Bí Quyết Học Nhanh Nhớ Lâu

First News Đức Nhật dịch Tái bản lần thứ 5

Chương 1 | Trí nhớ và cấu trúc đúng của bộ não - 9 Trí nhớ và cấu trúc đúng của bộ não Chương 1 | Tóm lược Ghi nhớ và vận dụng năng lực của trí não là vấn đề quan trọng và đặc biệt cấp bách với các bạn sinh viên đang cảm thấy việc học của mình không khác gì địa ngục. Tuy nhiên, sẽ là bất cẩn nếu ngay từ đầu, quyển sách nhảy ngay vào phần chỉ dẫn các kỹ năng và phương pháp ghi nhớ cho các bạn, bởi “dục tốc bất đạt” – việc không hiểu rõ được nguồn căn của vấn đề sẽ chỉ khiến bạn thêm sa đà vào những chiến lược học tập sai lầm, và sẽ càng khiến bạn tự ti hơn về khả năng học tập của bản thân. Vì thế, trong chương đầu này, tôi sẽ dẫn dắt và giúp các bạn tìm hiểu sâu về bộ não con người, để từ đó phân tích cho bạn thấy được những vấn đề quan trọng về trí nhớ và cách nó hoạt động. Hơn hết thảy, đây chính là những kiến thức tối quan trọng nếu bạn muốn thành công trong học tập. Hiểu rõ các loại trí nhớ, giải mã bí ẩn về hai bán cầu não và lối tư duy liên hợp,… chính là bước đầu tiên giúp bạn khai phá hết tiềm năng vô tận của bộ não mình. Sức mạnh của não bộ Bộ não của bạn chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được gọi là nơ-ron, mỗi tế bào lại có khoảng 7.000 liên kết với những tế bào xung quanh nó. Một vài vùng não sẽ bị lão hóa và suy giảm chức năng theo năm tháng

10 - Bí quyết HỌC nhanh NHỚ lâu nhưng bộ não vẫn bảo toàn khoảng hơn 500 ngàn tỷ xi-náp, tức các khớp thần kinh truyền dẫn thông tin giữa các tế bào, nhằm cung cấp mọi nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản sinh và lưu giữ ký ức trong suốt đời người. Cơ thể con người là một cỗ máy kỳ diệu, trong đó bộ não là cơ quan phức tạp hơn bất kỳ bộ phận nào khác. Dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể con người nhưng bộ não lại tiêu thụ đến 1/5 lượng oxy trong máu. Khối hình dạng như miếng bọt biển nhăn nheo ấy chứa đến hơn 100.000 dặm mạch máu và lượng điện tích nó sử dụng là đủ để thắp sáng một bóng đèn 10 watt. Bộ não của bạn hoạt động không ngừng nghỉ, không ngừng tiếp nhận và cập nhật những thông tin mới, và thông qua khả năng ghi nhớ mà đối chiếu những thông tin mới này với các kinh nghiệm trong quá khứ, thậm chí là từ đó tạo ra những ký ức về những sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể tự ăn mừng vì bản thân có một bộ não quá đỗi tuyệt vời. Bạn đã học hỏi hàng tỷ tỷ thứ, bạn có thể nhớ lại một sự kiện trong tích tắc và liên tục bổ sung vô khối thông tin mới vào một hệ thống lưu trữ siêu tối tân được gọi là trí não. Mối liên hệ giữa trí não và việc học Học hỏi là sự phối hợp các kỹ năng trí não khác nhau, bao gồm cả tiếp thu thông tin, tư duy, ghi nhớ, hồi tưởng,… mà bạn phải phối hợp vận dụng trong từng trường hợp cụ thể, trong suốt cả đời người. Từ những kỹ năng bạn thu lượm được khi còn bé như trườn,

Chương 1 | Trí nhớ và cấu trúc đúng của bộ não - 11 bò, đi đứng,… cho đến những kỹ năng bạn thu thập qua quá trình trải nghiệm của mình, tất cả đều có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của bạn về thế giới, và về chính bản thân. Những kiến thức mà bạn sở hữu hiện nay là kết quả của việc học hỏi tự nhiên cũng như tiếp thu có chủ đích trong suốt quá trình trưởng thành. Và càng lớn, bạn càng chủ động hơn trong việc chọn lọc xem mình nên và cần học những gì. Đơn cử việc bạn đang đọc quyển sách này chứng tỏ bạn đã có định hướng và mục tiêu nào đó trong học tập và phát triển của bản thân. Tuy nhiên, cần lưu ý là những kỹ năng học tập hiệu quả nhất đều dựa trên nền tảng khả năng tiếp thu bẩm sinh của trí não, vì thế đừng xem nhẹ quá trình học “theo bản năng” của mình. Các thử nghiệm khoa học đã cho thấy thai nhi có thể ghi nhớ những chuỗi âm thanh. Chẳng hạn như ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các em bé đã biết phản ứng với âm nhạc, và các bé sẽ cử động theo nhịp điệu của âm thanh. Bộ não của chúng ta cực kỳ nhạy trong việc nhận ra quy tắc, nhịp điệu từ các chuỗi thông tin để hình thành trí nhớ. Và đây chỉ là một trong rất nhiều những kỹ năng bẩm sinh của trí não mà chúng ta có thể sử dụng để hỗ trợ việc ghi nhớ. Trí nhớ là tất cả Bạn của ngày hôm nay là kết quả tổng hợp tất cả các kinh nghiệm cá nhân trong quá khứ. Mọi điều bạn nghĩ, nói, hành động đều phụ thuộc vào trí nhớ.

12 - Bí quyết HỌC nhanh NHỚ lâu Ở cấp độ cơ bản nhất, về mặt thể lý thì sự sống của bạn được duy trì nhờ các hoạt động mang tính bản năng như sự co bóp của tim, dãn nở buồng phổi hay các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể. Các bộ phận trong cơ thể “nhớ” chức năng của chúng để giúp con người lẫn các loài sinh vật khác duy trì sự sống. Bên cạnh đó là những hoạt động mà bạn phải học cách thực hiện trong quá trình trưởng thành như giữ thăng bằng, đi đứng, sử dụng ngón tay và bàn tay, các kỹ năng, kỹ xảo và vô số hành vi khác,… Quá trình luyện tập đem lại cho bạn sự thuần thục đến độ các kinh nghiệm ấy in sâu vào trí nhớ; và ở mức độ này, bạn có thể tự động vận dụng các kỹ năng này khi gặp tình huống thích hợp, giúp bạn xây dựng hệ thống kiến thức cho bản thân về thế giới xung quanh: từ con người, đồ vật, cho đến những kiến thức phổ thông hay một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Các khu vực đảm nhiệm việc ghi nhớ của bộ não Trí nhớ của chúng ta được hình thành và lưu trữ trên khắp vùng vỏ não. Ngoài ra, bên dưới lớp vỏ não cũng có một số cơ quan liên quan đến việc ghi nhớ, như: • Hồi hải mã làm nhiệm vụ trung chuyển các ký ức trong trí nhớ ngắn hạn, lưu vào vùng vỏ não, vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát trí nhớ dài hạn, vốn dĩ cực kỳ cần thiết cho quá trình học tập có chủ đích. Ngoài ra, hoạt động của hồi hải mã còn ảnh hưởng đến khả năng định hướng trong không gian.

Chương 1 | Trí nhớ và cấu trúc đúng của bộ não - 13 • Tiểu não tham gia vào quá trình hình thành trí nhớ quy trình và các kỹ năng phản xạ, tập hợp những hành vi mà con người đã thuần thục. • Hạch hạnh nhân là trung tâm ghi nhớ và xử lý các cảm xúc, cũng như đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành trí nhớ dài hạn. Ngoài vỏ não, bộ não của chúng ta có bốn thùy giữ các chức năng riêng biệt đối với trí nhớ. Chẳng hạn, thùy trán đóng vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu thông tin trong thời gian ngắn và điều phối các ký ức, tìm kiếm các chi tiết xảy ra trong quá khứ và lập kế hoạch cho tương lai; còn trí nhớ phân đoạn lại phụ thuộc nhiều vào thùy thái dương,… Phép ghi ảnh toàn ký(*) Phép ghi ảnh toàn ký thể hiện một ảnh hai chiều, song dưới những điều kiện chiếu sáng và quan sát nhất định thì người xem sẽ nhìn thấy một hình ảnh ba chiều trọn vẹn. Theo lý thuyết này, nếu ảnh ba chiều bị chia nhỏ ra thì mỗi mảnh vẫn chứa đựng hoàn chỉnh hình ảnh nguyên gốc với kích thước nhỏ hơn, và từ một phần toàn ảnh đó người ta có thể khôi phục toàn bộ phiên bản gốc. Đây chính là tiền đề của lý thuyết “bộ não toàn ảnh” mà trong đó, bộ não của bạn là một mạng lưới bố trí thông tin phức tạp phân bổ đều không gian não chứ không phải chỉ riêng ở các khu vực lưu trữ riêng biệt. Khi đó, chúng ta sẽ không tìm kiếm một ký (*) Ảnh toàn ký: ảnh chụp trong không gian ba chiều.

14 - Bí quyết HỌC nhanh NHỚ lâu ức bằng cách xác định trước “địa chỉ” cụ thể trong kho trí nhớ rồi đến thẳng đó, mà là từ một chi tiết bất kỳ, ta lần theo các kết nối thần kinh trong trí não để tìm đến nơi lưu giữ ký ức cần tìm. Trên thực tế, não bộ được thiết kế để tự động loại bỏ bớt các thông tin nó cho là không cần thiết, bằng không não sẽ quá tải trong việc xử lý quá nhiều thông tin mà các giác quan không ngừng gửi về, và có thể gây ảnh hưởng đến chức năng điều khiển các hoạt động sinh tồn khác của cơ thể. Tuy nhiên, như đã tìm hiểu thì vẫn có những chi tiết không những không mất đi mà chúng ta còn có thể nhớ như in qua năm tháng. Từ những chi tiết này, ta sẽ có thể ứng dụng các kỹ thuật ghi nhớ, chẳng hạn như lý thuyết “bộ não toàn ảnh”, để hỗ trợ việc ghi nhớ và mở ra một chân trời học tập hoàn toàn mới. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn Việc biến một thông tin thành ký ức được lưu giữ trong trí nhớ dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: • Quyết tâm của bạn trong việc học • Tầm quan trọng của môn học, hay một đề tài nghiên cứu đối với bạn • Thời gian và tính điều độ trong việc ôn luyện • Khả năng vận dụng các kiến thức của môn học vào cuộc sống • Cách bạn giữ cho các kiến thức đã học không bị mai một

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 LỜI CÁM ƠN 8 Chương 1 | Trí nhớ và cấu trúc đúng của bộ não 9 Chương 2 | Ứng dụng các giác quan và trí tưởng tượng để ghi nhớ 31 Chương 3 | Vấn đề thể chất có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ 57 Chương 4 | Rèn luyện một số kỹ năng hỗ trợ việc ghi nhớ 75 Chương 5 | Một số phương pháp ghi nhớ 93 Chương 6 | “Tăng lực” trí nhớ trong học tập 115

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==