ÁNH SÁNG TRONG TA
THE LIGHT WE CARRY OVERCOMING IN UNCERTAIN TIMES MICHELLE OBAMA ÁNH SÁNG TRONG TA VƯỢT QUA NHỮNG THỜI ĐIỂM BẤT ĐỊNH Lê Thanh Hà dịch
PHẦN MỘT “Không gì có thể làm lu mờ ánh sáng tỏa ra từ bên trong.” – MAYA ANGELOU
34 Đan len giúp tôi bình tâm.
35 CHƯƠNG MỘT SỨC MẠNH CỦA NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ Đôi khi bạn nhận ra giá trị của một công cụ nào đó chỉ sau khi công cụ đó bắt đầu giúp ích cho bạn. Và đôi khi bạn nhận ra những công cụ nhỏ bé nhất lại chính là thứ giúp bạn khám phá những cảm xúc lớn lao nhất. Tôi đã học được điều này cách đây vài năm khi đặt mua một số kim đan len qua đường bưu điện mà không chắc mình cần chúng để làm gì. Đó là những tuần đầu tiên đầy căng thẳng khi đại dịch xảy đến, và tôi đang ở trong nhà của chúng tôi ở Washington, D.C. Tôi đã mua sắm bừa bãi trên mạng, đặt mua những thứ như các bộ trò chơi trí tuệ (board game), họa cụ, thức ăn và giấy vệ sinh, không chắc mọi thứ rồi sẽ ra sao, và – xấu hổ thay – hoàn toàn hiểu rằng hành vi mua sắm vô tội vạ là
MICHELLE OBAMA 36 phản ứng xưa nay của người Mỹ mỗi khi đứng trước sự bất định. Tôi vẫn đang cố chấp nhận thực tế rằng dường như chỉ trong nháy mắt, chúng ta đã chuyển từ “cuộc sống bình thường” sang một tình trạng khẩn cấp toàn cầu với mức độ cảnh báo cao nhất. Tôi vẫn đang cố chấp nhận thực tế rằng hàng trăm triệu người bỗng dưng rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm thật sự, trong khi điều an toàn và hữu ích nhất mà những người còn lại có thể làm lúc đó là ngồi yên trong nhà. Ngày qua ngày, tôi dán mắt vào các bản tin và không khỏi bất ngờ trước sự bất công nghiêm trọng trong thế giới của chúng ta. Sự bất công đó thể hiện qua các tít báo, qua tình trạng mất việc làm, qua số người chết và qua các khu phố nơi xe cứu thương hú còi to nhất. Tôi đọc các bài báo về những nhân viên bệnh viện không dám về nhà sau ca làm việc vì sợ có thể lây bệnh cho gia đình của họ. Tôi thấy những chiếc xe chở thi thể đậu trên đường phố. Tôi thấy các địa điểm tổ chức hòa nhạc đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến. Chúng ta đã biết quá ít và đã sợ quá nhiều. Mọi chuyện đều có vẻ to tát. Mọi chuyện đều có vẻ nghiêm trọng. Mọi chuyện thật sự đã to tát. Mọi chuyện thật sự đã nghiêm trọng. Cảm thấy choáng ngợp là điều khó tránh khỏi. Suốt những ngày đầu tiên, tôi đã dành thời gian gọi điện hỏi thăm bạn bè và đảm bảo là mẹ tôi – người đã ngoài tám mươi và sống một mình ở Chicago – có thể mua nhu yếu phẩm một cách an toàn. Các con gái của chúng tôi đã từ trường đại học trở về nhà, cả hai đều run sợ trước
ÁNH SÁNG TRONG TA 37 những gì đang xảy ra và hơi miễn cưỡng khi phải rời xa bạn bè. Tôi ôm hai con thật chặt và trấn an chúng rằng tất cả chỉ là tạm thời, rằng chẳng bao lâu nữa chúng sẽ quay lại với những bữa tiệc ồn ào, lo lắng về kỳ thi xã hội học và ăn mì gói trong phòng ký túc xá. Tôi nói như vậy để giúp bản thân mình tin như vậy. Tôi nói như vậy vì tôi biết đó là một phần nhiệm vụ của bậc làm cha mẹ – tỏ ra chắc chắn thêm một chút dù hai chân bạn có đang run rẩy, dù bạn đang thầm lo lắng về những điều lớn lao hơn nhiều so với việc trả con mình về với bạn bè của chúng. Ngay cả khi lo lắng, bạn vẫn nói ra những hy vọng tốt đẹp nhất của mình. Thời gian trôi qua, gia đình chúng tôi dần quen với nhịp sinh hoạt chậm rãi, gắn liền với những bữa ăn tối lâu hơn bình thường. Chúng tôi xử lý tin tức, so sánh các ghi chú về những gì chúng tôi đã nghe hoặc đọc – những số liệu thống kê ảm đạm trong ngày hoặc những thông điệp thiếu nhất quán từ Nhà Trắng, nơi chúng tôi từng sống. Chúng tôi ngồi ở sofa và chơi thử các bộ trò chơi tôi đã mua, giải một số câu đố và xem phim. Bất cứ khi nào thấy có cái gì đó buồn cười, chúng tôi sẽ cười. Bởi nếu không làm như vậy, mọi thứ có vẻ quá đáng sợ. Sasha và Malia tiếp tục việc học của chúng qua mạng. Barack đang bận viết hồi ký và ngày càng tập trung vào thực tế là cử tri Mỹ sẽ sớm quyết định liệu Donald Trump nên ở lại hay ra đi. Trong khi đó, tôi dồn sức cho một chương trình mà tôi đã góp phần khởi xướng vào năm 2018 có tên là When We All Vote (tạm dịch: Khi tất cả chúng ta bỏ phiếu), với mục tiêu là trao quyền cho cử tri và tăng tỷ lệ cử tri đi
MICHELLE OBAMA 38 bỏ phiếu. Theo lời mời của thị trưởng, tôi tham gia chiến dịch cộng đồng Stay Home D.C. (tạm dịch: D.C. ở nhà) để kêu gọi cư dân thành phố trú ẩn tại chỗ và xét nghiệm nếu họ cảm thấy không khỏe. Tôi ghi âm những thông điệp khích lệ để chuyển đến các nhân viên phòng cấp cứu đang kiệt sức. Và trong nỗ lực giảm bớt một phần nhỏ gánh nặng mà tôi biết nhiều bậc cha mẹ đang gánh chịu, tôi cho ra mắt loạt video hằng tuần, trong đó tôi đọc sách cho trẻ em nghe. Tôi vẫn thấy bấy nhiêu đó là không đủ. Chắc chắn là không đủ. Đây là một thực tế mà tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta đã cảm nhận được tại thời điểm đó: không có gì có vẻ là đủ. Có quá nhiều chỗ trống cần được lấp đầy. So với mức độ nghiêm trọng của đại dịch, mọi nỗ lực đều trở nên nhỏ bé. Tin tôi đi, tôi không hề ảo tưởng về sự may mắn và đặc ân của mình trong tình huống này. Tôi hiểu rằng việc buộc phải ngồi yên ở nhà trong khi cả thế giới lâm vào tình trạng khẩn cấp tàn khốc không phải là việc gì quá khó khăn, nhất là khi so với những gì mà rất nhiều người khác đã phải trải qua trong thời gian này. Gia đình tôi đã làm chính xác điều mà nhiều người chúng ta được hướng dẫn làm vì sự an toàn cho mọi người – chúng tôi đã ở yên trong nhà khi đại dịch đang hoành hành khắp thế giới.
ÁNH SÁNG TRONG TA 39 Tôi biết đối với nhiều người, và cả với tôi, khoảng thời gian tĩnh mịch và cô lập này là một thử thách thật sự. Tình thế giống như một cánh cửa mở ra, dẫn tôi đến một căn hầm chứa những lo lắng mà tôi không thể hiểu, cũng không thể kiểm soát được. Vào thời điểm đó, lúc nào tôi cũng bận rộn với công việc, hay đúng hơn là tôi giữ cho bản thân bận rộn. Tôi nghĩ đó là cách để cảm thấy mình vẫn còn nắm quyền kiểm soát. Ở nơi làm việc cũng như ở nhà, tôi luôn theo sát các danh sách công việc, chương trình nghị sự và kế hoạch chiến lược. Tôi coi những thứ đó như bản đồ chỉ đường, giúp tôi biết mình đang đi đâu và làm sao để đến đó một cách hiệu quả nhất. Tôi cũng chú trọng chuyện thực hiện và theo dõi tiến độ công việc. Có thể tôi đã được sinh ra với động lực này cài sẵn trong người mình. Có lẽ động lực đó đã được cha mẹ tôi trao cho tôi, vì họ luôn tin chắc là anh Craig và tôi có khả năng làm những điều lớn lao, nhưng đồng thời họ cũng cố tình không làm thay phần việc của chúng tôi vì tin rằng tốt hơn hết là nên để chúng tôi tự mình khám phá năng lực của bản thân. Cũng có thể là một phần phẩm chất siêng năng giàu nghị lực đó bắt nguồn từ hoàn cảnh của bản thân tôi, từ thực tế là chúng tôi sống trong khu phố của những người thuộc tầng lớp lao động và cơ hội hiếm khi tự tìm đến bất kỳ người nào sống ở đó. Tôi phải đi tìm cơ hội, và thực tế là đôi khi tôi phải kiên trì săn lùng nó. Tôi đã rất kiên trì. Tôi đã dành nhiều năm để theo đuổi những kết quả tôi mong muốn. Mỗi không gian mới
MICHELLE OBAMA 40 tôi bước vào đều là nơi tôi có thể thử nghiệm những điều mới. Tôi xem sự bận rộn của mình như một huy hiệu. Tôi theo dõi sự tiến bộ của mình thông qua các số liệu thống kê như điểm trung bình hay thứ hạng trong lớp, và tôi đã nhận được những phần thưởng xứng đáng khi làm vậy. Khi làm việc trong một công ty luật doanh nghiệp trên tầng bốn mươi bảy của một tòa nhà chọc trời ở Chicago, tôi đã học được cách tận dụng tối đa số giờ có thể quy ra tiền trong mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Cuộc sống của tôi khi đó trở thành những giờ công được suy tính cẩn thận, ngay cả khi cảm giác hạnh phúc của tôi đã bắt đầu tàn lụi. Tôi chưa bao giờ có một sở thích nào. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp những người – thường là phụ nữ – đan len ở sân bay, trên giảng đường đại học hoặc trong lúc ngồi xe buýt đến nơi làm việc. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ nhiều đến họ hay đến chuyện đan, móc, may vá hoặc bất cứ thứ gì tương tự. Tôi quá bận rộn với việc tính toán thời gian và theo dõi các số liệu thống kê của mình. Tuy nhiên, khả năng đan len đã có sẵn trong tôi và được ẩn giấu trong gien di truyền của tôi. Hóa ra tôi là hậu duệ của nhiều thế hệ thợ may. Theo lời mẹ tôi, mọi phụ nữ trong gia đình bên ngoại đều học cách thêu thùa, may vá, móc và đan. Chuyện này không hẳn là đam mê mà đúng hơn là nó mang tính thiết thực, bởi biết may vá là cách đơn giản để không rơi vào cảnh nghèo đói. Nếu biết may vá hoặc sửa quần áo, bạn luôn có thể kiếm tiền. Khi cuộc sống của bạn có quá nhiều điều không đáng tin cậy, bạn có thể tin vào chính đôi tay mình.
ÁNH SÁNG TRONG TA 41 Bà cố ngoại của tôi, Annie Lawson – người mà tôi quen gọi là “Mamaw1” – đã mất chồng khi bà còn rất trẻ, nhưng bà đã xoay xở để tự nuôi bản thân và hai con nhỏ ở Birmingham, Alabama, một phần nhờ công việc nhận sửa quần áo cho người khác. Công việc này giúp bà nuôi sống gia đình mình. Vì những lý do tương tự, những người đàn ông trong gia đình bên ngoại tôi đã học các kỹ năng như làm mộc và sửa giày. Cả đại gia đình họ đã sống cùng nhau, chia sẻ công ăn việc làm và thu nhập với nhau. Vì vậy, mẹ tôi đã lớn lên trong một gia đình gồm ông bà, cha mẹ cùng sáu anh chị em; và trong một vài năm, Mamaw – người đã đưa cả nhà từ Birmingham đến sống ở Chicago và tiếp tục làm công việc may vá – chủ yếu làm công việc sửa quần áo cho những người da trắng giàu có. “Chúng ta không dư dả gì, nhưng chúng ta biết chắc mình sẽ luôn có cái để ăn”, mẹ tôi nói khi nhắc về thời thơ ấu của bà. Trong những tháng hè, Mamaw sẽ đóng gói chiếc máy may Singer2 và mang nó lên xe buýt cùng bà, ngồi xe hàng giờ về phía bắc thành phố để đến một ngôi nhà nghỉ dưỡng bên hồ của một trong những gia đình thuê bà làm việc. Mỗi lần tới đó, bà sẽ ở lại vài ngày. Không ai trong gia đình chúng tôi có thể hình dung được nơi bà làm việc – một nơi có những chiếc thuyền buồm dập dềnh trên mặt nước, trẻ con mặc quần áo vải lanh và những kỳ nghỉ kéo dài 1 Mamaw: phương ngữ miền Nam nước Mỹ, thường dùng để chỉ bà cố ngoại, bà ngoại hoặc mẹ (ít phổ biến hơn). 2 Máy may Singer: một thương hiệu máy may rất nổi tiếng của Tập đoàn Singer, có lịch sử lâu đời ở Mỹ.
MICHELLE OBAMA 42 hàng tháng – nhưng điều họ biết là thời tiết ở đó rất nóng, máy may Singer rất nặng, và vào thời điểm này thì Mamaw không có gì ngoài sức trẻ. Toàn bộ nỗ lực của Mamaw cho công việc nặng nhọc đó đã khiến con trai bà – tức là ông ngoại Purnell Shields của tôi, người mà sau này chúng tôi gọi là “Southside” – lắc đầu ngán ngẩm và lên tiếng thắc mắc tại sao những người có đủ khả năng sở hữu một ngôi nhà nghỉ dưỡng lại không thể mua nổi một chiếc máy may, để Mamaw đỡ phải cực nhọc mang theo chiếc máy của bà. Nhưng tất nhiên không có cách nào tế nhị để đặt câu hỏi này với những người chủ ngôi nhà. Dù sao thì câu trả lời cũng đã quá rõ ràng: không phải là họ không thể mua, chỉ là họ không mua, mà rất có thể là họ thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ đến việc đó. Và thế là Mamaw đã lặn lội mang chiếc Singer đi đi về về suốt cả mùa hè để sửa quần áo cho người khác. Câu chuyện này đã đi cùng mẹ tôi suốt những năm qua. Bà chỉ kể cho tôi nghe chứ không hề răn dạy tôi bất cứ điều gì, nhưng những gì ẩn chứa đằng sau câu chuyện đó là một lời nhắc nhở thầm lặng được truyền lại cho thế hệ sau về gánh nặng mà gia đình chúng tôi, người da màu chúng tôi, đã gánh vác qua thời gian – về tất cả những gì chúng tôi cần sửa chữa, phục vụ, khâu vá và mang theo để mưu sinh. Tôi đã không chủ động suy nghĩ về những điều này khi còn trẻ, nhưng theo bản năng, tôi cảm nhận được một phần sức nặng đó. Nó ở trong tôi và hun đúc nên sự phấn đấu không ngừng của tôi – một trách nhiệm mà tôi thấy bản thân cần thực hiện vì những người khác, để tiến xa hơn,
ÁNH SÁNG TRONG TA 43 làm nhiều hơn và thỏa hiệp ít hơn. Tôi nghĩ mẹ tôi cũng cảm nhận được trách nhiệm đó. Có lần cha tôi cho rằng anh Craig và tôi nên học cách vá những lỗ thủng trên vớ của mình, nhưng mẹ tôi đã nhanh chóng bác bỏ ý kiến của ông và nói: “Em muốn chúng tập trung vào việc học chứ không phải những đôi vớ, Fraser. Như vậy thì sau này chúng có thể mua tất cả những đôi vớ chúng cần”. Có thể nói, tôi đã lớn lên với sự tập trung hoàn toàn vào điều đó: hướng tới cuộc sống mà tôi có thể mua những đôi vớ mới thay vì vá những đôi vớ cũ. Tôi đã nỗ lực hết sức để vươn đến thành công bằng cách thay đổi công việc không chỉ một mà là vài lần. Tôi đã giải thoát bản thân khỏi sự sùng bái đối với những giờ công và lao vào làm những công việc giúp tôi gần gũi hơn với cộng đồng của mình, dù đó cũng là những công việc khiến tôi vô cùng bận rộn. Tôi đã làm mẹ, và đó là bước ngoặt vừa đem đến niềm vui khôn tả vừa bổ sung nhiều điều mới lạ vào hành trình vượt chướng ngại vật mà tôi cảm thấy mình đang thực hiện mỗi ngày. Cũng như nhiều bà mẹ khác, tôi đã lên kế hoạch, sắp xếp, thu vén và tiết kiệm cho gia đình mình. Tôi ghi nhớ cách bố trí lối đi tại cửa hàng Target1 và Babies R Us2 để mua sắm sao cho hiệu quả nhất. Tôi cẩn thận xây dựng các quy trình và hệ thống có ích – cho gia đình của chúng tôi cũng như cho công việc, sức khỏe thể chất và tinh thần 1 Target: chuỗi cửa hàng bách hóa siêu lớn của Mỹ có trụ sở tại Minneapolis, Minnesota. Đây là nhà bán lẻ lớn thứ bảy ở Mỹ. 2 Babies R Us: thương hiệu cửa hàng chuyên bán các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
MICHELLE OBAMA 44 của tôi – đồng thời liên tục xem xét, cải thiện các quy trình và hệ thống này khi bọn trẻ lớn lên, khi sự nghiệp chính trị của Barack trở nên căng thẳng; và tôi đã tiếp tục tiến về phía trước, cố gắng đạt được những thành tựu của riêng mình. Nếu tôi có một suy nghĩ tiêu cực, một tổn thương chưa được chữa lành hoặc một cảm xúc không thể gọi tên, tôi thường chỉ cất chúng vào một góc nào đó trong tâm trí, với suy nghĩ sẽ quay lại xử lý chúng sau, vào những lúc ít bận rộn hơn. Việc giữ bản thân bận rộn đem đến những lợi ích rõ ràng. Tám năm sống trong Nhà Trắng đã giúp tôi nhận ra điều đó, khi những trọng trách mà tôi gánh vác – bao gồm hành động, phản hồi, đại diện, bình luận, an ủi – hiếm khi nào cho phép tôi được ngơi nghỉ. Với tư cách là Đệ nhất Phu nhân, tôi đã quen hoạt động trong thế giới của những điều lớn lao – những vấn đề vĩ mô, những sự kiện quan trọng, những đám đông khổng lồ, những kết quả có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Và tất nhiên, những điều lớn lao đó thường đi đôi với sự bận rộn. Tốc độ làm việc chóng mặt khiến tôi và Barack – chưa kể đến những người làm việc cùng chúng tôi – không còn thời gian để ý đến những điều tiêu cực. Chúng tôi ở trong guồng quay công việc và không thể để cho bất cứ điều gì cản trở guồng quay ấy. Theo một cách nào đó, việc này trở nên có ích cho chúng tôi: công việc bận rộn giúp chúng tôi giữ được tầm nhìn xa, bao quát và lạc quan. Vậy nên có thể nói bận rộn là một loại công cụ hữu ích. Trở nên bận rộn cũng giống như bạn khoác lên người một bộ áo giáp: nếu ai đó bắn tên vào bạn, xác suất
ÁNH SÁNG TRONG TA 45 bạn bị trúng tên sẽ thấp hơn. Bạn đơn giản là không có thời gian cho những thứ tiêu cực. Nhưng những tháng đầu tiên khi đại dịch xảy đến đã đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của chúng tôi. Kế hoạch công việc những ngày này của tôi hoàn toàn bị đảo lộn. Những danh sách, lịch trình và kế hoạch chiến lược bỗng dưng bị hủy bỏ, hoãn lại và không có gì là chắc chắn. Khi bạn bè của tôi gọi điện, họ thường nói về những điều khiến họ lo lắng. Mọi kế hoạch tương lai của họ giờ đây đều bị bỏ ngỏ. Giờ đây, tương lai có vẻ như là một dấu chấm hỏi lớn. Điều này gợi lại cho tôi cảm giác lúc nhỏ khi chứng kiến cha tôi dễ bị tổn thương như thế nào mỗi lần ông ngã xuống sàn; những giây phút ngắn ngủi đó đã cho chúng tôi thấy mọi thứ bấp bênh ra sao. Một vài cảm xúc xưa cũ đó lại trỗi dậy trong tôi. Khi tôi cho rằng mình đã ổn định thì tôi lại rơi vào tình trạng mất phương hướng và mất kiểm soát. Cứ như thể tôi đang ở trong một thành phố mà các biển báo và địa danh trên đường phố đã bị dỡ bỏ. Tôi nên rẽ phải hay rẽ trái? Con đường nào dẫn vào trung tâm thành phố? Tôi không còn biết mình đang ở đâu, và đồng thời tôi cũng đánh mất lớp áo giáp bảo vệ của mình. Giờ đây tôi có thể hiểu được chính xác những thiệt hại mà các cơn bão lớn gây ra: chúng tràn vào thành phố,
MICHELLE OBAMA 46 làm vỡ các đường ống nước; chúng phá hủy các công trình, làm ngập các tuyến đường và lối đi hằng ngày của chúng ta; chúng cuốn bay các biển chỉ đường và bỏ mặc chúng ta trong một khung cảnh đã bị thay đổi, khiến chính chúng ta phải thay đổi vì không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm ra một con đường mới để đi tiếp. Giờ đây tôi có thể nhận ra những điều đó, nhưng trong thời điểm hỗn loạn, tất cả những gì tôi có thể thấy chỉ là cơn bão. Nỗi lo lắng và sự cô lập đã khiến tôi thu mình và lùi lại. Tôi suy ngẫm về tất cả những câu hỏi chưa được giải quyết mà tôi đã cất giấu vào những ngóc ngách trong tâm trí mình, tất cả những hoài nghi mà trước đây tôi đã giấu kín. Và một khi đã lôi chúng ra, tôi không thể dễ dàng cất chúng trở lại. Dường như không có gì còn vừa vặn nữa. Dường như không có gì được giải quyết. Sự rõ ràng và trật tự mà tôi luôn yêu thích đã bị thay thế bằng cảm giác rối bời của nỗi bất an. Một số câu hỏi của tôi rất cụ thể – Trường luật có xứng đáng với những khoản vay tôi đã dùng để trang trải chi phí học tập không? Có phải tôi đã sai khi tách mình ra khỏi một tình bạn phức tạp không? – trong khi những câu hỏi khác lại thuộc phạm vi lớn hơn và nặng nề hơn. Tôi không thể không nghĩ về lựa chọn của đất nước chúng ta khi thay thế Barack Obama bằng Donald Trump. Chúng ta đã mất đi điều gì từ lựa chọn này? Barack và tôi đã luôn nỗ lực hành động dựa trên nguyên tắc “hy vọng và làm việc chăm chỉ”: chọn ủng hộ điều tốt thay vì tập trung vào điều xấu, tin tưởng rằng
ÁNH SÁNG TRONG TA 47 hầu hết chúng ta đều có chung mục tiêu và rằng chúng ta có thể đạt được cũng như đo lường sự tiến bộ theo thời gian, dù là từng chút một. Dĩ nhiên đó có thể chỉ là những nguyên tắc quá lạc quan và thiếu thực tế, nhưng chúng tôi đã đầu tư thời gian và công sức cho chúng. Chúng tôi đã sống hết mình với những nguyên tắc đó, và chúng đã đưa gia đình da đen đầy quyết tâm và hy vọng này đến tận Nhà Trắng. Trên đường đi, chúng tôi đã gặp hàng triệu người Mỹ cũng đầy quyết tâm và hy vọng như mình. Trong tám năm qua, chúng tôi đã cố gắng sống theo những nguyên tắc đó một cách công khai vì nhận ra rằng chúng tôi đã đạt được những gì mình mong muốn, bất chấp sự kỳ thị và thiên kiến đã ăn sâu vào đời sống người Mỹ. Chúng tôi hiểu rằng sự hiện diện của chúng tôi với tư cách là những người da đen trong Nhà Trắng đã đưa ra một thông điệp về những tiến bộ có thể đạt được, và vì vậy chúng tôi càng hy vọng và làm việc chăm chỉ hơn nữa nhằm cố gắng phát huy tiềm năng của những tiến bộ tích cực đó. Dù cuộc bầu cử năm 2016 có trực tiếp bác bỏ tất cả những nguyên tắc mà chúng tôi ủng hộ hay không thì nó cũng khiến tôi vô cùng đau đớn. Đến tận bây giờ tôi vẫn cảm thấy đau đớn. Tôi đã vô cùng sửng sốt khi nghe người đàn ông kế nhiệm chồng tôi giữ chức tổng thống công khai và thoải mái sử dụng những lời lẽ miệt thị sắc tộc, đề cao sự ích kỷ và thù hận, từ chối lên án những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và không ủng hộ những người đòi công lý chủng tộc. Tôi bàng hoàng khi nghe ông ta nói về sự khác biệt như thể nó là một mối đe dọa. Kết quả bầu cử này
MICHELLE OBAMA 48 không chỉ đơn giản là một thất bại chính trị mà còn là một thứ gì đó hơn thế nữa, một thứ gì đó tồi tệ hơn nhiều. Đằng sau tất cả những cảm xúc của tôi là một chuỗi suy nghĩ làm tôi mất tinh thần: Vẫn chưa đủ. Chúng tôi vẫn chưa đủ giỏi. Các vấn đề quá nghiêm trọng. Những lỗ hổng quá lớn và không thể lấp đầy. Tôi biết rằng các chuyên gia và nhà sử học sẽ tiếp tục mổ xẻ những yếu tố khác nhau góp phần vào kết quả của cuộc bầu cử năm 2016, lan truyền cả sự chỉ trích và sự tín nhiệm, phân tích các nhân vật nổi tiếng, các nền kinh tế, sự phân mảnh của phương tiện truyền thông, những cá nhân thao túng hoặc kích động các cuộc thảo luận trực tuyến, những kẻ phân biệt chủng tộc, những người kỳ thị nữ giới, các thông tin sai lệch, sự vỡ mộng của cử tri, sự chênh lệch trong xã hội, sự chuyển hướng của các sự kiện lịch sử – dù là gì đi nữa, dù ít hay nhiều, những yếu tố này cũng đã dẫn đến kết quả bầu cử đó. Họ sẽ cố gắng đưa ra một số suy luận hợp lý hơn về những gì đã xảy ra và lý do chúng xảy ra, và tôi đoán là điều đó sẽ khiến mọi người bận rộn trong một thời gian dài sắp tới. Nhưng khi bị mắc kẹt trong nhà vào những tháng đáng sợ đầu năm 2020, tôi thấy chẳng có điều gì hợp lý cả. Tôi vẫn tiếp tục kiên trì và nỗ lực với công việc của mình – phát biểu tại các đợt vận động đăng ký cử tri trực tuyến, hỗ trợ các hoạt động từ thiện, lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau của nhiều người – nhưng trong lòng tôi lại thấy khó giữ vững hy vọng của chính mình và thấy bản thân khó có thể tạo ra sự khác biệt thật sự. Ban lãnh đạo Đảng Dân chủ
ÁNH SÁNG TRONG TA 49 đã mời tôi phát biểu tại đại hội toàn quốc của đảng được tổ chức vào giữa tháng Tám, nhưng tôi vẫn chưa nhận lời. Bất cứ lúc nào nghĩ về bài phát biểu, tôi đều cảm thấy bế tắc, chìm trong thất vọng và đau buồn vì những gì đất nước chúng ta đã đánh mất. Tôi không thể hình dung được mình sẽ nói gì. Tôi cảm thấy sự chán nản bao trùm lấy tôi và tâm trí tôi trôi về một nơi xa xăm buồn chán. Trước đây tôi chưa bao giờ phải đối mặt với bất cứ cảm giác nào giống như trầm cảm, nhưng trạng thái của tôi lúc đó giống như một dạng trầm cảm nhẹ. Tôi mất dần khả năng suy nghĩ lạc quan và tích cực về tương lai. Tệ hơn là tôi cảm thấy mình đang đứng trên bờ vực của sự hoài nghi – tôi dần tin rằng bản thân mình bất lực cũng như chấp nhận rằng mình không thể làm gì để giải quyết những vấn đề hệ trọng và những mối lo lắng to lớn của thời đại. Đây là suy nghĩ mà bản thân tôi phải đấu tranh chống lại nhiều nhất: Dường như mình không có khả năng sửa chữa hoặc giải quyết bất cứ điều gì. Vậy tại sao mình lại phải cố gắng? Trong trạng thái tinh thần sa sút, cuối cùng tôi quyết định dùng đến hai chiếc kim đan có kích cỡ dành cho người mới bắt đầu mà tôi đã đặt mua trên mạng. Tôi vừa đấu tranh với cảm giác tuyệt vọng vì không-đủ-giỏi, vừa lấy một đoạn nhỏ từ cuộn len dày màu xám mà tôi đã mua và móc nó vào kim lần đầu tiên, cố định nó bằng một mũi gút trước khi bắt đầu móc mũi thứ hai.
410 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................7 PHẦN MỘT......................................................................33 CHƯƠNG MỘT SỨC MẠNH CỦA NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ.................35 CHƯƠNG HAI GIẢI MÃ NỖI SỢ HÃI...................................................73 CHƯƠNG BA BẮT ĐẦU BẰNG SỰ TỬ TẾ........................................109 CHƯƠNG BỐN BẠN CÓ ĐƯỢC NHÌN NHẬN?.................................123 PHẦN HAI..................................................................... 163 CHƯƠNG NĂM CHIẾC BÀN BẾP CỦA TÔI.........................................165
ÁNH SÁNG TRONG TA 411 CHƯƠNG SÁU NGƯỜI BẠN ĐỜI PHÙ HỢP....................................207 CHƯƠNG BẢY ĐÂY LÀ MẸ TÔI..........................................................255 PHẦN BA....................................................................... 291 CHƯƠNG TÁM CON NGƯỜI TOÀN VẸN..........................................293 CHƯƠNG CHÍN ÁO GIÁP CỦA CHÚNG TA........................................331 CHƯƠNG MƯỜI NGẨNG CAO ĐẦU....................................................363 LỜI CẢM ƠN...................................................................403 NGUỒN ẢNH..................................................................408
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==