36 Thói Quen Cần Tránh Để Trẻ Thực Sự Trưởng Thành

Tử Yên dịch EIKO TAJIMA

HÃY THÔI ÁP ĐẶT NHỮNG SUY NGHĨ CŨ KỸ VÀ THẬT SỰ NGHĨ CHO TƯƠNG LAI CỦA CON

Cha mẹ thường cho con những lời khuyên như thế nào về tương lai? Trẻ con thường muốn làm gì khi lớn lên? ❖❖ Anh hùng ❖❖ Nhà du hành vũ trụ ❖❖ Diễn viên lồng tiếng cho phim hoạt hình ❖❖ Tuyển thủ bóng chày chuyên nghiệp ❖❖ Chủ tiệm hoa ❖❖ … Trẻ con thường vẽ ra một tương lai đẹp đẽ với nhiều mơ ước. Người lớn chúng ta cũng luôn hy vọng con cái mình lớn lên sẽ thực hiện được những ước mơ đẹp đẽ đó. Thế nhưng, khi thật sự nghĩ đến tương lai của con, người lớn chúng ta thường nhận định và đưa ra những lời khuyên như thế nào? Cha mẹ sẽ khuyên con: “Hãy theo đuổi công việc mà con muốn làm.” “Hãy mạnh dạn thử sức xem sao.” Hay là: “Thực tế quan trọng hơn mơ ước con ạ.” “Hãy chọn một công việc ‘thuận buồm xuôi gió’ thay vì phiêu lưu.” “Con à, chỉ có những người thật sự xuất chúng mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.” • 10 • EIKO TAJIMA

“Nên làm một công việc ổn định tại một công ty là tốt nhất.” “Cha/Mẹ mong con có thể làm việc cả đời tại một công ty.” Nhiều bậc cha mẹ thường hướng con theo những suy nghĩ của bản thân. Ngay cả khi không nói ra, nhưng bằng một cách nào đó, họ vẫn truyền đạt những suy nghĩ, quan điểm sống của mình cho con. Và như thế, đến một lúc nào đó, những đứa trẻ sẽ không còn nói về những ước mơ của chúng nữa. Chúng sẽ thôi không theo đuổi ước mơ mà sẽ chỉ khởi đầu cuộc đời mình bằng việc tìm kiếm một công việc tốt. Quyết tâm theo đuổi đam mê thì mọi ước mơ đều có thể trở thành hiện thực Có thể có người cho rằng con cái của họ không cần có những mơ ước cao xa, chỉ cần theo học một ngôi trường bình thường, cố gắng đạt thành tích học tập kha khá để tìm được một công việc bình thường là đủ. Điều mà họ hướng đến không phải là con thực hiện ước mơ hay làm công việc con yêu thích mà họ chỉ cần con cái có một tương lai ổn định, được những người xung quanh ngưỡng mộ hoặc đơn giản là có một cuộc sống bình an không có rủi ro hay bất trắc. Chúng ta có bao giờ nghĩ đến chuyện đến một lúc nào đó, chính những suy nghĩ áp đặt của người lớn sẽ khiến con trẻ không còn biết đến khái niệm • 11 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

“theo đuổi công việc đúng với niềm đam mê”, thay vào đó, trẻ chỉ biết nghe lời cha mẹ chuyên tâm học hành, đồng thời dần hình thành thói quen kiềm chế mong muốn của bản thân hoặc nhượng bộ chỉ để làm hài lòng cha mẹ? Chính bản thân chúng ta trước đây cũng đã được cha mẹ nuôi dạy và định hướng như vậy. Lối suy nghĩ này cũng chi phối những quyết định và hành động của phần lớn chúng ta trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ vẫn luôn tin rằng phần lớn các công việc mà chúng ta yêu thích hay có vẻ phù hợp với sở thích của chúng ta thường chẳng mấy khi giúp ta thành công, và rằng những người biết gạt bỏ những sở thích cá nhân mới thật sự là người trưởng thành. Quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp công việc mà chúng ta đã phải gạt bỏ sở thích cá nhân để làm đó tiến triển thuận lợi. Tuy nhiên, trong thời đại không ngừng thay đổi hiện nay và trong tương lai, xã hội thường không đánh giá cao những kiểu người chỉ biết cố gắng làm theo những điều người khác nói. Những người chọn công việc đúng với sở trường và niềm đam mê sẽ luôn được trọng dụng, và trong thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều người theo đuổi ước mơ của mình. Dù không được sinh ra trong gia đình khá giả hay có tài năng thiên phú nhưng chỉ cần con cái chúng ta quyết tâm làm điều chúng muốn và không ngừng nỗ lực thì chắc chắn các con sẽ có cơ hội biến ước mơ thành hiện thực. • 12 • EIKO TAJIMA

Tôi hy vọng những đứa trẻ ngày nay sẽ không dễ dàng từ bỏ ước mơ, sẽ đi đến cùng với điều mình muốn làm và sẽ có một cuộc sống tương lai hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích. Tôi chắc chắn sẽ là người ủng hộ cho những đứa trẻ như vậy. Đừng nghĩ về tương lai bằng những quan niệm cố hữu Để làm được những điều trên, chúng ta cần phải từ bỏ lối suy nghĩ dựa trên những quan niệm cố hữu. Vậy quan niệm cố hữu là quan niệm như thế nào? Đó là cách nghĩ cho rằng “từ xưa đến nay đã luôn như vậy thì sau này cũng phải như vậy”, chẳng hạn: “Lúc còn đi học thì phải… Lúc đi làm thì phải…” “Chỉ cần học tập đạt kết quả tốt thì sẽ kiếm được một công việc tốt.” “Chỉ cần vào được trường đại học tốt thì cả đời không cần lo lắng nữa.” Suy nghĩ về tương lai bằng những quan niệm cố hữu chính là nguồn gốc của không ít sai lầm. Với xu hướng hiện nay, nhiều công việc sẽ biến mất trong vòng mười năm tới. Phần lớn các công việc lao động tay chân sẽ được thay thế bởi máy móc. Ngay cả những công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ đơn giản cũng sẽ được thay thế bởi các robot. Hiện nay, phần lớn công việc trong kho lưu hàng của Amazon, công ty thương mại điện tử hiện có thị phần rất lớn • 13 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

trên thế giới, đều do robot đảm nhận. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng qua trang web, các robot sẽ nhanh chóng xác định sản phẩm đó có hàng trong kho nào và hàng sẽ được vận chuyển đến khách hàng từ kho ở vị trí gần nhất. Vì là robot nên các “nhân viên” này có thể làm việc cả ngày mà không than phiền lời nào. Các “nhân viên” robot này cũng không bị bệnh hay có việc gia đình đột xuất phải nghỉ phép nên sẽ không gây ra tình trạng thiếu nhân lực đột xuất. Doanh nghiệp cũng không tốn chi phí làm việc ngoài giờ cho nhân viên và mọi đơn hàng được gửi đến bất kỳ lúc nào cũng có thể được đáp ứng trong vòng hai tiếng. Hiện nay, xe hơi tự lái cũng đang được nghiên cứu và phát triển. Chúng ta có thể hình dung trong một tương lai không xa, những chiếc xe tải, xe buýt chạy đường dài hay xe taxi… sẽ là những phương tiện vận chuyển không người lái. Dần dần, sẽ không còn những người làm công việc lái xe ngoại trừ những người lái xe vì sở thích cá nhân. Tương tự, vị trí nhân viên thu ngân tại các quầy thanh toán ở siêu thị cũng sẽ sớm được robot thay thế. Hiện nay, người ta đang phát triển một hệ thống mà khi khách hàng vào cửa hàng, lựa chọn và cầm những món đồ đi ra, việc thanh toán sẽ được tự động thực hiện. Nếu có những công việc bị mất đi thì cũng sẽ có những công việc mới được tạo ra. Hiện nay, con trai tôi đang là một SE (System Engineer: kỹ sư hệ thống máy tính) trong khi cách nay hai mươi tám • 14 • EIKO TAJIMA

năm, vào thời điểm con trai tôi ra đời, chưa hề có một công việc nào như vậy. Chính vì vậy, chúng ta cũng sẽ không thể hình dung được trong tương lai, những đứa trẻ trưởng thành sẽ có những công việc như thế nào. Hãy tạo ra cho bản thân “những giá trị luôn được xem trọng bất kể thời đại nào” Ngoài ra, quan điểm về công việc cũng sẽ có những thay đổi đáng kể. Khi tuổi thọ của người dân tăng cao, tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa dẫn đến việc chế độ hưu trí1 không thể tiếp tục được duy trì thì quan điểm “chuyển việc là chuyện hiển nhiên” sẽ trở nên phổ biến. Nếu như từ trước đến nay chúng ta vẫn xem việc một người đi làm trong suốt bốn mươi năm hoặc lâu hơn là chuyện bình thường thì trong tương lai, “tuổi thọ” của một công ty và ngành nghề mà công ty đó kinh doanh có thể không được lâu như vậy. Tức là trong tương lai, trong bốn mươi năm làm việc của một người sẽ có nhiều khả năng công ty người đó làm việc bị phá sản hoặc chính ngành kinh doanh đó biến mất. Khi đó, cụm từ “làm việc trọn đời” hay “có thâm niên” chỉ còn là chuyện quá khứ. 1 Là chế độ đóng quỹ lương hưu, trong đó, tất cả những người đi làm có nghĩa vụ phải tham gia đóng một khoản tiền hằng tháng để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân sau khi về hưu. Khi đóng đủ số năm theo quy định, người tham gia đóng quỹ sẽ được hưởng trợ cấp lương hưu hằng tháng khi về già. • 15 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

Xã hội ngày nay đang dần thay đổi và trở thành thời đại mà người ta lựa chọn công việc dựa trên quan điểm chuyển việc là chuyện hiển nhiên trong đời người, nghĩa là ai cũng có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhau. Ngoài ra, “quy định cấm làm thêm”1 cũng có chiều hướng được hủy bỏ. Gần đây, có nhiều công ty không chỉ chấp nhận mà còn khuyến khích nhân viên làm thêm công việc khác một cách tích cực. Chúng ta đang dần tiến vào thời đại mà một người làm hai hay ba công việc cùng lúc được xem là điều hiển nhiên. Khi nhận ra thế hệ con cháu chúng ta ngày nay và trong tương lai sẽ sống trong một thời đại không ngừng thay đổi, hẳn ai trong chúng ta cũng không tránh khỏi cảm giác bất an khi tương lai ngày càng trở nên khó dự đoán. Tóm lại, sẽ có rất nhiều thứ không tiến triển theo chiều hướng như chúng ta mong muốn nếu chúng ta cứ mãi bị những quan niệm cố hữu trói buộc. Điều quan trọng là chúng ta cần phải thay đổi những quan niệm cố hữu đó, cần có năng lực để đáp ứng linh hoạt với thời đại. Đồng thời, chúng ta cũng cần tạo ra cho bản thân những giá trị bất biến, những giá trị luôn được xã hội xem trọng bất kể thời đại nào. 1 Ở Nhật, phần lớn công ty có nội quy cấm nhân viên làm thêm công việc khác bên ngoài. • 16 • EIKO TAJIMA

Bốn mươi năm làm việc thật sự là một khoảng thời gian không ngắn trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta hãy định hướng nghề nghiệp cho con theo quan niệm “Làm nhiều công việc, nhiều công ty khác nhau là bình thường”, nghĩa là con cũng phải tự trang bị đủ năng lực và kinh nghiệm thực tế để có thể chuyển đổi nhiều vị trí hay công việc khác nhau. Quyển sách này sẽ đề cập đến những yếu tố và năng lực cần thiết mà cha mẹ cần quan tâm và chuẩn bị ngay từ bây giờ để giúp các con của mình, để sau này dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì các con cũng có thể làm việc hiệu quả và tìm thấy niềm vui. Quyển sách cũng chỉ ra cụ thể những “thói quen xấu” không nên có từ lúc nhỏ, từ đó chúng ta sẽ cùng suy ngẫm về nguyên nhân của những thói quen đó đồng thời tìm ra phương hướng để nuôi dạy các con tốt hơn trong tương lai. Nỗ lực hết sức dù tương lai có ra sao Đừng xem thay đổi là điều đáng sợ hay cảm thấy bất an vì phải thay đổi, mà hãy xem đó là cơ hội và mục tiêu để kỳ vọng. Chúng ta hãy tập cho con những thói quen giúp con hình thành những giá trị luôn được xã hội xem trọng ngay từ khi các con còn nhỏ. Tôi sẽ chia sẻ theo cách dễ hiểu nhất những ví dụ thực tiễn, những ý tưởng và phương pháp làm thế nào để hỗ trợ và nuôi dạy • 17 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

các con trong thời đại có nhiều khủng hoảng như hiện nay. Người lớn như chúng ta hay con trẻ đều giống nhau ở chỗ tất cả đều không thể hình dung được tương lai sau này sẽ ra sao. Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng là người lớn, chúng ta phải biết trước mọi điều hay phải trả lời được cho trẻ mọi thắc mắc về tương lai sau này. Người lớn cũng có những điều chưa hiểu rõ hay những trăn trở như: ❖❖ Tốt nhất phải sống như thế nào để chuẩn bị cho một tương lai không biết trước? ❖❖ Hay không cần phải chuẩn bị gì, để mọi chuyện tự nhiên diễn ra? ❖❖ Hay chúng ta vẫn luôn nỗ lực hết sức ngay cả khi chưa biết tương lai sẽ ra sao? Điều quan trọng là chúng ta nên là những tấm gương cho con, cho con thấy rằng bản thân chúng ta vẫn đang và sẽ tiếp tục sống tốt như thế nào. Chúng ta cần cho các con hiểu rằng các con nên tin tưởng tương lai sẽ đầy ánh sáng, rằng nếu các con không ngừng nỗ lực thì cánh cửa tương lai sẽ rộng mở. • 18 • EIKO TAJIMA

Chương 1 NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHIẾN TRẺ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH “NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC XÃ HỘI XEM TRỌNG” Con phải đánh răng đã chứ! (cười) Này! Con quên ạ… KEM ĐÁNH RĂNG Kem đánh răng

TRONG GIỜ HỌC, DÙ ĐAU BỤNG NHƯNG RÁNG CHỊU ĐỰNG CHỨ KHÔNG ĐI VỆ SINH Những việc chúng ta cho là “hiển nhiên” chưa chắc là “hiển nhiên” với trẻ Nếu bạn là giáo viên và bạn nghe ai đó đưa ra quan điểm: “Trong giờ học, khi học sinh đau bụng thì không nên ráng chịu đựng mà hãy đi vệ sinh”, bạn có cho điều này là hiển nhiên không? Về việc này, mỗi người có quan điểm khác nhau về sự “hiển nhiên”. Nếu bạn là người cho rằng “không nên ráng chịu đựng” là chuyện hiển nhiên, bạn sẽ không nghĩ đến chuyện có những học sinh bị đau bụng nhưng vẫn cắn răng chịu đựng trong suốt tiết học. Trái lại, đối với những giáo viên cho rằng việc học sinh cố chịu đựng là chuyện hiển nhiên và vẫn thường xảy ra, thì khi nhìn thấy một học sinh nào đó đang có vẻ cố chịu đựng, giáo viên đó sẽ chủ động lên tiếng hỏi: “Em có muốn đi vệ sinh không?”. Vấn đề ở đây không phải là quan điểm nào tốt, quan điểm nào xấu, mà đơn giản đây chỉ là sự khác nhau trong suy nghĩ của mỗi người mà thôi. Thật ra có rất ít người nhận thức rõ rằng những việc mình cho là hiển nhiên chưa chắc là hiển nhiên với con trẻ. Những người lớn xem việc “khi cảm • 20 •

thấy đau bụng thì đi vệ sinh” là chuyện hiển nhiên sẽ không thấy cần phải dạy con không nên cố chịu đựng, họ chỉ đơn giản nhắc con: “Khi cần đi vệ sinh, con hãy nhớ xin phép thầy cô”. Tuy nhiên, những đứa trẻ nhút nhát sẽ không biết làm cách nào để nói với thầy cô nên sẽ cố chịu đựng. Trong trường hợp này, tốt nhất là cha mẹ nên nói rõ với con: “Khi cần đi vệ sinh, con phải mạnh dạn nói với thầy cô, tuyệt đối không được chịu đựng”. Điều này sẽ giúp trẻ giải tỏa được tâm lý e ngại, không còn cảm thấy khó khăn trong những tình huống tương tự. Dạy trẻ mạnh dạn xin phép thầy cô Trong giờ học, học sinh thường không biết làm thế nào để nói với thầy cô giáo về những chuyện không liên quan đến môn học. Hơn nữa, đối với các con, việc đau bụng muốn đi vệ sinh là chuyện gì đó rất xấu hổ nên càng khó mở lời. Điều cha mẹ cần làm là giúp con trở nên mạnh dạn, vượt qua cảm giác xấu hổ hay có lỗi vì đã làm gián đoạn giờ học để xin phép thầy cô đi vệ sinh. Người lớn chúng ta cần dạy cho trẻ biết cách làm thế nào để mạnh dạn lên tiếng, xin phép thầy cô khi cần. Khi trẻ giơ tay và thưa to dõng dạc: “Thưa thầy/ cô!”, thầy cô giáo sẽ nghe thấy và đến gần. Lúc này, trẻ sẽ nói với thầy cô giáo vừa đủ to và rõ để thầy cô giáo nghe thấy: “Thưa, con muốn đi vệ sinh”. Chúng ta hãy tập cho con mạnh dạn nói với thầy cô những mong muốn chính đáng của mình. • 21 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

Đối với những trẻ không mạnh dạn thì những lời khuyên chung chung như “Con chỉ cần xin phép đi vệ sinh” của cha mẹ sẽ trở nên vô dụng, vì con sẽ không biết cụ thể nên làm thế nào. Tôi tin rằng phần lớn học sinh luôn cố gắng chịu đựng khi đau bụng trong giờ học và các bậc cha mẹ thường không ngờ tới điều này. Ngay cả với người lớn, cũng có rất nhiều người cố chịu đựng khi đau bụng trong giờ làm việc. Ở công ty cũ của tôi, nhiều người luôn nói câu cửa miệng là “Tôi không sao”. Thật ra, câu này hàm ý là “Tôi cố chịu được”. Đến khi cơ thể không chịu nổi nữa và ngã quỵ thì họ mới xin phép nghỉ làm. Trẻ con âm thầm chịu đựng rất nhiều chuyện mà không nói với người lớn, vì vậy chúng ta cần chỉ dẫn con cách thể hiện điều đó ra chứ không nên chỉ căn dặn chung chung như “Đừng cố chịu đựng nhé”. Chọn cách chịu đựng để vượt qua khó khăn là sai lầm Bạn có biết việc “cố chịu đựng không đi vệ sinh trong giờ học dù đau bụng” tai hại như thế nào không? Điều tai hại nhất là trẻ sẽ không học được thói quen mạnh dạn làm gián đoạn giờ học để giải quyết tình trạng bất tiện của bản thân; trẻ sẽ không vượt qua được cảm giác xấu hổ để có dũng khí lên tiếng. Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen chịu đựng, nhẫn nhịn khi rơi vào những tình huống khó khăn. • 22 • EIKO TAJIMA

Tự luyện tập tại nhà (giơ tay) Xem Pochi là thầy à… Đây là thầy. Con muốn đi vệ sinh ạ. Thì ra là đang luyện tập. (thì thầm) (thì thầm) Thưa thầy! (đứng dậy) • 23 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

Sau này, khi trẻ trưởng thành và làm việc trong môi trường công sở, thói quen chịu đựng khi bản thân ở trong hoàn cảnh khó khăn sẽ ngay lập tức phản tác dụng, vì không phải khó khăn nào cũng được giải quyết chỉ bằng cách chịu đựng. Chúng ta sẽ không biết phải trả lời thế nào khi cấp trên hỏi lý do tại sao không báo cáo sự việc ngay lập tức. Khi đó, nếu chúng ta trả lời: “Vì sếp không hỏi đến” thì sẽ chẳng khác gì đứa trẻ khi được hỏi tại sao không xin phép đi vệ sinh. Câu trả lời như trên thể hiện sự thụ động, theo kiểu đổ lỗi cho người khác. Ngày nay, có rất nhiều người trẻ có thói quen luôn chờ người khác hỏi đến thay vì chủ động nói ra những khó khăn hoặc mong muốn của bản thân. Họ thường chịu đựng hoặc đổ lỗi cho người khác. Khi có cơ hội được phỏng vấn để tuyển dụng, ngay cả khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn muốn làm công việc gì?”, những “đứa trẻ to xác” đó chỉ có thể trả lời bằng những câu rập khuôn sẵn có. Chuyện đi vệ sinh là chuyện nhỏ, nhưng đây lại là chuyện quan trọng. Hãy động viên để con mạnh dạn xin phép khi muốn đi vệ sinh thay vì ráng chịu đựng. Đúc kết dành cho cha mẹ • 24 • EIKO TAJIMA

LỜI NÓI ĐẦU 5 HÃY THÔI ÁP ĐẶT NHỮNG SUY NGHĨ CŨ KỸ VÀ THẬT SỰ NGHĨ CHO TƯƠNG LAI CỦA CON 9 Chương 1 NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHIẾN TRẺ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH “NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC XÃ HỘI XEM TRỌNG” 19 Trong giờ học, dù đau bụng nhưng ráng chịu đựng chứ không đi vệ sinh 20 Trả lời nhỏ tiếng nên giáo viên không nghe rõ 25 Không đánh răng vào những ngày không đi học 28 Không nghĩ đến những ảnh hưởng của việc nói dối 31 Để cha mẹ gọi dậy vào mỗi buổi sáng 35 Ỷ lại vào cha mẹ khi chuẩn bị đồ dùng cá nhân 39 Luôn tự ti về bản thân 42 Chương 2 NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHIẾN TRẺ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH “NGƯỜI LUÔN TRÁNH VIỆC” 47 Luôn hoàn thành vào ngày cuối cùng của kỳ hạn 48 Luôn đòi phần thưởng mỗi khi được khen 54 Để cha mẹ vào phòng giúp mình dọn dẹp 58 Luôn nói “Phiền phức quá!” để trì hoãn trong mọi việc 61 Để cha mẹ giúp mang đồ để quên đến trường 65 Luôn cảm thấy lười nhác, mệt mỏi 68 Chỉ có động lực để hành động khi ở trong tình trạng bị bắt buộc 72 Chương 3 NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHIẾN TRẺ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH “NGƯỜI KHÓ KẾT GIAO” 77 Quá chi tiết và cá tính trong mọi việc 78 Cố gắng không làm sai chỉ để không bị la mắng 84 Không chủ động bắt chuyện với người khác 88 Chỉ im lặng mỗi khi được dạy bảo 92 Không biết nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” 97 • 166 • EIKO TAJIMA

Không nhớ được tên của bạn học cùng lớp 102 Viện cớ mỗi khi thất bại hoặc làm sai 105 Muốn tự mình quyết định mọi việc liên quan đến bản thân 107 Chương 4 NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHIẾN TRẺ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH “NGƯỜI KHÔNG CÓ DUYÊN THÀNH CÔNG” 111 Luôn tìm đến quầy mời ăn thử trong siêu thị và cửa hàng tiện lợi để ăn 112 Cùng cha mẹ làm những món đồ thủ công tinh xảo trong kỳ nghỉ hè 116 Mua nhiều đồ chơi nhưng không dùng đến 119 Vòi thêm khi không đủ tiền tiêu vặt 122 Cảm thấy may mắn khi gian lận mà không bị phát hiện 125 Thường xuyên làm rơi hay để mất đồ đạc 127 Thường trốn trực nhật ở trường 129 Chương 5 NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHIẾN TRẺ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH “NGƯỜI KHÓ CÓ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC” 133 Luôn để thức ăn thừa khi đi ăn buffet 134 Cho rằng việc nhà là việc của cha mẹ 138 Không dám đi học khi chưa làm xong bài tập về nhà 142 Muốn được khen khi đạt thành tích tốt 147 Chỉ khi cha mẹ nhắc “Nhanh lên!” thì mới hết lề mề 150 Cho rằng người trong gia đình thì không cần chào hỏi 154 Cho rằng với gia đình thì không cần giữ kẽ 158 TÁI BÚT 162 VỀ TÁC GIẢ EIKO TAJIMA 164 • 167 • 36 THÓI QUEN CẦN TRÁNH ĐỂ TRẺ THỰC SỰ TRƯỞNG THÀNH

RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==