Bí Quyết Đầu Tư Và Kinh Doanh Chứng Khoán Của Các Tỷ Phú Warren Buffet & George Soros

Thu Hà - Bích Nga dịch Tái bản lần thứ 10

Phần 1 NHỮNG THÓI QUEN ĐƯA WARREN BUFFETT & GEORGE SOROS ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 1 SỨC MẠNH CỦA NHỮNG THÓI QUEN TINH THẦN Warren Buffett và George Soros được xem là hai nhà đầu tư thành công nhất thế giới. Nét đặc trưng trong hoạt động đầu tư của Buffett là mua lại các doanh nghiệp lớn với giá rẻ hơn đáng kể so với giá trị thực (theo cách đánh giá của ông) và sau đó sẽ không bao giờ bán ra mà sở hữu chúng mãi mãi. Còn Soros trở nên nổi tiếng nhờ vào việc thực hiện nhiều thương vụ khổng lồ trong các thị trường tiền tệ và thị trường hợp đồng giao sau với nguồn vốn lấy từ các khoản tiền vay.

Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros 14 Giữa hai nhà đầu tư này có vô số điểm khác nhau. Các phương pháp đầu tư của họ cũng không hề có điểm tương đồng nào, thậm chí còn trái ngược và đối lập nhau hoàn toàn. Trong những trường hợp hiếm hoi khi họ cùng tham gia vào một vụ đầu tư, thì lý do đầu tư của mỗi người cũng khác xa nhau. Bốn nhà đầu tư giàu nhất thế giới (Xếp hạng của Forbes năm 2006) Số thứ tự Tỷ phú Tỷ USD Nguồn gốc của cải Công ty/ Quốc gia 2 Warren E. Buffett 42 Tự làm nên Berkshire Hathaway, Mỹ 8 Thái tử Alwaleed Bin Talal Alsaud 20 Được thừa kế Hoàng gia Ả Rập, Ả Rập Xê-út 28 Abigail Johnson 12,5 Được thừa kế Fidelity Investments, Mỹ 71 George Soros 7,2 Tự làm nên Quỹ Quantum, Mỹ Trong khi các nhà đầu tư tỷ phú khác thuộc danh sách này đều có bước khởi đầu thuận lợi thì cả Warren Buffett và George Soros đều bắt đầu với hai bàn tay trắng. Vậy chúng ta có thể tìm thấy những điểm chung gì ở hai nhà đầu tư thành công nhất thế giới này?

15 Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros Nếu chỉ xét về bên ngoài thì quả là giữa họ không có nhiều điểm giống nhau. Nhưng nếu có bất cứ việc gì mà cả Buffett và Soros cùng tham gia một cách nghiêm túc thì mọi người có thể tin rằng việc ấy hẳn là phải có tầm quan trọng đặc biệt… Có lẽ đây chính là bí quyết thành công của họ. Tuy vậy, càng quan sát kỹ hai nhà đầu tư này, phân tích tư duy của họ, cách họ đi tới quyết định, và thậm chí là khi tìm hiểu về những điều mà họ tin tưởng, người ta càng phát hiện ra nhiều nét tương đồng đáng ngạc nhiên. Ví dụ: Ÿ Buffett và Soros có cùng niềm tin về bản chất của các thị trường. Ÿ Khi quyết định đầu tư, họ không chú trọng lắm vào khoản lợi nhuận sẽ thu về trong tương lai. Có thể nói, họ đầu tư không hoàn toàn vì tiền. Ÿ Cả hai đều đặt nguyên tắc “không để thất thoát vốn” lên trên đòi hỏi “gia tăng vốn”. Ÿ Họ không bao giờ đa dạng hóa danh mục đầu tư và họ luôn mua một lượng lớn cổ phiếu trong những vụ đầu tư mà họ có thể kiểm soát được. Ÿ Họ thành công không phải vì họ có khả năng xuất sắc trong việc dự đoán xu hướng thị trường hay tình hình kinh tế. Khi phân tích niềm tin, phong cách cư xử, thái độ và các chiến lược ra quyết định của họ, tôi đã ghi nhận được 23 thói quen và chiến lược mà cả hai con người thành công này đều luôn tuân thủ một cách tuyệt đối. Và tôi cam đoan là bạn có thể học hỏi nhiều điều từ những thói quen ấy.

Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros 16 Các thói quen đó đã được “thử nghiệm” trên cách tư duy và hành động của các nhà đầu tư thành công như Peter Lynch – người đạt được tỷ lệ sinh lời hằng năm là 29% suốt thời gian ông điều hành Quỹ Fidelity Magellan; những nhà đầu tư huyền thoại như Bernard Baruch, Sir John Templeton và Philip Fisher cùng rất nhiều nhà đầu tư khác. Tất cả đều tự rèn luyện để có những thói quen giống như Buffett và Soros. Không có ngoại lệ nào cả! Tôi nhận ra rằng nền tảng văn hóa không làm nên sự khác biệt giữa các nhà đầu tư khi phỏng vấn một nhà đầu tư người Nhật sống tại Hồng Kông. Ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán các hợp đồng giao sau ở Singapore, Tokyo và Chicago bằng cách dùng các biểu đồ “giá để nến” của người Nhật để đánh giá. Trong khi trò chuyện với ông, tôi đã lần lượt đánh dấu những thói quen theo bản danh sách 23 thói quen mà mình đã ghi nhận được trước đây và đã có được 22 dấu thập như thế. Kết thúc buổi nói chuyện, ông nói có lẽ tôi đang muốn biết ông có phải đóng thuế cho những khoản lợi nhuận mà ông thu được từ công việc buôn bán này không. Và câu trả lời của ông đã giúp tôi đánh dấu thập cuối cùng vào bản danh sách của mình. (Nhờ chính sách thuế tự do của Hồng Kông mà ông có thể tiến hành các hoạt động của mình một cách dễ dàng và hợp pháp, trong khi vẫn được miễn thuế thương mại.) Vấn đề đặt ra là: Liệu những thói quen này có thể thay đổi không? Chúng ta có thể rèn luyện để có được những thói quen ấy không? Và sau khi có được chúng thì hiệu quả đầu tư của chúng ta có được cải thiện hơn không?

17 Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros Những nhà đầu tư bậc thầy Warren Buffett: “Nhà hiền triết của Omaha” George Soros: “Người phá sập ngân hàng Anh” Sinh năm 1930 ở Omaha, Nebraska. Sinh năm 1930 ở Budapest, Hungary. Bắt đầu quản lý các quỹ tài chính vào năm 1956 với việc thành lập công ty hợp danh Buffett Partnership (công ty này giải thể năm 1969). Hiện là chủ tịch và người sở hữu chính của Berkshire Hathaway, Inc. Lập Quỹ Quantum năm 1969 (ban đầu quỹ này mang tên Quỹ Double Eagle và đổi thành Quỹ Quantum Endowment vào năm 2000). Năm 1956, Buffett đầu tư 1.000 đô-la và số cổ phiếu đó hiện nay trị giá 25.289.750 đô-la.* Tỷ lệ lãi suất hằng năm: 24,7%. Năm 1956, Buffett đầu tư 1.000 đô-la vào chỉ số S&P và số cổ phiếu đó hiện nay trị giá 73.860 đô-la.* Năm 1969, Soros đầu tư 1.000 đô-la và số tiền đó hiện nay trị giá 5.142.300 đô-la.* Tỷ lệ lãi suất hàng năm: 28,6%. Năm 1969, Soros đầu tư 1.000 đô-la vào chỉ số S&P và số cổ phiếu đó hiện nay trị giá 25.889 đô-la.* Số năm thua lỗ: 1 (2001) so với 13 năm suy yếu của S&P 500 từ năm 1956. Số năm thua lỗ: 4 (1981, 1996, 2000, 2002) so với 9 năm suy yếu của S&P 500 từ năm 1969. * Tính đến ngày 31-12-2002 * Tính đến ngày 31-12-2002 Để trả lời thắc mắc đó, tôi đã thử áp dụng 23 thói quen của những người thành công nhất. Tuy từng là nhà tư vấn trong lĩnh vực đầu tư tài chính và suốt nhiều năm liền làm công việc xuất bản tờ tin tức đầu tư có tên World Money

Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros 18 Analyst (Phân tích tiền tệ thế giới), tôi vẫn cảm thấy bối rối khi nhìn lại những kết quả đầu tư của mình. Quả là kém cỏi khi tôi cứ để tiền nằm im lìm trong ngân hàng như thế. Kể từ khi quyết định thay đổi quan điểm và học hỏi những thói quen đầu tư thành công này, kết quả đầu tư của tôi đã được nâng lên đáng kể. Từ năm 1998, các khoản đầu tư của tôi vào thị trường chứng khoán tăng bình quân 24,4% mỗi năm so với mức tăng của chỉ số S&P là 2,3% mỗi năm (từ 1-1-1998 đến 31-12-2003). Tôi đã kiếm được nhiều tiền hơn mức mà tôi từng nghĩ mình có thể kiếm được. Âu cũng là chuyện bình thường và dễ hiểu nếu bạn muốn tìm kiếm những khoản tiền lớn trên thị trường chứng khoán như Warren Buffett, có được các hợp đồng giao sau về giao dịch tiền tệ như George Soros, sử dụng các phân tích chuyên môn, tuân theo sơ đồ “giá để nến”, mua bất động sản, mua cổ phiếu khi giá xuống hay khi có sự cố đột biến về giá cả, sử dụng hệ thống mua bán được vi tính hóa, hoặc đơn giản chỉ là muốn dành dụm tiền để phòng khi khó khăn. Tất cả đều có thể được. Một khi biết học hỏi từ những thói quen này, thì lợi nhuận thu về từ số vốn đầu tư của bạn chắc chắn sẽ tăng vọt. Nếu có thể vận dụng một cách linh hoạt những thói quen phù hợp, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa thành công và thất bại trong bất cứ công việc nào. Tuy nhiên, những chiến lược của các nhà đầu tư bậc thầy khá phức tạp, vì vậy trước hết chúng ta cùng nhau xem xét một ví dụ đơn giản hơn về các thói quen tinh thần này.

Lời tác giả.......................................................................................5 Lời giới thiệu..................................................................................7 PHẦN I NHỮNG THÓI QUEN ĐƯA WARREN BUFFETT & GEORGE SOROS ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG ĐẦU TƯ Chương 1: Sức mạnh của những thói quen tinh thần....................13 Chương 2: Bảy “sai lầm chết người” trong lĩnh vực đầu tư...............27 Chương 3: Hãy gìn giữ những gì bạn đang có...........................41 Chương 4: Có phải George Soros không dám mạo hiểm?............57 Chương 5: Không tin vào thị trường..........................................87 Chương 6: Bạn phải đánh giá đúng về mình...........................122 Chương 7: Hiệu quả của việc đầu tư tập trung........................158 Chương 8: Tiết kiệm được một xu nghĩa là làm ra được một đô-la............................................168 Chương 9: Trung thành với lĩnh vực mà bạn am hiểu nhất..............175 Chương 10: Phải biết dứt khoát...............................................183 Chương 11: Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất...........191 Chương 12: “Khi không có việc gì để làm thì đừng làm gì cả”.............204 Chương 13: Hành động!...........................................................210 Chương 14: Khi nào nên ngưng đầu tư?........................................216 MỤC LỤC

Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros 446 Chương 15: Lắng nghe sự cảnh báo từ hệ thống của bạn...............225 Chương 16: Dũng cảm thừa nhận sai lầm............................................232 Chương 17: Rút kinh nghiệm từ những sai lầm......................240 Chương 18: “Học phí” cho thành công..........................................250 Chương 19: Giữ bí mật.............................................................268 Chương 20: Chọn người tin cậy để giao phó công việc............277 Chương 21: Chi tiêu tiết kiệm..................................................289 Chương 22: “Tiền bạc không phải là tất cả”............................296 Chương 23: Bậc thầy trong nghề..............................................305 Chương 24: Công việc là cả cuộc sống...........................................312 Chương 25: Tự quản lý vốn của mình.....................................318 Chương 26: Bạn có cần phải là một thiên tài?........................322 PHẦN II BIẾN THÓI QUEN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BẬC THẦY THÀNH THÓI QUEN CỦA CHÍNH BẠN Chương 27: Đặt nền móng.......................................................329 Chương 28: Xác định rõ mục đích đầu tư của bạn.................335 Chương 29: Bạn sẽ lựa chọn điều gì?.......................................349 Chương 30: Đạt tới năng lực vô thức.......................................367 Chương 31: Việc đầu tư không khó như bạn nghĩ..................375

447 Bí quyết đầu tư & kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Bufett & George Soros PHẦN III CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BẬC THẦY KHÁC Chương 32: Carl Icahn: Từ các hợp đồng quyền chọn đến các vụ tiếp quản doanh nghiệp....................381 Chương 33: John Templeton – người chuyên săn lùng hàng hạ giá toàn cầu.............407 Chương 34: Bernhard Mast – “người đúc vàng” ở Hồng Kông...........................419 Phụ lục I: 23 Thói quen............................................................431 Phụ lục II: Các kỷ lục của hai nhà đầu tư thành công nhất thế giới.........................................436 Vài nét về tác giả Mark Tier.......................................................443

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==