đẹp nhất, bằng chính đức hạnh của mình, ông truyền cho tất cả một khuôn mẫu để noi theo, trong sự nhất quán hoàn hảo với lời giảng dạy của ông” (Lives, 7.10). Tấm gương đức hạnh của Zeno vô cùng quan trọng đối với những người Khắc kỷ vì họ xem việc tích cực noi theo sự khôn ngoan và lương thiện là cách tốt nhất để thấm nhuần triết lý này. Ban đầu, ông tuân theo lối sống giản dị và khổ hạnh của các triết gia phái khuyển nho, vốn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với triết học Khắc kỷ. Hệ quả, danh tiếng về đức tính tự chủ (enkrateia) của ông rõ ràng đã trở thành điều ai cũng biết; đôi khi người ta còn được khen ngợi vì có tính kỷ luật tự giác như một Zeno. Các nhà khuyển nho nổi tiếng về khả năng chịu đựng gian khổ thể xác, còn bản thân Zeno thì được mô tả như là một triết gia được tôi luyện bằng nhiều yếu tố. Một nhà thơ cổ đại khuyết danh đã viết về Zeno như sau:

51 Cơn đông giá và mùa mưa không dứt Cũng bất lực khi đến trước người: Yếu nhược bởi nắng hè oi ả hay nỗi đau nhức nhối để bẻ cong khung sắt kia Người đứng đó tránh xa Khỏi các cuộc vui, khỏi buổi hội hè: Ngày đêm kiên gan, không mệt mỏi Người miệt mài học triết lý cuộc đời. (Lives, 7.27) Tuy nhiên, khi Zeno từ bỏ lòng trung thành với phái khuyển nho cũng là lúc ông nhấn mạnh hơn vào việc cần phải bổ sung cho lối sống triết học cứng nhắc của họ, “Đạo đức học” của họ, cùng với việc nghiên cứu về “Vật lý học” và “Logic học”. Như chúng ta sẽ thấy, người theo phái khuyển nho cũng xem mọi thứ ngoại tại rốt cuộc đều “không quan trọng”, trong khi đó người Khắc kỷ chấp nhận một lập trường khôn khéo hơn cho phép họ coi trọng một số quy ước nhất định trong khi vẫn duy trì một ý thức tách biệt với chúng. Dẫu thế, các triết gia Khắc kỷ đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng triết lý này vào những thách thức trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là với câu hỏi kinh điển của Socrates: Làm thế nào người ta có được một cuộc sống tốt đẹp? Họ nhìn nhận bản thân như những chiến binh thực thụ của trí óc và có lẽ sẽ chỉ trích triết học hàn lâm hiện đại đơn thuần chỉ là “một thứ ngụy biện” thay vì là nghệ thuật sống đích thực.

52 Thật vậy, các triết gia cổ đại, nhất là những người theo phái khuyển nho, rất dễ nhận diện qua cách ăn mặc và hành vi của họ. Những người khuyển nho đi ăn xin hoặc sống bằng thức ăn đơn giản và rẻ tiền như đậu lupin hoặc xúp đậu lăng, và chỉ uống nước. Họ chỉ mặc thứ áo choàng rẻ tiền làm bằng sợi len thô, không nhuộm, mùa đông họ Tư tưởng chính: Triết học là một lối sống Bạn có thể ngạc nhiên khi nhận thấy triết học cổ đại lại mang tính thực tiễn rõ rệt như vậy. Nó thường nhấn mạnh việc thực hành các bài tập tâm lý hoặc áp dụng một phong cách sống đòi hỏi khắt khe, về phương diện nào đó báo trước cách thức tu tập của Thiên Chúa giáo. Một số triết gia, nhất là những người phái khuyển nho, thậm chí còn khước từ tranh luận lý thuyết hay nghiên cứu các vấn đề trừu tượng đi lệch khỏi mục đích thật sự là trau dồi kiến thức thực tiễn và tính tự chủ. Người phái khuyển nho chế giễu Plato và môn đệ của ông vì phong cách triết học quá “hàn lâm”. Họ tin rằng sự đói nghèo tự nguyện và sự chịu đựng gian khổ là những người thầy triết học tốt hơn mọi sách vở và giảng giải. Zeno ban đầu là một người khuyển nho, dù ông cũng nghiên cứu Logic học và Vật lý học. Như vậy, ở đây có thể xem là triết học Khắc kỷ nằm đâu đó giữa triết học hàn lâm và trường phái khuyển nho. Các ngành nghiên cứu lý thuyết, như Vật lý và Logic học, cũng có giá trị nhưng chỉ chừng nào chúng còn đóng góp cho mục tiêu là sống khôn ngoan.

53 sẽ mặc hai lớp áo để giữ ấm. Họ mang theo mọi thứ trong một tay nải nhỏ, cầm theo một cây gậy, ngả lưng trên những tấm chiếu rơm giản dị, thường xuyên ngủ tạm bợ ở những khu nhà công cộng. Một số môn đệ của Zeno coi lối sống khuyển nho là “con đường tắt dẫn tới đức hạnh”, dù những người Khắc kỷ sau này đặc trưng ít khổ hạnh hơn. Musonius nói với học trò của mình là chừng nào họ còn có những đức hạnh nội tại của một triết gia, thì “không cần mặc một tấm áo choàng cũ kỹ, không cần đi ra ngoài mà không mặc áo, không cần tóc tai không cắt hay cư xử lập dị”, như những người khuyển nho (Lectures, 16). Tuy nhiên, những lần khác ông lại khuyên học trò ra ngoài nên đi chân đất và không mặc áo. Điều này cho thấy người Khắc kỷ coi cách phục trang của người khuyển nho là điều tùy chọn trong cách sống của triết gia. Từ những trường phái triết học khác, các triết gia Khắc kỷ đã rút ra một loạt các bài tập thực hành tâm lý phong phú, bao gồm cả các kỹ thuật thiền quán. Những kỹ thuật này được khai thác chi tiết trong nhiều cuốn sách của học giả hiện đại Pierre Hadot, như cuốn Philosophy as a Way of Life (1995). Chúng ta sẽ đặc biệt tập trung vào khía cạnh thực hành như một “nghệ thuật sống” của thuyết Khắc kỷ, mà theo truyền thống được coi là điều hứa hẹn mang đến Hạnh phúc và sự viên mãn tối thượng.

462 Mục Lục Câu chuyện ẩn dụ về cái cây 6 Thuật ngữ và trích dẫn 7 Lời tựa Chủ nghĩa Khắc kỷ hiện đại 13 1. Phương pháp của người Khắc kỷ: Sống hòa hợp với Tự nhiên 45 2. Đạo đức học Khắc kỷ: Bản chất của điều tốt 81 3. Sự hứa hẹn của triết học: (Trị liệu Cảm xúc) 121 4. Kỷ luật Khát khao (sự chấp nhận của người Khắc kỷ) 163 5. Tình yêu, tình bằng hữu và nhà Hiền triết lý tưởng 195

463 6. Kỷ luật Hành động (lòng bác ái Khắc kỷ) 239 7. Tiên liệu tai ương 271 8. Kỷ luật Phán xét (chánh niệm của người Khắc kỷ) 309 9. Sự tự nhận thức và “Chiếc nĩa Khắc kỷ” 343 10. Góc nhìn từ trên cao và vũ trụ học Khắc kỷ 381 11. Người Khắc kỷ suy ngẫm về cái chết 417 Tài liệu tham khảo 456

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==