Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình?

Huỳnh Hiếu Thuận dịch

Lời nói đầu Cách thức bạn và tôi liên hệ với bộ não, với mọi người, với tiền bạc, công việc, tình dục, v.v… tất cả những mối quan hệ gần gũi này đều góp phần hình thành nên xã hội. Mối tương quan giữa chúng ta với chính mình, cũng như với hàng tỷ người khác tạo nên thế giới. Sự tập hợp những thiên kiến, nỗi cô đơn, những khát vọng tham lam, những cơn đói khát về thể xác hay về tinh thần, những nỗi giận và niềm đau trong mỗi chúng ta, tất cả cùng tạo dựng nên thế giới. Thế giới không cách biệt với chúng ta, thế giới chính là chúng ta. Nếu từng người trong chúng ta thay đổi thì cùng nhau, chúng ta thay đổi thế giới. Dù cho chỉ một người trong chúng ta thay đổi cũng đủ tạo nên gợn sóng lăn tăn, điều tốt đẹp vốn rất dễ lan truyền. Ở trường học, chúng ta được dạy rằng phải vâng lời cha mẹ và thầy cô, nghe thoáng qua điều này có vẻ hợp lý. Song, hàng ngàn thế hệ vẫn chưa hề học được, trên phương diện tâm lý, cách để chấm dứt đau khổ cho chính mình và ngừng

6 - J. Krishnamurti gây đau khổ cho người khác. Quá trình phát triển tâm lý đã không bắt kịp quá trình tiến hóa sinh học hay phát triển khoa học. Ở trường, chúng ta đều học được cách kiếm sống; còn để lĩnh hội nghệ thuật sống thì chúng ta phải tự mình tìm hiểu lấy. Cuộc sống làm tổn thương tất cả chúng ta với sự cô đơn, bối rối, cảm giác thất bại, tuyệt vọng. Cuộc sống vùi dập chúng ta trong tình trạng nghèo đói, bệnh tật cảm xúc, bạo lực bủa vây từ trong nhà ra ngoài ngõ. Chúng ta được dạy dỗ nhiều điều, song rất ít trong số chúng có thể giúp được khi ta bị tổn thương, choáng ngợp trước cuộc sống. Một điều quan trọng mà chúng ta không được dạy, đó là không phải cuộc sống mà chính những phản ứng của ta trước những gì xảy ra mới là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Chính nỗi sợ bắt nguồn từ việc tự phòng vệ của ta đã khiến ta khổ sở. Bảo vệ cơ thể là phản xạ tự nhiên, nhưng liệu còn tự nhiên không khi ta bảo vệ cho cái tôi của mình, bảo vệ cho cái nguồn cơn gieo rắc rối, nỗi đau tâm lý mà chúng ta phải gánh chịu? Nếu bạn tìm cách trốn thoát khỏi nỗi đau tinh thần và sự rối loạn một cách hời hợt bằng việc sa đà vào ma túy và các thú tiêu khiển, tình dục, hoặc tìm cách khiến mình trở nên bận rộn, thì vấn đề vẫn còn nguyên, thêm vào đó là tình trạng kiệt sức và sự nghiện ngập. Hãy chú tâm đến những phương cách của cái tôi, và nhận thức rằng nỗi sợ hãi, ham muốn, hay cơn giận đều rất tự nhiên; bạn không nhất thiết phải thể hiện chúng ra ngoài hay phải có bằng được mọi thứ bạn muốn. Sự thấu thị này sẽ hóa giải nỗi thống khổ tinh thần, đồng thời tránh làm nó trở nên trầm trọng hơn.

Bạn đang nghịch gì với đời mình? - 7 Chúng ta cần phải hiểu về bản ngã, nguồn cơn sinh ra những vấn đề của chúng ta; không phải theo kiểu chỉ biết mỗi mình, mà là để chú tâm vào những ý nghĩ, những cảm xúc và những hành vi của bản ngã, cùng với các khía cạnh sinh lý, cá nhân, giới tính và văn hóa của nó: đây chính là thiền định. Những mẩu hội thoại và những bài viết này được thực hiện bởi một người đàn ông sống theo cách của những người ngoài cuộc vĩ đại trong xã hội: kẻ nổi loạn, nhà thơ và nhà giáo lãng du, triết gia tôn giáo, người bài trừ thần tượng, nhà khoa học và nhà tâm lý học đột phá. Krishnamurti đã dành ra hơn 65 năm để diễn thuyết về tự do tâm lý cho bất kỳ ai muốn lắng nghe thông điệp của ông. Ông đã sáng lập các trường học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, nơi mà thiếu nhi và giới trẻ có thể học hỏi về mọi chủ đề, môn học thường thức cũng như về chính bản thân họ. Trong các bài giảng trên lớp và trong tất cả các bài nói chuyện, bài viết của mình, ông chỉ ra rằng không phải những cuộc đấu tranh nội tâm cũng như cuộc chiến bên ngoài sẽ giải phóng chúng ta, mà chính sự thật về bản thân chúng ta sẽ làm điều đó. Không tồn tại bất cứ lộ trình, uy quyền hay bậc thầy nào đưa đường dẫn lối: Bạn có khả năng nội tại để khám phá xem mình là ai, đang làm chi với đời mình và nhìn nhận các mối quan hệ, cùng công việc của bạn. Bạn phải thử trải nghiệm những điều được đề cập trong quyển sách này. Sự thật do một người khác chỉ ra cũng không khác gì một ý kiến, cho đến khi bạn tự mình trải nghiệm. Bạn phải soi rọi mình thật rõ ràng, hoặc bạn sẽ mắc kẹt với một đám bụi mịt mù của ngôn từ mà không thực sự nhận biết gì về cuộc sống.

8 - J. Krishnamurti Chúng ta thường được dạy nên nghĩ gì, chứ không được dạy về cách tư duy. Chúng ta học cách trốn khỏi nỗi cô đơn và sự đau khổ, thay vì tìm cách chấm dứt nó. Nội dung của quyển sách này được tuyển chọn và hệ thống lại từ những quyển sách khác, bên cạnh đó là các bài báo và đoạn băng ghi âm những cuộc đối thoại, bài diễn thuyết trước công chúng của Krishnamurti. Giờ bạn hãy đọc sách và trải nghiệm, cũng như tự mình quan sát xem điều gì sẽ xảy đến với chúng ta. - Dale Carlson Biên tập viên Krishnamurti Foundation of America P. O. Box 1560, Ojai, California 93024 USA E-mail: kfa@kfa.org. Website: www.kfa.org

Phần I Bản ngã và Cuộc đời của bạn

Chương I Tôi là ai? — 1 — Hiểu về tâm trí Dường như khi chưa tỏ tường về cách tâm trí hoạt động, ta không sao giải quyết được những vấn đề phức tạp của đời sống. Tâm trí tự nó đã là một điều khó nắm bắt, mà để hiểu được không thể chỉ thông qua kiến thức sách vở. Từ chính tiến trình tìm hiểu về tâm trí mình, chúng ta có thể thoát khỏi những cuộc khủng hoảng xảy đến trong đời.

12 - J. Krishnamurti — 2 — Theo tôi, tìm hiểu về tiến trình vận hành của tâm trí là một việc tối quan trọng. — 3 — Tâm trí là gì? Chúng ta không biết rõ cách tâm trí mình hoạt động – tâm trí như nó là, không phải như cái nó nên là, hay cái ta muốn nó là. Tâm trí là phương tiện duy nhất ta có để suy nghĩ, hành xử, và thông qua đó ta hiện hữu. Nếu ta còn mù mờ về cách thức tâm trí vận hành thì bất cứ vấn đề nào cũng dễ trở nên phức tạp và trầm trọng hơn. Vậy nên với tôi, thấu hiểu tâm trí của mình là điều thiết yếu và tiên quyết trong mọi quá trình rèn luyện. Vậy tâm trí của chúng ta, của bạn và của tôi, là gì? Nếu không dựa theo mô tả của tôi về tâm trí mà trong lúc lắng nghe tôi, bạn tự theo dõi cách tâm trí mình vận hành thì có lẽ sẽ hữu ích hơn khi ta đi vào câu hỏi lớn về ý nghĩ của chính bạn. Phải chăng tâm trí của chúng ta là kết quả của hoàn cảnh sống và truyền thống qua hàng thế kỷ, của cái gọi là nền văn hóa, của ảnh hưởng từ nền kinh tế và môi trường, của những ý tưởng hay giáo điều hằn sâu trong xã hội, của những tri thức và thông tin hời hợt? Mong bạn hãy quan sát

Bạn đang nghịch gì với đời mình? - 13 tâm trí của riêng mình chứ đừng chỉ nghe theo những mô tả kém phần quan trọng của tôi. Nếu quan sát được những hoạt động của tâm trí mình, có lẽ bạn sẽ có thể ứng phó với hầu hết mọi vấn đề phiền não trong cuộc sống. Tâm trí bao gồm phần ý thức và phần vô thức, hoặc chúng ta có thể gọi là phần nổi và phần chìm – một phần thuộc bề nổi mà ta nhận thức được, còn phần lớn là những lớp ẩn sâu của tâm trí mà ta không nhận thức được. Toàn bộ phần ý thức và phần vô thức, phần nổi và phần chìm đó là tổng thể tiến trình tư duy mà chúng ta gọi là tâm thức. Tâm thức ở đây chính là thời gian, nó là kết quả từ nỗ lực không ngừng nghỉ của loài người suốt bao năm qua. Chúng ta đã được thuyết phục để tin vào những quan điểm sẵn có từ thời ấu thơ, chúng ta cũng bị ràng buộc vào các giáo điều, các tín ngưỡng cũng như các giả định. Mỗi người trong chúng ta đều chịu ảnh hưởng và bị giới hạn trong vô thức theo nhiều cách, từ đó tư tưởng ta phát triển theo nhiều lối khác nhau. Có một điều hiển nhiên là tư tưởng đó khởi nguồn từ ký ức, truyền thống, và cũng dựa trên nền tảng ý thức lẫn vô thức, phần nổi cũng như phần chìm trong tâm trí, mà chúng ta tiếp xúc với đời sống. Cuộc sống luôn chuyển dịch và không bao giờ tĩnh. Nhưng tâm trí của chúng ta, vốn bị kiềm tỏa bởi giáo điều, tín ngưỡng, kinh nghiệm và kiến thức thì trở nên tĩnh tại. Với tâm trí bị ràng buộc nặng nề đó, chúng ta giáp mặt đời sống cùng vô vàn biến đổi phức tạp, đời sống luôn đòi hỏi ở ta một cách tiếp cận mới mẻ từng ngày, từng phút; nên hẳn nhiên trong khoảnh khắc tiếp xúc đó, tâm trí bất động cứ mãi xung đột với đời sống biến chuyển không ngừng. Đó là điều đang xảy ra đúng không nào?

14 - J. Krishnamurti Chúng ta ngày ngày góp nhặt cho mình những tri thức bề mặt bên cạnh những khám phá, nghiên cứu mới để chinh phục thiên nhiên, khoa học. Nhưng tâm trí dù được vun bồi bao nhiêu tri thức đi chăng nữa thì vẫn cứ mắc kẹt lại với trạng thái bị giới hạn bởi một dạng niềm tin nào đó. Thế nên, vấn đề của chúng ta là làm sao để tâm trí, với tất cả những giáo điều, tín ngưỡng đó, có thể tự cởi trói cho chính nó thoát khỏi ràng buộc với bất kỳ hệ thống, niềm tin, hay tri thức đặc thù nào. Sau tất cả, việc hiểu rõ những hoạt động trong tâm trí ta lại không quan trọng sao – khi nhờ nó mà chúng ta ngưng tạo ra thêm nhiều vấn đề, nhờ nó mà chúng ta chấm dứt mọi nỗi khốn khổ, muộn phiền? — 4 — Bản ngã là gì? Chúng ta có hàm ý gì khi nhắc đến bản ngã? Bàn về bản ngã cũng chính là đề cập đến mọi phạm trù của ý tưởng, kinh nghiệm; mọi dạng thức khác nhau của những khái niệm cụ thể và trừu tượng; mọi ý thức về việc tồn tại hay không tồn tại; mọi ký ức được tích lũy trong vô thức về chủng tộc, hội nhóm, cá nhân, bè phái, và toàn bộ chúng. Bản ngã chính là sự chiếm lĩnh toàn bộ những điều kể trên, dù được phát sinh ra thành hành động hay là giữ kín trong tâm niệm. Bản ngã bao hàm tính cạnh tranh và khát khao hiện diện, một khi đối diện với nó, chúng ta nhận ra ngay rằng đó là một thứ độc

Bạn đang nghịch gì với đời mình? - 15 địa. Tôi chủ ý sử dụng từ “độc địa” vì bản ngã, hay cái tôi, vốn dĩ tách biệt và khép kín cho nên các hoạt động của nó đều mang tính phân cách và cô lập. Chúng ta nên hiểu điều này, và cũng cần trải nghiệm những khoảnh khắc phi thường khi vắng bóng cái tôi, khi đó ta không còn phải gắng gượng, khi đó ta được vỗ về bởi tình yêu thương. — 5 — Hiểu biết chính mình là một tiến trình Để khắc phục vô số vấn đề mà chúng ta gặp phải, lẽ nào việc hiểu biết chính mình lại không cần thiết hay sao? Ấy vậy mà đó lại là một trong những điều cản trở ta nhiều nhất. Việc nhận biết về bản thân không tương đồng với sự tự cách ly, ta tìm hiểu về chính mình không có nghĩa là ta rút lui khỏi các mối quan hệ. Làm sao mà bạn có thể hiểu về mình một cách sâu sắc, trọn vẹn chỉ nhờ sự ẩn mình cách biệt; hay bằng cách tìm đến các nhà tâm lý học, các vị đạo sư; hay qua việc học hành, đèn sách. Ta cần biết rằng hiểu rõ chính mình là một tiến trình chứ nào phải điểm đến; trong tiến trình đó, người ta khám phá và nhận biết về bản thân qua hành động – qua các mối tương quan với xã hội, với người khác. Hơn thế nữa, để thật sự nghiệm ra ý nghĩa đằng sau cách bạn phản ứng, cũng như những hồi đáp từ phía bạn, đòi hỏi một trí tuệ minh mẫn cùng một nhận thức sắc sảo.

Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................5 PHẦN I -BẢN NGÃ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA BẠN .......................................... 9 Chương I: Tôi là ai?................................................................................. 11 Chương II: Điều ta mong muốn. .............................................................. 23 Chương III: Ý nghĩ, người suy nghĩ và ngục tù của bản ngã.................... 33 Chương IV: Sự thấu thị, hiểu biết và cuộc cách mạng bản thân............... 45 Chương V: Sự trốn chạy, thú tiêu khiển và niềm khoái lạc. ..................... 55 Chương VI: Tại sao chúng ta nên thay đổi?............................................. 67 Chương VII: Mục đích sống.................................................................... 71 PHẦN II - HIỂU BIẾT BẢN THÂN, CHÌA KHÓA CỦA TỰ DO ................... 79 Chương I: Nỗi sợ hãi .............................................................................. 81 Chương II: Giận dữ và bạo lực. ............................................................... 89 Chương III: Sự buồn chán và niềm vui thích............................................ 105 Chương IV: Ta thán, buồn phiền và đau khổ............................................ 113 Chương V: Ghen tỵ, chiếm hữu và thèm muốn. ........................................ 123 Chương VI: Ham muốn và Khát khao. ..................................................... 135 Chương VII: Lòng tự trọng: Thành công và Thất bại. ............................ 145 Chương VIII: Cô đơn, trầm cảm và hỗn loạn.......................................... 157 Chương IX: Chấm dứt cái tôi, chấm dứt đau khổ.................................... 173

Bạn đang nghịch gì với đời mình? - 303 Phần III – GIÁO DỤC, CÔNG VIỆC VÀ TIỀN BẠC..................................... 183 Chương I: Bàn về giáo dục. ..................................................................... 185 Chương II: So sánh, cạnh tranh và hợp tác............................................. 195 Chương III: Công việc............................................................................. 203 Chương IV: Nền tảng của hành động đúng đắn. .................................... 215 Phần IV– NHỮNG MỐI TƯƠNG QUAN................................................... 225 Chương I: Mối quan hệ . ......................................................................... 227 Chương II: Tình yêu, ham muốn, tình dục và dựa dẫm............................. 239 Chương III: Gia đình và Xã hội - mối liên hệ hay sự loại trừ?.................. 245 Chương IV: Thiên nhiên và Trái đất......................................................... 251 Chương V: Hôn nhân, tình yêu và tình dục............................................. 255 Chương VI: Đam mê................................................................................. 273 Chương VII: Chân lý, Thượng đế và cái chết. ......................................... 279 Chương VIII: Thiền là chú tâm................................................................ 291

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==