Biên dịch: Lê Nguyễn Khánh Dũng Hiệu đính: Viện Giáo Dục Shichida Việt Nam Minh họa: Brainworks Studio Ko Shichida First News NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
4 Mục lục Lời giới thiệu ...................................................................................6 Viện Giáo dục Shichida Việt Nam....................................................8 Lời tựa............................................................................................10 Lời nói đầu: 33 bài học đầu đời dành cho con - để cha mẹ giúp con phát triển tố chất thiên tài........................12 Mở đầu: Tài năng của con có phát triển hay không là tùy thuộc vào cha mẹ.............................................................15 ª Mọi đứa trẻ đều là thiên tài.........................................................16 ª Giáo dục năm giác quan của con ngay từ những năm tháng đầu đời...............................................18 ª Vì sao phải bắt đầu càng sớm càng tốt.........................................20 ª Các trò chơi sẽ giúp tạo ra “bộ não thiên tài” và có thể chơi ngay tại nhà..........................................................22 Chương một: 33 bài thực hành tạo ra bộ não thiên tài ................25 Bài 1: Trò chơi cảm âm.....................................................................26 Bài 2: Trò chơi đọc sách tranh..........................................................30 Bài 3: Trò chơi với những tấm thẻ (Flashcard).................................34 Bài 4: Trò chơi màu sắc....................................................................38 Bài 5: Trò chơi hình khối..................................................................42 Bài 6: Trò chơi lớn - nhỏ...................................................................46 Bài 7: Trò chơi khéo léo tay..............................................................50 Bài 8: Trò chơi tiếp xúc cơ thể..........................................................54 Bài 9: Trò chơi với các con số...........................................................58 Bài 10: Trò chơi số lượng..................................................................62 Bài 11: Trò chơi kích thích năm giác quan........................................66 Bài 12: Trò chơi ghi nhớ hình ảnh....................................................70 Bài 13: Trò chơi xếp hình.................................................................74 Bài 14: Trò chơi trực giác.................................................................78 Bài 15: Trò chơi ghép hình...............................................................82 Bài 16: Trò chơi trí nhớ....................................................................86 Bài 17: Trò chơi ám thị tích cực........................................................90 Bài 18: Trò chơi rèn luyện trí tưởng tượng.......................................94 Bài 19: Trò chơi liên tưởng...............................................................98 Bài 20: Trò chơi vẽ tranh ...............................................................102 Bài 21: Trò chơi mê cung................................................................106
5 Bài 22: Trò chơi tự giới thiệu..........................................................110 Bài 23: Trò chơi đọc thuộc lòng......................................................114 Bài 24: Trò chơi làm thơ Haiku.......................................................118 Bài 25: Trò chơi tính toán...............................................................124 Bài 26: Trò chơi thời gian...............................................................128 Bài 27: Trò chơi so sánh.................................................................132 Bài 28: Trò chơi xác định vị trí.......................................................136 Bài 29: Trò chơi mua bán...............................................................140 Bài 30: Trò chơi tìm điểm khác nhau .............................................144 Bài 31: Trò chơi tập làm văn..........................................................148 Bài 32: Trò chơi nâng cao năng lực xử lý........................................152 Bài 33: Trò chơi tái hiện.................................................................156 Nhật ký lớp học.........................................................................160 Chương hai: “Phương pháp Shichida - Giáo dục não phải” là gì?....163 ª Phương pháp giáo dục não phải của Shichida là gì?..................164 ª Giáo trình và kỹ thuật kết nối hai bán cầu não là rất quan trọng...166 ª Thể thao giúp rèn luyện thân thể và nuôi dưỡng tâm hồn.........168 ª Chất dẫn truyền thần kinh Serotonin giúp tinh thần mạnh mẽ hơn.....172 ª Những trẻ học được kỹ thuật hít thở sẽ luôn bình tĩnh..............174 ª Trò chơi biến thành khúc gỗ - Tưởng tượng giúp cải thiện khả năng tư duy, khả năng tìm hiểu...178 ª Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển dần đều..........................180 ª Giáo dục não phải sớm giúp tăng cường khả năng ghi nhớ........184 ª Tăng cường khả năng ghi nhớ theo khoa học não bộ.................186 ª Trẻ em phát triển thông qua lời khen ngợi và sự nhìn nhận .....188 ª Phát triển khả năng tưởng tượng bằng thẻ cam (thẻ tái hiện)...190 ª Lý thuyết về não phải - phương pháp Flashcard của Shichida đang được thế giới quan tâm.....................................................194 ª Giáo dục theo phương pháp Shichida sẽ nâng cao độ khó theo sự trưởng thành của trẻ..........................................196 ª Sở thích đọc sách nuôi dưỡng thiên tài..................................... 200 ª Nâng cao ý thức tự khẳng định bản thân ở trẻ...........................202 ª Cách để con tương tác tốt với các thiết bị điện tử hiện đại........204 ª Cha mẹ đừng áp đặt suy nghĩ “con tôi còn nhỏ nên không thể…”.......206 ª 10 nguyên tắc vun đắp tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái theo phương pháp giáo dục não phải........................208 Nhật ký lớp học.........................................................................210 Lời kết..........................................................................................213
6 Lời giới thiệu Bản chất cốt lõi của phương pháp Shichida nằm ở tình yêu và mối liên hệ nguyên thủy sâu sắc giữa cha mẹ và con. “Trong lòng con trẻ lúc nào cũng mong đợi cha mẹ thể hiện tình yêu sâu sắc với mình. Khi cha mẹ biết động viên con bằng những lời lẽ đầy yêu thương, con sẽ cảm thấy an toàn*”. Chính mối liên hệ này giúp hình thành và chuyển hóa những khả năng đặc biệt của trẻ, điển hình như khả năng ghi nhớ nhanh, khả năng trực giác và khả năng tính toán tốc độ cao. Chúng tôi hiểu rằng việc thực hành tại nhà sẽ giúp củng cố những kiến thức học được tại lớp Shichida. Thực hành thường xuyên tại nhà là yêu cầu cơ bản để đạt được kết quả nhất quán. Thực hành tại nhà bao gồm ba yếu tố: 1. Môi trường luyện tập được tạo nên từ sự quan tâm, yêu thương và thời gian của cha mẹ dành cho con cái. 2. Các hoạt động cụ thể riêng biệt và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. 3. Các học liệu và đồ chơi thích hợp được sử dụng trong mỗi hoạt động. Mặc dù cuốn sách này không thể bao gồm tất cả các hoạt động mà Viện Giáo dục Shichida dạy trong lớp cho (*) Trích dẫn từ quyển “Yêu thương, Khen ngợi, Nhìn nhận” của Giáo sư Makoto Shichida, do First News phát hành.
33 bài thực hành theo phương pháp Shichida 7 mọi lứa tuổi, nhưng nó là một hướng dẫn cơ bản, phù hợp cho tất cả các bậc cha mẹ muốn biết chính xác những gì mình có thể làm hoặc chơi với con hằng ngày để kích thích, phát triển trí thông minh và tiềm năng của con. Trong những năm qua, Viện nhận thấy quyển sách 33 bài thực hành theo phương pháp Shichida đã trở thành một cuốn sách tham khảo cho nhiều bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục mẫu giáo. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi cuốn sách này được đón nhận và đánh giá cao, góp phần vào việc giáo dục những em bé tài năng ở Việt Nam. Các cha mẹ muốn tìm hiểu thêm về nền tảng khoa học của phương pháp Shichida có thể tham khảo những cuốn sách thuộc Tủ sách Giáo dục Shichida. Khi hiểu một cách khoa học về sự phát triển của con, chúng tôi tin rằng việc luyện tập tại nhà của cha mẹ sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Viện hy vọng rằng cha mẹ sẽ phát triển một mối quan hệ bền chặt gắn bó với con thông qua những hướng dẫn trong cuốn sách này. Chúc các bậc cha mẹ có một hành trình nuôi dạy con tràn đầy “Yêu thương, Khen ngợi, Nhìn nhận và Hạnh phúc”. Bất cứ sự thực hành nào, cho dù nghiêm túc, cũng nên đem lại trải nghiệm hạnh phúc và vui vẻ cho con và cha mẹ, mong các bậc cha mẹ luôn nhớ điều này. - Jeannie Ho Chan, Viện Giáo dục Shichida Việt Nam
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 25 Chương một ªªª 33 BÀI THỰC HÀNH TẠO RA “BỘ NÃO THIÊN TÀI”
26 √ Khả năng biểu hiện √ Khả năng nhận thức √ Rèn luyện cao độ hoàn hảo Trẻ nhỏ lắng nghe từ ngữ qua đôi tai, ghi nhớ chúng và sau đó biết nói một cách hết sức tự nhiên, “âm thanh” cũng được tiếp nhận giống hệt như vậy. Vì thế, chúng ta nên tạo ra môi trường để trẻ tiếp xúc với âm thanh phong phú ngay từ nhỏ, và thông qua đó giúp trẻ có một “đôi tai hoàn hảo”. Đó chính là tác dụng của trò chơi cảm âm. Để giúp trẻ có được khả năng nghe hoàn hảo, chúng ta nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Cha mẹ hãy bật nhạc nền trong phòng con ngay từ khi con mới chào đời, còn chưa biết gì ngoài ti mẹ, ngủ và khóc. Tất nhiên những bài hát dành cho trẻ em cũng tốt, nhưng nếu có thể, tốt nhất cha mẹ hãy cho con tiếp xúc với âm nhạc từ các loại nhạc cụ, chẳng hạn như nhạc baroque hay nhạc cổ điển. Trong thời kỳ này của trẻ, nếu được tạo cho nhiều môi trường âm nhạc chất lượng đến một mức độ nào đó, khả năng “cao độ hoàn hảo” của trẻ sẽ dần được Trò chơi cảm âm Bài 1
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 27 nuôi dưỡng. Trẻ sẽ vừa kích hoạt được tối đa khả năng hình dung của não phải vừa dần dần lưu trữ lại những âm thanh đã đi vào tai. Còn các bậc cha mẹ, khi trông con say ngủ trong căn phòng ngập tràn những thanh âm tuyệt vời như thế chắc hẳn cũng sẽ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc. Sau tuổi lên ba, những thông tin hoặc kích thích đã nhập vào não phải sẽ di chuyển sang não trái - tức là phần não thể hiện năng lực - tạo ra liên kết thần kinh của năng lực đó. Vì thế, nếu cha mẹ muốn cho con học chơi một nhạc cụ nào đó, nên bắt đầu học từ khoảng ba tuổi. Nếu cha mẹ đã tạo ra môi trường để con làm quen với nhạc cụ từ hai tuổi, thì khi con bắt đầu học sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Dalcroze Eurhythmics - biểu đạt âm thanh bằng cơ thể - cũng là một trò chơi thú vị cho trẻ. Bằng cách lắng nghe, tưởng tượng và diễn đạt âm thanh, Dalcroze Eurhythmics nuôi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc và năng lực thể hiện bản thân bằng âm nhạc. Tuy nhiên, trước hết hãy để con được chơi đùa với hoạt động này. Nếu có thể, mẹ nên tham gia và chơi cùng con. Cho trẻ học chơi nhạc cụ hay vận động cùng âm nhạc cũng đều phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự hứng thú của trẻ. Cha mẹ cần điều chỉnh trò chơi theo phản ứng của con, tuyệt đối không ép buộc con. Bởi vì nếu chúng ta quá mong muốn “con phải làm bằng được” sẽ có thể dẫn tới việc con có cảm giác “âm nhạc thật đáng ghét”.
28 Trò chơi cảm âm ª Cha mẹ nên thường xuyên bật nhạc trong phòng con. ª Nếu trong nhà có đàn piano, hãy tận dụng nó tối đa.
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 29 ª Mẹ cùng con chơi trò cảm nhận âm nhạc bằng cơ thể. ª Hãy cho con tập chơi các nhạc cụ. Nhưng đừng ép buộc con, nếu không có thể khiến con ghét âm nhạc.
30 √ Rèn luyện khả năng đọc hiểu √ Phát huy trí tưởng tượng √ Rèn luyện khả năng tập trung “Trò chơi đọc sách tranh” là một trong những hoạt động mà trẻ đặc biệt yêu thích. Có lẽ có khá nhiều gia đình có thói quen đọc sách tranh cho con nghe trước giờ đi ngủ. Và chắc hẳn cũng không ít lần cha me “bị” con mang cuốn sách yêu thích đến bên và vòi vĩnh phải đọc cho bằng được. Nguyên nhân là bởi trẻ con có thể cảm nhận được tình yêu thương của người đọc sách cho các con nghe. Con yêu thích cảm giác được mẹ đặt lên đùi, vừa vỗ nhè nhẹ vào lưng con, vừa kể chuyện cho con nghe. Những hành động như thế này được gọi chung là tiếp xúc cơ thể (skinship). Hoạt động đọc sách bao hàm trong đó lời xác nhận tình yêu thương thông qua tiếp xúc cơ thể nên trẻ sẽ cảm thấy đó là khoảng thời gian rất dễ chịu. Sự dễ chịu này sẽ dẫn đến cảm giác thích thú, và trẻ sẽ biết được điều đó thông qua trực giác. Vì vậy có thể nói hoạt động “đọc sách” tràn đầy tình yêu thương sẽ giúp gắn kết “sách” và sự thích thú lại với nhau. Bài 2 Trò chơi đọc sách tranh
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 31 Với tâm trạng thích thú, những ngôn từ mà trẻ tiếp nhận sẽ đi vào tâm trí và được tích lũy một cách tự nhiên. Khi vốn từ trở nên phong phú thì sẽ hình thành khả năng biểu đạt, khả năng viết lách và khả năng đọc hiểu. Ngoài ra, “tốc độ đọc” cũng được hình thành trong thời kỳ này. Tốc độ đọc của con càng nhanh thì độ chính xác của năng lực hiểu và xử lý thông tin có được từ sách sẽ càng cao. Hoạt động “đọc sách cho trẻ” chính là yếu tố quan trọng để xây dựng được nền tảng đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, điều cần chú trọng nhất vẫn là tạo hứng thú cho trẻ với việc nghe đọc sách và làm cho trẻ yêu thích hoạt động đọc sách. Cha mẹ hãy đọc cho con nghe những quyển sách mà con yêu thích, hoặc những quyển sách mà con chọn và mang đến. Sách có độ dày khoảng mười trang là vừa đủ. Tốt nhất là cha mẹ hãy chọn những quyển sách với cỡ chữ to và có nhiều cụm từ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, mỗi ngày một quyển sách là chưa đủ. Mục tiêu nên là mười quyển một ngày. Và một lưu ý quan trọng là cha mẹ cần phải đọc những trang mà con mở ra, chứ không cần phải đi theo trình tự câu chuyện. Nếu mẹ nói với con: “Trang này mình đọc xong rồi, giờ nên đọc trang tiếp theo”, thì con sẽ không thích thú chút nào đâu. Con có thể đòi mẹ đọc đi đọc lại cùng một quyển sách hoặc chỉ thích xem trang bìa thì cũng không sao cả.
32 Trò chơi đọc sách tranh ª Lý tưởng nhất là con tự mang sách đến đòi cha mẹ đọc cho con nghe. Mẹ ơi, đọc cho con nghe đi! ª Hãy đọc như thể đang trò chuyện với con. Cho con ngồi lên đùi mẹ, vừa kể vừa vỗ nhè nhẹ lên lưng con, bởi sự tiếp xúc cơ thể là rất quan trọng.
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 33 Đọc trang này đi mẹ! Ừ, ừ… ª Mỗi ngày đọc một quyển là chưa đủ, mẹ nên cho con đọc nhiều hơn. ª Khi con đòi mẹ đọc một trang nào đó thì mẹ cứ đọc, cho dù đó là trang đã đọc rồi. Mẹ ơi, đọc nữa đi, nữa đi! ª Những tình tiết được lặp đi lặp lại trong câu chuyện sẽ giúp trẻ ghi nhớ và học hỏi một cách tự nhiên.
34 √ Tăng vốn từ vựng √ Rèn luyện óc phán đoán √ Rèn luyện khả năng ghi nhớ tức thời Với trò chơi này, cha mẹ sẽ cho con xem nhanh một số lượng lớn những tấm thẻ chữ cái hoặc hình vẽ, mục đích là kích hoạt và thúc đẩy phản ứng mau lẹ của não phải. Để não phải hoạt động được với tốc độ nhanh, điều quan trọng nhất là phải cung cấp thông tin (kích thích) với tốc độ nhanh nhất. Thời gian chuẩn để cho con xem một tấm thẻ là trong vòng một giây. Ngoài ra, để rèn luyện khả năng ghi nhớ thông tin tốt nhất cho não phải, số lượng thẻ mà mẹ đưa ra mỗi lần phải đủ nhiều, tối thiếu cần nằm trong khoảng từ 50 thẻ đến 100 thẻ, và con số lý tưởng nhất là 200 thẻ cho mỗi lần chơi. Tóm lại, cha mẹ hãy ghi nhớ hai từ khóa quan trọng của trò chơi này, đó là “tốc độ nhanh” và “số lượng lớn”. Giai đoạn từ 0 đến ba tuổi của thời thơ ấu là giai đoạn đặc biệt mà não phải của trẻ luôn trong trạng thái được ưu tiên. Hẳn các bậc phụ huynh đã từng thấy cảnh tượng này: Con đang chẳng hề đoái hoài đến chiếc tivi đang bật, bỗng nhiên quay lại dán mắt vào màn hình ngay khi một Trò chơi với những tấm thẻ (flashcard) Bài 3
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 35 đoạn quảng cáo xuất hiện. Quảng cáo là một hình thức đưa thông tin số lượng lớn, với tốc độ nhanh, vì vậy có thể gây tác động mạnh mẽ đến não phải. Việc con luôn thích thú xem quảng cáo chính là bằng chứng cho thấy não phải của con đang ở trong trạng thái chiếm ưu thế. Chính vì vậy, trò chơi cùng những tấm thẻ mang lại hiệu quả rất lớn trong giai đoạn này. Có một số lưu ý khi cha mẹ cùng con chơi trò chơi này. Đầu tiên, lưu ý không để ngón tay cầm thẻ che mất chữ hay hình ảnh trên thẻ. Bởi vì toàn bộ nội dung trên thẻ là một đơn vị thông tin hoàn chỉnh, nếu có phần nào bị che đi thì không thể cung cấp thông tin đúng cho trẻ được. Lưu ý thứ hai là thông tin trên thẻ (hình, chữ) và lời hướng dẫn của cha mẹ phải được đưa ra cùng lúc. Ví dụ, nếu mẹ nói “táo” xong rồi sau đó mới giơ tấm thẻ có hình quả táo ra thì sẽ khiến con bối rối. Quan trọng là thông tin phải được đi vào não bộ con đồng thời qua mắt và tai, nghĩa là khi mẹ nói từ “quả táo”, mẹ phải cùng lúc cho con xem hình quả táo đó. Thứ ba là nên tránh những định kiến. Chẳng hạn, có người vẫn quan niệm rằng chữ Hán* là quá khó đối với trẻ một tuổi, trong khi xét về mặt thông tin thì với trẻ chữ Hán hay bảng chữ cái “a, b, c” cũng đều giống nhau. Vì vậy, chúng ta tuyệt nhiên không nên phán đoán hay đánh giá mức độ khó dễ với con theo quan niệm của người lớn. (*) Hệ thống ngôn ngữ của Nhật mượn một lượng lớn từ chữ Hán. Vì vậy, học chữ Hán (Kanji) là việc hiển nhiên với người Nhật.
33 bài thực hành theo phương pháp Shichida 36 Trò chơi với những tấm thẻ (flashcard) ª Mẹ nên luyện tập cách cầm và tráo thẻ thật nhuần nhuyễn trước khi chơi với con. ª Hai từ khóa quan trọng của trò chơi này là “tốc độ nhanh” và “số lượng lớn”.
Chương một: 33 bài thực hành tạo ra "bộ não thiên tài" 37 MẶT TRƯỚC MẶT SAU ªMẹ cần chú ý không để tay che mất chữ hoặc hình, và thông tin hình/chữ cần được đưa ra cùng lúc với khi mẹ đọc. ªThời gian đưa ra một tấm thẻ là trong vòng một giây.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjI4NTM1Ng==